• Không có kết quả nào được tìm thấy

(2,0 điểm) Chiến tranh thế giới thứ hai a) Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "(2,0 điểm) Chiến tranh thế giới thứ hai a) Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC KỲ THI HSG KHTN – KHXH DÀNH CHO HS LỚP 8 THCS NĂM HỌC 2018 – 2019

ĐỀ THI: KHOA HỌC XÃ HỘI

(Đề thi gồm có 01 trang) Thời gian làm bài: 135 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN THI TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Trong truyện “Lão Hạc”, khi nghe Binh Tư cho biết lão Hạc xin bả chó, ông giáo đã rất ngỡ ngàng: “ Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư?

Cuộcđời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn”…Nhưng khi chứng kiến cái chết đau đớn của lão Hạc, ông giáo lại cảm nhận: “ Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫ đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”.

Em hiểu ý nghĩ đó của ông giáo như thế nào, hãy trình bày bằng một đoạn văn.

Câu 2. (2,0 điểm)

a) Địa hình Châu Á có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu và sông ngòi Châu Á?

b) Những khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Tây Nam Á?

Câu 3. (2,0 điểm)

Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)

a) Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh. So với chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) có điểm gì giống và khác nhau?

b) Theo em, để ngăn chặn một cuộc chiến tranh thế giới có thể xảy ra, các quốc gia dân tộc cần phải làm gì?

Câu 4. (1,0 điểm)

Khi nhận xét về Hồ Chủ Tịch, một nhà báo người Mĩ đã viết: “Sức mạnh vĩ đại của Cụ Hồ là ở chỗ cụ vẫn sống như những người Việt Nam bình thường. Cụ đã khước từ những ngôi nhà đồ sộ, những bộ quân phục của các thống chế, những ngôi sao của các đại tướng. Trong cả một đời, tuy quan hệ với nhiều người phương Tây đầy quyền uy, nhưng Cụ đã chọn con đường khác hẳn con đường của họ…”

Lời nhận xét trên của nhà báo người Mĩ nói lên phẩm chất cao quý nào của Bác?

Em hãy nêu đầy đủ nội dung, ý nghĩa của phẩm chất đạo đức đó? Trong cuộc sống hằng ngày em đã rèn luyện phẩm chất đạo đức đó như thế nào? Cho ví dụ cụ thể?

--- Hết ---

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh: ……… Số báo danh:………..

ĐỀ CHÍNH THỨC

(2)

UBND HUYỆN YÊN LẠC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

KÌ THI HSG KHTN – KHXH DÀNH CHO HS LỚP 8 THCS NĂM HỌC 2018 – 2019

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: KHOA HỌC XÃ HỘI

(Hướng dẫn chấm gồm có 03 trang)

PHẦN THI TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu Nội dung Điểm

Câu 1

* Yêu cầu về hình thức: HS viết đúng yêu cầu đoạn văn, trình bày diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi dùng từ, diễn đạt.

* Yêu cầu về nội dung:Cần có được những ý sau

- Trong truyện Lão Hạc, chi tiết lão Hạc xin bả chó của Binh Tư có một vị trí nghệ thuật quan trọng. Nó có ý nghĩa “đánh lừa” – chuyển ý nghĩ tốt đẹp của ông giáo và người đọc về lão Hạc sang một hướng trái ngược. Nghĩa là nó đẩy con người đáng kính như lão Hạc đến con đường cùng, con người lâu nay nhân hậu, giàu lòng tự trọng đến thế mà cũng bị tha hóa vì miếng cơm manh áo.

Điều đó khiến ông giáo thấy thất vọng: Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn”…

- Cái chết đau đớn của lão Hạc lại khiến ông giáo giật mình mà ngẫm nghĩ về cuộc đời. Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn bởi cuộc đời còn có những con người cao quý như lão Hạc: Lão đã chọn cái chết để giữ trọn nhân cách trong sạch. Hơn thế lão lại chọn một cái chết đau đớn bằng bả chó như một sự tự trừng phạt ghê gớm vì đã trót lừa một con chó.Cái chết đó càng chứng tỏ lòng tự trọng đáng quý ở lão.Nhưng cuộc đời lại đáng buồn theo một nghĩa khác: Con người có nhân cách cao đẹp như lão Hạc lại có cuộc đời khốn khổ đầy bế tắc, lại phải kết thúc cuộc sống đầy đau đớn.

2,0

Câu 2 1. Địa hình Châu Á có ảnh hưởng đến khí hậu và sông ngòi Châu

Á: 1,0

*Địa hình làm cho khí hậu châu Á phân hoá đa dạng

- Núi, sơn nguyên cao ngăn chặn ảnh hưởng của biển vào đất liền, làm cho khí hậu phân hoá theo chiều đông tây, tạo ra nhiều kiểu khí hậu. (Ví dụ: ôn đới phân hoá thành ôn đới lục địa, ôn đới hải dương, ôn đới gió mùa).

0,25

- Ngoài ra, trên núi và sơn nguyên cao khí hậu còn phân hoá theo

độ cao. 0,25

*Địa hình có ảnh hưởng đến sông ngòi:

- Các dãy núi chạy theo 2 hướng chính, địa hình bị chia cắt phức tạp nên sông ngòi châu Á có mạng lưới khá phát triển.

0,25 -Địa hình nhiều núi, sơn nguyên cao, sông có độ dốc lớn nên có giá

trị thuỷ điện và mùa lũ gây thiệt hại lớn.

0,25 ĐỀ CHÍNH THỨC

(3)

2. Những khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội

của khu vực Tây Nam Á là: 1,0

- Khí hậu khắc nghiệt => có nhiều hoang mạc và bán hoang mạc. 0,25

- Mưa ít nên nguồn nước khan hiếm. 0,25

- Chính trị không ổn định hay xẩy ra xung đột, chiến tranh. 0,25 - Địa hình nhiều núi và sơn nguyên nên giao thông đi lại khó khăn. 0,25

Câu 3

a. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh. So với chiến tranh thế

giới thứ nhất (1914-1918) có điểm gì giống và khác nhau? 1,5

* Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai 1,0 - Do mâu thuẫn về quyền lợi, thị trường, thuộc địa tiếp tục nảy sinh

giữa các nước đế quốc. Docuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) đã dẫn tới sự ra đời và lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít ở Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản với ý đồ gây chiến tranh chia lại thế giới

0,25

- Do chính sách thỏa hiệp, “dung dưỡng” của các nước Phương

Tây đã tạo điều kiện cho phát xít phát động chiến tranh. 0,25 - Các nước đế quốc hình thành hai khối đối địch nhau:

+ Khối Anh, Pháp, Mĩ và khối phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản.

Hai khối mâu thuẫn gay gắt với nhau và đều coi Liên Xô là kẻ thù cần tiêu diệt

+ Khối Anh, Pháp, Mĩ thực hiện đường lối thỏa hiệp nhằm làm cho phát xít chĩa mũi nhọn về Liên Xô….

+ Ngày 1/9/1939 phát xít Đức tấn công Ba Lan…Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

0,5

* So sánh với nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất: 0,5 - Giống nhau: Cả hai cuộc chiến tranh đều nhằm giải quyết mâu

thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa. 0,25 - Khác nhau: Chiến tranh thế giới thứ hai còn nhằm giải quyết mâu

thuẫn giữa các nước đế quốc với Liên Xô – Nhà nước Xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.

0,25 b. Theo em, để ngăn chặn một cuộc chiến tranh thế giới có thể

xảy ra, các quốc gia dân tộc cần phải làm gì?

0,5 - Nhận thức đúng đắn chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa phát xít là nguồn gốc của chiến tranh. Chống Chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình là nguyện vọng của loài người tiến bộ. Từ đó, phải có ý thức bảo vệ, ngăn chặn các mầm mống có thể xảy ra…

- Cần hợp tác giữa các quốc gia và cần nhanh chóng tìm ra giải pháp để tháo gỡ xung đột, hạn chế tối đa các cuộc chiến tranh mang tính khu vực, ngăn chặn nguy cơ chiến tranh hạt nhân để bảo vệ cuộc sống con người và nền văn minh nhân loại…

Ghi chú: Học sinh có thể trình bày những ý khác nhưng đúng, lập luận chặt chẽ thì vẫn cho điểm tối đa.

Câu 4 - Lời nhận xét trên của nhà báo người Mĩ nói lên phẩm chất liêm 0,2

(4)

khiết của Bác.

- Nội dung: Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.

0,2 - Ý nghĩa: Sống liêm khiết làm cho con người thanh thản, nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người, góp phần làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.

0,2 - Rèn luyện:

+ Thường xuyên rèn luyện để có lối sống liêm khiết 0,05 + Biết phân biệt hành vi liêm khiết và không liêm khiết. 0,05 + Có thái độ đồng tình, ủng hộ, học tập những tấm gương liêm

khiết. 0,05

+ Phê phán, lên án những hành vi thiếu liêm khiết trong cuộc sống

hằng ngày. 0,05

-Hs nêu ví dụ cụ thể trong cuộc sống thể hiện được tính liêm khiết của bản thân.

0,2

--- Hết ---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

3.Dưới tác động của cách mạng KH-KT hầu hết các nước ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng điểm.. +Sự phát triển của lực

- Là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người: 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật và những thiệt hại vật

k) Cả làng không hiểu vì sao lão chết, trừ Binh Tư và ông giáo... b) Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng.. a) Con trai lão Hạc đi đồn

Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết…Một người như thế ấy !...Một người đã khóc vì trót lừa một con chó !...Một người nhịn ăn để tiền lại làm

Chiến dịch nào dưới đây là chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954).. Thắng lợi

Các mối quan hệ kinh tế chính trị, giao lưu văn hóa không ngừng được mở rộng; đã hình thành khuôn khổ quan hệ ở tầm vĩ mô; sự hiểu biết giữa hai nước không ngừng

Nhà nước đóng vai trò kiểm soát đời sống kinh tế đất nước, can thiệp vào tất cả các lĩnh vực sản xuất và lưu thông. Nhà nước đóng vai trò kiểm soát đời sống kinh tế

Em hãy nêu ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cho biết tính chất của cuộc cách mạng này.. Trình bày nguyên nhân bùng nổ Chiến