• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần 23, 24 - Tiết 23, 24

Ngày dạy:

Lớp dạy:

Bài 8 (3 tiết)

PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Về kiến thức:

Nêu được khái niệm, nội dung cơ ban và ý nghĩa về quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.

Trình bày được trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.

2.Về kĩ năng:

Biết thực hiện và có khả năng nhận xét việc thực hiện các quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân theo quy định của pháp luật.

3.Về thái độ:

Có ý thức thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của mình; tôn trọng các quyền đó của người khác

II. NỘI DUNG :

Khái niệm, nội dung quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.

Ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.

Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.

III. PHƯƠNG PHÁP :

Thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, trực quan,.…

IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to.

Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu.

V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1. Ổn định tổ chức lớp : 2. Kiểm tra bài cũ:

- Thế nào là quyền khiếu nại, quyền tố cáo của công dân?

- Trước những hành vi xâm phạm đến quyền lợi của mình hay của cộng đồng chúng ta nên làm gì? Vì sao?

3. Giảng bài mới:

T/g Phần làm việc của Thầy và Trò Nội dung bài học

Hoạt động 1: Sử dụng phương pháp giải quyết tình huống, thảo luận để tìm hiểu về quyền học tập, sáng tạo của công dân

GV nêu các tình huống:

Tình huống 1: Thắng chẳng may bị bệnh và liệt hai chân từ năm 3 tuổi. Năm nay, đã 8 tuổi mà Thắng chưa được đến trường. Vì mẹ Thắng cho rằng, Thắng có học cũng không có ích gì, mà tàn tật như vậy chắc chẳng có trường nào nhận vào học.

Em có tán thành ý kiến của mẹ Thắng không? Vì sao?

Tình huống 2: Sau khi tốt nghiệp THCS, cả hai chị em Hiền và Tú cùng có nguyện vọng vào học lớp 10 THPT. Nhưng vì gia đình khó khăn nên bố Hiền quyết định: “Tú là con trai nên cần tiếp tục đi học.

Còn Hiền là con gái có học cao cũng chỉ làm ruộng và đi lấy chồng như những đứa con gái làng này nên ở nhà để đỡ đần cha mẹ.”

Em có tán thành ý kiến của bố Hiền không?

1.- Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân

a) Quyền học tập của công dân

(2)

Tình huống 3 : Thành là một thanh niên dân tộc thiểu số ở miền núi vừa tốt nghiệp THPT. Thành rất yêu thích hội hoạ và có chút năng khiếu nên muốn thi vào hệ chính quy của một trường Đại học Mĩ thuật. Nhưng vì gia đình khó khăn nên anh không thể thực hiện ước mơ của mình. Thành dự định về Hà Nội kiếm việc làm để sống và phụ giúp gia đình, sau đó sẽ ôn luyện thi vào hệ tại chức của trường Đại học Mĩ thuật Hà Nội để học và trở thành hoạ sĩ. Một người bạn khuyên Thành: ở lại quê hương mà làm ruộng, mình là người dân tộc, lại là nông dân làm sao trở thành hoạ sĩ được mà học mĩ thuật. Khó khăn thế này, biết bao giờ mới đi thi và học được.

Em có suy nghĩ gì về ý kiến của bạn Thành?

GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 3 tình huống trên.

Các nhóm thảo luận và cử đại diện báo cáo kết quả.

Cả lớp tranh luận, bổ sung, thống nhất ý kiến.

GV đưa ra đáp án :

+ Không đồng ý với ý kiến của mẹ Thắng.Vì: Người lành lặn hat khuyết tật đều có quyền và cơ hội học tập như nhau.

+ Không đồng ý với ý kiến của bố Hiền : Vì, mọi người không phân biệt nam nữ đều có quyền và cơ hội học tập như nhau. Điều 10 – Luật Giáo năm 2005 quy định: “Học tập là quyền và nghĩa vụ của CD.

Mọi CD không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh KT đều bình đẳng về cơ hội HT…NN và xã hội tạo điều kiện cho tẻ em khuyết tật, trẻ có hoàn cảnh khó khăn khác được học văn hoá và học nghề phù hợp.”

+ Ý kiến của Thành là sai. Vì, mọi người không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội…có thể học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với khả năng, sở thích của mình, có thể học bằng nhiều hình thức như chính quy, tại chức, đào tạo từ xa, hiện tại chưa được theo học thì có học khi nào có điều kiện.

GV yêu cầu HS lần lượt trả lời các câu hỏi:

Em hiểu quyền học tập là gì? Vì sao cần phải học tập?

GV tổng hợp ý kiến HS và đi đến kết luận:

+ Quyền học tập là quyền công dân được học từ thấp đến cao, có thể học bất cứ ngành nghề nào, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời theo khả năng của bản thân; mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.

+ Có học tập thì mới có tri thức và mở rộng hiểu biết của bản thân để làm chủ cuộc đời mình, có đủ năng lực đảm bảo cuộc sống của bản thân, gia đình vươn lên làm giàu và góp phần xây dựng, bảo vệ quê hương đất nước. Học tập bao giờ cũng quan trọng, nhất là trong nền kinh tế trí thức.

Lưu ý:  Không nên hiểu quyền học tập của công dân theo nghĩa chung chung mà phải hiểu công dân có quyền học tập theo quy định của pháp luật. Ví dụ, muốn học ở Trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn thì phải dự kỳ thi tuyển và phải đạt điểm quy định đối với ngành học mà mình muốn vào học v.v… Như vậy, việc thực hiện quyền học tập như thế nào là tuỳ thuộc vào khả năng và điều kiện của mỗi người.

 Liên hệ tình huống 1: Dù sau này Hiền có ở nhà làm ruộng cũng cần học hết THPT và có thể theo học các khoá học, các khoá tập huấn cho nông dân…để có thêm kiến thức về cuộc sống, kiến thức về lao động sản xuất để tăng năng suất lao động, vươn lên làm giàu.

Liên hệ tình huống 2: Người khuyết tật cũng cần học tập để có hiểu biết xã hội, được hoà nhập với cộng động và học nghề phù hợp để có thể tự chăm lo, nuôi sống bản thân…

GV yêu cầu HS tự đọc nội dung quyền học tập trong SGK. GV chốt

-Khái niệm: Học tập là một trong các quyền cơ bản của con người, của công dân, mọi công dân đều có quyền học từ thấp đến cao, có thể học bất cứ ngành nghề nào, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời.

-Nội dung:

+ Mọi công dân đều có quyền học không hạn chế, từ Tiểu học đến Trung học, Đại học và Sau đại học theo quy định của pháp luật về giáo dục, thông qua các kì thi tuyển sinh hoặc xét tuyển.

+ Công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình.

+ Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời. Quyền học tập này của công dân có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau và ở các loại hình trường, lớp khác nhau.

+ Mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập. Quyền này của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoặc hoàn cảnh kinh tế.

(3)

lại.

GV chuyển ý: Để tạo điều kiện cho công dân được phát triển mọi năng lực cá nhân , Nhà nước ta đã thừa nhận và bảo đảm các quyền khác.

b.- Quyền sáng tạo của công dân

GV nêu tình huống:

Anh Lâm là một nông dân nghèo, mới học hết lớp 9 nhưng thương mẹ bóc lạc vất vả, anh mày mò chế tạo máy tách vỏ lạc. Thấy Lâm vất vả, cha mẹ nhiều lần can ngăn: “Mình là nông dân thì sáng tạo làm sao được? Thôi, dẹp đi con!” Lâm vẫn kiên trì nghiên cứu và thử nghiệm, hơn 1 năm sau mới hoàn chỉnh xong máy tách vỏ lạc và đặt tên cho nó là Tùng Lâm. Cái máy của anh giúp giảm vất vả trong việc tách vỏ lạc, mà năng suất lại cao gấp 40 lần lao động thủ công.

Lâm quyết định mang chiếc máy của mình đi đăng kí bản quyền sở hữu hữu công nghiệp. Thấy vậy, cha anh e ngại: “Oi trời! Gọi là sáng chế thì máy phải hiện đại, phải do kĩ sư, tiến sĩ sáng tạo ra mới được cấp bản quyền sở hữu công nghiệp chứ. Mang nó đi làm gì cho mất công.”

Em có suy nghĩ gì về lời nói của cha Lâm? Vì sao?

Học sinh nêu ý kiến và tranh luận.

GV nhận xét, đưa ra đáp án:

+ Mọi công dân đều có quyền sáng tạo.

+ Công dân có quyền đề nghị Nhà nước cấp bản quyền sở hữu công nghiệp cho sản phẩm do mình sáng tạo ra. Căn cứ vào quy định về bản quyền sở hữu công nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp bản quyền sở hữu công nghiệp nếu sản phẩm có đủ tiêu chuẩn quy định.

GV giới thiệu Điều 60 – Hiến pháp 1992. Quyền sáng tạo là quyền dân sự của công dân. Quyền sáng tạo của công dân bao gồm hai loại : + Quyền nghiên cứu khoa học , kĩ thuật , phát minh , sáng chế , cải tiến kĩ thuật , hợp lí hóa sản xuất ;

+ Quyền sáng tác về văn học , nghệ thuật (quyền tác giả) và tham gia các hoạt động văn hóa khác.

GV yêu cầu HS lần lượt trả lời các câu hỏi:

Quyền sáng có ý nghĩa như thế nào đối với công dân?

HS có thể thực hiện quyền sáng tạo như thế nào?

GV kết luận:

+ Quyền sáng tạo là quyền mỗi của người được tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kỉ thuật, hợp lí hoá SX; quyền về sáng tác VH nghệ thuật, khám phá khoa học để tạo ra các sản phẩm, công trình khoa học về các lĩnh vực đời sống xã hội.

+ Quyền sáng tạo của công dân bao gồm: quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền hoạt động khoa học, công nghệ. Công dân có quyền sáng tạo ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; Các tác phẩm báo chí; các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá và tao ra các sản phẩm mang tính sáng tạo trong hoạt động khoa học và công nghệ

b) Quyền sáng tạo của công dân

-Khái niệm: Quyền sáng tạo của công dân là quyền của mỗi người được tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất;

quyền về sáng tác văn học, nghệ thuật, khám phá khoa học để tạo ra các sản phẩm, công trình khoa học về các lĩnh vực đời sống xã hội.

-Nội dung: Công dân có quyền sáng tạo ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; các tác phẩm báo chí, các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa và tạo ra các sản phẩm mang tính sáng tạo trong hoạt động khoa học, công nghệ.

4. CỦNG CỐ: 1) Quyền học tập của công dân là gì?

2/Quyền học tập của công dân có nội dung gì?

3) Quyền sáng tạo của công dân là gì?

4/Quyền sáng tạo của công dân có nội dung gì?

(4)

5/ Tại sao nói quyền học tập của công dân Việt Nam thể hiện tính nhân văn của chế độ xã hội ở nước ta? (1đ)

Gợi ý đáp án:

Không phải trong chế độ xã hội nào công dân cũng có quyền được học tập. Ví dụ ở nước ta trong xã hội phong kiến có tới một nửa dân số là mù chữ.

Còn những người biết chữ cũng chủ yếu là học ở bậc Tiểu học. Ngày nay, nước ta đã từng bước phổ cập tiểu học, trung học cơ sở, và từng bước phổ cập trung học phổ thông. Đây là một bước tiến vượt bậc của đất nước thể hiện chủ trương, quan điểm của Đảng tất cả vì con người, thực hiện ước mơ của Bác Hồ

“Ai cũng có cơm ăn, ai cũng được học hành”. Đây chính là tính nhân văn của chế độ xã hội ở nước ta về quyền học tập của công dân.

5. DẶN DÒ:

Học bài kỹ. Chuẩn bị trước phần tiếp theo 6. Rút kinh nghiệm:

--- TUẦN 25 - TIẾT 25

Ngày dạy:

Lớp dạy:

Bài 8 (tt)

PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Về kiến thức:

Nêu được khái niệm, nội dung cơ bản và ý nghĩa về quyền học tập, sáng tạo và phát triển của CD.

Trình bày được trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.

2.Về kỷ năng:

Biết thực hiện và có khả năng nhận xét việc thực hiện các quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân theo quy định của pháp luật.

3.Về thái độ:

Có ý thức thực hiện quyền HT, sáng tạo và phát triển của mình; tôn trọng các quyền đó của người khác

II. NỘI DUNG : Trọng tâm:

Khái niệm, nội dung quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.

Ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.

Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.

III. PHƯƠNG PHÁP :

Thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, trực quan,.…

IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to.

Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu.

(5)

V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1. Ổn định tổ chức lớp : 2. Kiểm tra bài cũ:

- Quyền học tập của công dân có nội dung gì?

- Quyền sáng tạo của công dân là gì?

- Quyền sáng tạo của công dân là gì?

- Quyền sáng tạo của công dân có nội dung gì?

-Học sinh cần làm gì để phát huy nhiều nhất quyền học tập và sáng tạo của công dân.

3. Giảng bài mới:

T/g Phần làm việc của Thầy và Trò Nội dung bài học

Hoạt động 2: Sử dụng phương pháp thuyết trình, đàm thoại, giải quyết tình huống để HS tìm hiểu quyền được phát triển của cộng dân.

GV lần lượt nêu các câu hoỉ đàm thoại:

Các em được gia đình và Nhà nước quan tâm tới sự phát triển về trí tuệ, sức khoẻ, đạo đức như thế nào?

Đối với những trẻ em có năng khiếu thì Nhà nước tạo điều kiện phát triển năng khiếu như thế nào?

Vì sao các em có được sự quan tâm đó?

Em hiểu quyền được phát triển của công dân là gì?

HS phát biểu.

GV bổ sung, điều chỉnh, kết luận:

+ Các em có được sự quan tâm đó là do pháp luật nước ta quy định công dân có quyền được phát triển.

+ Quyền được phát triển là quyền của công dân được sống trong môi trường xã hội và tự nhiên ...

GV chuyển ý: Các em đã biết quyền được phát triển của công dân. Vậy nội dung cụ thể của quyền này như thế nào?

GV cho HS xem một số hình ảnh về bữa cơm đủ chất của một gia đình; người dân vùng sâu, vùng xa được khám bệnh miễn phí, trẻ em được tiêm phòng bệnh; hình ảnh HS đi tham quan quan; hình ảnh già trẻ chơi thể thao, đọc bao xem ti vi, GV hỏi:

Những hình ảnh vừa xem nói về vấn đề gì trong quyền được phát triển của công dân? HS phát biểu.

GV đặt thêm câu hỏi:

Em hiểu thế nào là CD được hưởng đời sống vật chất đầy đủ? Nêu ví dụ.

Em hiểu thế nào là CD được hưởng đời sống tinh thần đầy đủ? Nêu ví dụ.

Em hiểu thế nào là phát triển toàn diện? Nêu ví dụ.

HS phát biểu.

GV bổ sung, điều chỉnh, kết luận:

+ Công dân được hưởng đời sống vật chất đầy đủ có nghĩa là: CD, đặt biệt là trẻ em được hưởng mức sống, được chăm sóc y tế đầy đủ để phát triển về thể chất trong điều kiện có thể, phù hợp với hoàn cảnh KT – XH của đất nước.

+ CD được hưởng đời sống tinh thần đầy đủ có nghĩa là: được tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng; được nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí và

1/

c) Quyền được phát triển của công dân

- Khái niệm: Quyền được phát triển là quyền của công dân được sống trong môi trường xã hội và tự nhiên có lợi cho sự tồn tại và phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức; có mức sống đầy đủ về vật chất; được học tập, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tham gia các họat động văn hóa; đuợc cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe;

được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.

-Nội dung:

+ Quyền của công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện, phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước.

+Công dân có quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.

(6)

tham gia các hoạt động VH, văn nghệ phù hợp với lứa tuổi; được sử dụng các công trình VH công cộng. CD được phát triển toàn diện có nghĩa là: được tạo điều kiện để phát triển về trí tuệ, thể chất, đạo đức, thẩm mĩ, các năng khiếu cá nhân.

GV nêu tình huống:

Tình huống 1: Thắng mới 6 tuổi, đang học lớp 1 nhưng đã có thể bơi qua con sông rộng, nhanh hơn tất cả trẻ em ở vùng sông nước này. Có người nói: Thắng có triển vọng trở thành một vận động viên bơi lội. Cha mẹ Thắng cần bồi dưỡng khả năng này cho con.

Tình huống 2: Hà là một HS thông minh và hiếu học. Mới học lớp 3 nhưng em đã giải được những bài toán khó và làm được những đề văn của lớp 4, lớp 5 nên không muốn học ở chương trình của lớp 3 nữa. Mẹ Hà muốn xin cho con lên học lớp 4. Hàng xóm có người khuyến khích mẹ Hà làm đơn xin cho con lên lớp trên, nhưng có người lại nói: “Trẻ con vào lớp 1 còn phải đúng độ tuổi. Chẳng trường nào cho phép HS đang học lớp 3 được vượt lên học lớp 4 đâu.”

Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?

GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm.

Các nhóm cử đại diện báo cáokết quả thảo luận.

GV nhận xét và đưa ra đáp án:

GV chuyển ý: Quyền học tập, sáng tạo và phát triển là quyền cơ bản của công dân, là cơ sở và điều kiện cần thiết để công dân được phát triển toàn diện. Sự công nhận và ban hành các quyền đó thể hiện bản chất tốt đẹp của xã hội ta. Vậy, Nhà nước có trách nhiệm gì trong việc thực hiện các quyền này?

Hoạt động 3: Gv sử dụng phương pháp thuyết trình đàm thoại giúp HS tìm hiểu ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo và phát triển của côn dân

Việc NN công nhận quyền HT của CD có ý nghĩa như thế nào đối với em?

Việc NN công nhận quyền sáng tạo của CD có ý nghĩa ntn đối với em?

Việc Nhà nước công nhận quyền được phát triển của công dân có ý nghĩa như thế nào đối với em?

HS nêu ý kiến.

GV bổ sung, điều chỉnh, kết luận:

+ Quyền HT, quyền sáng tạo, quyền được phát triển là các quyền cơ bản của CD, là cơ sở, điều kiện cần thiết để con người được phát triển toàn diện, trở thành những CD tốt, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

+ Trên cơ sở quyền HT, sáng tạo và phát triển, những người học giỏi, tài năng có thể phấn đấu học tập, nghiên cứu để trở thành những nhân tài cho quê hương, đất nước.

Hoạt động 3: Gv sử dụng phương pháp thuyết trình đàm thoại giúp HS tìm hiểu trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân

GV đặt các câu hỏi đàm thoại:

Nhà trường đã đảm bảo quyền HT, sáng tạo và phát triển của các em ntn?

Chính quyền địa phương đã đảm bảo quyền học tập, sáng tạo và phát triển của các em như thế nào?

GV giảng:

2.- Ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân

- Quyền học tập, sáng tạo và phát triển là quyền cơ bản của công dân, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội ta, là cơ sở, điều kiện cần thiết để con người được phát triển tòan diện.

- Quyền học tập, sáng tạo và phát triển nhằm đáp ứng và bảo đảm nhu cầu học tập của mỗi người, thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành.

3. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân a).- Trách nhiệm của NN

Ban hành chính sách, pháp luật, thực hiện đồng bộ các biện pháp cần thiết để các quyền này thực sự đi vào đời sống của mỗi người dân.

(7)

+ Trong điều kiện hiện nay của đất nước ta, mặc dù ngân sách còn hạn chế, Nhà nước ta vẫn đặc biệt dành ưu tiên cho sự nghiệp giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Hàng năm, Nhà nước dành khoảng 20% ngân sách quốc gia cho sự nghiệp phát triển giáo dục. Trong lịch sử nước nhà, chưa bao giờ sự nghiệp giáo dục có bước phát triển vượt bậc như hiện nay: hệ thống trường lớp mở rộng các loại hình và đều khắp cả nước; thực hiện xong phổ cập giáo dục Tiểu học và đang thực hiện phổ cập Trung học cơ sở.

+ Nhà nước đặc biệt quan tâm đến phát triển giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, giúp đỡ những HS thuộc diện khó khăn. Điều này thể hiện tính nhân văn của chế độ xã hội chủ nghĩa của nước ta hiện nay.

+ Phát hiện và bồi dưỡng nhân tài là một chủ trương chiến lược của Đảng và Nhà nước, coi “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”.

GV đặt các câu hỏi đàm thoại:

Các em cần làm gì để thưc hiện quyền HT, sáng tạo và phát triển của mình?

Liên hệ thực tế về việc thực hiện t/nhiệm CD ở địa phương và trong cả nước?

GV kết luận:

+ CD cần có ý thức học tập tốt, học cho mình, cho gia đình và cho đất nước.

+ Công dân cần có ý chí phấn đấu vươn lên trong học tập, nghiên cứu khoa học và lao động sản xuất.

+ Công dân cần góp phần tích cực vào việc nâng cao dân trí của đất nước, làm cho dân tộc ngày rạng danh.

Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Thông qua chính sách về học phí, học bổng để giúp đỡ, khuyến khích người học, đặc biệt là học sinh thuộc diên chính sách.

Nhà nước khuyến khích, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, có chính sách chăm lo điều kiện việc làm, lợi ích vật chất và tinh thần của người nghiên cứu, phát minh và ứng dụng khoa học, công nghệ.

Nhà nước bảo đảm những điều kiện để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, khuyến khích, tạo điều kiện cho những người học giỏi có năng khiếu được phát triển.

b) Trách n hiệm của CD

Có ý thức học tập tốt để có kiến thức, xác định mục đích học tập là học cho mình, cho gia đình và cho đất nước để trở thành người có ích trong cuộc sống.

Có ý chí vươn lên, luôn chịu khó tìm tòi và phát huy tính sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất để tạo ra nhiều sản phẩm vật chất và tinh thần cần thiết cho xã hội.

4. Củng cố:

 Bằng ví dụ minh họa, hãy chứng minh rằng quyền học tập của công dân Việt Nam hiện nay đang được thực hiện tốt. ( Gợí ý: chứng minh trên cơ sở các ví dụ về:

Công dân học không hạn chế, học thường xuyên, học suốt đời, học bất cứ ngành nghề nào.

Công được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.

Hệ thống trường lớp rộng khắp trong cả nước, từ mẫu giáo đến đại học, sau đại học…)

 Tại sao nói quyền học tập của công dân Việt Nam thể hiện tính nhân văn của chế độ xã hội ở nước ta?

( Gợi ý: Không phải trong chế độ xã hội nào công dân cũng có quyền được học tập. Ví dụ, ở nước ta trong xã hội phong kiến có tới một nửa dân số là mù chữ. Còn những người biết chữ cũng chủ yếu là học ở bậc Tiểu học. Ngày nay, chúng ta đã hoàn thành phổ cập giáo dục Tiểu học, đang từng bước phổ cập Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Đây là một bước tiến vượt bậc của đất nước , thể hiện chủ trương , quan điểm của Đảng tất cả vì con người , thực hiện ước mơ của Bác Hồ “Ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Đây chính là tính nhân văn của chế độ xã hội ở nước ta.)

 Theo em, tại sao Hiến pháp và Luật Giáo dục nước ta quy định công dân có quyền học tập bằng các hình thức khác nhau và ở các lọai hình trường, lớp khác nhau?

 Em hãy nêu ví dụ chứng minh rằng công dân có quyền sáng tạo và phát triển.

 Bằng kiến thức đã học và qua những hiểu biết của mình từ thực tiễn, hãy chứng minh rằng Nhà nước ta luôn quan tâm đảm bảo quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.

( Gợi ý: Linh hoàn toàn có quyền gửi bài đăng báo theo quy định của PL. Đây là quyền sáng tạo của CD).

(8)

5. Dặn dò:

Giải quyết các câu hỏi và bài tập trong SGK.

Sưu tầm các tư liệu có liên quan đến bài (hình ảnh, bài viết,..) Đọc trước bài 9.

6. Rút kinh nghiệm:

Người soạn

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Hiến pháp quy định công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là nhà nước đảm bảo và không ngừng tạo điều kiện để công dân phát huy quyền làm chủ về

b.Đối với các tài sản thuộc quyền sở hữu của mình, công dân cần làm gì để bảo vệ an toàn

Ví dụ: việc thực hiện quyền khởi kiện vụ án dân sự hay không khởi kiện vụ án dân sự của các cá nhân theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự; quyền chứng minh mình vô

Trong điều kiện phát huy dân chủ, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, bảo đảm và thúc đẩy quyền tham gia quản lí nhà nước

Sản xuất vật chất là cơ sở tồn tại phát triển của con người và XH.

Có thể nói, Đảng chưa chỉ ra một cách toàn diện, có hệ thống về công tác phát triển đảng viên, song đã nêu lên những vấn đề cơ bản nhất, cấp thiết nhất công tác

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu ñề tài, cho thấy Quảng Nam hội ñủ các ñiều kiện thuận lợi ñể xây dựng nền nông nghiệp toàn diện phát triển bền vững trong cơ chế kinh tế thị trường theo

Để giúp cán bộ khoa học công nghệ kịp thời nắm bắt công nghệ tiên tiến, Đài Loan đã thực thi những chính sách chuyển giao một số công nghệ chủ chốt được lựa chọn từ các nước phát triển;