• Không có kết quả nào được tìm thấy

CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 3: CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT.

Bình đẳng trước pháp luật

có nghĩa là mọi công dân, nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.

Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ

có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.

- Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của mình.

+ Quyền: bầu cử, ứng cử, quyền sở hữu, quyền thừa kế, các quyền tự do cơ bản, các quyền dân sự, chính trị khác....

+ Nghĩa vụ: Bảo vệ Tổ quốc, đóng thuế...

- Quyền và nghĩa vụ công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần, địa vị xã hội.

Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí

là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật.

- Công dân dù ở địa vị nào, làm nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí (trách nhiệm hành chính, dân sự, hình sự, kỉ luật) theo qui định của pháp luật

- Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ như nhau đều phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau, không phân biệt đối xử.

1.

Khái niệm

2.

Trách nhiệm của Nhà

Quyền và nghĩa vụ công dân được quy định trong Hiến pháp và pháp luật.

Nhà nước và xã hội có trách nhiệm cùng tạo ra các điều kiện vật chất, tinh thần để đảm bảo cho công dân có khả năng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

Nhà nước xử lí nghiêm minh những hành vi vi phạm quyền và lợi ích của công dân và của xã hội.

(2)

II. Bài tập vân dụng

I. Nhân biết:

Câu 1. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là

A. công dân ở bất kì độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí như nhau.

B. công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đều phải chịu trách nhiệm kỉ luật.

C. công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lí theo quy định của pháp luật.

D. công dân nào không biết về pháp luật thì không chịu trách nhiệm pháp lí.

Câu 2. Những hành vi vi phạm quyền và lợi ích của công dân sẽ bị Nhà nước

A. xử lí nghiêm minh. B. xử lí như nhau. C. xử lí thật nặng. D. xử lí nghiêm khắc.

Câu 3. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ là bình đẳng về

A. hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật.

B. hưởng quyền trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật C. nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật

D. quyền và nghĩa vụ của công dân đủ 18 tuổi trở lên theo quy định của pháp luật.

Câu 4. Bình đẳng trước pháp luật là một trong những

A. quyền cơ bản của công dân. B. quyền tự do của công dân.

C. quyền và nghĩa vụ của công dân. D. quyền hợp pháp của công dân.

Câu 5. Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi

A. dân tộc, giới tính, nghề nghiệp, tôn giáo. B. dân tộc, thu nhập, tuổi tác.

C. dân tộc, nghề nghiệp, tín ngưỡng, tôn giáo. D. dân tộc, độ tuổi, tín ngưỡng.

Câu 6. Mức độ sử dụng các quyền và thực hiện nghĩa vụ của công dân phụ thuộc rất nhiều vào A. khả năng, điều kiện của mỗi người. B. môi trường sống của cá nhân.

C. điều kiện kinh tế của mỗi người. D. thái độ của mỗi người.

Câu 7. Khẳng định nào là đúng khi đề cập về bình đẳng trách nhiệm pháp lí của công dân?

A. Công dân ở địa vị nào, khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí.

B. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.

C. Công dân không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện các nghĩa vụ.

D. Công dân thuộc các dân tộc đều bình đẳng hưởng quyền theo quy định của pháp luật.

Câu 8. Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình.

Điều này thể hiện quyền bình đẳng về?

A. Quyền và lợi ích. B. Quyền và nghĩa vụ. C. Trách nhiệm pháp lí. D. Nghĩa vụ của công dân.

Câu 9. Bình đẳng trước pháp luật là mọi công dân A. có quyền như nhau. B. có nghĩa vụ như nhau.

C. được hưởng quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm như nhau.

D. được hưởng quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm theo luật định.

Câu 10. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ là

A. hưởng quyền theo quy định của pháp luật. B. làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

C. hưởng quyền, làm nghĩa vụ theo luật định. D. hưởng quyền, làm nghĩa vụ khi đủ tuổi.

Câu 11. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là A. mọi độ tuổi vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.

B. mọi vi phạm đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.

C. vi phạm quy định của cơ quan, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.

D. vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết luật thì không phải bị xử lý.

Câu 12. Quyền và nghĩa vụ của công dân được nhà nước quy định trong

A. quy tắc đạo đức. B. hiến pháp, pháp luật. C. phong tục, tập quán. D. truyền thống dân tộc.

Câu 13. Đảm bảo bình đẳng về quyền, nghĩa vụ của công dân là trách nhiệm của A. nhà nước . B. cá nhân. C. nhà nước và xã hội. D. tổ chức và cá nhân.

Câu 14. Trách nhiệm pháp lý Có những loại nào sau đây?

A. Hình sự, dân sự, hành chính, kỉ luật. B. Hình phạt của dư luận xã hội đặt ra.

C. Phạt tiền, tịch thu tang vật. D. Hình phạt chính, phạt bỗ sung.

Câu 15. Những hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân sẽ bị xử lí

A. Nghiêm minh. B. Theo giai cấp. C. Theo địa vị xã hội. D. Theo thành phần dân tộc.

Câu 16. Hai nội dung quyền và nghĩa vụ của công dân theo qui định của pháp luật là A. không thể tách rời nhau. B. tồn tại độc lập với nhau.

C. không thể dung hòa nhau. D. mâu thuẫn nhau.

(3)

Câu 17. Trong cùng một điều kiện thì việc hưởng quyền và nghĩa vụ của công dân A. không giống nhau. B. khác nhau. C. như nhau. D. lệch nhau.

Câu 18. Trong cùng một điều kiện, mức độ sử dụng quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân phụ thuộc vào A. năng lực hoạt động. B. địa vị thấp, cao trong xã hội.

C. quan hệ xã hội rộng hay hẹp. D. khả năng, điều kiện và hoàn cảnh.

Câu 19. Công dân khi vi phạm pháp luật với tính chất, mức độ, điều kiện và hoàn cảnh như nhau thì chịu trách nhiệm pháp lý

A. không như nhau. B. khác nhau. C. như nhau. D. tùy tòa án xét xử.

Câu 20. Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình và bị xử lí theo quy định của pháp luật. Điều này thể hiện quyền

A. bình đẳng về quyền và lợi ích. B. bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

C. bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. D. bình đẳng về nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí.

II. Thông hiểu:

Câu 21. Luật giáo dục quy định học tập là một trong những

A. nghĩa vụ của công dân B. quyền và nghĩa vụ của mọi người.

C. trách nhiệm của công dân. D. quyền và nghĩa vụ của công dân.

Câu 22. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội là một trong những A. quyền của công dân. B. trách nhiệm của công dân.

C. nghĩa vụ của công dân. D. quyền và nghĩa vụ của công dân.

Câu 23. Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định bảo vệ Tổ quốc là A. nghĩa vụ của công dân. B. nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.

C. trách nhiệm của công dân. D. quyền của công dân.

Câu 24. Khi nói bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công Dân, khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Công dân được hưởng quyền tùy thuộc vào địa vị xã hội.

B. Công dân nam được hưởng nhiều quyền hơn so với nữ.

C. Công dân bình đẳng về hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ.

D. Công dân bình đẳng về quyền nhưng không bình đẳng về nghĩa vụ.

Câu 25. Đâu không phải trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật?

A. Đổi mới, điều chỉnh hành vi của mình. B. Đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật.

C. Quy định quyền và nghĩa vụ công dân trong Hiến pháp và Luật.

D. Bảo đảm cho công dân thực hiện quyền bình đẳng trước pháp luật.

Câu 26. Thanh niên đủ 18 tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự là

A. quyền và nghĩa vụ. B. nghĩa vụ công dân.

C. thực hiện đúng đắn các quyền lợi của công dân. D. thực hiện đúng những điều pháp luật cho phép.

Câu 27. Việc tòa án xét xử các vụ án sản xuất hàng giả không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, giữ chức vụ gì. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào của công dân?

A. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý. B. Bình đẳng về quyền tự chủ trong kinh doanh.

C. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh. D. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân.

Câu 28. Tòa án xét xử các vụ án ở nước ta hiện nay không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, giữ chức vụ gì trong bộ máy nhà nước. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào của công dân?

A. Bình đẳng về trách nhiệm pháp nhân. B. Bình đẳng về quyền con người.

C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. D. Bình đẳng về quyền lao động.

Câu 29. Trong những sự việc sau đây, sự việc nào thuộc về trách nhiệm pháp lí?

A. Ba nữ sinh túm tóc một nữ sinh khác lớp. B. Bà H bị buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép.

C. Sợ trễ giờ học T (15tuổi) đi xe máy đến trường .D. Chị K là cán bộ nhà nước thường đi trễ về sớm.

Câu 30. Quy định về điểm ưu tiên cho thí sinh người dân tộc thiểu số trong tuyển sinh đại học là biểu hiện quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi

A. địa vị xã hội. B. giới tính. C. vùng miền. D. dân tộc.

Câu 31. Để đảm bảo mọi công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí, việc thực hiện trách nhiệm pháp lí được tiến hành trên nguyên tắc cơ bản nào?

A. Dân chủ, công bằng, công khai. B. Công bằng, nhanh chóng, đúng đối tượng.

C. Công khai, nhanh chóng, hiệu quả. D. Pháp chế, công bằng, công khai, nhanh chóng.

Câu 32. Lựa chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau.

(4)

A. Bình đẳng trước pháp luật là một trong những quyền chính đáng của công dân.

B. Bình đẳng trước pháp luật là một trong những quyền cơ bản của công dân.

C. Bình đẳng trước pháp luật là một trong những quyền thiêng liêng của công dân.

D. Bình đẳng trước pháp luật là một trong những quyền hợp pháp của công dân.

Câu 33. Mức độ thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lí của công dân phụ thuộc vào

A. trình độ nhận thức của cá nhân. B. khả năng, điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người.

C. điều kiện và khả năng hiểu biết pháp luật. D. hoàn cảnh sống và môi trường sống của cá nhân.

Câu 34. Theo em ai có vai trò quan trọng bảo đảm cho công dân thực hiện bình đẳng quyền và nghĩa vụ?

A. Nhà nước. B. Mặt trận Tổ quốc. C. Các tổ chức đoàn thể. D. Các tổ chức chính trị.

Câu 35. Trong cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của nước VNDCCH. Công dân nào đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền bầu cử và ra ứng cử. Điều đó thể hiện

A. quyền bình đẳng của công dân. B. quyền con người. C. quyền dân tộc. D. quyền chính trị.

Câu 36. Điều 45 Hiến Pháp nước CHXHCNVN năm 2013 quy định bảo vệ Tổ Quốc là A. nghĩa vụ thiêng liêng của công dân. B. trách nhiệm của công dân.

C. quyền cao quý và trách nhiệm của công dân. D. nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân Câu 37. Công dân được hưởng đầy đủ các quyền của mình khi họ

A. đủ các điều kiện theo qui định của pháp luật. B. học thật giỏi và thành đạt.

C. có nhiều phát minh vĩ đại. D. trở thành người nổi tiếng.

Câu 38. Để đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật, Nhà nước cần phải

A. xây dựng lực lượng quân đội, công an hùng mạnh. B. đưa ra nhiều khung hình phạt nặng hơn.

C. xây dựng nhiều nhà tù trại giam. D. đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Câu 39. Đi bầu cử là việc công dân đang thực hiện

A. quyền của mình. B. nghĩa vụ của mình. C. quyền và nghĩa vụ của mình. D. trách nhiệm đối với tổ quốc

Câu 40. Khi bản thân thực hiện các nghĩa vụ theo qui định của pháp luật là điều kiện để công dân A. làm tròn trách nhiệm của mình. B. sử dụng các quyền của mình.

C. hoàn thành nhiệm vụ của mình. D. trở thành người tốt.

III. Vận dụng thấp:

Câu 41. A , B và C trong đó C là cháu cán bộ xã cả 3 đều vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì đều phải chịu trách nhiệm pháp lí?

A. Như nhau. B. Không bằng nhau. C. Ngang nhau. D. Khác nhau.

Câu 42. Lớp 12 D có bạn A là học sinh có sổ hộ nghèo nên được nhà trường miễn học phí. B nói C làm như vậy là không bình đẳng. Em đồng ý với ý với nội dung nào sau đây?

A. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. B. Bình đẳng về quyền của công dân.

C. Bình đẳng về nghĩa vụ của công dân. D. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân.

Câu 43. Bạn A dân tộc khơmer được miễn học phí, được lĩnh học bổng, còn các bạn khác thì không.

Trường hợp này thể hiện?

A. Truyền thống dân tộc. B. Tập quán của xã hội. C. Tính nhân đạo. D. Quyền bình đẳng.

Câu 44. Ông A buôn bán ma túy, ông A phải chịu trách nhiệm pháp lí gì?

A. Hành chánh. B. Dân sự. C. Hình sự. D. Kỉ luật.

Câu 45. Gia đình A mỡ dịch vụ kinh doanh du lịch sinh thái phụ vụ nhu cầu của thị trường. Điều đó thể hiện quyền gì?

A. Quyền kinh doanh. B. Nghĩa vụ kinh doanh. C. Trách nhiệm pháp lí. D. Nghĩa vụ pháp lí.

Câu 46. Bạn A là con chủ tịch Huyện, khi tham gia giao thông vượt đèn đỏ. A sẽ bị xử lí thế nào?

A. Theo tập tục địa phương. B. Theo quy định pháp luật. C. Theo phong tục tập quán. D. Theo quy tắc đạo đức.

Câu 47. Cơ sở nào sau đây được coi là cơ sở pháp lý bảo đảm bình đẳng quyền và nghĩa vụ của công dân?

A. Hiến pháp, luật. B. Điều lệ Đảng, Đoàn. C. Nội quy cơ quan. D. Nội quy trường học.

Câu 48. Hai thanh niên đi xe máy vượt đèn đỏ. Trong đó A là học sinh, B là con cán bộ cấp huyện khi bị công an giao thông bắt thì hai thanh niên này bị xử lí như thế nào?

A. Bằng nhau. B. Ngang nhau. C. Khác nhau. D. Như nhau.

Câu 49. Khi truy cứu trách nhiệm pháp lí. Người ta xem xét đối với người vi phạm pháp luật những vấn đề gì dưới đây?

A. Độ tuổi, trạng thái tâm lí, tình cảm. B. Hậu quả, trạng thái tâm lí, tình cảm.

(5)

C. Hậu quả, độ tuổi, tình cảm. D. Độ tuổi, trạng thái tâm lí, hậu quả.

Câu 50. Nhà nước quy định chế độ ưu tiên cho người dân tộc thiểu số, thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?

A. Nhà nước làm như vậy là không công bằng đối với các công dân khác.

B. Đó là chủ trương đúng đắn nhằm phát huy truyền thống đạo đức uống nước nhớ nguồn.

C. Làm như vậy ảnh hưởng đến nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân.

D. Làm như vậy là bất bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân.

Câu 51. Trong 1 hoàn cảnh như nhau khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ như nhau thì từ người giữ vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước cho đến người lao động bình thường đều phải A. chịu trách nhiệm pháp lí như nhau. B. chịu trách nhiệm pháp lí khác nhau.

C. bị xử lí khác nhau. D. bị xử phạt khác nhau.

IV. Vận dụng cao:

Câu 52. N và C cả hai đều 19 tuổi phạm tội như nhau, là cố ý đánh người gây thương tích, tòa án tuyên phạt 6 tháng tù giam cho mỗi người. Hình thức xử lý này thể hiện điều gì?

A. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. B. Bình đẳng về nghĩa vụ của công dân.

C. Bình đẳng về quyền của công dân. D. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

Câu 53. T và H cả hai đều đến cơ quan Nhà nước xin giấy phép đăng ký kinh doanh và được cơ quan có thẩm quyền đồng ý. Qua đó nói lên điều gì?

A. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. B. Bình đẳng về nghĩa vụ của công dân.

C. Bình đẳng về quyền của công dân. D. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

Câu 54. T đủ 18 tuổi, H 17 tuổi bị tòa tuyên phạt tội cướp giật tài sản. Mức phạt của T và H phải chịu là A. như nhau. B. Khác nhau. C. T nặng hơn H. D. H nặng hơn T.

Câu 55. Doanh nghiệp tư nhân A và một công ty B thuộc thành phần nhà nước đều kinh doanh xăng dầu.

Hàng tháng cả hai công ty đều phải nộp thuế cho nhà nước. Điều đó thể hiện A. quyền bình đẳng trong kinh doanh. B. bất bình đẳng trong kinh doanh.

C. công ty A thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế. D. công ty B thực hiện tốt vai trò nộp thuế.

Câu 56. N và T cả hai đều phạm tội như nhau làm nhục người khác, tòa tuyên phạt ba tháng tù giam cho mỗi người. Hình thức xử lí này thể hiện điều gì?

A. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. B. Bình đẳng về nghĩa vụ công dân.

C. Bình đẳng về quyền công dân. D. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

Câu 57. Anh A sống độc thân, anh B có mẹ già và con nhỏ. Cả hai cùng làm chung cơ quan và có mức thu nhập như nhau. Trong trường hợp này, anh A và anh B phải nộp thuế thu nhập cá nhân như thế nào cho đúng quy định pháp luật?

A. Anh A nộp thuế ít hơn anh B. B. Anh A và anh B nộp thuế như nhau.

C. Anh B nộp thuế gấp đôi anh A. D. Anh B nộp thuế ít hơn anh A.

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bình đẳng trong lao động được hiểu là bình đẳng giữa mọi công dân trong việc thực hiện quyền lao động thông qua tìm việc làm, bình đẳng giữa người sử

Câu 25: Việc làm nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.. Xây dựng hệ thống pháp luật

Câu 1: Mọi công dân, nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa

Mọi công dân nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và

Mọi công dân nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và

Câu 84: Mọi công dân khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền kinh doanh là thể hiện công dân bình đẳng.. về quyền và

Câu 4: Trong trường hợp công dân xử sự không đúng các quy định của pháp luật sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế do luật định để

Câu 6: Điền vào chỗ trống: “Công dân ...có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật.. Quyền của công