• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐÊ HÓA TN K12 2019-2020

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐÊ HÓA TN K12 2019-2020"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Hóa học 1/4 - Mã đề thi 156

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

VĨNH LONG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2019-2020 MÔN: HÓA HỌC 12 THPT

Thời gian làm bài:50 phút(không kể thời gian giao đề);

(Đề gồm có32 câu trắc nghiệm)

Mã đề thi

156 PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 33: Trong phản ứng giữa ancol và axit cacboxylic thì cân bằng hóa học sẽ chuyển dịch theo chiều tạo ra este khi

A. có chất xúc tác. B. tăng áp suất của hệ.

C. giảm nồng độ của ancol hay axit. D. giảm nồng độ của este hay của nước.

Câu 34: Các tính chất vật lý chung của kim loại (dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim) gây nên chủ yếu bởi

A. cấu tạo mạng tinh thể kim loại.

B. các electron tự do trong tinh thể kim loại.

C. các electron độc thân trong tinh thể kim loại.

D. các ion dương trong mạng tinh thể.

Câu 35: Có thể dùng dung dịch AgNO3/NH3 để phân biệt các chất trong nhóm các chất nào sau đây?

A. C6H12O6 (glucozơ), CH3CHO.

B. C12H22O11(saccarozơ), C6H12O6 (glucozơ).

C. C3H5(OH)3, C12H22O11 (saccarozơ).

D. C6H12O6 (glucozơ), C6H12O6 (fructozơ).

Câu 36: Cho các polime: polietilen, xenlulozơ, tinh bột, nilon-6, nilon-6,6, polibutađien. Dãy các polime tổng hợp là:

A. Polietilen, tinh bột, nilon-6, nilon-6,6.

B. Polietilen, polibutađien, nilon-6, nilon-6,6.

C. Polietilen, xenlulozơ, nilon-6, nilon-6,6.

D. Polietilen, xenlulozơ, nilon-6,6.

Câu 37: Cho 8,1 gam kim loại M tác dụng với dung dịch HCl loãng dư, thu được 10,08 lit H2

(đktc). Kim loại M là

A. Mg. B. Zn. C. Fe. D. Al.

Câu 38: Cho một thanh sắt nặng 20 gam vào 200 ml dung dịch CuSO4 0,5M. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng thanh sắt sau khi đem ra khỏi dung dịch rửa nhẹ và sấy khô là

A. 6,4 gam. B. 19,2 gam. C. 20,8 gam. D. 5,6 gam.

Câu 39: Cation R2+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Nguyên tử R là

A. K. B. Ca. C. Na. D. Mg.

Câu 40: Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit?

A. H2N-CH2CONH-CH2CONH-CH2COOH.

B. H2N-CH2CONH-CH(CH3)-COOH.

C. H2N-CH2CH2CONH-CH2CH2-COOH.

D. H2N-CH2CH2CONH-CH2COOH.

Câu 41: Trong các chất dưới đây, chất nào là amin bậc hai?

A. H2N-[CH2]6-NH2. B. CH3-CH(CH3)-NH2. C. CH3-NH-CH3. D. C6H5NH2.

(2)

Hóa học 2/4 - Mã đề thi 156 Câu 42: Cho các phát biểu sau:

(1) Glucozơ được gọi là đường nho do có nhiều trong quả nho chín.

(2) Chất béo là đieste của glixerol với axit béo.

(3) Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.

(4) Ở nhiệt độ thường triolein ở trạng thái rắn.

(5) Trong mật ong chứa nhiều fructozơ.

(6) Tinh bột là một trong những lương thực cơ bản của con người.

Số phát biểu sai là

A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.

Câu 43: Tơ nitron dai, bền với nhiệt, giữ nhiệt tốt, thường được dùng để dệt vải và may quần áo ấm. Trùng hợp chất nào sau đây tạo thành polime dùng để sản xuất tơ nitron?

A. CH3-CH=CH2. B. NH2-[CH2]6-COOH.

C. NH2-[CH2]5-COOH. D. CH2=CH-CN.

Câu 44: Kim loại nào sau đây tác dụng với Cl2 và dung dịch HCl tạo cùng một muối?

A. Fe. B. Ag. C. Mg. D. Cu.

Câu 45: Phản ứng nào sau đây dùng để chứng minh trong công thức cấu tạo của glucozơ có nhiều nhóm –OH ở kề nhau?

A. Cho glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3, to. B. Cho glucozơ tác dụng với H2, Ni, to.

C. Cho glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo dung dịch xanh lam.

D. Cho glucozơ tác dụng với dung dịch nước Br2 và với dung dịch AgNO3/NH3, to. Câu 46: Hợp chất CH3-NH-CH2CH3 có tên gọi gốc-chức là

A. etylmetylamin. B. isopropylamin.

C. metyletylamin. D. N-Metyl etanamin.

Câu 47: Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra A. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu. B. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+.

C. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu. D. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+.

Câu 48: Cho các dung dịch sau: saccarozơ, glucozơ, anđehit axetic, glixerol, axetilen, fructozơ.

Số lượng dung dịch có thể tham gia phản ứng tráng gương là

A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.

Câu 49: Polime thiên nhiên (X) được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Ở nhiệt độ thường, (X) tạo với dung dịch iot hợp chất có màu xanh tím. Polime (X) là

A. saccarozơ. B. xenlulozơ. C. tinh bột. D. glicogen.

Câu 50: Nguyên tố (X) có cấu hình electron 1s22s22p63s1. Vị trí của (X) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học là:

A. Chu kì 3, nhóm IA là nguyên tố kim loại.

B. Chu kì 4, nhómVIIA, là nguyên tố phi kim.

C. Chu kì 3, nhóm IA là nguyên tố phi kim.

D. Chu ki 4, nhóm IA là nguyên tố kim loại.

Câu 51: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Đồng phân của glucozơ là fructozơ.

B. Thủy phân (xúc tác H+, to) tinh bột cũng như xenlulozơ đều thu được glucozơ.

C. Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau.

D. Sản phẩm phản ứng thủy phân saccarozơ (xúc tác, to) có thể tham gia phản ứng tráng gương.

(3)

Hóa học 3/4 - Mã đề thi 156 Câu 52: Một số este được dùng trong hương liệu, mỹ phẩm, bột giặt là nhờ các este

A. có mùi thơm, an toàn với người. B. là chất lỏng dễ bay hơi.

C. đều có nguồn gốc từ thiên nhiên. D. có thể bay hơi nhanh sau khi sử dụng.

Câu 53: Xà phòng hóa chất nào sau đây thu được glixerol?

A. Metyl axetat. B. Metyl propionat. C. Benzyl axetat. D. Tristearin.

Câu 54: Khi thủy phân 8,8 gam este đơn chức mạch hở (X) cần dùng 100 ml dung dịch KOH 1M thu được 4,6 gam một ancol (Y). Tên gọi của (X) là

A. etyl axetat. B. etyl propionat. C. propyl axetat. D. etyl fomat.

Câu 55: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit (Y) thì thu được 3 mol alanin, 1 mol valin và 1 mol glyxin. Khi thủy phân không hoàn toàn (Y) thì thu được các đipeptit Ala-Val, Val-Ala và tripeptit Gly-Ala-Ala. Trình tự các - amino axit trong (Y) là

A. Val–Ala–Ala–Gly–Ala. B. Gly–Ala–Ala–Ala–Val.

C. Gly–Ala–Ala–Val– Ala. D. Ala–Val–Ala–Ala–Gly.

Câu 56: Cho 5,9 gam hỗn hợp (X) gồm 3 amin: propylamin, etylmetylamin, trimetylamin (X) tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là

A. 100. B. 150. C. 200. D. 120.

Câu 57: Đun nóng hỗn hợp CH3COOC2H5 và C2H5COOCH3 với dung dịch NaOH vừa đủ ta thu được hỗn hợp (X) gồm

A. 2 muối và 2 ancol. B. 2 axit và 2 ancol.

C. 1 axit và 1 ancol. D. 1 muối và 1 ancol.

Câu 58: Thứ tự tăng dần lực bazơ của các amin được sắp xếp theo dãy nào sau đây?

A. C6H5NH2 < NH3 < C2H5NH2 < (C2H5)2NH.

B. C2H5NH2 < (C2H5)2NH < NH3 < C6H5NH2. C. NH3 < C2H5NH2 < (C2H5)2NH < C6H5NH2. D. (C2H5)2NH < NH3 < C6H5NH2 < C2H5NH2.

Câu 59: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột (X)(Y)Axit axetic. (X) và (Y) lần lượt là

A. ancol etylic và anđehit axetic . B. fructozơ và anđehit axetic.

C. glucozơ và etyl axetat. D. glucozơ và ancol etylic.

Câu 60: Một dung dịch amin no đơn chức (X) tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 0,5M sau phản ứng thu được 9,55 gam muối. Công thức (X) là

A. C2H5NH2. B. C6H5NH2. C. C3H5NH2. D. C3H7NH2.

Câu 61: Đốt cháy m gam một chất béo (triglixerit) cần 2,415 mol O2 tạo thành 1,71 mol CO2 và 1,59 mol H2O. Cho 35,44 gam chất béo trên tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì khối lượng muối tạo thành là

A. 36,56 gam. B. 37,56 gam. C. 37,06 gam. D. 38,06 gam.

Câu 62: Khi tiến hành trùng ngưng axit -amino hexanoic và axit -amino heptanoic được một loại tơ poliamit (X). Lấy 48,7 gam tơ (X) đem đốt cháy hoàn toàn với O2 vừa đủ thì thu được hỗn hợp (Y). Cho (Y) qua dung dịch NaOH dư thì còn lại 4,48 lít khí (đktc). Tỉ lệ số mắt xích của hai gốc amino axit trong (X) là

A. 4 : 5. B. 4 : 3. C. 2 : 1. D. 3 : 5.

Câu 63: Công thức phân tử nào sau đây có 2 đồng phân este?

A. C4H8O2. B. C3H6O2. C. C2H4O2. D. C3H4O2.

(4)

Hóa học 4/4 - Mã đề thi 156 Câu 64: Dãy chất nào sau đây được sắp xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần?

A. CH3COOH, CH3CH2CH2OH, CH3COOC2H5. B. CH3COOC2H5,CH3CH2CH2OH, CH3COOH.

C. CH3CH2CH2OH, CH3COOH, CH3COOC2H5. D. CH3COOH, CH3COOC2H5, CH3CH2CH2OH.

---

Cho: 11Na , 17Cl , 13Al , 7N , 8O , 9F , 19K , 16S , 18Ar , 20Ca , 12Mg,6C, 20Ca , 35Br , 26Fe

Na = 23, K = 39, Ca = 40, Mg = 24, Cu = 64, Fe = 56, Pb = 207, Zn = 65, Al = 27, Ba=137, Ag=108, Cr=52, Mn=55, C=12, H=1, O=16, Cl=35,5, S = 32, N=14, Br= 80, I = 127, Li = 7, Rb= 85,5, Cs=33.

___________Hết___________

- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.

- Thí sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn và bảng tính tan.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Thủy phân phần hai với hiệu suất 80%, trung hòa dung dịch sau thủy phân rồi cho toàn bộ lượng sản phẩm sinh ra tác dụng với một lượng H 2 dư (Ni,t 0 ) đến khi

Cho m gam chất béo trên tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì khối lượng muối tạo thành là.. Toàn bộ X phản ứng vừa đủ với V ml dd

Nếu cho a gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì thu đƣợc 3,09 gam hỗn hợp muối đƣợc tạo bởi 2 axit là đồng đẳng kế tiếp và 0,035 mol một ancol duy

Cho Z tác dụng hết với một lượng vừa đủ dung dịch AgNO 3 trong NH 3 , đun nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m

Nếu cho 4,4 gam chất X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 4,8 gam muối của axit hữu cơ Y và chất hữu cơ Z.Tên của X

Nếu cho a gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì thu được 3,09 gam hỗn hợp muối được tạo bởi 2 axit là đồng đẳng kế tiếp và 0,035 mol một ancol duy nhất

A. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất đựng trong mỗi lọ trên.. 1) Viết phương trình phản ứng. 2) Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu. 1)

Câu 17: Oxit tác dụng với nước tạo ra dung dịch làm quỳ tím hóa xanh là:A. Quỳ