• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
25
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 27

Ngày soạn: 22/3/2019

Ngày giảng: Thứ hai ngày 25 tháng 3 năm 2019

Tập đọc

Tiết 261: HOA NGỌC LAN (tiết 1)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- HS đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ : Hoa ngọc lan, lá dày, lấp ló, ngan ngát, một búp lan. HS hiểu 1 số từ ngữ: đầu hồi, lấp ló, ngan ngát. HS hiểu nội dung bài:

Tình cảm yêu mến cây hoa ngọc lan của bạn nhỏ.

2.Kỹ năng:

- Qua bài học rèn kỹ năng đọc đúng, liền mạch, ngắt hơi chỗ có dấu phẩy, nghỉ hơi chỗ có dấu chấm.

3.Thái độ:

- Giáo dục HS yêu thích môn học. Biết bảo vệ cây trồng.

*GD BVMT : các loài hoa vừa đẹp vừa thơm nên rất có ích cho cuộc sống con người. Những cây hoa như vậy cần được giữ gìn, bảo vê.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: BĐ DTV, tranh SGK

- HS: BĐ DTV, SGK, phấn, giẻ lau, bảng

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

A. Ổn định lớp:

B. Bài cũ(3')

- 2 HS đọc thuộc bài: Cái Bống.

? Bống giúp mẹ làm những việc gì?

- Gv nhận xét, tuyên dương.

C. Bài mới(30)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Giới thiệu bài:

2. Hd HS Luyện đọc:

a. GV đọc diễn cảm bài văn: giọng tả chậm rãi, nhẹ nhàng.

b. HS Luyện đọc:

- Luyện đọc tiếng, TN.

- GV giảng nghĩa từ khó - Luyện đọc câu.

- Luyện đọc đoạn, bài: GV chia bài văn thành 3 đoạn.

c. Ôn các vần: ăm, ăp.

GV nêu yêu cầu 1 trong SGK (tìm tiếng trong bài có vần ăp). Vần cần ôn là vần ăm, vần ăp.

-HS đọc trong sự phân biệt các tiếng có âm, vần, dấu thanh đối lập.

-HS tự đọc nhẩm, đọc tiếp nối.

-Từng nhóm 3 HS tiếp nối nhau thi đọc.

-Thi đọc cả bài giữa các CN, thi đọc đt theo bàn.

-HS đọc đt cả bài 1 lần.

-HS tìm nhanh: khắp

-1HS nhìn tranh, đọc mẫu trong SGK.

-HS thi nói câu có tiếng chứa vần ăm,

(2)

- GV nêu yêu cầu 2 trong SGK; nhắc HS nói thành câu trọn nghĩa.

ăp.

Tiết 262: HOA NGỌC LAN (tiết 2) 4. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói(28’)

a. Tìm hiểu bài đọc.

GV đọc diễn cảm bài văn.

Nụ hoa lan màu gì?hương thơm như thế nào

BVMT: Hoa ngọc lan vừa đẹp vừa thơm nên rất có ích cho cuộc sống con người. Những cây hoa như vậy cần được giữ gìn, bảo vệ. Các loài hoa góp phần làm cho môi trường thêm đẹp, cuộc sống của con người thêm ý nghĩa b. Luyện nói:

- Gv nêu yêu cầu.

- Gv quan sát các cặp.

5. CỦNG CỐ - DẶN DÒ(5')

- GV nhận xét tiết học, tuyên dương;

yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn.

- Chuẩn bị bài mới cho tiết sau: Ai dậy sớm.

-1 HS đọc bài văn, cả lớp đọc thầm lại và trả lời câu hỏi.

2 - 3 HS đọc lại.

-1 HS đọc yêu cầu bài.

Từng cặp (hoặc bàn) trao đổi nhanh về tên các loài hoa trong ảnh - Thi kể đúng các loài hoa - Cả lớp nhận xét.

………

BUỔI CHIỀU

Đạo đức

Tiết 27:

CẢM ƠN VÀ XIN LỖI

( tiết 2)

I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức

- Biết khi nào cần nói cảm ơn, khi nào cần nói xin lỗi.

- Bước đầu biết được ý nghĩa của câu cảm ơn, xin lỗi.

2. Kĩ năng

- Biết nói cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống phổ biến khi giao tiếp.

* KNS: Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với mọi người, biết cảm ơn và xin lỗi phù hợp trong từng tình huống cụ thể.

3. Thái độ

- Cần tôn trọng những người biết nói cảm ơn, xin lỗi.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - GV: Các tình huống ra 2 bảng phụ - HS VBT đạo đức

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

(3)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra bài cũ: (5')

+ Khi nào cần nói lời cảm ơn? - Khi được người khác quan tâm, giúp đỡ cần nói lời cảm ơn.

+ Khi nào cần nói lời xin lỗi? - Khi làm phiền lòng người khác, khi mắc lỗi cần nói lời xin lỗi.

- GV nhận xét- đánh giá III. Bài mới

1 Giới thiệu bài: (1') 2. Nội dung

a. Hoạt động 1: Bài tập 3

- Gọi HS đọc yêu cầu - Hãy đánh dấu + vào ô trống trước cách ứng xử phù hợp

- Yêu cầu HS làm bài a) Nếu em sơ làm rơi hộp bút của bạn xuống đất

+ Nhặt hộp bút lên trả bạn và xin lỗi.

- Gọi HS đọc kết quả, nhận xét b) Em bị vấp ngã, bẩn quần áo và rơi cặp sách. Bạn đỡ em dậy và giúp em phủi sạch quần áo.

+ Nói lời cảm ơn bạn.

- Gọi HS lên đóng lại cách ứng xử ở phần a

- HS xung phong lên thể hiện - Nhận xét, tuyên dương

+ Vì sao em chọn cách ứng xử đó? - Vì khi mình làm phiền người khác thì cần nói lời xin lỗi

b. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm Làm bài tập 4: (8')

- Gọi HS đọc yêu cầu - Em hãy cùng các bạn đóng vai về chủ đề “ Cảm ơn, xin lỗi”

- GV chia nhóm mỗi nhóm 4 HS

- Cho HS thảo luận nhóm. - HS tự phân vai trong nhóm - Gọi các nhóm lên đóng vai - HS tự trình diễn

- Lớp nhận xét, bổ sung.

c. Hoạt động 3: Trò chơi: Tiếp sức ( Bài tập 5): (8') - GV đưa ra bảng phụ có các tình

huống

a) Bạn cho em mượn đồ dùng học tập.

- GV chia lớp thành hai đội ( Mỗi đội 6 em ) và phổ biến cách chơi, luật

b) Mẹ dặn em quét nhà giúp mẹ, em quên không làm.

chơi

- Yêu cầu các nhóm lên tìm bông hoa

c) Khi ông, bà đến nhà chơi cho em quà.

cảm ơn hoặc bông hoa xin lỗi đặt vào đúng tình huống

d) Em hẹn đến chơi nhà bạn nhưng em lỡ hẹn.

e) Em bị vấp ngã, bạn đỡ em dậy.

g) Em nói chuyện riêng trong giờ học

(4)

khiến thầy giáo, cô giáo phải nhắc.

h) Bạn tặng quà cho em nhân sinh nhật

i) Em vô ý làm giây mực ra vở của bạn.

k) Bạn cho em mượn cuốn truyện tranh.

l) Em làm hỏng đồ chơi của bạn.

- HS thực hiện trò chơi. HS khác dưới lớp cổ vũ

- Cho HS nhận xét phần chơi của hai đội.

- GV chốt lại đáp án đúng cho từng tình huống và khen đội thắng cuộc.

- "Cảm ơn" với các tình huống a, c, e, h, k.

- " Xin lỗi" với các tình huống b, d, g, i, l

IV- Củng cố, dặn dò: (4')

+ Khi nào cần nói cảm ơn, khi nào cần nói xin lỗi.

- Nói " cảm ơn" khi được người khác quan tâm, giúp đỡ.

- GV nhận xét giờ học. Nhắc HS thực hiện nói lời " Cảm ơn " và " xin lỗi"

phù hợp trong các tình huống của cuộc sống hằng ngày.

- Nói " xin lỗi " khi làm phiền người khác.

...

Thực hành Tiếng việt

TIẾT 1

I. MỤC TIÊU: * Qua tiết học giúp học sinh:

- Củng cố về đọc, và trả lời câu hỏi bài đọc về chủ điểm Thiên nhiên - đất nước - Dựa vào bài đọc và vào các tranh minh họa và làm bài tập theo từng đối tượng.

- Giáo dục học sinh ý thức tự giác học bài và làm bài tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

* GV: Nội dung các bài tập. * HS: Vở bài tập, bút, bảng, phấn.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. Kiểm tra bài cũ: (5')

- Cho HS đọc, viết Hoa ngọc lan

- Gọi học sinh đọc SGK bài Hoa ngọc lan - GV nhận xét.

B. Dạy học bài mới:

1. Giới thiệu bài:(1')

2. Thực hành làm các bài tập:(32')

- HS mở vở thực hành Tiếng Việt và toán:

Quan sát bài.

- GV nêu yêu cầu từng bài.

- GV giao bài tập cho từng loại đối tượng.

- HS năng khiếu làm tất cả các bài tập tiết 1

Tiết 1 (Trang 61 - 62) Bài 1: Đọc

Xóm chuồn chuồn

Bài 2: Đánh dấu x vào trước câu trả lời đúng hay sai

a/ Bài văn viết về đặc điểm của mỗi

(5)

tuần 27 trong vở thực hành Tiếng Việt và toán.

- GV cho HS làm việc cá nhân với bài tập được

giao.

- GV quan sát giúp đỡ HS chậm.

- HS làm xong chữa bài.

III. Củng cố- dặn dò:(3') - GV nhận xét tiết học.

loài chuồn chuồn.

b/ Chuồn chuồn chúa trông hùng hổ nhưng đôi mắt rất hiền.

c/ Chuồn chuồn ngô rực rỡ trong bộ cánh đỏ chói.

d/ Chuồn chuồn ớt nhanh thoăn thoắt, chao cánh một cái đã biến mất.

e/ Chuồn chuồn Kim lẩy bẩy, đuôi dài nghêu như chiếc tăm.

Bài 3:Tìm trong bài đọc và viết lại:1 Tiếng có vần ươn:

- 2 Tiếng có vần ương:

_______________________________________________________________

Ngày soạn: 22/3/2019

Ngày giảng: Thứ ba ngày 26 tháng 3 năm 2019 BUỔI SÁNG

Toán

Tiết 105: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

- 1. Kiến thức:

- Củng cố cho HS về: So sánh các số có hai chữ số và cấu tạo của số 2 Kỹ năng:

- Rèn cho HS kỹ năng so sánh các số có hai chữ số, sử dụng ngôn ngữ toán học.

3.Thái độ :

- Giáo dục HS yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Bảng phụ ghi bài tập 1

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ(5')

- GV gọi 2 hs lên bảng làm bài tập.

Cả lớp làm vào bảng con.

- GV nhận xét, tuyên dương.

2. Bài mới (30') a. Giới thiệu bài

- GV giới thiệu bài ghi bảng b. Hướng dẫn luyện tập

*Bài 1 : Viết số - Bài tập yêu cầu gì?

- GV gọi em lên bảng làm bài.

- GV nhận xét – sửa chữa

- 2 HS lên bảng làm bài tập. Cả lớp làm vào bảng con.

36 > 34 47 > 46

- HS nghe và nối tiếp nhắc lại tựa bài

* Bài 1: Viết số

- 3 em lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở

a. ba mươi: 30 b. bảy mươi bảy: 77

(6)

* Bài 2:

- GV cho 2 HS nêu yêu cầu bài tập - GV gọi 2 em lên bảng làm – con lại làm vào vở

- GV bao quát lớp giúp đỡ HS.

- GV cùng HS nhận xét sữa chữa.

* Bài 3:

- GV gọi 3 HS nêu yêu cầu bài tập - Muốn điền đúng dấu vào chỗ chấm ta cần làm gì?

- GV bao quát lớp giúp đỡ hs.

- GV cùng hs nhận xét sữa chữa.

* Bài 4:

- Bài tập 4 yêu cầu gì?

+ Số 87 gồm mấy chục và mấy đơn vị?

- GV làm mẫu 1 bài.

- GV gọi 3 em lên bảng làm bài.

- GV bao quát lớp giúp đỡ HS.

- GV cùng HS nhận xét sữa chữa.

4. Củng cố dặn dò(5')

- Để biết được các số liền sau của 1 số ta dựa vào đâu?

- GV nhận xét tiết học và dặn hs về xem lại bài, chuẩn bị bài sau: Bảng các số từ 1 đến 100.

mười ba: 13 Bốn mươi tư: 44 hai mươi: 20 chín mươi sáu: * Bài 2:Viết (theo mẫu)

- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào bảng con.

Mẫu: Số liền sau của 80 là: 81 Số liền sau của 32 là: 33

Số liền sau của 86 là: 87 Số liền sau của 48 là: 49 Số liền sau của 69 là: 70

* Bài 3: Điền dấu <, >, = vào chổ chấm - Ta cần so sánh các số với nhau.

- 2 em lên bảng – còn lại làm vào vở.

> a) 47 > 45 b, 95 > 90

< ? 81 < 82 61 < 63

95 > 90 81 < 82

* Bài 4: Viết (theo mẫu)

a. 87 gồm 8 chục và 7 đơn vị 87 = 80 + 7

- 3 em lên bảng làm bài– cả lớp làm vào vở.

b. 66 gồm 6 chục và 6 đơn vị 66 = 60 + 6

c. 50 gồm 5 chục và 0 đơn vị 50 = 50 + 0

d. 75 gồm 7 chục và 5 đơn vị 75 = 70 + 5

- Ta dựa vào thứ tự của dãy số từ 1 đến 99.

- HS nghe.

...

Chính tả

Tiết 263: NHÀ BÀ NGOẠI I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức

- HS nhìn bảng, chép lại đúng bài Nhà bà ngoại : 27 chữ trong khoảng 10 - 15 phút. Điền đúng vần ăm, ăp chữ c, k vào chỗ trống. Bài tập 2, 3 trong SGK.

2.Kỹ năng

- Rèn cho HS kỹ năng viết nhanh, đúng, liền mạch, sạch sẽ, rõ ràng.

(7)

3.Thái độ

- Giáo dục HS yêu thích môn học, có ý thức rèn chữ viết, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Chép sẵn bài bảng phụ - HS: Bút, vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Ổn định lớp:

2. Bài cũ: (5')

- GV kiểm tra vở 4,5 HS

- 1 HS đọc cho 2 bạn lên bảng làm lại các bài tập 2,3.

3. Bài mới:(32')

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hd HS tập chép:

GV treo bảng phụ.

GV hd các em cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở.

GV đọc lại để HS soát bài.

GV chữa trên bảng những lỗi phổ biến.

GV hd HS tự ghi số lỗi ra lề vở, phía trên bài viết.

- GV thu vở chữa.

2. Hd làm bài tập.

a. Điền vần ăm hoặc ăp.

-GV sửa phát âm cho HS.

b. Điền chữ c hoặc k.

3. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: (5')

- GV biểu dương những HS học tốt, viết bài chính tả đúng, đẹp.

- Yêu cầu HS về nhà chép lại sạch, đẹp (nếu chưa chép đạt yêu cầu).

- 2-3 HS nhìn bảng đọc lại đoạn văn;

cả lớp đọc thầm lại, tự tìm những tiếng dễ viết sai: ngoại, rộng rãi, lòa xòa, hiên, khắp vườn.

- HS vừa nhẩm vừa đánh vần viết bảng con.

-HS viết đoạn văn vào vở.

-HS viết xong cầm bút chì chữa bài.

-HS đổi vở, chữa lỗi cho nhau.

-Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài trong vở BTTV. 4 HS lên bảng thi làm nhanh - cả lớp làm bằng bút chì vào vở.

-Từng HS đọc lại đọan văn. Cả lớp nhận xét, chữa bài vào vở BTTV.

-Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài.

-4 HS lên bảng thi làm nhanh.

-Từng HS đọc lại bài tập đã hoàn chỉnh.

-Lớp nhận xét - cả lớp làm vào vở

……….

Tập viết

Tiết 264: TÔ CHỮ HOA E , Ê, G

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức

(8)

- Giúp HS nắm chắc cấu tạo, qui trình và tô được các chữ hoa E, Ê. HS viết đúng các vần: ăm, ăp các từ ngữ: chăm học, khắp vườn kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở tập viết 1, tập hai.

2.Kỹ năng

- Rèn cho HS kỹ năng viết nhanh, liền mạch, thẳng dòng, khoảng cách đều đặn.

3.Thái độ

- Giáo dục HS yêu thích môn tập viết, thấy được vẻ đẹp của chữ viết. Từ đó HS có ý thức rèn chữ đẹp và giữ được sách vở sạch đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV : chữ mẫu, bảng phụ.

- HS : VBT, bảng con, phấn, chì.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

A. Ổn định lớp:

B. Bài cũ: (5')

- GV chữa 3- 4 HS viết bài ở nhà trong vở TV1/2.

- Mời 3-4 HS lên bảng viết TN : gánh đỡ, sạch sẽ.

C. Bài mới(33')

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Giới thiệu bài(1’) 2. Hd tô chữ cái hoa:(10’) Hd HS quan sát và nhận xét.

GV nhận xét về số lượng nét và kiểu nét, sau đó nêu quy trình viết.

(vừa nói vừa tô chữ trong khung chữ) Chữ Ê: viết như chữ E, có thêm nét mũ., G ……..

3. Hd viết vần, TN ứng dụng:(5’)

4. Hd viết vào vở(15’)

GV quan sát, hd cho từng em cách cầm bút cho đúng, tư thế ngồi đúng, hd các sửa lỗi trong bài viết.

GV chấm - chữa bài cho HS.

5. CỦNG CỐ - DẶN DÒ(5')

- Cả lớp bình chọn người viết đúng, đẹp nhất trong tiết học.

- HS tiếp tục luyện viết trong vở TV1/2 - phần B.

- GV nhận xét tiết học.

Quan sát chữ E hoa trên bảng phụ và trong vở TV1/2.

HS viết bảng con.

HS đọc các vần và TN ứng dụng:

ăm, ăp, ; ươn, ương chăm học, khắp vườn. vườn hoa, ngát hương:

HS quan sát các vần và TN ứng dụng trên bảng phụ và trong vở TV1/2.

HS viết trên bảng con.

HS tập tô chữ hoa E, Ê,G; tập viết các vần: ăm, ăp ươn, ương; các TN:

chăm học, khắp vườn vườn hoa, ngát hương:

theo mẫu chữ trong vở TV1/2.

………

BUỔI CHIỀU

Thực hành Toán

(9)

Tiết 1

I. MỤC TIÊU: * Qua tiết học giúp học sinh:

- Củng cố về đọc viết số có hai chữ số và củng cố giải toán có lời văn.

- HS làm được các bài tập 1, 2, 3, 4; 5 trong bài (Trang 65; 66) vở thực hành tiếng việt và toán tập hai theo từng đối tượng.

- Giáo dục học sinh ý thức tự giác học bài và làm bài tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

* GV: Nội dung các bài tập... * HS : Vở bài tập toán...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

và 100 con bò. Hỏi trên bãi cỏ cả trâu và bò có tất cả bao nhiêu con?

_________________________________________________________________

(10)

Ngày soạn: 22/3/2019

Ngày giảng: Thứ tư ngày 27 tháng 3 năm 2019 BUỔI SÁNG

Tập đọc

Tiết 265: AI DẬY SỚM ( tiết 1)

I. MỤC TIÊU

1 HS đọc trơn cả bài. Đọc đúng các TN: Dậy sớm, ra vườn, lên đồi, đất trời, chờ đón.Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.

- Hiểu nội dung bài: Cảnh buổi sáng rất đẹp. Ai dậy sớm mới thấy được cảnh đẹp của đất trời.

- Trả lời câu hỏi tìm hiểu bài (SGK). Học thuộc lòng ít nhất 1 khổ thơ.

- Giáo dục HS yêu thích tiếng việt, tự tin trong giao tiếp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Tranh minh hoạ nội dung bài dạy.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

A. Ổn định lớp:

B. Bài cũ:(5')

- 2 HS đọc bài: Hoa ngọc lan, trả lời các câu hỏi 1,2 trong SGK.

- 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con - GV nhận xét.

C. Bài mới(33')

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Giới thiệu bài:

2. Hd HS Luyện đọc:

a. GV đọc diễn cảm bài thơ: giọng nhẹ nhàng, vui tươi.

b. HS Luyện đọc:

- Luyện đọc tiếng, TN.

- GV giảng nghĩa từ : vừng đông (lúc mặt trời mới mọc); đất trời (mặt đất và bầu trời)

- Luyện đọc câu.

- Luyện đọc đoạn, bài.

3. Ôn các vần: ươn, ương

a. GV nêu yêu cầu 1 trong SGK.

b. GV nêu yêu cầu 2 trong SGK

HS luyện đọc: dậy sớm, ra vườn, ngát hương, lên đồi, đất trời, chờ đón.

Tiếp nối nhau đọc từng dòng thơ.

HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ, sau đó thi đọc cả bài - lớp nhận xét.

HS đọc đt cả bài.

Thi tìm nhanh tiếng trong bài có vần ươn, ương.

2 HS nhìn tranh nói theo 2 mẫu câu trong SGK.

HS thi theo nhóm tiếp sức.

Tiết 266: AI DẬY SỚM( tiết 2) 4. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói:(28)

a. Tìm hiểu bài đọc.

GV đọc diễn cảm bài thơ. Sau đó mời 2,3 HS đọc lại.

1 HS đọc bài thơ, cả lớp đọc thầm lại và trả lời câu hỏi.

(11)

b. Học thuộc lòng bài thơ tại lớp

c. Luyện nói: (hỏi nhau về những việc làm buổi sáng)

- GV nêu yêu cầu của bài.

- GV nhắc HS kể những việc mình đã làm không giống tranh minh họa.

5. CỦNG CỐ - DẶN DÒ(5')

- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS học tốt; yêu cầu về nhà tiếp tục học thuộc bài thơ.

- Chuẩn bị bài mới cho tiết sau: Mưu chú sẻ.

HS tự nhẩm thuộc từng câu thơ.

HS quan sát tranh minh họa nhỏ trong SGK.

2 HS hỏi và trả lời theo mẫu.

Nhiều cặp HS lần lượt hỏi đáp về những việc làm buổi sáng của mình.

……….

Toán

Tiết 106: BẢNG CÁC SỐ TỪ 1 ĐẾN 100

I. MỤC TIÊU

1

.

Kiến thức

- Giúp HS nhận biết được 100 là số liền sau của số 99. HS biết đọc, viết, lập được bảng các số từ 0 đến 100, biết được một số đặc điểm các số trong bảng.

2.Kỹ năng

- Rèn cho HS kỹ năng đọc, viết, sử dụng ngôn ngữ toán học.

3.Thái độ

- Giáo dục HS yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Bảng gài, que tính, tia số bảng phụ - HS: VBT, vở ô li, SGK, BĐ DT.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ(5') - GV gọi HS lên bảng làm bài tập, cả lớp làm vào bảng con.

- GV nhận xét.

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài(2')

- GV giới thiệu bài ghi bảng b. Giảng bài mới(32')

* Giới thiệu số

+ Bài 1: Giới thiệu bước đầu về số 100

- GV gọi HS lần lượt nêu miệng các số liền sau số 97, 98, 99.

- GV cùng HS nhận xét.

- 3 HS lên bảng làm bài tập, cả lớp làm vào bảng con.

79 > 49 22 < 32 67 < 76

- nối tiếp nhau nhắc lại tựa bài.

+ Bài 1:

- HS nối tiếp nêu miệng kết quả

100 đọc là một trăm 100 là số có 3 chữ số - HS nối tiếp đọc cá nhân, cả lớp.

(12)

- Số 100 được đọc thế nào?

- Vậy chữ số 100 được ghi bởi mấy chữ số?

- GV cho HS nối tiếp nhau đọc lại.

- Nếu 99 thêm 1 thì được bao nhiêu?

- GV cùng HS nhận xét.

+ Bài 2: Giới thiệu bảng các số từ 0 -> 100

- GV gắn bảng phụ lên bảng và gọi HS nêu yêu cầu bài.

- GV bao quát giúp đỡ HS.

- GV cùng HS nhận xét sữa sai.

+ Bài 3:

- GV nêu yêu cầu bài.

- Trong bảng các số từ 1 đến 100:

+ Các số nào có 1 chữ số?

+ Số nào là số tròn chục?

+ Số bé nhất có 2 chữ số là số nào?

+ Số lớn nhất có 2 chữ só là số nào?

+ Các số có 2 chữ số giống nhau là những số nào?

- GV gọi HS lần lượt nêu miệng kết quả và kết hợp nhận xét ghi bảng.

4. Củng cố dặn dò(5') - GV cho HS đọc lại bảng các số từ 1 đến 100.

- GV nhận xét tiết học.

- GV dặn HS về nhà xem lại bài và chẩn bị bài sau: Luyện tập

- Được 100

+ Bài 2:Viết số còn thiếu vào ô trống trong bảng các số từ 0 đến 100:

- 1 HS lên bảng điền, cả lớp làm vào vở.

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

21 22 23 24 25 26 27 28 29 30

31 32 33 34 35 36 37 38 39 40

41 42 43 44 45 46 47 48 49 50

51 52 53 54 55 56 57 58 59 60

61 2

63

64 65 66 67 68 69 70

71 72 73 74 75 76 77 78 79 80

81 82 83 84 85 86 87 88 89 90

91 92 93 94 95 96 97 98 99 100

+ Bài 3:

- HS nối tiếp nêu miệng:

a) Số có một chữ số: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 b) Các chữ số tròn chục:10, 20, 30, 40, 50, 60, 70 ,80, 90,

c) Số bé nhất có hai chữ số: 10 d) Số lớn nhất có hai chữ số: 99 đ) Các số có hai chữ số giống nhau 11, 22, 33, 44, 55, 66, 77, 88, 99 - HS đọc đồng thanh cả lớp.

- HS nghe.

__________________________________________________________________

Ngày soạn: 22/3/2019

Ngày giảng: Thứ năm ngày 28 tháng 3 năm 2019

(13)

BUỔI SÁNG

Toán

Tiết 107: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

- Viết được số có hai chữ số,viết được số liền trước, số liền sau của một số, so sánh các số, thứ tự của số.

- Giáo dục học sinh ý thức tự giác học bài và làm bài tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ ghi các bài tập - HS: bảng con,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ(5')

- GV gọi 2 em lên bảng làm còn lại làm vào bảng con.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Bài mới(32')

- 2 em lên bảng làm còn lại làm vào bảng con.

Viết số

Năm mươi sáu : 56 Bảy mươi hai : 72 a. Giới thiệu bài

b. Hướng dẫn luyện tập.

* Bài 1

- GV gọi 3 HS nêu yêu cầu bài.

- GV cùng HS nhận xét sữa chữa.

* Bài 2

+ Bài tập 2 yêu cầu gì?

+ Để viết đúng số liền trước, số liền sau ta dựa vào đâu?

- GV gọi HS lên bảng làm bài.

- GV bao quát giúp đỡ HS yếu.

- GV cùng HS nhận xét sữa chữa.

* Bài 3:

- Bài 3 yêu cầu gì?

- HS nghe và nối tiếp nhắc lại tựa bài

* Bài 1: Viết số:

- 3 em lên bảng làm .Còn lại làm vào bảng con.

- Ba mươi ba: 33 - Năm mươi tám : 58 - Bảy mươi mốt: 71

* Bài 2: Viết số:

- Dựa vào bảng số từ 1 – 100

- 3 em lên bảng làm bài .Cả lớp làm vào vở.

a) - Số liền trước của 73 là: 72 - Số liền trước của 70 là: 69

b) - Số liền sau của 72 là: 73 - Số liền sau của 80 là: 81 c)

Số liền trước Số đã biết Số liền sau

54 55 56

69 70 71

98 99 100

Viết các số từ 60 - > 70

(14)

- GV gọi HS lên bảng làm bài.

- GV bao quát giúp đỡ HS yếu.

- GV cùng HS nhận xét sữa chữa.

4. Củng cố dặn dò(5')

- GV cho HS đếm lại các số theo thứ tự từ 1 – 100.

- GV nhận xét tiết học.

- GV dặn HS về chuẩn bị bài

- 3 em lên bảng làm bài .Cả lớp làm vào b/c - Viết các số từ 89 -> 100

- HS đọc đồng thanh cả lớp.

- HS nghe.

Tập đọc

Tiết 267: MƯU CHÚ SẺ (tiết 1)

I. MỤC TIÊU

- HS đọc trơn cả bài đọc đúng các TN: chộp được, hoảng lắm, nén sợ, lễ phép . Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy.

- Hiểu nội dung bài : sự thông minh, nhanh trí của sẻ đã khiến chú tự cứu được mình thoát (chết) nạn.

- Trả lời câu hỏi 1.2 (SGK)

- Giáo dục HS yêu thích tiếng việt, tự tin trong giao tiếp.

* KNS:

- Xác định giá trị bản thân, tự tin, kiên định.

- Ra quyết định, giải quyết vấn đề.

- Phản hồi, lắng nghe tích cực.

III. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Tranh minh hoạ nội dung bài dạy.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

A. Ổn định lớp:

B. Bài cũ: (5)

- 2-3 HS đọc thuộc lòng bài thơ: Ai dậy sớm và trả lời từng ý của câu trong SGK.

C. Bài mới(30')

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Giới thiệu bài:

2. Hd HS Luyện đọc:

a. GV đọc diễn cảm bài văn.

b. HS Luyện đọc:

- Luyện đọc câu.

- Luyện đọc đoạn, bài.

GV chia tạm bài làm 2 đọan để hd HS luyện đọc.

3. Ôn các vần: uôn, uông.

- GV nêu yêu cầu 1 trong SGK.

- GV nêu yêu cầu 2 trong SGK

HS luyện đọc tiếng, từ: hoảng lắm, nén sợ, lễ phép, sạch sẽ.

Tiếp nối nhau đọc từng câu văn.

Từng nhóm 3 HS - mỗi em 1 đoạn tiếp nối nhau thi đọc.

Thi đọc cả bài giữa các CN hoặc đọc đt theo đơn vị bàn hay nhóm.

HS tìm nhanh (muộn)

1 HS nhìn tranh đọc mẫu câu trong SGK.

HS thi tiếp sức. Mỗi CN tự đặt câu, sau đó lần lượt tiếp nối nhau nói nhanh những tiếng các em tìm được.

Cả lớp nhận xét.

(15)

- GV nêu yêu cầu 3 trong SGK 1 HS nhìn tranh đọc mẫu trong SGK. Từng HS đặt câu. Sau đĩ, lần lượt nĩi nhanh câu của mình. Cả lớp nhận xét.

Tiết 268: MƯU CHÚ SẺ (tiết 2) 4. Tìm hiểu bài đọc và luyện nĩi:

a. HS đọc thầm đoạn 1 và 2 của bài văn, trả lời câu hỏi.

b. HS đọc thầm đoạn cuối, trả lời câu hỏi.

- GV đọc diễn cảm lại bài văn - Hd HS đọc.

5. CỦNG CỐ - DẶN DỊ(5')

- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS học tốt; yêu cầu về nhà đọc lại bài văn.

- Chuẩn bị bài mới cho tiết sau: Mẹ và cơ.

1 HS đọc các thẻ từ - đọc cả mẫu.

2-3 HS lên bảng thi xếp đúng, nhanh các thẻ từ.

Cả lớp làm bài tập.

Từng HS làm bài trên bảng, đọc kết quả bài làm.

Cả lớp nhận xét.

………

BUỔI CHIỀU

Tù nhiªn vµ x· héi

CON MÈO

I. MỤC TIÊU:

- HS biết: Các em quan sát, nói được các bộ phận chính của Mèo.

- Nói về đặc điểm của con Mèo và ích lợi việc nuôi Mèo.

- Có ý thức chăm sóc Mèo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh ảnh minh họa

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Oån định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: Hôm trước các con học bài gì?(Con Gà) - Gà có những bộ phận chính nào?(Đầu, mình, 2 chân, 2 cánh) - Gà đi bằng gì?

- Nhận xét tiết học bài cũ 3. Bài mới:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Giới thiệu bài mới: Con Mèo HĐ1: Quan sát con mèo

(16)

Mục tiêu : HS biết được các bộ phận bên ngoài của con mèo

Cách tiến hành GV hỏi:

- Nhà bạn nào nuôi Mèo?

- Nói với cả lớp nghe về con Mèo của nhà em - Cho HS quan sát con Mèo trong tranh vẽ - Mô tả lông, chỉ, nói rõ các bộ phận bên ngoài của con Mèo, lông màu?

- Con Mèo di chuyển như thế nào?

- GV theo dõi sửa sai cho những bạn chưa biết - GV cho 1 số em lên 1 em hỏi, 1 em trả lời với nội dung như đã yêu cầu?

- GV cùng lớp nhận xét tuyên dương.

Kết luận: Toàn thân Mèo được bao phủ 1 lớp lông mềm

- Mèo có đầu, mình, đuôi và 4 chân, mắt Mèo to, tròn và sáng, trong bóng tối con ngươi dãn ra. Mèo có mũi và tai rất thính.

- Răng Mèo sắc để xẻ thức ăn. Mèo đi bằng 4 chân, bước đi nhẹ nhàng, leo trèo giỏi.

HĐ2: Thảo luận chung

Mục tiêu: HS biết ích lợi của việc nuôi Mèo.

Cách tiến hành : GV nêu câu hỏi

- Người ta nuôi Mèo để làm gì?

- Mèo dùng gì để săn mồi?

- GV cho HS quan sát 1 số tranh và chỉ ra đâu là tranh con Mèo đang săn mồi?

- Em cho Mèo ăn bằng gì? Chăm sóc nó như thế nào?

Kết luận: Nuôi Mèo để bắt chuột, làm cảnh.

- Móng chân Mèo có vuốt sắc, bình thường nó thu móng lại, khi vồ mồi nó mới giương ra.

- Em không nên trêu chọc Mèo làm cho Mèo tức giận, nếu bị Mèo cắn phải đi chích ngừa ngay.

HĐ3: HĐ nối tiếp

Mục tiêu : HS nắm được nội dung bài học Cách tiến hành

- HS nói về con Mèo của mình.

- HS quan sát Mèo trong tranh.

HS thảo luận nhóm đôi.

- HS theo dõi

- Thảo luận chung - Bắt chuột.

- Móng vuốt chân, răng.

- Mèo ăn cơm, rau, cá.

- HS trả lời

(17)

Củng cố: Vừa rồi các em học bài gì?

- Mèo có những bộ phận chính nào?

- Lông Mèo như thế nào?

Theo dõi HS trả lời

Dặn dò:Về nhà xem lại nội dung bài vừa học - Nhận xét tiết học.

VHGT

KHƠNG ĐÙA NGHỊCH TRÊN HÈ PHỐ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS biết được tác hại của việc đùa nghịch trên hè phố, trên đường làng.

2. Kĩ năng:

- HS biết chơi ở chỗ phù hợp và an tồn.

3. Thái độ:

- HS thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thân khơng đùa nghịch trên hè phố.

II. CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên:

- Tranh ảnh, video về các hành động cĩ ý thức/ khơng cĩ ý thức khi đi trên hè phố để trình chiếu minh họa.

- Các tranh ảnh trong sách Văn hĩa giao thơng dành cho học sinh lớp 1 2. Học sinh

- Sách Văn hĩa giao thơng dành cho học sinh lớp 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Trải nghiệm:

- H: Em thường vui chơi với các bạn ở những nơi nào? HS trả lời

- H: Em đã bao giờ chơi đùa trên vỉa hè chưa ? Em chơi trị gì trên hè phố và điều đĩ cĩ ảnh hưởng tới những người xung quanh khơng ? HS trả lời

GV mời HS phát biểu cá nhân.

2. Hoạt động cơ bản:

- GV kể câu chuyện “Trận đấu quyết liệt”. - HS lắng nghe.

- GV nêu câu hỏi:

H: Chiều thứ bảy Sang, Tuấn, Kiệt và Danh đã làm gì? HS trả lời H: Tại sao Sang và chị đi xe đạp bị ngã? HS trả lời

- HS trao đổi thảo luận theo nhĩm đơi.

H: Chúng ta cĩ nên chơi đùa trên hè phố khơng? Tại sao ?

- GV mời đại diện các nhĩm trả lời câu hỏi, các nhĩm khác bổ sung ý kiến.

- GV nhận xét, chốt ý:

(18)

Việc chơi đùa trên hè phố cực kì nguy hiểm, có thể gây ra nhiều tai nạn đáng tiếc cho bản thân và người khác. Vậy nên không được đùa giỡn trên vỉa hè các em nhé.

Vỉa hè nào phải sân chơi Đá cầu, tranh bóng, bạn ơi xin đừng

3. Hoạt động thực hành

- GV cho HS quan sát hình trong sách và yêu cầu HS và xác định những việc nên và không nên làm bằng hình thức giơ thẻ Đúng/ Sai.

- Yêu cầu HS giải thích ở một số trường hợp em cho là Sai.

GV hỏi thêm: Ngoài những việc đã nêu trong sách giáo khoa. Em hãy nêu những việc không nên làm khi đi trên vỉa hè.

HS trả lời cá nhân và khen ngợi những câu trả lời đúng, hay.

- GV nhận xét, chốt ý:

Chơi đùa trên hè phố Nguy hiểm lắm bạn ơi ! Đường đâu phải sân chơi Mà nghịch, đùa, thi thố.

4. Hoạt động ứng dụng

- Cho HS xem một video nói về việc chơi đùa trên vỉa hè:

(Xem đến đoạn Sơn rủ Tony đá bóng trên vỉa hè thì dừng lại) H: Theo em, Sơn và Tonny ai đúng, ai sai? Tại sao ?

- HS trả lời.

- GV nhận xét.

H: Nếu bạn Sơn rủ em cùng chơi đá bóng trên vỉa hè, em sẽ trả lời bạn Sơn thế nào

?

+ GV cho HS thảo luận nhóm 4.

+ GV cho HS đóng vai xử lí tình huống.

+ GV mời 2 nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét.

+ GV nhận xét, tuyên dương.

- Cho HS xem tiếp vi deo để thấy rõ tác hại của việc chơi đá bóng nói riêng và chơi đùa nói chung trên vỉa hè.

GV chốt ý: Nơi nào nguy hiểm bất an

Không chơi ở đó, em nên nhớ lời.

5. Củng cố, dặn dò:

(19)

GV liên hệ giáo dục: Vỉa hè dùng để làm gì ? Khi đi trên vỉa hè thì ta nên đi như thế nào?

HS trả lời, GV nhận xét và liên hệ giáo dục HS không được đùa nghịch trên hè phố.

GV nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau.

Ngày soạn: 22/3/2019

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 29 tháng 3 năm 2019 BUỔI SÁNG

Kể chuyện Tiết 269: TRÍ KHÔN

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức

- HS kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh. Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Trí khôn của con người giúp con người làm được chủ muôn loài.

2.Kỹ năng

- Rèn cho HS kỹ năng kể chuyện lưu loát, rõ ràng, biết phân biệt giọng kể của từng nhân vật.

*KNS:

- Xác định giá trị bản thân, tự tin, tự trọng.

- Ra quyết định: Tìm các lựa chọn, xác định giải pháp, phân tích điểm mạnh, yếu - Suy nghĩ sáng tạo.

- Phản hồi, lắng nghe tích cực.

3. Thái độ

- Giáo dục HS yêu thích môn học, biết xử lý các tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống.

III. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV:, SGK, Tranh minh hoạ truyện.

- HS: SGK

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

A. Ổn định lớp:

B. Bài cũ(5')

- Yêu cầu HS mở SGK trang 63 kể chuyện: Cô bé trùm khăn đỏ, xem lại tranh, đọc gợi ý dưới tranh. Sau đó, mời 4 HS tiếp nối nhau kể lại 4 đoạn câu chuyện.

C. Bài mới(33')

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Giới thiệu bài:

2. GV Kể chuyện:

- GV kể chuyện với giọng diễn cảm.

+Kể lần 1 để HS biết câu chuyện.

(20)

+Kể lần 2, 3 kết hợp với tranh minh họa - giúp HS nhớ câu chuyện.

3. Hd HS kể từng đọan câu chuyện theo tranh.

Tranh 1: GV yêu cầu HS xem tranh1 trong SGK, đọc câu hỏi dưới tranh, trả lời câu hỏi: Tranh 1 vẽ gì?

-Câu hỏi dưới tranh là gì?

4. Hd HS kể toàn bộ câu chuyện 5. Giúp cho HS hiểu ý nghĩa chuyện.

- GV hỏi cả lớp: Câu chuyện này cho em biết điều gì?

6. CỦNG CỐ - DẶN DÒ (5')

- Cả lớp bình chọn HS hiểu chuyện nhất, kể chuyện hay nhất trong tiết học.

- GV hỏi cả lớp: em thích nhân vật nào trong truyện? vì sao?

- Yêu cầu HS về kể lại câu chuyện cho người thân nghe; chuẩn bị bài mới: Sư tử và chuột Nhắt: xem trước tranh minh họa, phỏng đoán diễn biến của câu chuyện.

-Bác nông dân đang cày. Con trâu rạp mình kéo cày. Hổ nhìn cảnh ấy vẻ mặt ngạc nhiên.

-Hổ nhìn thấy gì?

-Đại diện mỗi tổ thi kể đoạn 1. Cả lớp lắng nghe để nhận xét.

-HS tiếp nối kể theo các tranh 2, 3, 4.

-1-2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện -Con hổ to xác nhưng rất ngốc, không biết trí khôn là gì.

-Con người nhỏ bé nhưng có trí khôn.

-Con người thông minh, tài trí nên tuy nhỏ vẫn buộc những con vật to xác như Trâu phải vang lời, Hổ phải sợ hãi …

……….

Chính tả Tiết 270: CÂU ĐỐ

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- HS nhìn bảng chép lại đúng bài đồng dao Câu đố về con ong: 16 chữ trong khoảng 8 -> 10 phút. Điền đúng chữ ch, tr, v, d hoặc gi vào chỗ trống. Bài tập 2 SGK.

2.Kỹ năng

- Rèn cho HS kỹ năng viết nhanh, đúng, liền mạch, sạch sẽ, rõ ràng.

3.Thái độ

- Giáo dục HS yêu thích môn học, có ý thức rèn chữ viết, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Chép sẵn bài lên bảng.

- HS: Bút, vở.

(21)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

A. Ổn định lớp:

B. Bài cũ: (5')

- GV chấm vở một số HS về nhà chép lại bài: nhà bà ngoại.

- 1 HS đọc cho 2 bạn làm lại trên bảng lớp, cả lớp làm lại trên bảng con bài tập 2.

C. Bài mới(30')

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hd HS tập chép:

- GV treo bảng phụ đã viết nội dung câu đố.

- Gv đọc thong thả, chỉ vào từng chữ trên bảng để HS soát lại.

- GV hd HS tự ghi số lỗi ra lề vở, phía trên bài viết.

- GV chấm vở - nhận xét.

2. Hd làm bài tập.

- GV treo bảng phụ đã viết sẵn nội dung bài.

- GV sửa phát âm cho từng HS.

3. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: (5')

- GV biểu dương những HS học tốt, viết bài chính tả đúng, đẹp.

- Yêu cầu HS chép bài chưa đạt yêu cầu về nhà chép lại sạch, đẹp câu đố trong SGK.

2-3 HS nhìn bảng đọc câu đố; cả lớp giải đố.

Cả lớp đọc thầm lại câu đố, tìm những tiếng, từ trong câu đố dễ viết sai.

HS vừa nhẩm đánh vần vừa viết bảng con.

HS chép câu đố vào vở.

HS cầm bút chì chữa bài.

HS đổi vở, chữa lỗi cho nhau.

Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài.

4 HS lên bảng thi làm nhanh bài tập.

Cả lớp làm bài.

Từng HS đọc lại kết quả bài làm.

Cả lớp nhận xét.

………..

TOÁN

Tiết 108: LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU

1

.

Kiến thức:

- HS biết đọc, viết, so sánh các số có hai chữ số. Nắm được vị trí thứ tự của các số.

Biết giải toán có 1 phép tính cộng.

2.Kỹ năng:

- Rèn cho HS kỹ năng đọc, viết, so sánh , sử dụng ngôn ngữ toán học.

3.Thái độ:

- Giáo dục HS yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ - HS: VBT, bút.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ(5')

(22)

- GV gọi HS lên bảng làm bài tập.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Bài mới(32') a. Giới thiệu bài

b. Hướng dẫn luyện tập.

* Bài 1

- GV gọi HS lên bảng làm bài.

- GV bao quát giúp đỡ HS.

- GV cùng HS nhận xét sữa chữa.

* Bài 2

- GV cho hs nối tiếp nhau đọc các số ghi trên bảng.

- GV cùng hs nhận xét sữa chữa.

* Bài 3

+ Để điền đúng dấu vào chỏ chấm ta cần làm gì?

- GV gọi HS lên bảng làm bài.

- GV bao quát giúp đỡ HS.

- GV cùng HS nhận xét sữa chữa

* Bài 4

- GV cho HS đọc thầm đề toán rồi nêu tóm tắt đề toán

- Bài toán cho biết gì?

- Bài yêu cầu gì?

- Muốn biết có tất cả bao nhiêu cái bát ta làm thế nào?

- GV gọi 1 em lên bảng làm bài.

- GV bao quát giúp đỡ HS.

- GV cùng HS nhận xét sữa chữa

* Bài 5

- Bài yêu cầu gì?

- GV gọi HS lên bảng làm bài.

- GV cùng HS nhận xét sữa chữa 4. Củng cố dặn dò(5')

- GV cho HS đếm lại các số theo thứ tự từ 1 – 100.

- GV nhận xét tiết học.

- 2 HS lên bảng làm bài tập, cả lớp làm vào bảng con.

- Viết số

Số liền sau của 79 là 80 Số liền trước của 30 là 29 - HS nghe và nhắc lại tựa bài.

Bài 1: Viết số

- 2 em lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.

a) Từ 59 đến 69 b) Từ 70 đến 80 Bài 2: Viết theo mẫu

- HS nối tiếp nhau đọc các số ghi trên bảng.

35: ba mươi lăm 59: năm mươi chín 70: ...

Bài 3: Điền dấu <, >, = vào chổ chấm.

- Ta cần so sánh 2 số đó với nhau.

- 3 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bảng con.

b) 74 < 80 c) 17 = 10 + 7 62 > 59 76 > 50 + 20 44 < 55 16 < 12 + 5 Bài 4

Tóm tắt

Có: 1 chục cái bát Có: 5 cái bát nữa Có tất cả:….. cái bát?

- Ta làm tính cộng.

- 1 em lên bảng làm bài, Cả lớp làm vào bảng con.

Bài 5: Viết số lớn nhát có 2 chữ số - 1 em lên bảng làm bài, Cả lớp làm vào bảng con.

Số lớn nhất có 2 chữ số là 99 - HS đếm đồng thanh cả lớp.

- HS nghe

……….

(23)

SINH HOẠT TUẦN 27

I. MỤC TIÊU:

- Giúp HS rèn luyện tốt nề nếp ra vào lớp, nề nếp học tập ở lớp cũng như ở nhà.

- Phát huy được những ưu điểm và khắc phục những tồn tại trong tuần.

- Giáo dục ý thức trách nhiệm, tính tự giác và tính kỉ luật ở hS

II. NỘI DUNG SINH HOẠT:

1. Nhận xét đánh giá hoạt động trong tuần:

*Ưu điểm:

...

...

...

...

...

...

* Tồn tại:

... ...

...

...

...

...

...

2. Triển khai kế hoạch tuần 28:

...

...

...

...

...

Thực hành Tiếng việt TIẾT 2

I. MỤC TIÊU:

* Qua tiết học giúp học sinh:

- Củng cố về đọc, viết các từ có vần ươn, ương

- Điền vần, tiếng có vần ươn, ương. Làm bài tập theo từng đối tượng.

- Giáo dục học sinh ý thức tự giác học bài và làm bài tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

* GV: Nội dung các bài tập. * HS: Vở bài tập, bút, bảng, phấn.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. Kiểm tra bài cũ:(5')

- Cho HS đọc, viết con lươn, mương nước - Gọi học sinh đọc SGK bài Xom chuồn chuồn

- Đọc, viết: ươn, ương

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy học bài mới:

1. Giới thiệu bài:(1')

2. Thực hành làm các bài tập:(32')

Bài Tiết 2 (Trang 62 - 63)

(24)

- HS mở vở thực hành Tiếng Việt và toán:

Quan sát bài.

- GV nêu yêu cầu từng bài.

- GV giao bài tập cho từng loại đối tượng.

- HS năng khiếu làm tất cả các bài tập trong vở thực hành Tiếng Việt và toán.

- GV cho HS làm việc cá nhân với bài tập được giao.

- GV quan sát giúp đỡ HS chậm.

- HS làm xong chữa bài.

C. Củng cố- dặn dò:(3') - GV chữa bài.

- GV nhận xét tiết học.

Bài 1: Điền vần ươn, ương:

Cái gương Con lươn Cái giường Ngô nướng

Con vượn Mương nước

Bài 2: a/ Điền chữ tr hoặc ch Con chuột Con trâu ông trăng Cái trống

Cái chổi Quả chuối

Bài 4: Viết:

- Dòng mương nước đầy ăm ắp

- Dặn về học kỹ bài và xem trước bài sau:

………..

Thực hành Toán

TIẾT 2

I. MỤC TIÊU: * Qua tiết học giúp học sinh:

- Củng cố về số liền trước bà số liền sau của số có hai chữ số.

- HS làm được các bài tập 1, 2, 3, 4, 5 trong bài tiết 2 (Trang 67) vở thực hành tiếng việt và toán theo từng đối tượng.

- Giáo dục ý thức tự giác học bài và làm bài tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

* GV: Nội dung các bài tập... * HS : Vở bài tập toán...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI

A. Kiểm tra bài cũ:(5')

- Gọi HS lên bảng làm, Dưới lớp làm bảng con.

- Giáo viên nhận xét.

Viết 60 – 20 50 - 40 B. Dạy học bài mới:(32')

1. Giới thiệu bài:

2. Thực hành giải các bài tập.

- GV hướng dẫn cho học sinh làm các bài tập bài luyện tập trong vở thực hành tiếng việt và toán.

- HS nêu số bài tập và yêu cầu từng bài.

Tiết 2 (Trang 67) Bài 1 : Viết các số

Từ 70 đến 80: ………

Từ 90 đến 100:………

Bài 2: Viết theo mẫu Số liền

trước

Số đã biết

Số liền sau

(25)

- GV giao bài tập cho từng đối tượng.

- HS năng khiếu làm được tất cả các bài tập từ 1, 2, 3, 4, 5 trong bài vở thực hành tiếng việt và toán.

- HS làm việc cá nhân với bài tập được giao.

- GV quan sát giúp đỡ HS chậm.

- HS làm xong chữa bài.

III. Củng cố - Dặn dò:(3')

- GV nhận xét giờ học, tuyên dương những học sinh học tốt.

- Nhắc học sinh học kỹ bài và xem trước bài sau

41 42 43

87 90 99

Bài 3: Viết các số 65; 56; 73; 37 a/ Theo thứ tự từ bé đến lớn b/ Theo thứ tự từ lớn đến bé

Bài 4: Trong vườn có 40 cây vải và 6 cây mít. Hỏi trong vườn đó cả vải và mít có tất cả bao nhiêu cây?

Bài 5: Đố vui

...

ĐA NĂNG

THỰC HÀNH MONTESSORI TOÁN HỌC

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

[r]

Mçi em ® îc viÕt mét tõ trong hä néi, hay hä ngo¹i theo hiÖu lÖnh cña c« råi chuyÒn nhanh cho

-Một số dây thần kinh dẫn luồng thần kinh nhận được từ các cơ quan của cơ thể về não hoặc tủy sống.. Một số dây thần kinh khác lại dẫn

QUÝ THẦY CÔ VỀ

Hộp quả cân với những quả cân có khối lượng khác nhau.

Tư thế

BÀI TẬP THỰC

Muốn giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị ta thực hiện theo mấy bước?. Đó là những