• Không có kết quả nào được tìm thấy

KINH TẾ THỦY SẢN

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "KINH TẾ THỦY SẢN "

Copied!
26
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI GIẢNG

KINH TẾ THỦY SẢN

Giảng viên: Nguyễn Minh Đức

(2)

CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM VỀ KINH TẾ HỌC I. Định nghĩa kinh tế học

Trong lịch sử phát triển của kinh tế học, đã có nhiều định nghĩa và khái niệm về kinh tế. Sau những cuộc thảo luận về sản xuất và phân phối, kinh tế học được xem là một khoa học độc lập chỉ được xác định chính thức vào thời điểm xuất bản cuốn sách "Sự giàu có của các quốc gia" viết bởi Adam Smith1 năm 1776. Smith đã dùng thuật ngữ "kinh tế chính trị" để gọi tên môn khoa học này, nhưng dần dần, thuật ngữ này đã được thay thế bằng thuật ngữ "kinh tế học" từ sau năm 1870. Ông cho rằng "sự giàu có" chỉ xuất hiện khi con người có thể sản xuất nhiều hơn với nguồn lực lao động và tài nguyên sẵn có. Như vậy, theo Smith, định nghĩa kinh tế liên quan nhiều đến sự giàu có.

Từ năm 1932, Lionel Robbins2 (1935) đã đưa ra một định nghĩa bao quát hơn cho kinh tế học hiện đại khi ông cho rằng kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu hành vi con người cũng như mối quan hệ giữa nhu cầu và nguồn lực khan hiếm; trong đó có giải pháp chọn lựa cách sử dụng tài nguyên để đáp ứng các nhu cầu của con người. Theo ông, sự khan hiếm nguồn lực có nghĩa là tài nguyên không đủ để thỏa mãn tất cả mọi ước muốn và nhu cầu của mọi người. Không có sự khan hiếm và các cách lựa chọn sử dụng nguồn lực khác nhau thì sẽ không có vấn đề kinh tế nào cả. Do đó, kinh tế học, giờ đây trở thành khoa học của sự lựa chọn, bị ảnh hưởng bởi các động lực để thỏa mãn nhu cầu của con người và bởi sự sẵn có của các nguồn lực.

Đến năm 1963, Oskar Lange3 khái quát môn kinh tế chính trị hay kinh tế xã hội như là một môn khoa học nghiên cứu các quy luật xã hội quy định các hoạt động sản xuất và phân phối sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu của con người. Tuy nhiên, định nghĩa của Edmond Malinvaud4 (1972) có vẻ như được nhiều nhà kinh tế chấp nhận nhất khi ông ta cho rằng kinh tế là “môn khoa học nghiên cứu việc sử dụng các tài nguyên hữu hạn nhằm thoả mãn nhu cầu vô hạn của con người trong xã hội”. Như vậy, kinh tế học quan tâm đến việc sử dụng các tài nguyên hữu hạn vào các hoạt động sản xuất và phân phối sản phẩm nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu vô hạn của con người.

1 Nhà triết học người Scotland (1723-1790) cũng được xem là cha đẻ của kinh tế học với tác phẩm nổi tiếng “The Wealth of Nations” được xuất bản năm 1776.

2 Nhà kinh tế học người Anh (1898-1984)

Robbins, L. 1932. “An Essay on the Nature and Significance of Economic Science”. London: MacMillan, 160p.

3 Nhà kinh tế học người Ba Lan (1904-1965)

Lange, O., 1963. Polital Economy (Vol.1 General Problems, translated from Polish by A.H. Walker).

NewYork : Macmillan Co. 355p.

4 Nhà kinh tế học người Pháp (1923- )

Edmond Malinvaud, 1972. “Lectures on Microeconomic Theory”. Amsterdam:North-Holland Pub. Co., New York, American Elsevier Pub. Co. 319p; Translated from the French by A. Silvey

(3)

Một trong các ứng dụng của kinh tế học là giải thích làm thế nào mà nền kinh tế, hay hệ thống kinh tế hoạt động và có những mối quan hệ nào giữa những người chơi (tác nhân) kinh tế trong một xã hội rộng lớn hơn. Những phương pháp phân tích vốn ban đầu là của kinh tế học, giờ đây, cũng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác liên quan đến sự lựa chọn của con người trong các tình huống xã hội như tội phạm, giáo dục, gia đình, khoa học sức khoẻ, luật, chính trị, tôn giáo, thể chế xã hội hay chiến tranh.

2. Các khái niệm cơ bản trong kinh tế học

2.1. Sự khan hiếm

Sự khan hiếm là sự giới hạn khả năng cung cấp về nguồn lực sản xuất, sản phẩm vật chất hay dịch vụ. Trên trái đất, tài nguyên thường có hạn và không đủ tài nguyên để sản xuất ra đủ sản phẩm thoả mãn nhu cầu dường như là vô hạn của con người. Nếu không khan hiếm, tất cả tài nguyên đều được sử dụng tự do và xã hội không có nhu cầu sử dụng tài nguyên một cách hợp lý. Vì tài nguyên là có hạn, quá trình sản xuất cần lựa chọn hình thức sử dụng tốt nhất các tài nguyên sẵn có.

Trong cuộc sống, một con người thường phải sử dụng tốt nhất các tài nguyên hay nguồn lực sẵn có để phù hợp với mục đích sống của mỗi cá nhân và của toàn xã hội. Nguồn tài nguyên có hạn phải được phân phối tốt nhất cho các mục đích sử dụng khác nhau của mỗi cá nhân, mỗi đơn vị sản xuất. Để đạt được một mức thỏa mãn nhu cầu như nhau, con người thường giảm thiểu việc sử dụng nguồn lực sao cho việc sử dụng nguồn lực là tốt nhất, thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của mình. Khi ấy, con người thường phải giải bài toán cho mục tiêu cơ bản thứ nhất của kinh tế học: tối thiểu hóa chi phí hay tối thiểu hóa nguồn lực.

2.2. Sự lựa chọn

Sự khan hiếm được hình thành là do các nhu cầu, đòi hỏi của con người là vô hạn, không thể thoả mãn. Do vậy, con người cần phải có sự lựa chọn. Nếu tất cả các hoạt động của con người là hoàn hảo thì trước tiên tất cả mọi người sẽ đáp ứng nhu cầu của chính bản thân họ; những vật chất và sản phẩm có đòi hỏi cao hơn sẽ được lựa trọn trước. Như vậy, việc lựa chọn là nội dung cơ bản của kinh tế.

Khi bạn không muốn làm một việc này, bạn có thể làm các công việc khác thay thế. Thời gian cũng là một tài nguyên có hạn nên phải lựa chọn các sử dụng thời gian phù hợp cho các công việc khác nhau.

Trong cuộc sống, lựa chọn thường xảy ra nhất là việc sử dụng tài chính.

Các nhà sản xuất thường đặt câu hỏi “Tôi nên đầu tư bao nhiêu tiền để sản xuất ra một sản phẩm mới? hay “Chúng ta có thể tiết kiệm bao nhiêu tiền khi thay đổi công nghệ?”,… Trong cuộc sống đời thường, chúng ta cũng thường đặt câu hỏi nên chi bao nhiêu tiền cho việc mua thực phẩm, quần áo, bao nhiêu tiền cho các

(4)

hoạt động học tập, giải trí,... Trong một khoản kinh phí nhất định, chúng ta không thể mua một (vài) thứ này nếu như vẫn còn mong muốn mua những thứ khác hơn.

Mục tiêu và nhu cầu của con người là vô hạn trong khi tài nguyên, nguồn lực là có hạn. Do đó, để lựa chọn, chúng ta cần phải quyết định hình thành hệ thống các ưu tiên về nhu cầu và đòi hỏi cũng như ưu tiên phân phối tài nguyên nhằm đạt được các nhu cầu đó. Do vậy, kinh tế trở thành môn khoa học về việc đưa ra các lựa chọn như Robbins (1932) đã khẳng định trước đây.

2.3. Mức thỏa dụng

Mức thỏa dụng thể hiện sử thỏa mãn về nhu cầu của cong người. Nhà sản xuất mong muốn đạt được sản lượng hay lợi nhuận cao nhất, người tiêu dùng mong muốn được hưởng thụ nhiều nhất sản phẩm và dịch vụ. Một giả định quan trọng trong kinh tế là trong cuộc sống, con người thường đưa ra các quyết định đúng đắn để thỏa mãn cao nhất nhu cầu hay mong muốn của mình. Như vậy, trong việc lựa chọn các sản phẩm (để sản xuất hay để tiêu dùng), ta có thể nói sản phẩm được lựa chọn luôn là sản phẩm thoả mãn nhất đối với người lựa chọn trong điều kiện của họ.

Trong nuôi thủy sản, người nuôi cá thường gặp phải các vấn đề trong lựa chọn đối tượng nuôi, lựa chọn mua các loại thức ăn và hoá chất khác nhau do tiềm lực kinh tế của họ bị hạn chế. Các nhà quản lý thủy sản cũng có thể phải đưa ra các quyết định sử dụng một thủy vực cho việc đầu tư vào khai thác tự nhiên hay nuôi trồng thuỷ sản. Cũng tương tự như người dân, các nhà quản lý cũng gặp phải khó khăn về tài chính và những rang buộc khác. Do vậy, họ có thể quyết định vừa có sản phẩm đánh bắt thông qua khai thác quy mô nhỏ vừa có sản phẩm nuôi thủy sản. Thông thường, việc đưa ra quyết định không chỉ trong giới hạn giữa hai hình thức lựa chọn mà trong vô số khả năng khác nhau.

Sơ đồ 1 thể hiện hình thức lựa chọn hữu hiệu trong sản xuất nuôi thủy sản với hai sản phẩm được lựa chọn là tôm và cá. Ta có thể thấy trên sơ đồ gồm 2 vùng, vùng có thể thực hiện được (bên dưới đường cong) và vùng không thể thực hiện được (bên trên đường cong).

- Nếu sử dụng toàn bộ nguồn lực để nuôi cá, ta có thể tạo ra lượng OA sản phẩm

- Nếu đầu tư toàn bộ nguồn lực cho nuôi tôm, ta tạo ra lượng OB sản phẩm - Nếu các nguồn lực được sử dụng để sản xuất cả hai loại sản phẩm trên, ở

các mức đầu tư khác nhau, ta có các lượng sản phẩm từ mỗi hoạt động khác nhau

(5)

Sơ đồ 1: Đường cong thay thế trong sản xuất

Đường cong phản ánh các cách kết hợp để có các mức sản lượng khác nhau của hai loại sản phẩm được gọi là đường giới hạn sản xuất (production possibility frontier). Nếu sản xuất ở một điểm kết hợp nằm dưới đường cong này, người sản xuất chưa sử dụng hết các nguồn lực của họ. Nhà sản xuất thường mong muốn mở rộng đường giới hạn này ra xa gốc tọa độ hơn, khi đó họ sẽ sản xuất nhiều tôm và nhiều cá hơn. Tuy nhiên, họ chỉ có thể đạt được điều này khi họ sử dụng nhiều nguồn lực hơn hay gia tăng năng suất của việc sử dụng nguồn lực.

Cùng với một mức chi tiêu nhất định, người tiêu dùng cũng mong muốn mua được những số lượng cao nhất của các sản phẩm khác nhau để có thể đạt được mức thỏa mãn cao nhất. Việc mong muốn mở rộng sự thỏa dụng chính là việc làm thế nào để giải bài toán cho mục tiêu cơ bản thứ hai của kinh tế học: tối đa hóa sự thỏa dụng, từ đó, thỏa mãn nhu cầu vô hạn của con người.

B

2

A

1

O

Độ dốc của đường giới hạn sản xuất Vùng không thể sản xuất

E

2

E

1

A

B

Vùng có thể sản xuất

T ô m C á

Đường giới hạn sản xuất

B

1

A

2

F

(6)

2.4 Chi phí cơ hội

Đường cong giới hạn sản xuất có chiều hướng đi xuống thể hiện rằng: trong giới hạn của một đơn vị nguồn lực, việc gia tăng sản lượng của một loại sản phẩm sẽ làm giảm sản lượng của sản phẩm thay thế. Hay nói cách khác, đường cong phản ánh giá trị của một loại sản phẩm theo sản phẩm khác. Đây chính là giá trị cơ hội hoặc giá trị của một cơ hội đã bị bỏ qua để thay thế bằng một cơ hội mới. Khi một tài nguyên được sử dụng cho một mục tiêu, chi phí cơ hội của sự lựa chọn đó là giá trị của sự lựa chọn tốt nhất đã bị bỏ qua. Khi thực hiện một sự lựa chọn, ta có thể đánh giá tính hợp lý bằng cách so sánh lợi ích mà sự lựa chọn đó tạo ra với chi phí cơ hội của nó.

2.5 Ba câu hỏi cơ bản của kinh tế

Kinh tế học nghiên cứu các vấn đề trong quá trình sản xuất và phân phối các sản phẩm, các dịch vụ; nghiên cứu ứng xử của con người trong việc lựa chọn các phương thức sản xuất, các hình thức sử dụng các nguồn lực nhằm thoả mãn nhu cầu và đòi hỏi của con người. Kinh tế học quan tâm đến tất cả các công đoạn từ sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm, kể cả hành vi của người sản xuất, sự thay đổi của thị trường và phản ứng thị hiếu của người tiêu thụ đối với một loại sản phẩm. Như vậy, nghiên cứu kinh tế nhằm trả lời các câu hỏi:

- Sản xuất cái gì?

- Sản xuất như thế nào?

- Sản xuất cho ai?

Sản xuất cái gì?

Vì nguồn lực khan hiếm nên không thể dễ dàng đáp ứng mọi nhu cầu của con người. Trong một mức nguồn lực, một trữ lượng tài nguyên hiện có, con người phải lựa chọn để sản xuất một số loại hàng hóa nhất định. Việc lựa chọn loại hàng hóa, dịch vụ gì nên được ưu tiên sản xuất sẽ được căn cứ vào nhiều yếu tố, ví dụ như cầu của thị trường, khả năng về các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp, tình hình cạnh tranh, giá cả trên thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, giá cả sẽ là tín hiệu trực tiếp nhất giúp người sản xuất quyết định sản xuất cái gì.

Câu hỏi thứ nhất này có thể được hiểu như là: "Sản phẩm và dịch vụ nào sẽ được sản xuất?". Trong nền kinh tế thị trường, sự tương tác giữa người mua và người bán vì lợi ích cá nhân sẽ xác định sản phẩm và dịch vụ nào sẽ được sản xuất. Adam Smith (1776) đã cho rằng sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất sẽ đem lại lợi ích cho toàn xã hội. Sự cạnh tranh làm cho các nhà sản xuất cung cấp các sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Trong việc tìm kiếm lợi nhuận, nhà sản xuất cố gắng cung cấp các sản phẩm có chất lượng cao hơn nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Điều này có thể giải thích tại sao người tiêu

(7)

dùng có "quyền tối thượng" xác định những sản phẩm và dịch vụ nào sẽ được sản xuất. Các hoạt động tiếp thị của các công ty lớn có thể ảnh hưởng đáng kể đến cầu tiêu dùng trong ngắn hạn. Nếu vì lý do nào đó, người tiêu dùng mong muốn tiêu dùng sản phẩm nhiều hơn, điều này sẽ làm tăng cầu. Trong ngắn hạn, sự gia tăng cầu có thể làm tăng giá cả của sản phẩm, lượng sản xuất cũng tăng lên và lợi nhuận của các công ty trong ngành cũng cao hơn. Lợi nhuận cao trong ngành sẽ hấp dẫn các công ty mới gia nhập thị trường trong dài hạn và vì vậy cung thị trường sẽ tăng lên. Sự tăng cung sẽ làm cho giá cả hàng hóa giảm xuống trong khi đó lượng bán vẫn tiếp tục tăng lên. Lợi nhuận trong ngắn hạn do sự gia tăng cầu trong ngắn hạn dần dần sẽ bị mất đi khi giá giảm xuống. Do đó, theo Adam Smith (1776), giá cả thị trường được hình thành là do “bàn tay vô hình” của thị trường can thiệp. Chương 2 sẽ giải thích rõ ràng hơn vai trò và sự tương tác giữa cung và cầu này.

Sản xuất như thế nào?

Sau khi quyết định được loại hàng hóa, dịch vụ gì nên được sản xuất, câu hỏi quan trọng thứ hai là "Sản xuất như thế nào?", tức là tìm ra phương pháp, công nghệ thích hợp cho sản xuất, và sự kết hợp hợp lý và hiệu quả giữa các nguồn lực đầu vào để sản xuất ra hàng hóa được lựa chọn. Đồng thời, giải quyết vấn đề "Sản xuất như thế nào?" cũng chính là tìm câu trả lời cho những câu hỏi sau: hàng hóa đó nên sản xuất ở đâu? sản xuất bao nhiêu? khi nào thì sản xuất và cung cấp? tổ chức và quản lý các khâu từ lựa chọn đầu vào đến tiêu thụ, phân phối sản phẩm ra sao?

Vấn đề này liên quan đến việc xác định những nguồn lực nào được sử dụng và phương pháp để sản xuất ra những sản phẩm và dịch vụ. Chẳng hạn để sản xuất ra điện, các quốc gia có thể xây dựng các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, điện gió, điện hạt nhân. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp sản xuất nào còn phải xem xét trên khía cạnh hiệu quả kinh tế - xã hội, nguồn lực và trình độ khoa học kỹ thuật của mỗi quốc gia.

Trong nền kinh tế thị trường, các nhà sản xuất vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận sẽ phải tìm kiếm các nguồn lực có chi phí thấp nhất có thể (giả định với số lượng và chất lượng sản phẩm không thay đổi). Các phương pháp và công nghệ sản xuất mới chỉ có thể được chấp nhận khi chúng giúp cho các nhà sản xuất tối thiểu hóa việc sử dụng các nguồn lực sản xuất để làm giảm chi phí sản xuất, từ đó gia tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm làm ra. Một lần nữa, "bàn tay vô hình" của thị trường (Adam Smith, 1776) dẫn dắt cách thức sử dụng nguồn lực để đem lại giá trị sử dụng cao nhất.

Trong thương mại quốc tế, một số quốc gia lựa chọn tập trung sản xuất một số hàng hóa và trao đổi với các quốc gia khác. Vấn đề này liên quan đến việc xem

(8)

xét chi phí cơ hội và bằng cách so sánh chi phí tương đối trong việc sản xuất các hàng hóa, các quốc gia sẽ tập trung vào sản xuất những loại hàng hóa có chi phí cơ hội thấp nhất và trao đổi chúng để có được các sản phẩm khác.

Sản xuất cho ai?

Sau khi xác định được loại hàng hóa, dịch vụ được sản xuất và phương pháp sản xuất các loại sản phẩm đó, nhà sản xuất còn phải trả lời câu hỏi cơ bản thứ ba là "Sản xuất cho ai?". Câu hỏi này liên quan đến việc lựa chọn người tiêu dùng và lựa chọn cách thức phân phối các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ được sản xuất ra tới tay người tiêu dùng như thế nào.

Trong nền kinh tế thị trường, thu nhập và giá cả xác định ai sẽ nhận hàng hóa và dịch vụ cung cấp. Điều này được xác định thông qua tương tác của người mua và bán trên thị trường sản phẩm và thị trường nguồn lực.

Thu nhập chính là nguồn tạo ra năng lực mua sắm của các cá nhân và phân phối thu nhập được xác định thông qua: tiền lương, tiền lãi, tiền cho thuê và lợi nhuận trên thị trường nguồn lực sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường, những ai có nguồn tài nguyên thiên nhiên, lao động, vốn và kỹ năng quản lý cao hơn sẽ nhận thu nhập cao hơn. Với thu nhập này, các cá nhân trong vai trò là người tiêu dung sẽ đưa ra quyết định nên mua loại sản phẩm nào và số lượng mua là bao nhiêu trên thị trường sản phẩm. Giá sản phẩm sẽ định hướng cách thức phân bổ nguồn lực cho những ai mong muốn trả với mức giá thị trường.

Vì nguồn lực là khan hiếm, số lượng sản phẩm và dịch vụ cung ứng cho thị trường cũng hạn chế, người tiêu dùng cũng sẽ cạnh tranh để có những sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của mình. Trong thị trường cạnh tranh tự do, sản phẩm sẽ thuộc về người có khả năng trả giá cao nhất cho sản phẩm hay dịch vụ khan hiếm.

Tuy nhiên, vấn đề này sẽ được chính phủ xem xét và điều tiết thông qua các chính sách về thuế, giá cả và trợ cấp, nhằm đảm bảo cho cả những người nghèo, khó khăn, có thu nhập thấp cũng được hưởng những thành quả từ nguồn lực của xã hội.

Vì nguồn lực là khan hiếm, người tiêu dùng cũng không thể mua tất cả các sản phẩm và dịch vụ hiện có trên thị trường. Trong mức thu nhập hữu hạn, họ phải lựa chọn để có những sản phẩm và dịch vụ thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của họ theo hai mục tiêu cơ bản của kinh tế: tối đa hóa sự thỏa dụng và tối thiểu hóa chi phí. Do đó, khi trả lời được câu hỏi “sản xuất cho ai?”, nhà sản xuất phải cung cấp cho khách hang của mình những sản phẩm có chất lượng cao nhất, với số lượng nhiều nhất và với giá cả hợp lý nhất. Sự canh tranh trong tiêu dung và cạnh tranh trong sản xuất làm cho việc áp dụng kinh tế học vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh ngày càng hấp dẫn và hữu ích hơn.

(9)

3. Các nguồn lực kinh tế

Theo các quan điểm kinh tế trước đây, các nguồn lực kinh tế bao gồm:

- Nguồn lực tự nhiên: diện tích đất đai, mặt nước - Vốn: bao gồm vốn tư bản và vốn vật chất

- Lao động: khả năng lao động, nghiệp vụ chuyên mơn của con người được sử dụng vào quá trình sản xuất

- Kỹ năng quản lý: khả năng của người lãnh đạo đơn vị kinh tế, khả năng kết hợp các nguồn tài nguyên sẵn cĩ để tạo ra những sản phẩm đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu của người tiêu dùng.

Tuy nhiên trên quan điểm của kinh tế phát triển, Ellis (2000) cho rằng bất kỳ một tổ chức hay cá nhân nào đều phát triển kinh tế và đa dạng sinh kế dựa trên năm loại nguồn lực kinh tế sau:

Hình 2. Năm loại nguồn lực kinh tế NGUỒN LỰC LAO ĐỘNG

NGUỒN LỰC TỰ NHIÊN

NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH NGUỒN LỰC VẬT CHẤT

NGUỒN LỰC XÃ HỘI

O

(10)

3.1 Nguồn Lực Tự Nhiên

‹ Nguồn lực tự nhiên gồm tất cả những nguồn lợi thuộc về tự nhiên mà người dân sử dụng để kiếm sống

‹ Nguồn lực tự nhiên hàm chứa tất cả từ những tài sản chung cho mọi người như khí hậu, nhiệt độ, không khí, sự đa dạng sinh học cho đến các tài nguyên được sử dụng trực tiếp cho sản xuất như đất đai, nguồn nước, cây trồng, vật nuôi,…

‹ Nguồn lực tự nhiên rất gần với các khái niệm rủi ro

‹ Nguồn lực tự nhiên có vai trò rất quan trọng đối với nông dân vì họ lệ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên

3.2 Nguồn Lực Tài Chính

‹ Nguồn lực tài chính thể hiện tất cả các nguồn tiền mà người dân có được để phục vụ cho cuộc mưu sinh của mình.

– vốn tự có (như tiền mặt, trang sức hay các loài gia súc có thể bán ngay để có tiền)

– vốn vay (từ ngân hàng hay bạn bè, người thân) – tiền trợ cấp

3.3 Nguồn Lực Vật Chất

‹ Nguồn lực vật chất bao gồm các cơ sở hạ tầng cơ bản, các tư liệu sản xuất giúp cho người dân có thể theo đuổi kế sinh nhai của mình

– Cơ sở hạ tầng (đường giao thông, nơi ở, nguồn cấp thoát nước, năng lượng và hệ thống truyền thông,… ) thường là các tài sản công cộng, có thể sử dụng mà không trả tiền trực tiếp

– Các tư liệu sản xuất thường do sở hữu cá nhân hay tập thể hoặc có thể được thuê mướn

‹ Việc thiếu thốn hay hạn chế trong việc tiếp cận tới các nguồn lực vật chất có thể là một yếu tố chính của đói nghèo

3.4 Nguồn Lực Lao Động

‹ Nguồn lực lao động bao gồm tất cả khả năng lao động, kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm và sức khỏe để giúp con người có thể thực hiện được

(11)

các kế sinh nhai của mình nhằm đạt được các kết quả và mục tiêu của cuộc sống

‹ Nguồn lực lao động bao gồm cả số lượng và chất lượng của đội ngũ lao động sẵn có

‹ Nguồn lực lao động là một nguồn lực tối quan trọng cho người nghèo vì có thể sử dụng các nguồn lực khác cũng như sử dụng chính nó để đạt được thành quả của cuộc sống

3.5 Nguồn Lực Xã Hội

‹ Nguồn lực xã hội của một cá nhân hay một tổ chức bao gồm các mạng lưới và sự liên kết ở các cấp khác nhau hay ở các ngành nghề khác nhau giữa những người chia sẻ cùng loại lợi ích hay có cùng loại sở thích

‹ Nguồn lực xã hội cũng có được từ quyền thành viên trong việc tham gia các hiệp hội, đoàn thể và cả các mối quan hệ với các tổ chức khác nhau trong xã hội

Cũng theo Ellis (2000), năm loại nguồn lực kinh tế cĩ tác động qua lại và chuyển hĩa lẫn nhau. Nếu một quốc gia, một tổ chức kinh tế hay một cá nhân giàu cĩ về một loại nguồn lực trong năm loại trên, quốc gia đĩ, tổ chức đĩ, cá nhân đĩ đều cĩ thể sử dụng nguồn lực đĩ để chuyển hĩa sang các loại nguồn lực khác. Tuy nhiên, hiệu quả của việc chuyển hĩa các nguồn lực và kết hợp chúng với nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh địi hỏi rất lớn vào kỹ năng quản trị, sự nhạy bén kinh tế của người lãnh đạo.

4. Phân loại kinh tế

Kinh tế học bao gồm cả kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc.

Trong khi kinh tế học thực chứng đưa ra các nhận định cĩ thể chứng minh hay bác bỏ được với các chứng cứ, số liệu và các phương pháp thống kê tốn học, kinh tế học chuẩn tắc đưa ra những nhận xét mang tính lý luận và khơng thể cưng minh hay bác bỏ được thơng qua các nghiên cứu, khảo nghiệm,…

Trong nghiên cứu kinh tế, người ta thường chia ra làm hai loại kinh tế chính, đĩ là kinh tế vi mơ và kinh tế vĩ mơ. Kinh tế vi mơ nghiên cứu về các đơn vị kinh tế cụ thể trong nền kinh tế nĩi chung. Kinh tế vi mơ tập trung vào một đơn vị kinh tế hoặc tập hợp của các đơn vị khác nhau trong nền kinh tế, liên quan đến việc nghiên cứu các mối quan hệ giữa các đơn vị sản xuất với nhau. Trong khi đĩ, kinh tế vĩ mơ quan tâm đến tồn ngành kinh tế, nghiên cứu các chức năng của hệ thống kinh tế nhằm phù hợp với các vấn đề về tăng trưởng, lạm phát, đình trệ hay

(12)

thất nghiệp ở mức độ quốc gia hoặc ở mức ngành kinh tế như nông nghiệp, thuỷ sản....

Ngày nay, kinh tế học còn được chia ra rất nhiều chuyên ngành nhỏ như:

kinh tế nông nghiệp, kinh tế ứng dụng, kinh tế phát triển, kinh tế tài nguyên môi trường, kinh tế tài chính, kinh tế ngoại thương, kinh tế lượng, chính sách kinh tế, kinh tế công…

5. Các hệ thống kinh tế

Các hệ thống kinh tế được hình thành dựa trên các hình thức sử dụng tài nguyên. Các hệ thống kinh tế không hoàn toàn phụ thuộc hoặc không cần thiết phải liên quan đến hệ thống chính trị. Hơn nưa, tất cả các hệ thống kinh tế đều phải đưa ra các quyết định về:

- Loại sản phẩm và dịch vụ nào được sản xuất - Ai sẽ liên quan đến quá trình sản xuất

- Để có các loại sản phẩm và dịch vụ đó cần sủ dụng những tài nguyên nào - Các sản phẩm làm ra được phân phối như thế nào

- Các sản phẩm và dịch vụ đó phục vụ ai.

Một hệ thống kinh tế sẽ được đánh giá thông qua việc liệu hệ thống đó có mang lại hiệu quả cao nhất trong giới hạn tài nguyên và công nghệ cho phép. Hay nói cách khác, việc sản xuất ra các loại sản phẩm phải đảm bảo có lợi và tối đa hoá phúc lợi xã hội và lợi ích cộng đồng.

(13)

Sinh thái Môi trường

Trang trại gia đình

Tiêu thụ sản phẩm

Đầu tư

Bán sản phẩm

Hình 3. Hệ thống sản xuất/hệ thống kinh tế nông nghiệp

A - Các hoạt động ngoài trang trại B - Lao động thuê

C - Mua hoặc thuê đất sản xuất

Tài nguyên thiên nhiên

Lao động gia đình

Gia súc Gia cầm Thuỷ sản Cây trồng Trang thiết bị

Sản phẩm của hệ thống sản xuất

Thị trường B

A

C

(14)

Hình 4. Hệ thống sản xuất nơng trại nhìn từ quan điểm hệ thống

6. Kinh tế thị trường và kinh tế kế hoạch

Một nền kinh tế thị trường được đặc trưng bởi một thị trường cạnh tranh hịan tồn (hay cạnh tranh tự do). Khi đĩ, giá cả các loại sản phẩm được quyết định một cách độc lập bởi “bàn tay vơ hình”, do sự tương tác giữa cung và cầu.

Nền kinh tế thị trường được đặc trưng bởi:

Lao động Nguyên

liệu Hàng tiêu dùng

Nông

hộ HTSX

Nguyên liệu CỘNG ĐỒNG QUỐC TẾ

QUỐC GIA/ MIỀN/TỈNH

CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG

Giáo dục Thông tin Kỹ Thuật

Giáo dục Thông tin

K.Nông Quỹ

tài trợ quốc tế

Ngân hàng Kỹ Thuật

Hội Nông Dân NH/

Quỹ tín dụng

Đất/nước HT Nơng trại

Chơï Thị trường

Thị trường quốc tế Chính sách thương mại toàn cầu Chính sách giá

của quốc gia

Nguyên liệu Lao

động

Nguyên liệu Thị

trường Lao động

Nhân lực quốc

tế

(15)

- Khách hàng là thượng đế, khách hàng có quyền lợi tối cao. Tiềm lực kinh tế của khách hàng quy định cầu và quy định mức độ sản xuất

- Nguồn lợi được sử dụng hợp lý và có hiệu quả. Việc cạnh tranh sống còn sẽ thúc đẩy các nhà sản xuất đưa ra các loại sản phẩm với giá cả rẻ hơn trên thị trường và giảm lợi nhuận đến mức thấp nhất.

- Đảm bảo chắc chắn khía cạnh tự do kinh tế, kinh tế thị trường đòi hỏi mức độ tương đối cao về tính độc lập của mỗi đơn vị sản xuất cũng như mức độ lựa chọn về kinh tế. Người tiêu dùng hay nhà sản xuất đều có thể tự do quyết định số lượng mua hay sản lượng cung cấp của sản phẩm. Trong kinh tế thị trường, quyết định sản xuất được xác định dựa trên tài nguyên sẵn có, thị hiếu, sức mua của người sử dụng và giá cả trên thị trường.

Trong nền kinh tế kế hoạch (hay còn gọi là kinh tế tập trung), các nhà hoạch định chính sách, các nhà lập kế hoạch quyết định sản xuất các loại sản phẩm và phân phối cho người sử dụng.

Giữa hai nền kinh tế tập trung và kinh tế thị trường có rất nhiều hệ thống kinh tế khác, gọi là các hệ thống kinh tế kết hợp.

7. Các hệ thống kinh tế kết hợp

Một nền kinh tế kết hợp được thể hiện bởi các hoạt động kinh tế tự do của các đơn vị sản xuất. Tuy nhiên, các quyết định sản xuất đôi khi được đưa ra từ các cơ quan trung ương hoặc cấp trên. Trong các nền kinh tế kết hợp, các quyết định về nhà xưởng, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ công cộng được quyết định và tiến hành bởi nhà nước trung ương. Chính phủ có thể đứng ra mua và trang bị tới trên 50% tổng số tài sản của đơn vị sản xuất, đặc biệt đối với các ngành kinh tế lớn như khai thác mỏ, cơ khí chế tạo. Điều đó thể hiện chính phủ vẫn duy trì một mức độ nào đó quyền điều hành đối với các đơn vị sản xuất. Chính phủ, trong thời kỳ kinh tế chuyển đổi, thường khuyến khích phân phối đều thu nhập trong xã hội và cung cấp khung pháp lý phù hợp với nền kinh tế tự do.

8. Chức năng của hệ thống kinh tế

8.1. Quyết định loại sản phẩm sản xuất: Liên quan đến việc đánh giá và xác định nhu cầu, đòi hỏi của xã hội. Xác định được đâu là nhu cầu quan trọng nhất, mức độ nào thì thoả mãn được các nhu cầu.

- Kinh tế phải đưa ra được các phương pháp xácđịnh giá trị đối với mỗi loại sản phẩm và dịch vụ mà nó có thể được chấp nhận bởi xã hội cũng như thể hiện được nhu cầu của xã hội đối với mỗi loại sản phẩm và dịch vụ mà họ có thể sản xuất.

(16)

- Giá trị của mỗi loại sản phẩm được định lượng bởi giá của nó trên thị trường và được xác định bởi người mua.

- Sản phẩm càng được đòi hỏi nhiều, nhu cầu càng cao thì người mua càng sẵn sàng bỏ tiền ta mua và mua với giá cao hơn. Trong khi đó, lượng cung của một sản phẩm càng lớn thì giá sản phẩm đó càng thấp hơn.

- Điều này cho phép ta quyết định sản xuất một loại sản phẩm nào đó dựa vào thị trường. Người tiêu thụ có thu nhập cao hơn thường ảnh hưởng đến cơ cấu giá cả nhiều hơn so với những người có thu nhập thấp. Nhưng nhiều người có thu nhập thấp trong xã hội (độ lớn của thị trường) cũng quyết định cơ cấu giá cả. Hay nói cách khác, hộ lớn của thị trường cũng quan trọng như là giá cả.

8.2. Quản lý sản xuất: Liên quan đến việc sử dụng tài nguyên cho các hoạt động sản xuất

- Hệ thống giá cả trong nền kinh tế tự do quyết định việc tổ chức sản xuất - Khái niệm hiệu suất thể hiện mối quan hệ giữa nguyên liệu sản xuất và sản

phẩm. Hiệu suất kinh tế được đánh giá trong quan hệ tiền tệ đó là lợi ích lớn hơn và chi phí thấp hơn.

- Nguyên liệu (tài nguyên) được sử dụng theo chiều hướng đạt được hiệu suất kinh tế tối đa

8.3. Phân phối sản phẩm: Việc phân phối sản phẩm được hình thành cùng với việc quyết định sản xuất loại sản phẩm gì và tổ chức sản xuất như thế nào.

- Thu nhập của một đơn vị sản xuất phụ thuộc vào

o Lượng các nguyên liệu (tài nguyên) đưa vào sản xuất o Giá nguyên liệu

o Giá trị lao động

- Phân phối thu nhập phụ thuộc vào phân phối quyền sử dụng các tài nguyên trong nền kinh tế và mức độ sử dụng các tài nguyên này vào sản xuất để tạo ra các sản phẩm phục vụ thị hiếu của người sử dụng ở mức giá cao nhất.

- Chênh lệch về thu nhập là do việc sử dụng không đồng đều và không phù hợp các tài nguyên vào sản xuất.

- Việc sở hữu các tài sản, tài nguyên trong xã hội sẽ được điều chỉnh thông qua các chính sách thuế, trợ cấp, thay đổi về mặt thể chế, cải cách ruộng đất...

8.4. Điều chỉnh ngắn hạn: Một hệ thống kinh tế phải có khả năng cung cấp và điều chỉnh sản phẩm trong giai đoạn các dịch vụ cung cấp không thể thay đổi.

Ví dụ, sản phẩm thủy sản được sản xuất theo mùa vụ và nguồn sản phẩm chỉ có trong một thời gian nhất định, do vậy trước tiên, sản phẩm phải được cung cấp đều cho tất cả mọi đối tượng sử dụng. Sau đó, sản phẩm phải được rải đều qua các giai đoạn thời gian đến lần thu hoạch tiếp theo.

(17)

8.5. Duy trì và tăng trưởng kinh tế: Mọi hệ thống kinh tế phải có khả năng duy trì và mở rộng khả năng sản xuất.

- Duy trì - Giữ vững khả năng và nhịp độ sản xuất ở giai đoạn suy giảm giá trị tư liệu sản xuất (thời kỳ khấu hao)

- Mở rộng - Tiếp tục tăng về loại sản phẩm và lượng tài sản quốc gia cùng với việc phát triển công nghệ.

Câu hỏi ôn tập

1. Nêu và phân tích khái niệm các khái niệm kinh tế 2. Nguồn gốc của hai mục tiêu cơ bản của kinh tế là gì?

3. Phân tích vai trò của các nguồn lực kinh tế trong việc phát triển thủy sản.

4. Vì sao nguồn lực xã hội được xem là một nguồn lực kinh tế quan trọng?

5. Dựa vào môn thủy sản đại cương đã học, nêu các khái niệm về thủy sản.

6. Vì sao sinh viên ngành thủy sản nên học thêm các môn học kinh tế?

(18)

Chương 2. CUNG, CẦU VÀ GIÁ CẢ THỦY SẢN

Hai yếu tố quan trọng tác động đến các quyết định sản xuất kinh doanh là cung và cầu. Hai yếu tố này liên quan chặt chẽ đến 3 câu hỏi cơ bản của kinh tế là: sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Và sản xuất như thế nào?

I. Cầu và đường cầu

Nhu cầu hay nhu cầu tiêu dùng hay còn được gọi là sở thích tiêu dùng. Trong kinh tế học, nhu cầu nếu không có khả năng tài chính để đáp ứng sở thích tiêu dùng đó không thể gọi tắt là cầu. Cầu của một loại sản phẩm được thể hiện ở những số lượng mà người người tiêu dùng muốn mua và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau, trong điều kiện tất cả các yếu tố khác ảnh hưởng đến nhu cầu đều không đổi. Cầu về sản phẩm của cả một ngành là tổng cầu của từng loại sản phẩm. Cầu thị trường đối với 1 loại sản phẩm là toàn thể cầu của các cá nhân người tiêu dùng trong toàn thị trường cộng lại. Cầu của tất cả các sản phẩm và dịch vụ trên thị trường trong một nền kinh tế gọi là tổng cầu.

Có hai yếu tố xác định một người thma gia vào thị trường hàng hóa có thể trở thành người mua chứ không phải người đi ngắm hàng là:

1. Thị hiếu. Thị hiếu bao gồm khẩu vị và sự ưa thích. Yếu tố này quyết định người tiêu dùng có sẵn sàng chi tiền để mua món hàng đó hay không. Nếu món hàng đó rẻ thì có thể mua chúng hoặc cũng có thể không thèm đếm xỉa nếu được cho không. Trong trường hợp sau, cầu bằng không.

2. Khả năng chi trả. Khẩu vị và sự ưa thích chưa đủ để thúc đẩy người đi mua sắm trở thành người mua hàng. Món hàng hợp khẩu vị nhưng lại giá lại quá cao; khách hàng không thể mua. Như vậy, cầu trong trường hợp này cũng là không.

Như vậy, cầu xoay quanh hai yếu tố: ý muốn mua và khả năng tài chính để mua.

Lượng cầu là số lượng mà khách hàng sẵn sàng mua, nghĩa là sẵn lòng trả tiền mua khi hàng hóa có sẵn, trong một thời điểm nhất định. Mối quan hệ giữa lượng cầu và giá sản phẩm thường là tỷ lệ nghịch. Khi giá tăng, lượng cầu sẽ giảm và ngược lại.

Đường cầu của một loại sản phẩm trên trục tọa độ Giá và Lượng thể hiện những số lượng mà người người tiêu dùng muốn mua và có khả năng mua sản phẩm đó ở các mức giá khác nhau. Từ mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa lượng cầu và giá, đường cầu có hình dáng đi xuống và độ dốc âm (Hình 3).

Ví dụ: Quan hệ giữa giá cá và lượng cá bán

Giá cá trên thị trường (đồng) Lượng cá được mua (kg)

15000 6

14000 10

13000 18

12000 28

11000 40

(19)

Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu

- Dân số. Dân số tăng cao dẫn đến cầu thị trường tăng, tổng cầu tăng do số lượng người sẵn sàng mua gia tăng.

- Thu nhập của người tiêu thụ. Giả sử giá hàng hóa không thay đổi, thu nhập của người dân càng cao, nhu cầu càng lớn. Ví dụ: Tôm sú trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, thu nhập tăng có thể làm giảm nhu cầu đối với hàng hóa thứ cấp. Ví dụ: cá tra Việt Nam tại thị trường Mỹ.

- Giá các loại sản phẩm thay thế khác (thịt gà, thịt heo,…). Khi giá của các mặt hàng thực phẩm thay thế gia tăng, cầu về thủy sản tăng. Ví dụ: trong thời điểm heo, gà, vịt bị dịch bệnh, giá thịt tăng dẫn đến nhu cầu thủy sản tăng.

- Phong tục tập quán, tín ngưỡng. Ví dụ: Cầu về cá chép tăng nhanh trong ngày 23 tháng Chạp âm lịch.

- Các yếu tố khác như tiếp thị, khuyến mãi,…Tiếp thị có thể là tăng cầu trong ngắn hạn.

- Sự kỳ vọng về giá của mặt hàng trong tương lai.

II. Cung và đường cung

Cung là lượng sản phẩm mà nhà sản xuất sẵn sàng sản xuất và bán ra thị trường ở các mức giá khác nhau. Lượng cung là số lượng hàng hóa mà người bán sẵn sàng bán trong một thời kỳ nhất định. Lượng cung của toàn ngành là tổng sản phẩm của các nhà sản xuất. Mối quan hệ giữa cung và giá thường tỷ lệ thuận. Cung thường tăng khi giá sản phẩm trên thị trường tăng. Tuy nhiên, trong thủy sản, đặc biệt là trong lĩnh vực khai thác thủy sản. Khi giá sản phẩm thủy sản tăng, lượng thủy sản được khai thác và bán ra thủy sản sẽ tăng. Tuy nhiên, đến một ngưỡng chịu đụng nào đó, khi tài nguyên thủy sản không thể tái phục hồi kịp để bù cho lượng thủy sản bị khai thác (hay còn gọi là bị lạm thác), khi giá sản phẩm tăng, lượng cung sẽ ngày càng giảm.

Hình 3. Đường cầu, đường cung và giá cân bằng Sự hình thành giá cân bằng trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn

Giá

Lượng

Cầu Cung

P0

P1

Q0 Q2

Q1

A

(20)

Hai đường cung và cầu gặp nhau tại điểm cân bằng A. Có nghĩa là tại thời điểm giá P0, khách hàng mong muốn mua 1 lượng sản phẩm bằng chính lượng sản phẩm mà nhà sản xuất mong muốn bán ra. Giá P0 được gọi là giá cân bằng và lượng q0 gọi là lượng cân bằng.

Khi giá tăng từ P0 đến P1, khách hàng sẽ mua 1 lượng q1 nhưng nhà sản xuất lại mong muốn bán ra lượng q2. Như vậy, cung sẽ vượt cầu, từ đó làm cho giá sản phẩm trên thị trường giảm.

Ngược lại, khi nhu cầu 1 loại sản phẩm trên thị trường tăng và vượt quá khả năng cung, giá sản phẩm đó trên thị trường sẽ tăng lên. Trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn, tại thời điểm giá cân bằng P0 thì không có sự khan hiếm hoặc dư thừa sản phẩm trên thị trường và thị trường luôn luôn ở trạng thái cân bằng. Sự thay đổi cầu và cung sẽ hình thành một mức giá cân bằng mới và lượng cân bằng mới.

III. Độ co giãn

Có 3 loại co giãn bao gồm co giãn theo giá, co giãn theo thu nhập, và co giãn chéo.

1. Co giãn của cầu theo giá (Ep)

Độ co giãn là mức độ phản ứng của đường cung và đường cầu đối với sự thay đổi của giá sản phẩm trên thị trường. Quy luật cầu cho biết lượng sản phẩm được mua sẽ tăng nếu giá giảm và ngược lại. Tuy nhiên, mức độ tăng (giảm) của lượng cầu khi giá giảm (tăng) một phần trăm sẽ được thể hiện qua độ co giãn của cầu theo giá (price elasticity - Ep). Như vậy,

∆Q ∆P Ep = (% thay đổi lượng cầu)/(% thay đổi giá) = (---)/(----)

Q P

Tại mức giá trung bình (Ptb), và lượng cầu trung bình (Qtb), ta có ∆Q ∆P

Ep = (---)/(----) = (∆Q/Qtb) x (Ptb/∆P) = (∆Q/∆P) x (Ptb/Qtb) Q P

Nhu cầu về 1 loại sản phẩm được gọi là co giãn khi giá trị tuyệt đối của Ep lớn hơn 1. Trong trường hợp này khi có sự giảm nhẹ về giá, lượng tiêu thụ trên thị trường tăng ở mức độ phần trăm lớn hơn mức độ phần trăm giảm giá. Do vậy, người sản xuất sẽ thu được lợi nhuận cao hơn và người mua phải trả với giá thấp hơn.

Ví dụ: Với giá cá là 6.000 đồng/kg, lượng cá tiêu thụ là 40kg và thu nhập mang lại là 240.000 đồng. Khi giá giảm xuống còn 4.000, lượng cá bán ra tăng lên đến 80kg, thu nhập mang lại là 320.000.

(21)

Co giãn do giá Ep tại thời điểm này là:

80 – 40 4.000 – 6.000

Ep = --- / --- = 0.67/0.40 = 1.68 80 + 40 4.000 + 6.000

--- ---

2 2

Nhu cầu về 1 loại sản phẩm được coi là không co giãn khi giá trị tuyệt đối của Ep

nhỏ hơn 1. Trong trường hợp này phần trăm tăng trong nhu cầu về 1 loại sản phẩm sẽ thấp hơn phần trăm giảm giá.

Ví dụ: khi giá cá rô phi giảm từ 6.000 đồng/kg xuống 4.000 đồng/kg, lượng cầu của sản phẩm tăng từ 50kg lên 60kg, tổng thu của nhà sản xuất giảm từ 300.000 đồng (6.000 x 50) xuống còn 240.000 đồng (4.000 x 60). Co giãn do giá Ep tại thời điểm này là:

(60-50)/[(60+50)/2]

Ep = --- = 0.18/0.4 = 0.45 (6.000 – 4.000)/[(6.000 + 4.000)/2]

4.000 6.000 4.000 6.000

40 80

P

Q

P P

(22)

Khi giá trị tuyệt đối của Ep bằng 1, nhu cầu về 1 loại sản phẩm có thể coi là co giãn đồng nhất hay co giãn theo đơn vị. 1% thay đổi về giá sẽ dẫn đến 1% thay đổi theo tỷ lệ nghịch về lượng cầu.

Ví dụ: Tại giá 30.000 đồng có 20kg cá được mua (tổng thu 30.000 x 20 = 600.000 đồng), khi giá giảm xuống còn 20.000 đồng, sẽ có 30kg cá được mua (tổng thu 20.000 x 30 = 600.000 đồng). Co giãn do giá tại giá trị trung bình sẽ là:

(30.000 – 20.000)/[(30.000 + 20.000)/2]

Ep = --- = 0.4/0.4 = 1

(3-2)/[(3+2)/2]

Nhu cầu về 1 loại sản phẩm được coi là co giãn hoàn hảo khi Ep = ∞. Lúc này, toàn bộ lượng tăng về cung sẽ được thị trường tiêu thụ tại một mức giá cố định và thu nhập mang lại tăng dần do lượng sản phẩm bán ra tăng.

Ví dụ: Tại mức giá 40.000 đồng/kg, một nông dân bán được 40kg cá tai tượng, doanh thu của ông ta là 40.000 x 40 = 1.600.000 đồng. Doanh thu của ông ta sẽ tăng lên 3.200.000 khi có 80kg bán được dù vẫn giữ mức giá ở 40.000 đồng/kg.

Co giãn của đường cầu do giá tại giá trị trung bình sẽ là:

(80 – 40)/(80+40)/2 Ep = --- = ∞

0

Khi độ co giãn của cầu theo giá Ep = 0, nhu cầu về 1 loại sản phẩm được coi là không co giãn hoàn toàn. Lượng cầu hoàn toàn không thay đổi do sự thay đổi của giá.

Ví dụ, lượng sản phẩm bán được là 60kg cá, không thay đổi khi giá cá thay đổi từ 30.000 đồng/kg lên 60.000 đồng/kg. Co giãn do giá tại giá trị trung bình sẽ là

0

Ep = --- = 0 (60.000 – 30.000)/[(60.000+30.000)/2]

20 30

30.000

P

Q

20.000

(23)

Nếu như mục tiêu của nuôi thủy sản là nhằm đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của con người, những loài cá có độ co giãn theo giá cao sẽ được lựa chọn trước. Đó thường là những loài cá được người mua ưa chuộng Ví dụ: cá hồi, cá mú, tôm, cua,... Nhà sản xuất nên cố gắng gia tăng sản lượng thông qua việc tăng hiệu suất sản xuất và giảm chi phí. Tại một thời điểm nhất định, các nhà sản xuất nên tăng cường các hoạt động tiếp cận thị trường, nâng cấp các phương tiện vận chuyển và chế biến. Nếu như những loài cá không được ưa chuộng vẫn được lựa chọn để nuôi nhằm nâng cao giá trị dinh dưỡng của cộng đồng, thì các quyết định trên hoàn toàn không có giá trị. Hoạt động nuôi cá lúc này cần phải được hỗ trợ, trợ cấp cùng với các hoạt động tạo thị trường, nâng cao hiểu biết của người sử dụng, cải thiện sự hấp dẫn của sản phẩm,…

2. Độ co giãn của đường cầu theo thu nhập (Ei)

Độ co giãn của đường cầu theo thu nhập là tỷ lệ phần trăm thay đổi lượng cầu của một sản phẩm nào đó do 1% thay đổi của thu nhập tạo ra trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Về mặt toán học, độ co giãn theo thu nhập được thể hiện như sau:

Ei = (∆Q/Q)/(∆Y/Y)

Thông thường người ta cũng tính toán theo giá trị trung bình

Ei = (∆Q/Qtb)/(∆Y/Ytb) = (∆Q/Qtb) x (Ytb/∆Y) = (∆Q/∆Y) x (Ytb/Qtb) Khi Ei > 1, nhu cầu về 1 sản phẩm được gọi là co giãn, trong trường hợp này việc tăng thu nhập của người dân đó làm tăng đáng kể nhu cầu mua sản phẩm đó. Những sản phẩm có độ co giãn theo thu nhập lớn hơn 1 thường là những sản phẩm cao cấp, những sản phẩm mới xuất hiện trên thị trường.

Khi 0 < Ei < 1, nhu cầu về sản phẩm không co giãn, việc tăng thu nhập không làm thay đổi nhiều nhu cầu một sản phẩm nào đó. Những sản phẩm này còn gọi là sản phẩm thông thường.

Khi Ei < 0, trong một số trường hợp đặc biệt, nhu cầu sản phẩm có độ co giãn âm, có nghĩa càng tăng thu nhập, càng giảm nhu cầu mua. Những sản phẩm này được gọi là sản phẩm thứ cấp, hay sản phẩm rẻ tiền.

Trong NTTS, sản phẩm có độ co giãn theo thu nhập cao là những loài cá (sản phẩm) tiềm năng cho phát triển hơn những sản phẩm không co giãn theo thu nhập. Trong NTTS, những loài có co giãn âm thường được coi là những loài “cấp thấp”, rẻ tiền.

Những sản phẩm này ít tiềm năng phát triển khi nền kinh tế phát triển nhưng nhu cầu của chúng sẽ tăng cao khi nền kinh tế bị đình trệ hay suy thoái.

(24)

3. Độ co giãn chéo (Ec)

Độ co giãn chéo là lượng phần trăm thay đổi trong nhu cầu của một sản phẩm do 1% thay đổi về giá của một sản phẩm khác, trong khi các yếu tố khác không thay đổi. Về mặt toán học nó được thể hiện như sau:

Ec = (∆Q/Q)/(∆Ps/Ps) Ps : Giá của sản phẩm khác

Ec > 0 khi hai sản phẩm có thể thay thế cho nhau trên thị trường Ec < 0 khi hai sản phẩm bổ sung cho nhau

Nếu 2 sản phẩm ít có quan hệ với nhau thì Ec tiến gần đến giá trị 0.

Cạnh tranh và thay thế trên thị trường nguồn lực sản xuất quan trọng quyết định nhu cầu của 1 sản phẩm trên thị trường. Sản phẩm NTTS cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm khác như sản phẩm đánh bắt tự nhiên, các loại thực phẩm khác như thịt gà, thịt heo.

Việc giảm giá các sản phẩm khác (sản phẩm thay thế) sẽ làm cho nhu cầu về cá giảm đi.

Bài tập

Bài tập 1. Xem xét hai bảng số liệu sau B2.1 Sản lượng thủy sản của thế giới và Mỹ

Năm Thế giới USA Năm Thế giới USA

1950 21.1 2.6 1977 68.9 3

1951 23.5 2.4 1978 70.4 3.4

1952 25.1 2.4 1979 71.1 3.5

1953 25.9 2.7 1980 72 3.6

1954 27.6 2.8 1981 74.8 3.8

Thu nhập Không co giãn Ei < 1

Co giãn Ei > 1

Lượng sản phẩm

(25)

1955 28.9 2.8 1982 77.2 4

1956 30.8 3 1983 78 4.3

1957 31.7 2.8 1984 84.2 4.8

1958 33.3 2.7 1985 86.5 4.8

1959 36.9 2.9 1986 92.2 4.9

1960 40.2 2.8 1987 94.87 6

1961 43.6 2.9 1988 99.47 5.96

1962 44.8 3 1989 100.62 5.78

1963 46.6 2.8 1990 97.84 5.87

1964 51.9 2.6 1991 97.45 5.49

1965 53.2 2.7 1992 100.6 5.6

1966 57.3 2.5 1993 104.36 5.94

1967 60.4 2.4 1994 112.92 5.93

1968 63.9 2.5 1995 116.77 5.64

1969 62.7 2.5 1996 120.56 5.39

1970 65.6 2.8 1997 122.99 5.42

1971 66.1 2.9 1998 118.23 5.15

1972 62 2.8 1999 127.22 5.23

1973 62.7 2.8 2000 131 5.17

1974 66.5 2.8 2001 130.65 5.42

1975 66.4 2.8 2002 132.99 5.43

1976 69.8 3 2003 132.2 5.42

Source http://faostat.fao.org/faostat/

B2.2 Giá và nhu cầu thịt gà và thịt bò ở Mỹ 1960-95

Gà Bò

Thời kỳ năm Lượng cầu Giá Lượng cầu Giá

Price Ratio (lbs/người) (usd/lb) (lbs/người) (usd/lb)

1 1966-70 45.50 1.00 110.00 2.40 2.40

2 1971-75 48.50 1.00 114.20 2.60 2.60

3 1976-80 54.40 0.80 115.40 2.40 3.00

4 1981-85 64.00 0.70 105.40 2.20 3.14

5 1986-90 79.80 0.70 101.70 2.00 2.86

6 1991-95 95.80 0.60 95.10 2.00 3.33

Nguồn: USDA, ERS.

Giả sử thị trường thực phẩm của thế giới và của Mỹ là cạnh tranh hoàn hảo

(26)

1) Nhu cầu thủy sản của thế giới thay đổi trong khoảng thời gian nào?

2) Nhu cầu thịt bò ở Mỹ thay đổi theo giá của thịt gà. Bạn có đồng ý không? Tại sao và tại sao không?

3) Vẽ đường cầu và tính độ co giãn của đường cầu của thịt gà và thịt bò ở Mỹ ở các giai đoạn khác nhau.

4) Nhu cầu thủy sản ở Mỹ có thay đổi theo giá thịt bò và thịt gà không? Tại sao?

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Do đó, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp tài chính hỗ trợ hộ ngư dân phát triển hoạt động khai thác thủy sản ở Việt Nam” làm luận án tiến sĩ

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài chúng tôi đã đề xuất ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện Đại Từ đó là: Thành lập các

Trong nghiên cứu này chúng tôi đã phân lập và tuyển chọn được 3 chủng vi khuẩn nitrat hóa (AO 10 , NO 2 và NO 6 ) có tiềm năng ứng dụng xử lý nước trong nuôi trồng

Trường Đại học Kinh tế Huế.. Sản xuất tinh dầu tràm và hiệu quả kinh tế ... Sản xuất tinh dầu tràm... Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất tinh

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp hạch toán tăng trưởng để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố sản xuất đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bắc Ninh, từ đó

Quá trình nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm đồ uống từ gạo lứt nẩy mầm giàu dinh dưỡng thì việc lựa chọn nguyên liệu thích hợp rất quan trọng, mỗi một giống thóc có đặc

Tác giả Đinh Tuyết Diệu 2011 nghiên cứu đề tài “kế toán quản trị chi phí sản xuất tại Công ty Cổ Phần XNK Lam Sơn” đã đánh giá được thực trạng kế toán quản trị chi phí sản xuất tại Công

Tóm tắt nội dung môn học: Đối tượng nghiên cứu của môn học là những vấn đề về nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá như: lựa chọn phương thức giao dịch, đàm phán ký kết hợp