• Không có kết quả nào được tìm thấy

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 24 Tập làm văn - Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện | Giải VBT Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 chi tiết

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 24 Tập làm văn - Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện | Giải VBT Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 chi tiết"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tập làm văn - Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện

I. Nhận xét

Đọc đoạn văn sau và thực hiện theo yêu cầu.

Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phấn, như mới lột. Chị mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn.

Hình như cánh yếu quá, chưa quen mở, mà cho dù có khoẻ cũng chẳng bay được xa. Tôi đến gần, chị Nhà Trò vẫn khóc.

Câu 1 phần 1 trang 24 VBT Tiếng Việt 5 tập 1: Ghi vắn tắt đặc điểm ngoại hình của chị Nhà Trò.

- Sức vóc:...

- Cánh:...

- “Trang phục”:...

Câu 2 phần 1 trang 24 VBT Tiếng Việt 5 tập 1: Ngoại hình của chi Nhà Trò cho ta biết:

a) Thân phận của chị như thế nào?

b) Tính cách của chị như thế nào?

Phương pháp giải:

1) Em đọc kĩ đoạn văn.

2) Em làm theo yêu cầu bài tập.

Đáp án:

1) Ghi vắn tắt đặc điểm ngoại hình của chị Nhà Trò:

- Sức vóc: gầy yếu

(2)

- Cánh: mỏng như cánh bướm non

- “Trang phục”: chiếc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng.

2) Ngoại hình của chị Nhà Trò nói lên tính yếu đuối và thân phận đáng thương, tội nghiệp của nhân vật này.

II. Luyện tập

Câu 1 phần phần 2 trang 24 VBT Tiếng Việt 5 tập 1: Đọc đoạn văn miêu tả ngoại hình của một chú bé liên lạc cho bộ đội trong kháng chiến (Tiếng Việt 4, tập một, trang 24) và trả lời các câu hỏi:

Tôi nhìn em. Một em bé gầy, tóc húi ngắn, hai túi của chiếc áo cánh nâu trễ xuống đến tận đùi như đã từng phải đựng nhiều thứ quá nặng. Quần của em ngắn chỉ tới gần đầu gối để lộ đôi bắp chân nhỏ luôn luôn động đậy. Tôi đặc biệt chú ý đến đôi mắt của em, đôi mắt sáng và xếch lên khiến người ta có ngay cảm giác là một em bé vừa thông minh vừa gan dạ.

Theo Vũ Cao a) Tác giả đã chú ý miêu tả những chi tiết nào về ngoại hình của chú bé?

- Dáng người ...; - Tóc ...

- Hai túi áo ...

- Quần ...

- Đôi mắt ...

b) Các chi tiết ấy nói lên điều gì về chú bé? (Chọn những từ ngữ thích hợp để trả lời: nhanh nhẹn, nghịch ngợm, hiếu động, yếu ớt thông minh, lanh lợi, nhà nghèo, gan dạ, vất vả chăm chỉ.)

Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu của đề bài.

(3)

Đáp án:

a) Tác giả đã chú ý miêu tả những chi tiết nào về ngoại hình của chú bé?

- Dáng người gầy;

- Tóc hớt ngắn

- Hai túi áo trễ xuống tận đùi;

- Quần ngắn đến đầu gối - Đôi mắt sáng và xếch;

- Bắp chân luôn động đậy

b) Các chi tiết ấy nói lên điều gì về chú bé?

- Thân hình và trang phục của chú bé cho biết hoàn cảnh sống của chú, đó là con của một nhà nghèo, vất vả.

- Đôi mắt và đôi bắp chân cho biết chú bé là một người hiếu động, nhanh nhẹn.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Giải thích vì sao đề bài đó thuộc loại văn kể chuyện. □ Lớp em vừa có một bạn theo gia đình chuyển đi xa. Em hãy viết thư thăm bạn và kể tình hình học tập của lớp cho

Anh chàng trống này tròn như cái chum, lúc nào cũng chễm chệ trên một cái giá gỗ kê ở trước phòng bảo vệ. b) Viết tên các bộ phận của cái trống trống được miêu

+ Bao giờ dừng xe, chú cũng rứt cái giẻ dưới yên, lau sạch sẽ rồi mới bước vào nhà, vào tiệm. + Chú âu yếm gọi chiếc xe của mình là con ngựa sắt. + Chú dặn bọn trẻ

Chú mặc một bộ quần áo yếm màu xanh non rất đáng yêu.. Hai mắt của chú đen láy và sáng như hai hòn bi, trông cứ như

Ở góc phải của cặp có hình chú gấu không to lắm nhưng trông rất ngộ nghĩnh. Cặp có hai mắt khóa mạ kền giống như hai con mắt sáng long lanh. Quay cặp làm bằng sắt

- Giống nhau: Các giai đoạn mở bài trên đều có mục đích giới thiệu chiếc cặp sách. + Đoạn b, c: Nói chuyện khác để dẫn vào giới thiêu đồ vật định tả.. Câu 2 trang 10

Tôi rất thích. Miệng nón rộng gần ba gang tay, tròn vành vạnh. Từ vành lên đến chóp, tôi đếm được mười lăm vòng tre, cách nhau rất đều. Càng lên đến chóp, vòng càng

Ghi lại cách tả của tác giả trong mỗi đoạn. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trong như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu