• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi thử THPT quốc gia môn Ngữ Văn - Đề 23 - File word có lời giải chi tiết | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề thi thử THPT quốc gia môn Ngữ Văn - Đề 23 - File word có lời giải chi tiết | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Lovebook.vn (Đề thi có 02 trang)

ĐỀ THI THỬ THPTQG NĂM 2019

CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC – ĐỀ 23 Môn thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh:...

Số báo danh:...

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi:

(1) ... Ai cũng biết, người biết suy nghĩ phải trái, biết lý lẽ là những người không sổng tùy tiện. Mọi lời nói, suy nghĩ và việc làm của họ luôn hướng tới cái hay, cái đẹp; hướng tới lợi ích bản thân trong mối quan hệ với lợi ích chung của những người xung quanh. Cách sống đó là món trang sức quý giá nhất mà mỗi người tự trang bị cho mình thông qua học vấn, cụ thể là từ việc đọc sách.

(2) Đọc sách thể dục thể thao, chúng ta biết rèn luyện sức khỏe dẻo dai bền bỉ hơn. Đọc sách triết học, chúng ta nhận ra những quy luật và những diễn biến ý thức hệ trong cuộc sống, từ đó hình thành cách nhìn và cách nghĩ của bản thân. Đọc sách vật lý chúng ta hiểu biết về quy luật vận động của thế giới tự nhiên hơn, từ đó ứng dụng vào cuộc sống. Đọc sách văn học để hình thành cảm xúc, thái độ hợp lý trước mọi cảnh ngộ, cuộc đời; xây dựng đời sống hài hòa, nhân văn, có chiều sâu... Tóm lại, sách đem đến cho con người một cuộc sống tốt đẹp, hòa hợp giữa bản thân với cộng đồng, môi trường xung quanh, xã hội và cả nhân loại.

(3) Dĩ nhiên, những điều được trình bày phía trên không phải là tất cả những lợi ích mang lại của việc đọc sách. Chúng ta còn có thể thấy, người đọc nhiều sách có kiến thức sâu rộng, hội tụ nhiều năng lực, lời nói có cơ sở và có uy tín nên được mọi người lắng nghe, xem trọng... Nhưng ai cũng biết, đọc sách trước tiên là để giúp mình sống tốt hơn.

(Trích Lợi ích của việc đọc sách – Theo www.ttn.php/16) Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên?

Câu 2: Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?

Câu 3: Chỉ ra “Cách sống đó” được tác giả đề cập trong đoạn (1).

Câu 4: Anh (chị) hãy giải thích ngắn gọn thực trạng: đọc sách chưa phải là lựa chọn hàng đầu của người trẻ hiện nay.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu ra ở phần đọc hiểu: Đọc sách trước tiên là để giúp mình song tốt hơn.

Câu 2 (5,0 điểm): Nhận xét về bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, có ý kiến cho rằng “Bài thơ gợi lên sự phong phú trong tâm hồn người con gái đang yêu: vừa nồng nhiệt vừa dè dặt, vừa tin tưởng vừa hoài nghi” (Dẫn theo Sách Giáo viên - Ngữ Văn Nâng cao 12, tập một, NXB Giáo dục, 2007, tr.118).

Anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua đoạn thơ sau:

Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

(2)

Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức

Dẫu xuôi về phương bắc Dẫu ngược về phương nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh – một phương

Ở ngoài kia đại dương Trăm nghìn con sóng đó Con nào chẳng tới bờ Dù muôn vời cách trở

Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa

Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ.

(Trích Sóng, Xuân Quỳnh, Ngữ Văn 12, tập một, NXB Giáo dục 2010, tr.155-156) --- HẾT ---

Thí sinh không được sử dụng tài liệu! Phụ huynh, thầy cô và đồng đội vui lòng không giải thích gì thêm.

Lovebook xin cảm ơn!

CHÚC CÁC EM LÀM BÀI TỐT!

(3)

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I. ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm):

Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận/phong cách chính luận.

Câu 2 (0,5 điểm):

Thao tác lập luận phân tích/thao tác phân tích/lập luận phân tích/phân tích.

Câu 3 (1,0 điểm):

Học sinh căn cứ vào nội dung văn bản để đưa ra giải thích phù hợp. Gợi ý:

“Cách sống đó” được tác giả đề cập trong đoạn (1) là: Cách sống của người biết suy nghĩ phải trái, biết lý lẽ là những người không sống tùy tiện. Mọi lời nói, suy nghĩ và việc làm của họ luôn hướng tới cái hay, cái đẹp; hướng tới lợi ích bản thân trong mối quan hệ với lợi ích chung của những người xung quanh.

Câu 4 (1,0 điểm):

STUDY TIP Cần triển khai các ý chính sau:

- Sự phát triển của công nghệ số (3.0 - 4.0);

- Sở thích, thói quen, gu thưởng thức thẩm mĩ thay đổi theo thời đại;

- Những hạn chế, bất cập của thị trường sách.

Học sinh có thể đưa ra nhận xét theo quan điểm của bản thân, đảm bảo tính hợp lí, thuyết phục. Gợi ý:

- Áp lực công việc, không còn thời gian rảnh rỗi để đọc sách, sử dụng các phương tiện khác sẽ nhanh và tiện ích hơn;

- Sự phát triển của công nghệ thông tin, công nghệ điện tử số làm cho hình thức và phương thức đọc sách có nhiều thay đổi việc đọc sách không nhất thiết là đọc các trang in mà giới trẻ có thể đọc những trang sách điện tử bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu;

- Sự phát triển rầm rộ của các ngành công nghệ giải trí với những chương trình mới lạ, đặc sắc thu hút giới trẻ (theo khảo sát nhanh cỏ tới 41,7% bạn trẻ trả lời là lên mạng, 20% xem phim, 16,7% nghe nhạc và chỉ cỏ 15% trả lời là đọc sách);

- Lối sống dễ dãi, yêu thích những thú vui tầm thường, chỉ nghiêng về bình diện giải trí: facebook, fan cuồng thần tượng, phim kinh dị, thậm chí những ấn phẩm có nội dung đồi trụy...

- Các nhà xuất bản chạy theo lợi nhuận xuất bản nhiều loại sách kém chất lượng nhưng được phát hành ồ ạt làm mất niềm tin và tình yêu vào sách...

II. LÀM VĂN (7,0 điểm):

Câu 1 (2,0 điểm):

1. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn (0,25 điểm)

Có thể trình bày đoạn văn theo nhiều cách: diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành...

2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận(0,25 điểm):

Giá trị của việc đọc sách.

3. Triển khai vấn đề nghị luận (1,0 điểm):

STUDY TIP

(4)

Cần triển khai các ý chính:

- Sách là kho tàng tri thức, văn hóa của nhân loại. Con người đọc sách cũng đồng nghĩa với việc tiếp thu vốn tri thức và văn hóa khổng lồ cho bản thân;

- Sách giúp con người được thư giãn;

- Sách làm giàu có tâm hôn và phát triển các kỹ năng sống

Có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ được suy nghĩ về việc lựa chọn cách sống vì cá nhân hay vì cộng đồng. Tham khảo các gợi ý sau:

- Sách giúp con người được thư giãn

Cuộc sống, công việc, học tập vốn tồn tại nhiều căng thẳng, áp lực, mệt mỏi. Những lúc như vậy, chúng ta sẽ tìm đến các hình thức giải trí khác nhau để giải tỏa bớt đi những cảm xúc tiêu cực của bản thân. Mỗi cá nhân sẽ có mỗi cách khác nhau để “đặc trị” căng thẳng, mệt mỏi của bản thân. Có những người lựa chọn vận động bằng các hoạt động thể chất, có những người về với gia đình để tình yêu thương xua tan đi nỗi bực dọc;

có những người chọn tìm đến những người bạn thân để trút hết nỗi tâm sự; có những người xem phim; nhưng cũng có những người lại lựa chọn đọc sách bên tách cà phê ấm sau một ngày ngược xuôi ở bên ngoài thế giới rộng lớn...

4. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm):

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt.

5. Sáng tạo (0,25 điểm):

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

Câu 2 (5,0 điểm)

STUDY TIP

Đây là dạng bài nghị luận một ý kiến bàn vé tác phẩm vãn học. Yêu cầu:

- Đọc kỹ ý kiến, xác định yêu cầu nội dung cần bàn luận, đánh giá;

- Phân tích, chứng minh qua đoạn thơ;

- Phần kết bài ngoài việc khẳng định giá trị của ý kiến, cần đánh giá, khẳng định giá trị của tác phẩm.

1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (0,25 điểm):

Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Ket bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề;

phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.

2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):

Sự phong phú trong tâm hồn người con gái đang yêu: vừa nồng nhiệt vừa dè dặt, vừa tin tưởng vừa hoài nghi.

3. Triển khai vấn đề nghị luận:

STUDY TIP Hướng triển khai:

- Đặc trưng của hồn thơ Xuân Quỳnh: hồn hậu, chân thành giàu trực cảm, da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường;

- Nội dung chủ đạo: Cảm xúc mãnh liệt, nồng nàn khi sống trong tình yêu và những dự cảm lo âu về sự

(5)

mong manh khó bền chặt của hạnh phúc trước biển đời. Từ đó xây dựng ý thức giữ gìn, trân trọng;

- Sáng tạo hình tượng nghệ thuật hấp dẫn: sóng và em, trong đó sóng biểu tượng cho tâm hồn người con gái khi yêu, em là cái tôi Xuân Quỳnh luôn tha thiết, mãnh liệt trong tình yêu và ý thức sống.

Cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp dẫn chứng và lí lẽ.

a. Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm):

Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ tiêu biểu của thơ ca Việt Nam hiện đại. Thơ của chị là tiếng nói nhân hậu, thủy chung, giàu trực cảm và da diết khát vọng hạnh phúc đời thường. Sóng là bài thơ được làm năm 1967 nhân chuyến đi thực tế ở biển Diêm Điền. Bài thơ sau đó được in trong tập Hoa dọc chiến hào. Sóng là bài thơ tiêu biểu nhất cho phong cách thơ tình yêu của Xuân Quỳnh. Đoạn thơ trích trong bài thơ Sóng là sự bồi hồi của trái tim người con gái đang yêu, là sự nhớ thương, thao thức của một tâm hồn nhiều nhung nhớ.

Bài thơ Sóng gợi lên sự phong phú trong tâm hồn người con gái đang yêu: vừa nồng nhiệt vừa dè dặt, vừa tin tưởng vừa hoài nghi.

b. Nhận xét khát quát về hồn thơ nữ Xuân Quỳnh (0,5 điểm)

- Tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ giàu lòng trắc ẩn, vừa hồn nhiên tươi mát vừa chân thành đằm thắm, luôn da diết khắc khoải về hạnh phúc bình dị đời thường;

- Cái tôi trữ tình thiết tha, mạnh mẽ táo bạo, luôn nói hộ biết bao người phụ nữ còn e dè, ngại ngùng, không dám bộc bạch tâm sự riêng của mình.

c. Triển khai cụ thể vấn đề nghị luận: Có thể trình bày theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đáp ứng những nội dung sau:

- Tâm hồn nồng nhiệt, tin tưởng vào tình yêu:

+ Thường trực nỗi nhớ tha thiết, khắc khoải:

Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức

+ Hòa cùng nhũng con sóng: sóng thơ, sóng lòng, ta tìm về cõi sâu kín của tâm hồn thi sĩ và cũng là của muôn kiếp “má hồng”. Bài thơ Sóng ra đời khi những con sóng lòng dâng lên dữ dội, những con sóng nhớ thương, thao thức của một tâm hồn đang yêu. Cả bài thơ là những đợt sóng nối nhau vỗ vào tâm hồn người đọc. Sóng và nhân vật em đan quyện vào nhau để thi thầm những nỗi niềm, những tâm tư. Đây là một khổ thơ vô cùng đặc biệt bởi trong bài thơ chỉ tuy nó có sáu câu. Sáu câu thơ trải dài như nỗi thao thức, băn khoăn của tâm hồn thi sĩ trong đêm.

+ Hai câu thơ đầu với hình thức lặp cấu trúc quyện hòa cùng nghệ thuật đối “dưới lòng sâu - trên mặt nước” tạo nên sự điệp trùng của những con sóng với nhiều dạng thức khác nhau. Có con sóng gầm gào trên mặt đại dương nhưng cũng có con sóng cuộn trào trong lòng biển cả. Con sóng ngầm còn mãnh liệt hơn cả con sóng trên mặt nước. Cả hai kết hợp với nhau làm nên sự đa dạng của sóng biển. Sóng là em, em là sóng. Cũng như sóng kia, tâm hồn em cũng vô vàn những phức tạp khó hiểu. Lúc lặng lẽ, êm đềm khi nồng nàn dữ dội, nhưng thế nào đi nữa, em vẫn mãi là em, vẫn mãi ôm trong lòng một nỗi nhớ thương không dứt.

Cũng như sóng kia thôi, dù dịu êm hay dữ dội thì sóng vẫn luôn nhớ bờ, và em vẫn luôn nhớ anh.

(6)

+ Xuân Quỳnh vô cùng tinh tế khi mượn một hình tượng rất động để diễn ta nỗi niềm của người phụ nữ khi yêu. Sóng muôn đời vẫn thế, có bao giờ thôi vỗ sóng, có khi nào chẳng cồn cào, có khi nào thôi ngừng hành trình đến với bờ dù muôn vời cách trở. Sóng chẳng còn là sóng nếu tĩnh yên, lặng lẽ. Vì vậy mà sóng đã được Xuân Quỳnh diễn tả bằng một từ ngữ rất sáng tạo “không ngủ được”. Sóng là vậy, dù lặng yên dưới lòng biển hay dữ dội trên mặt đại dương thì ngàn đời vẫn khát khao tìm về bến bờ tĩnh tại. Chưa đến được bờ thì nhớ thương, thương nhớ thì thao thức một nỗi niềm. Nên con sóng đã hành trình vượt qua không gian bao la và thời gian xa thẳm. Nó bất chấp cả thời gian “ngày đêm không ngủ được” để quyết tâm hướng vào bờ cho thỏa nỗi niềm mong nhớ.

+ Quy luật sóng nhớ bờ - em nhớ anh. Lòng là nơi sâu kín nhất của tâm hồn con người. Nơi bí mật thẳm sâu của tình yêu và nỗi nhớ. Khi Xuân Quỳnh nói lòng em nhớ nghĩa là chị đã phơi bày tất cả tâm hồn của mình để dốc hết yêu thương mà gửi về người mình yêu. Nỗi nhớ không chỉ có mặt trong thời gian được ý thức mà còn gắn với tiềm thức - thời gian trong mơ. Vị ngọt ngào mê đắm của tình yêu lan tỏa trong cách nói nghịch lý ‘‘cả trong mơ còn thức”. Câu thơ “cả trong mơ còn thức” lóe lên điểm sáng của nghệ thuật. Nó làm đảo lộn nhịp sống, nỗi nhớ không chỉ làm lòng em “bổi hổi bồi hồi, như đứng đống lửa như ngồi trong than” mà nó còn làm cho em nhớ nhung, thao thức ngay cả trong giấc ngủ. Có thể nói, với câu thơ ấy, Xuân Quỳnh đã có thể được xem là thi sĩ tài năng bật nhất của thơ ca hiện đại Việt Nam.

+ Tấm lòng son sắt, thủy chung, tin tưởng vào kết quả tốt đẹp của tình yêu;

+ Khát khao tận hiến, tận dâng, nguyện hi sinh hết mình cho tình yêu đích thực;

- Tâm hồn dè dặt, hoài nghi:

Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa

Lo âu trước sự hữu hạn của cuộc đời, sự mong manh khó bền chặt của tình yêu, hạnh phúc.

- Nghệ thuật:

Hình ảnh ẩn dụ sóng, phép nhân hóa, các thủ pháp hô ứng, đăng đối, trùng điệp, thể thơ ngũ ngôn trường thiên tạo nên nhịp điệu sóng, âm điệu sóng...

d. Bàn luận (0,5 điểm):

- Đoạn thơ thể hiện những cung bậc cảm xúc phong phú, phức tạp trong tâm hồn người con gái đang yêu (yêu thương, nhớ nhung, khát khao, say đắm, thoáng vui, thoáng buồn...);

- Tiếng nói tình yêu chân thành, mãnh liệt vừa có tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời vừa có tính hiện đại như tình yêu hôm nay;

- Đặc trưng hồn thơ Xuân Quỳnh: giàu trực cảm, da diết khát vọng hạnh phúc đời thường;

→ Cảm thức về tình yêu luôn là điểm nhấn trong thơ Xuân Quỳnh - một hồn thơ đa cảm mà dung dị, một trái tim yêu mãnh liệt dữ dội và dịu êm”, “ồn ào mà lặng lẽ”, khiêm nhường đấy nhưng cũng ào ạt, đam mê như sẵn sàng cháy đến tận cùng nỗi khát khao được yêu và dâng hiến. Thơ Xuân Quỳnh không chỉ hay, đẹp qua ý, tình, con chữ mà hồn thơ thật giản dị, triết lý thắm sâu, lay thức vào những góc khuất lòng người để lại những dư ba cảm xúc. Dấu ấn về phong cách thơ Xuân Quỳnh còn được khẳng định mạnh mẽ hơn khi thơ không chỉ là thơ mà còn hòa quyện, nhuần nhuyễn, đồng điệu giữa chuyện thơ và chuyện đời làm nên hồn thơ đa sắc điệu, quyến rũ lòng người.

(7)

4. Chỉnh tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm):

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt.

5.Sáng tạo (0,5 điểm):

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Về nội dung: góp phần thể hiện quan điểm của nhà thơ về tầm quan trọng của nội dung, của bản chất bên trong của mỗi sự vật, sự việc hay con người (trầm,

Nhân sự kiện có ý nghĩa lịch sử này, Tố Hữu viết bài thơ để ôn lại một thời kháng chiến gian khổ mà hào hùng, thể hiện nghĩa tình sâu nặng của những người

- Bài thơ Tây Tiến chính là đứa con tinh thần tráng kiện, hào hoa của cuộc đời thi sĩ, thi phẩm ra đời trong một nỗi nhớ cụ thể: Nhớ về đồng đội, những miền đất

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp của một tình yêu sâu nặng dành cho thiên nhiên và con người xứ Huế thể hiện qua đoạn thơ Đây thôn Vĩ Dạ. 0.25

Tác giả dùng dồn dập những động từ mạnh, tăng tiến chỉ động tác đắm say: ôm, riết, say, thâu, nhiều danh từ chỉ vẻ đẹp thanh tân, tươi trẻ: non nước, cây,

Đoàn tàu cho Liên và An được mơ ước, khát vọng, tạm phá vỡ cái đặc quánh của bóng tối, hé mở về tương lai, hé mở cho chúng thấy có một thế giới khác ngoài phố

Sự quý giá của thời gian không phải là để giúp chúng ta có thể làm được những điều này, điều nọ,… Có quá nhiều những điều này nọ như thế đủ để cho chúng

→ Hai câu thơ đầu tiên với việc vận dụng nghệ thuật đối của thơ Đường một cách linh hoạt cùng những từ láy “điệp điệp, song song” đã khắc hoạ thế giới