• Không có kết quả nào được tìm thấy

QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Page2 Ngày dạy:

Lớp dạy:

Ngày dạy:

Lớp dạy:

Tiết 10, 12

Bài 5 (2 tiết)

QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Về kiến thức:

- Nêu được cac khái niệm, nội dung, ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

2. Về ki năng:

- Phân biệt được những việc làm đúng và sai trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

- Biết xử sự phù hợp với quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

3. Về thái độ:

- Ủng hộ chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

-Xây dựng cho mình ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện quyền bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc, tôn giáo; đấu tranh với những hành vi kì thị, chia rẽ dân tộc hoặc lợi dụng tôn giáo đi ngược lại lợi ích của dân tộc, của nhân dân.

II. NỘI DUNG : Trọng tâm:

- Thế nào là bình đẳng giữa các dân tộc?

- Nội dung và ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

- Thế nào là bình đẳng giữa các tôn giáo ?

- Nội dung và ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.

III. PHƯƠNG PHÁP :

Thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm, động não.

IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

SGK, giáo án, SGV, Hiến pháp 2013

V. KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

Kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng xác định giá tri.

VI. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1. Ổn định tổ chức lớp : 2. Kiểm tra bài cũ:

- Thế nào là bình đẳng trong kinh doanh? Hãy nêu ra một số loại hình doanh nghiệp mà em biết.(Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp HTX...)

- Quyền bình đẳng trong kinh doanh bao gồm những nội dung nào?

3. Giảng bài mới:

(2)

Page2 Đảng ta ngay từ khi mới ra đời đã xác định vấn đề dân tộc, tôn giáo là

vấn đề chiến lược có tầm quan trọng đặc biệt. Đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách thực hiện sự bình đẳng giữa các dân tộc và tôn giáo để phát huy sức mạnh của toàn dân tộc. Để tìm hiểu vấn đề này, chúng ta tìm hiểu bài 5: “Quyền bình đẳng giữa các dân tộc và tôn giáo.”

T/g Phần làm việc của Thầy và Trò Nội dung bài học Hoạt động 1: Sử dụng phương pháp đàm

thoại, thuyết trình, thảo luận nhóm tìm hiểu quyền bình đẳng giữa các dân tộc

GV trình bày sơ lượt về tình hình xung đột sắc tộc và dân tộc trên thế giới, sau đó chuyến ý đến tình hình dân tộc ở Việt Nam

GV lần lượt nêu ra các câu hỏi để HS suy nghĩ, phân tích và yêu cầu HS tìm các ví dụ chứng tỏ ở Việt Nam không có sự phân biệt đối xử giữa các dân tộc đa số, dân tộc thiểu số:

-Khái niệm dân tộc trong bài học đề cập đến được hiểu là gì?

Vì sao khi đô hộ nước ta, thực dân Pháp lại sử dụng chính sách chia để trị? (chúng kích động thù hằn giữa các dân tộc với nhau nhằm chia nhỏ ra để dễ cai trị, chúng không cho các dân tộc anh em trên lãnh thổ nước ta đoàn kết lại) Ngày nay, trên các đường phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đều có các phố mang tên các vị anh hùng dân tộc thiểu số như Hoàng Văn Thụ, Tôn Đản, Nơ Trang Long. Điều đó có ý nghĩa gì? ( Tôn xưng và tưởng nhớ công lao của các vị anh hùng có công với đát nước, dù những anh hùng đó thuộc dân tộc nào đi nữa trên lãnh thổ Việt Nam)

HS nêu các ý kiến của mình.

GV nhận xét, bổ sung.

GV giảng:

Việt Nam là một quốc gia thống nhất có 54 dân tộc anh em cùng sinh sống, kề vai sát cánh với nhau trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Các dân tộc thiểu số nước ta cư trú xen kẽ trên địa bàn rộng lớn, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng và môi trường sinh thái. Mỗi dân tộc có sắc thái văn hóa riêng, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú của nền văn hóa Việt Nam thống nhất.

1. Bình đẳng giữa các dân tộc a.- Thế nào là bình đẳng giữa các dân tộc?

(3)

Page2 Đồng bào các dân tộc nước ta có truyền

thống đoàn kết lâu đời trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, chế ngự thiên nhiên, khắc phục thiên tai và xây dựng đất nước.

Ngay từ khi mới ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược quan trọng trong cách mạng nước ta. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (1951) đã khẳng dịnh :

“Các dân tộc ở Việt Nam đều được bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để kháng chiến và kiến quốc”.

Quyền bình đẳng của các dân tộc xuất phát từ quyền cơ bản của con người. Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946 ghi rõ :

“Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo…”, “ Ngoài sự bình đẳng về quyền lợi, những quốc dân thiểu sổ được giúp đỡ về mọi phương diện để nhanh chóng tiến kịp trình độ chung”. Các bản Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992 của nước ta đều khẳng định quyền bình đẳng của các dân tộc. Mọi hành vi chia rẽ dân tộc đều bị luật pháp nghiêm cấm.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề này cũng thể hiện rõ qua cuộc nói chuyện với đồng bào và cán bộ tỉnh Cao Bằng ngày 21/02/1961, Chủ tịch Hồ Chí minh nói: “Đồng bào tất cả các dân tộc, không phân biệt lớn nhỏ, phải yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, phải đoàn kết chặt chẽ như anh em một nhà để cùng nhau xây dựng Tổ quốc, xây dựng CNXH làm cho tất cả các dân tộc được hạnh phúc, ấm no”.

Vậy thế nào là bình đẳng giữa các dân tộc ? 

GV đưa ra các câu hỏi để HS thảo luận trong 5 phút (Bảng phụ)

Nhóm 1: Quyền bình đẳng về chính trị giữa các dân tộc được thể hiện như thế nào? Cho ví dụ.

Câu hỏi gợi ý:

- Ý nghĩa của việc quy định số đại biểu tối thiểu là người dân tộc trong Quốc Hội là gì?

Các chính sách của Nhà nước về đầu tư phát

Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hoá, không phân biệt chủng tộc, màu da…đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.

b.- Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc

* Trong lĩnh vực chính trị

Quyền bình đẳng về chính trị giữa các dân tộc được thể hiện thông qua quyền của công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia vào bộ máy nhà nước, tham gia thảo luận

(4)

Page2 triển kinh tế – xã hội đối với vùng sâu, vùng xa,

vùng đồng bào dân tộc có ý nghĩa như thế nào trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc?

Nhóm 2: Quyền bình đẳng về kinh tế giữa các dân tộc được thể hiện như thế nào? Cho ví dụ.

Câu hỏi gợi ý:

-Ở nước ta có sự chênh lệch khá lớn về trình độ phát triển kinh tế – xã hội giữa các dân tộc. Em hãy nêu ví dụ chứng minh

Nhóm 3: Quyền bình đẳng về văn hóa, giáo dục giữa các dân tộc được thể hiện như thế nào? Cho ví dụ.

Câu hỏi gợi ý:

-Cho ví dụ về các chính sách văn hóa, giáo dục của Nhà nước thể hiện sự bình đẳng về văn hóa, giáo dục?

Nhóm 4: Ý nghĩa của việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc là gì?

Câu hỏi gợi ý:

Mục đích của việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc là gì?

HS làm việc theo nhóm và cử đại diện trả lời.

GV tổng hợp các ý kiến, giảng mở rộng:

+ Hiến pháp 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ghi rõ "nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam". Các dân tộc thực hiện quyền làm chủ của mình bằng hai hình thức: dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. Việc các dân tộc cử đại biểu của mình tham gia hệ thống cơ quan dân cử cho thấy:

Đại biểu Quốc hội khóa X là người dân tộc thiểu số chiếm 17,3% ; số đại biểu là người dân tộc trong Hội đồng nhân dân các cấp như sau: cấp tỉnh chiếm 18,2%, cấp huyện chiếm 18,7%, cấp xã chiếm 22,7% so với tổng số đại biểu dân cử cấp đó. Điều đó thể hiện sự bình đẳng giữa các dân tộc trong việc tham gia quản lý Nhà nước.

+ Chính sách kinh tế: Ngy 26/9/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hnh Quyết định số 1672/QĐ- TTg về phê duyệt Đề án “Phát triển kinh tế - xã hội vùng các dân tộc: Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao” thực hiện tại 88 thôn, bản trực thuộc 27 xã, 9 huyện của cc tỉnh: Lai Chu, Điện Biên, Hà Giang. Thời gian thực hiện Đề án là 10 năm

góp ý các vấn đề chung của cả nước... Quyền này được thực hiện theo hai hình thức: dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp.

 Trong lĩnh vực kinh tế

Quyền bình đẳng về kinh tế giữa các dân tộc thể hiện ở chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, không có sự phân biệt đối với dân tộc đa số hay thiểu số. Nhà nước luôn quan tâm hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế để rút ngắn khoản cách, tạo điều kiện cho các dân tộc thiểu số có cơ hội vươn lên phát triển về kinh tế.

Trong lĩnh vực văn hoá, giáo dục

Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình. Những phong tục, tập quán, truyền thống văn hoá tốt đẹp của từng dân tộc được giữ gìn, khôi phục, phát huy.

Công dân thuộc các dân tộc khác nhau ở Việt Nam đều được Nhà nước tạo mọi điều kiện để được bình đẳng về cơ hội học tập

c.- Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc (Đọc thêm)

d- Chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộc (không dạy)

(5)

Page2 (2011-2020) và chia làm 2 giai đoạn: 2011-2015

và 2016-2020, hướng tới mục tiêu xây dựng cơ cơ sở hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ và tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao phát triển sản xuất, giảm nghèo, thoát nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa truyền thóng, góp phần vào việc bảo vệ môi trường, rừng đầu nguồn và chủ quyền biên giới quốc gia.

+ Các chương trình, dự n dành cho vùng DTMN : Chương trình 134 về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho các hộ DTTS; chính sách định canh định cư; chính sách trợ giá trợ cước; chính sách hỗ trợ hộ DTTS đặc biệt khó khăn, các chính sách cụ thể đối với một số vùng đặc thù tại Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ...

+Vế văn hóa giáo dục: Trích chỉ thị của ban bí thư về công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khơ me (số 68-CT/TW, ngày 18/4/1991): Đi đôi với củng cố, phát triển cấp THPT, mẫu giáo, bổ túc văn hóa, cần củng cố và phát triển các loại hình trường phổ thông dân tộc nội trú, trường thanh niên dân tộc ở huyện, tỉnh có đồng bào dân tộc Khơ me. Mở trường đào tạo nguồn cán bộ Khơ me và các dân tộc thiểu số ở Nam Bộ...

Kết luận: GV khẳng định lại quan điểm của Đảng ta về chính sách dân tộc: Đại hội IX của Đảng (4/2001) đã nêu lên nguyên tắc cơ bản của Đảng về chính sách dân tộc là: “bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển…”. Có bình đẳng thì mới thực hiện được đoàn kết dân tộc; có đoàn kết giúp nhau cùng phát triển thì mới thực hiện được bình đẳng dân tộc. Đây là ý nghĩa to lớn của chính sách bình đẳng giữa các dân tộc.

T/g Phần làm việc của Thầy và Trò Nội dung bài học Hoạt động 2: Sử dụng phương pháp động não, thuyết

trình, đàm thoại, thảo luận nhóm,... để tìm hiểu nội dung bình đẳng giữa các tôn giáo

Gv sử dụng một số câu hỏi kích thích HS động não.

Người có đạo có phải là người có tín ngưỡng không? Vì sao? ( Phải. Vì họ tin và sùng bái những lực lượng siêu tự nhiên, cho rằng có những lực lượng siêu tự nhiên quyết định số phận con người, cho nên họ phải phục tùng và tôn

2.- Bình đẳng giữa các tôn giáo

a.- Khái niệm bình đẳng giữa các tôn giáo

(6)

Page2 thờ)

Thờ cúng tổ tiên là hiện tượng tôn giáo hay tín ngưỡng?

(Là hiện tượng tín ngưỡng)

Tôn giáo và tín ngưỡng giống nhau và khác nhau như thế nào?

( + Giống nhau: Đều có niềm tin vào một lực lượng siêu nhiên nào đó.

+ Khác nhau : - Tín ngưỡng: Chưa có giáo lí, giáo lễ, giáo luật, giáo đường

Ví dụ: Tín ngưỡng dân gian: Với quan niệm cho rằng bất cứ vật gì cũng có linh hồn, nên người xưa thờ rất nhiều thần linh, đặc biệt là những sự vật có liên quan đến nông nghiệp như trời, trăng, đất, rừng, sông, núi… để được phù hộ.

Bên cạnh đó, một phong tục, tập quán lâu đời phổ biến nhất của người Việt và một số dân tộc thiểu số khác là việc thờ cúng tổ tiên và cúng giỗ những người đã mất. Ở các gia đình người Việt, nhà nào cũng có bàn thờ tổ tiên và việc cúng giỗ, ghi nhớ công ơn của các bậc tiền nhân rất được coi trọng. Bên cạnh việc cúng giỗ tổ tiên ở từng gia đình, dòng họ, nhiều làng ở Việt Nam còn có đình thờ thần thành hoàngThần thành hoàng được thờ trong các đình lng cĩ thể là các vị thần linh hoặc là những nhân vật kiệt xuất có nhiều công lao to lớn như những ông tổ làng nghề hoặc anh hùng dân tộc có công “khai công lập quốc”, chống giặc ngoại xâm. Ngoài ra, người Việt còn thờ các dạng thần như thần bếp, thần thổ công…

- Tôn giáo: Có tổ chức, có giáo lí, giáo lễ, giáo luật, giáo điều, giáo đường, giáo dân)

Ví dụ: đạo phật, đạo Tin lành, đạo Thiên chúa..

Tín ngưỡng, tôn giáo có khác với mê tín dị đoan không?

Tại sao phải chống mê tín dị đoan? ( Khác, vì mê tín dị đoan lợi dụng lòng tin, sự tín ngưỡng để lừa bịp, dụ dỗ và hướng họ vào sự tín ngưỡng một cách mù quáng)

HS trả lời. GV nhận xét, bổ sung và giảng mở rộng:

Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội gồm những quan niệm dựa trên cơ sở tin và sùng bái những lực lượng siêu tự nhiên, cho rằng có những lực lượng siêu tự nhiên quyết định số phận con người, con người phải phục tùng và tôn thờ.

Về mặt tổ chức, tôn giáo hình thành, phát triển từ tín ngưỡng, tức niềm tin vào một lực lượng siêu nhiên nào đó.

Tín ngưỡng trở thành tôn giáo đòi hỏi phải có giáo lí, giáo lễ, giáo luật, giáo đường, và tất nhiên phải có giáo dân.

Việt Nam là nước đa tôn giáo, điều này xuất phát từ những lý do sau:

-Với vị trí địa lý nằm ở khu vực Đông Nam Á có ba mặt giáp biển, Việt Nam rất thuận lợi trong mối giao lưu với các nước trên thế giới và cũng là nơi rất dễ cho việc thâm nhập các luồng văn hoá, các tôn giáo trên thế giới.

(7)

Page2 -Về mặt dân cư, Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với 54

dân tộc anh em. Mỗi dân tộc, kể cả người Kinh (Việt) đều lưu giữ những hình thức tín ngưỡng, tôn giáo riêng của mình. Người Việt có các hình thức tín ngưỡng dân gian như thờ cũng ông bà tổ tiên, thờ Thành hoàng, thờ những người có công với cộng đồng, dân tộc, thờ thần, thờ thánh, nhất là tục thờ Mẫu của cư dân nông nghiệp lúa nước.

Đồng bào các dân tộc thiểu số với hình thức tín ngưỡng nguyên thuỷ (cịn gọi l tín ngưỡng sơ khai) như Tô tem giáo, Bái vật giáo, Sa man giáo.

-Do đặc điểm lịch sử liên tục bị xâm lược từ bên ngoài nên việc Lão gio, Nho gio - những tôn giáo có nguồn gốc ở phía Bắc thâm nhập; Công giáo - một tôn giáo gắn với văn minh Châu Âu vào truyền đạo và sau này đạo Tin lành đã khai thác điều kiện chiến tranh ở miền Nam để truyền giáo thu hút người theo đạo là điều dễ hiểu.

Cho nên. ở Việt Nam có những tôn giáo có nguồn gốc từ phương Đông như Phật giáo, Lo gio, Nho gio; từ phương Tây như Thiên chúa giáo, Tin lành; có tôn giáo được sinh ra tại Việt Nam như Cao Đài, Phật giáo Hoà Hảo; có tôn giáo hoàn chỉnh (có hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức giáo hội), có những hình thức tôn giáo sơ khai. Có những tôn giáo đã phát triển và hoạt động ổn định; có những tôn giáo chưa ổn định, đang trong quá trình tìm kiếm đường hướng mới cho phù hợp.

Với sự đa dạng các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo nói trên, người ta thường ví Việt Nam như bảo tàng tôn giáo của thế giới. Về khía cạnh văn hoá, sự đa dạng các loại hình tín ngưỡng tôn giáo đ gĩp phần lm cho nền văn hoá Việt Nam phong phú và đặc sắc. Tuy nhiên đó là những khó khăn đặt ra trong việc thực hiện chủ trương, chính sách đối với tôn giáo nói chung và đối với từng tơn gio gio cụ thể.

Do đó, dù là một quốc gia đa tôn giáo, nhưng các tôn giáo ở nước ta không phân biệt lớn, nhỏ đều được tự do hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật. Hiện nay trong cả nước có tới 20 triệu tín đồ của 6 tôn giáo lớn là đạo Phật, Công giáo, Tin lành, Hoà Hảo, Cao Đài và Hồi giáo. 20 triệu tín đồ tôn giáo là một tỉ lệ rất đáng kể trong hơn 80 triệu dân cả nước. Khoảng 60.000 chức sắc tôn giáo với hơn 30.000 nơi thờ tự .

Vào ngày 18 tháng 6 năm 2004 Nhà nước ta đã ban hành Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo, cụ thể hóa về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tạo hành lang pháp lý để mọi hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đều minh bạch, tuân thủ pháp luật.

Hiến pháp 2013 tại điều 24 ghi nhận:

“1.Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

(8)

Page2 2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng,

tôn giáo.

3.Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để vi phạm pháp luật.”

-Vậy thế nào là bình đẳng giữa các tôn giáo? 

GV giao cho HS 2 nội dung chính để HS trao đổi tìm hiểu về các vấn đề liên quan:

-Tổ 1 và 2:(ND 1) Phân tích để làm rõ nội dung “Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật”.

-Tổ 3 và 4(ND 2) Phân tích để làm rõ nội dung “Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được NN bảo đảm; các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ”.

HS đại diện phát biểu. GV nhận xét, bổ sung, giảng thêm:

GV: Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật Đây là nguyên tắc cơ bản trong chính sách tôn giáo của Nhà nước ta được công nhận trước hết trong Hiến pháp 2013 tại điều 24.

+ Ngoài ra tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một quyền nhân thân cơ bản của công dân cũng được đề cập trong Bộ luật Dân sự , được bảo vệ bằng pháp luật và được cụ thể hoá trong các văn bản quy phạm pháp luật ngày càng ở mức độ cao hơn, hoàn thiện hơn.

+Cùng với việc khẳng định trong Hiến Pháp, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 69/NĐ-CP, ngày 21 tháng 3 năm 1991 về các hoạt động tôn giáo, sau đó là Nghị định 26/NĐ-CP, ngày 19 tháng 4 năm 1999 để cụ thể hóa các hoạt động tôn giáo theo khuôn khổ Pháp luật. Đặc biệt sau khi Đảng ta có Nghị quyết số 25, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XI đã ban hành Pháp lệnh Tín ngưỡng tôn giáo, ngy 18/6/2004 và Chính phủ ban hành Nghị định số 22/N Đ-CP, ngày 01/3/2005 Hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh, Tín ngưỡng tôn giáo.

 Nghị định 69, Nghị định 26 và pháp lênh tín ngưỡng tôn giáo đều khẳng định nguyên tắc của chính sách tôn giáo trong thời kỳ đổi mới là: “ – Nhà nước đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do không tín ngưỡng của công dân, nghiêm cấm sự phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo

hoặc tín ngưỡng.

- Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là các tôn giáo ở Việt Nam đều có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật; đều bình đẳng trước pháp luật; những nơi thờ tự tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ.

b.- Nội dung quyền bình đẳng giữa các tôn giáo

 Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật.

Công dân thuộc các tôn giáo khác nhau, người có tôn giáo hoặc không có tôn giáo đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ công dân, không phân biệt đối xử vì lí do tôn giáo.

Công dân có tôn giáo hoặc không có tôn giáo, cũng như công dân có tôn giáo khác nhau phải tôn trọng lẫn nhau.

 Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước bảo đảm; các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ.

Các tôn giáo ở Việt Nam dù lớn hay nhỏ đều được Nhà nước đối xử bình đẳng như nhau và được tự do hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.

(9)

Page2 - Mọi công dân theo tôn giáo hoặc không theo tôn

giáo đều bình đẳng trước pháp luật; được hưởng mọi quyền công dân và có trách nhiệm thực hiện

mọi nghĩa vụ công dân.

- Các tôn giáo hoạt động theo Hiến pháp và Luật pháp của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Những hoạt động tôn giáo vì lợi ích chính đáng và hợp pháp của tín đồ được đảm bảo.

- Mọi hoạt động mê tín dị đoan được bài trừ, mọi hành vi lợi dụng tôn giáo để phá hoại nền độc lập dân tộc, chống lại Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại chính sách đại đoàn kết toàn dân làm hại đến nền văn hóa lành mạnh của dân tộc, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân đều bị xử lý theo pháp luật.”

+Sinh hoạt tôn giáo:Từ khi bước vào thời kỳ đổi mới và nhất là sau năm 1990 đến nay, sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam sôi động và đang có chiều hướng gia tăng.

Lễ hội trong các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo được tổ chức rầm rộ với quy mô ngày một lớn và diễn ra khắp mọi miền của Tổ quốc. Lễ Nôen, lễ Phật đản và những buổi lễ trọng khác của các tôn giáo và tín ngưỡng dân gian trở thành ngày hội chung của toàn dân, lôi cuốn hàng vạn người tham gia. Dịp đầu xuân, người dân náo nức đến đình, đền, miếu, phủ, nhà thờ, thánh thất… dâng hương lễ bái, cầu lộc, cầu tài và những nhu cầu tâm linh khác. Sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo không chỉ là nhu cầu tâm linh của các tín đồ mà cịn l nhu cầu sinh hoạt văn hoá của cả cộng đồng. Nhu cầu chính đáng ấy được chính quyền các địa phương tạo điều kiện đáp ứng, làm cho tín đồ, chức sắc các tôn giáo an tâm, phấn khởi, ngày càng tin tưởng vào chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta. Việc xây dựng, sửa chữa, tu bổ nơi thờ tự diễn ra khắp nơi; các lớp bồi dưỡng, đào tạo, hoặc phong bổ, thuyên chuyển, cũng như in ấn, xuất bản các ấn phẩm tôn giáo, hoạt động đối ngoại tôn giáo đều gia tăng.

Thông qua việc giảng và mở rộng vấn đề, giáo viên chốt lại hai nội dung cơ bản và hướng dẫn HS ghi bài

-Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo có ý nghĩa gì đối với nước ta? (đoàn kết dân tộc, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc).

GV liên hệ các vấn đề thời sự về tôn giáo qua đó giáo dục

ý thức HS.

GV :Ngày nay, các thế lực thù địch ở trong nước và nước ngoài đang thực hiện chiến lược diễn biến hịa bình để chống phá cách mạng nước Việt Nam. Trong chiến lược này, các thế lực thù địch đặc biệt quan tâm lợi dụng vấn đề

(10)

Page2 tôn giáo. Vấn đề tôn giáo được chúng gắn với vấn đề dân

chủ nhân quyền và được thực hiện qua nhiều thủ đoạn.

Bức tranh tôn giáo ở Việt Nam thật sáng sủa, vậy những kẻ xuyên tạc, bôi nhọ, thực chất họ có âm mưu chính trị gì?

Họ muốn lợi dụng tôn giáo để tập hợp lực lượng quần chúng chống lại chính phủ, chống lại chế độ xã hội chủ nghĩa của nhân dân. Bước đi của họ từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, nhưng khi cần cũng hành động rất trắng trợn công khai, họ tìm cch thốt khỏi sự quản lý của pháp luật hiện hành, của Nhà nước như không xin phép hoạt động, hoặc xin ít làm nhiều trên các lĩnh vực: xây dựng cơ sở, tổ chức lễ hội, tuyên truyền xuất bản, đào tạo huấn luyện, quan hệ với nước ngoài… Tiến lên một bước nữa, họ xây dựng những tổ chức bất hợp pháp. Nhà nước ta không bao giờ công nhận những tổ chức mang danh nghĩa tôn giáo hoạt động vì mục đích khác nhằm phá hoại độc lập, thống nhất, chủ quyền quốc gia, mê tín dị đoan, xâm phạm đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Do vậy, chúng ta cần tỉnh táo trước những âm mưu của các thế lực thù địch và tin tưởng vào chính sách tôn giáo cảu Đảng và Nhà nước ta

GV kết luận:

Các tôn giáo được Nhà nước thừa nhận đều bình đẳng trước pháp luật, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

c) Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các tôn giáo:

(đọc thêm)

d.- Chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo (đọc thêm)

3. Củng cố:

 Tại sao để thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, Nhà nước cần quan tâm đến các dân tộc thiểu số có trình độ phát triển kinh tế- xã hội thấp?

 Thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo có ý nghĩa như thế nào trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa?

 Nêu một vài ví dụ chứng tỏ Nhà nước quan tâm tạo điều kiện thực hiện quyền bình đẳng về kinh tế, văn hoá, giáo dục giữa các dân tộc.

Anh Nguyễn Văn T yêu chị Trần Thị H. Hai người quyết định kết hôn, nhưng bố chị H không đồng ý, vì anh T và chị H không cùng đạo. Cho biết ý kiến của em về việc này.

4. Dặn dò:

- Giải quyết các câu hỏi và bài tập trong SGK.

- Sưu tầm các tư liệu có liên quan đến bài (hình ảnh, bài viết,..) - Đọc trước bài 6.

5. Tham khảo:

TÔN GIÁO VÀ CHÍNH DANH

(11)

Page2 (Theo Văn Nhân, Báo Tiếng nói Việt Nam,

số 41, từ ngày 4 – 10/ 10/ 2004)

PHÚC THẨM VỤ LỢI DỤNG QUYỀN TỰ DO, DÂN CHỦ XÂM PHẠM LỢI ÍCH CỦA NHÀ NƯỚC VÀ NHÂN DÂN.

Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã mở phiên toà phúc thẩm xét xử công khai các bị cáo Nguyễn Văn V, Nguyễn Đức C và Nguyễn Thị H về tội "Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân", theo Điều 258 Bộ luật Hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo Hội đồng xét xử, án sơ thẩm của Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã xét xử đúng người, đúng tội nhưng xét các bị cáo phạm tội lần đầu và bị kẻ xấu lợi dụng nên áp dụng chính sách khoan hồng của pháp luật, giảm án cho cả 3 bị cáo. Cụ thể là : Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Nguyễn Văn V và Nguyễn Đức C mỗi bị cáo 2 năm 8 tháng tù, Nguyễn Thị H 4 tháng 6 ngày tù giam (án sơ thẩm xử V 5 năm tù, C 4 năm tù và H 3 năm tù).

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Nguyễn Thị H (47 tuổi, ngụ tại Đồng Nai), Nguyễn Đức C (41 tuổi) và Nguyễn Văn V (34 tuổi), năm 2000, thông qua một người quen ở Đà Nẵng, Nguyễn Vũ Việt quen biết với Ngô Thị X (Việt kiều Mĩ) và được X hứa hẹn xin học bổng cho V đi du học ở Mĩ. Vì lợi ích bản thân, Việt đã cung cấp cho X nhiều tài liệu không đúng sự thật về tình hình tôn giáo ở Việt Nam. Việt còn mở 3 hộp thư điện tử để nhận nhiều tài liệu phản động có nội dung xuyên tạc chính sách về tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta do các tổ chức phản động từ nước ngoài chuyển về. Khoảng tháng 5-2001, qua điện thoại, Nguyễn Thị H liên hệ với một Việt kiều Mĩ và nhận của người này 2.900 đô-la Mĩ để cùng với Nguyễn Đức C, Nguyễn Văn V cộng tác với người Việt kiều này trong việc nắm tình hình tôn giáo ở Việt Nam. H, V, C đã cung cấp nhiều thông tin, tài liệu không đúng sự thật về tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo ở Việt Nam.

Người soạn

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bình đẳng trong lao động được hiểu là bình đẳng giữa mọi công dân trong việc thực hiện quyền lao động thông qua tìm việc làm, bình đẳng giữa người sử

2.Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống đáng tự hào: yêu nước, bất khuất chống ngoại xâm, đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu học, tôn sư trọng đạo,

2.Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống đáng tự hào: yêu nước, bất khuất chống ngoại xâm, đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu học, tôn sư trọng đạo,

Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là mọi công dân, nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử

Ý nghĩa cơ bản nhất của cuộc kháng chiến chống Mĩ phải là ý nghĩa liên quan trực tiếp đến sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta đó là: kết thúc 21 năm chiến đấu

2.Nghĩa vụ của công dân trong việc tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng:. -Không được lấn chiếm, phá hoại, sử dụng tài sản nhà nước và lợi ích công

Tại Trung Quốc, những cuộc xung đột liên quan tới quan hệ tộc người, tôn giáo không ngừng gia tăng, đặc biệt là tại các khu tự trị như Tân Cương, Tây Tạng… Bài viết đề cập đến tình

Tất cả cần tôn trọng sự đa dạng, chống mọi hình thức phân biệt đối xử, cùng tồn tại hòa bình thông qua đối thoại liên tôn giáo, chính trị,… Mới đây, Hội nghị Thượng đỉnh Liên minh Tôn