• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3 tuần 33 - Giáo dục tiếu học

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3 tuần 33 - Giáo dục tiếu học"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tự nhiên Xã hội tuần 33 tiết 1

Các Đới Khí Hậu

(MT) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Nêu được tên 3 đối khí hậu trên Trái Đất: nhiệt độ, ôn đới, hàn đới.

2. Kĩ năng: Nêu được đặc điểm chính của 3 đới khí hậu.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.

* MT: Giúp học sinh bước đầu biết có các loại khí hậu khác nhau và ảnh hưởng của chúng đối với sự phân bố của các sinh vật (liên hệ).

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học lên sinh trả lời 2 câu hỏi của tiết trước.

- Nhận xét.

- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.

2. Các hoạt động chính:

a. Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận (12 phút)

- Hát đầu tiết.

- 2 em lên kiểm tra bài cũ.

- Nhắc lại tên bài học.

* Mục tiêu : Kể tên các đới khí hậu trên Trái Đất.

* Cách tiến hành : Bước 1 :

- GV hướng dẫn HS quan sát hình 1 trong SGK trang 124 và trả lời theo các gợi ý sau :

- HS quan sát và trả lời.

+ Chỉ và nói tên các đới khí hậu ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu.

+ Mỗi bán cầu có mấy đới khí hậu ?

+ Kể tên các đới khí hậu từ xích đạo đến Bắùc cực và từ xích đạo đến Nam cực.

Bước 2 :

- GV gọi một số HS trả lời trước lớp. - HS trả lời trước lớp.

- GV hoặc HS bổ sung, hoàn thiện câu trả lời.

Kết luận : Mỗi bán cầu đều có ba đới khí hậu. Từ xích đạo đến Bắùc cực hay đến Nam cực có các đới sau : nhiệt đới, ôn đới và hàn đới.

b. Hoạt động 2 : Thực hành theo nhóm (12 phút)

* Mục tiêu : Biết chỉ trên quả địa cầu các đới khí hậu. Biết đặc điểm chính của các đới khí hậu.

* Cách tiến hành : Bước 1 :

- GV hướng dẫn HS cách chỉ vị trí các đới khí hậu : nhiệt đới, ôn đới và hàn đới trên quả địa cầu.

- HS nghe hướng dẫn.

+ Trước hết, GV yêu cầu HS tìm đường xích đạo trên + HS tìm đường xích đạo trên quả địa cầu.

(2)

quả địa cầu.

+ GV xác định trên quả địa cầu 4 đường ranh giới giữa các đới khí hậu. Để xác định 4 đường đó, GV tìm 4 đường không liền nét ( - - - -) song song với xích đạo.

Những đường đó là : chí tuyến Bắc, chí tuyến Nam, vòng cực Bắc, vòng cực Nam.Sau đó GV có thể dùng phấn hoặc bút màu tô đậm 4 đường đó. (GV không cần giới thiệu tên 4 đường này với HS)

+ HS theo dõi.

+ GV hướng dẫn HS chỉ các đới khí hậu trên quả địa cầu.Ví dụ : Ở Bắc bán cầu, nhiệt đới nằm giữa đường xích đạo và chí tuyến Bắc.

+ HS nghe hướng dẫn và chỉ các đới khí hậu trên quả địa cầu.

+ GV giới thiệu hoặc khai thác vốn hiểu biết của HS giúp cho HS biết đặc điểm chính của các đới khí hậu.

Bước 2 :

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm theo gợi ý : - HS làm việc theo nhóm theo gợi ý.

+ Đối với HS khá giỏi : Chỉ trên quả địa cầu vị trí của Việt Nam và cho biết nước ta nằm trong đới khí hậu nào ?

+ HS trong nhóm lần lượt chỉ các đới khí hậu trên quả địa cầu.

+ Trưng bày các hình ảnh thiên nhiên và con người ở các đới khí hậu khác nhau (mỗi nhóm lựa chọn cách trưng bày riêng).

+ HS tập trưng bày trong nhóm (kết hợp chỉ trênquả địa cầu và chỉ trên tranh ảnh đã được sắp xếp sẵn.

Bước 3 :

- GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.

- Các nhóm trình bày kết quả.

- GV hoặc HS nhận xét phần trình bày của mỗi nhóm.

* MT: Giúp học sinh bước đầu biết có các loại khí hậu khác nhau và ảnh hưởng của chúng đối với sự phân bố của các sinh vật.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.

- Xem lại bài, chuẩn bị tiết sau.

RÚT KINH NGHIỆM:

Tự nhiên Xã hội tuần 33 tiết 2

Bề Mặt Trái Đất

(MT + BĐ) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết trên bề mặt Trái Đất có 6 châu lục và 4 đại dương.

2. Kĩ năng: Nói tên và chỉ được vị trí của 6 châu lục và 4 đại dương trên bản đồ.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.

* MT: Giúp học sinh biết các loại địa hình trên Trái Đất bao gồm: núi, sông, biển,… là thành phần tạo nên môi trường sống của con người và các sinh vật. Có ý thức giữ gìn môi trường sống của con người (bộ phận).

(3)

* BĐ: Giúp học sinh có thêm kiến thức về Đại dương, biển; liên hệ giáo dục chủ quyền Biển Đông và các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa (liên hệ).

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học lên sinh trả lời 2 câu hỏi của tiết trước.

- Nhận xét.

- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.

2. Các hoạt động chính:

a. Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận (12 phút)

- Hát đầu tiết.

- 2 em lên kiểm tra bài cũ.

- Nhắc lại tên bài học.

* Mục tiêu : Nhận biết được thế nào là lục địa, đại dương.

* Cách tiến hành : Bước 1 :

- GV yêu cầu HS chỉ đâu là nước, đâu là đất trong hình 1 SGK trang 126.

- HS chỉ theo yêu cầu.

Bước 2 :

- GV chỉ cho HS biết phần đất và phần nước trên quả địa cầu (màu xanh lơ hoặc xanh lam thể hiện phần nước).

- HS theo dõi.

- GV hỏi : Nước hay đất chiếm phần lớn trên bề mặt Trái Đất ?

- HS trả lời.

Bước 3 :

- GV giải thích một cách đơn giản kết hợp với minh hoạ bằng tranh ảnh để HS biết thế nào là lục địa, thế nào là đại dương.

- HS nghe giải thích.

- Lục địa : Là những khối đất liền lớn trên bề mặt Trái Đất.

- Đại dương : Là những khoảng nước rộng mênh mông bao bọc phần lục địa.

* MT: Giúp học sinh biết các loại địa hình trên Trái Đất bao gồm: núi, sông, biển,… là thành phần tạo nên môi trường sống của con người và các sinh vật. Có ý thức giữ gìn môi trường sống của con người.

b. Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm (12 phút)

* Mục tiêu : Biết tên của 6 châu lục và 4 đại dương trên thế giới. Chỉ được 6 châu lục và 4 đại dương trên lược đồ.

* Cách tiến hành : Bước 1 :

- GV yêu cầu HS làm việc với nhau theo gợi ý : - HS làm việc trong nhóm theo gợi ý.

+ Có mấy châu lục ? Chỉ và nói tên các châu lục trên lược đồ hiình 3.

(4)

+ Có mấy đại dương ? Chỉ và nói tên các đại dương trên lược đồ hình 3.

+ Chỉ vị trí của Việt Nam trên lược đồ . Việt Nam ở châu lục nào ?

Bước 2 :

- GV gọi một số nhóm lên trình bày kết quả làm viêc của nhóm mình.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- GV hoặc HS sửa chữa và hoàn chỉnh phần trình bày.

* BĐ: Giúp học sinh có thêm kiến thức về Đại dương, biển; liên hệ giáo dục chủ quyền Biển Đông và các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.

- Xem lại bài, chuẩn bị tiết sau.

RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Giải Vở bài tập Khoa học lớp 5 bài 64:Vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người.. Câu 1 trang 111 Vở bài tập Khoa

Nêu tác hại của rác thải đối với môi trường đất Trả lời:.. Việc xử lí rác thải không hợp vệ sinh gây nhiễm bẩn môi

Nếu con người khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi và thải ra môi trường nhiều chất độc hại thì tài nguyên thiên nhiên sẽ bị hết, môi

* MT: Giáo dục học sinh yêu cảnh đẹp thiên nhiên trên đất nước ta, từ đó thêm yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức bảo vệ môi trường

* MT: Giáo dục học sinh yêu cảnh đẹp thiên nhiên trên đất nước ta, từ đó thêm yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức bảo vệ môi trường

* MT: Giáo dục học sinh yêu cảnh đẹp thiên nhiên trên đất nước ta, từ đó thêm yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức bảo vệ môi trường

* MT: Giáo dục học sinh yêu cảnh đẹp thiên nhiên trên đất nước ta, từ đó thêm yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức bảo vệ môi trường

- Rèn các kĩ năng: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích và xử lí thông tin để biết được nguyên nhân, đường lây bệnh và tác hại của bệnh lao phổi3. Kĩ năng