• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 23/10/2020 Tiết:15

THỰC HÀNH: XỬ LÝ HẠT GIỐNG BẰNG NƯỚC ẤM

I. Mục tiêu bài học:

Sau khi học xong bài này học sinh phải:

1. Về kiến thức:

- Biết được quy trình ngâm hạt giống bằng nước ấm ,sản xuất giống cây trồng và cách bảo quản hạt giống.

2. Về kĩ năng:

- Hình thành kĩ năng so sánh các phương pháp ngâm hạt giống.

3. Về thái độ:

- Có ý thức áp dụng kỹ thuật vào việc nâng cao chất lượng của giống để tạo được giống tốt trong sản xuất lương thực, thực phẩm.

* Riêng với HSKT: Chú ý nghe giảng, ghi chép bài đầy đủ.

* Giáo dục đạo đức học sinh:Giáo dục học sinh biết giữ gìn và bảo vệ giống cây trồng có năng suất tốt và chất lượng cao.

4. Năng lực, phẩm chất có thể hình thành cho học sinh:

- Năng lực chung: tự học, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự quản lí...

- Năng lực bộ môn: Năng lực liên hệ và vận dụng thực tế.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh phóng to có liên quan đến nội dung bài học…

2. Học sinh: SGK, vở bài tập, vở ghi, đồ dùng học tập…

III. Phương pháp- Kĩ thuật dạy học:

- Phương pháp trực quan - Phương pháp thuyết trình - Phương pháp đàm thoại

- Phương pháp thảo luận nhóm.

- Kĩ thuật hỏi và trả lời.

- Kĩ thuật giao nhiệm vụ.

IV. Tiến trình bài giảng - Giáo dục:

1. Ổn định tổ chức lớp:( 02 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: ( 05 phút)

** Câu hỏi:

Câu 1. Giống cây trồng có vai trò như thế nào trong trồng trọt?

Câu 2. Em hãy kể tên các phương pháp chọn tạo giống cây trồng?

** Trả lời:

Câu 1. Giống cây trồng có vai trò trong trồng trọt :

+ Giống cây trồng là yếu tố quan trọng quyết định tăng năng suất cây trồng.

+ Giống cây trồng có tác dụng làm tăng vụ thu hoạch trong năm và làm thay đổi cơ cấu cây trồng.

Câu 2.Phương pháp chọn lọc, phương pháp lai, phương pháp gây đột biến, phương pháp nuôi cấy mô.

3. Giảng bài mới:

(2)

A. Hoạt động khởi động: ( 02 phút)

Như chúng ta đã biết, giống cây trồng là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất và chất lượng nông sản. Muốn có nhiều hạt giống, cây giống tốt phục vụ sản xuất đại trà chúng ta cần phải biết quy trình ủ, ngâm hạt giống sản xuất giống và làm tốt công tác bảo quản giống cây trồng. Đó chính là nội dung bài học ngày hôm nay “Bài 11: Sản xuất và bảo quản giống cây trồng”.

B. Các hoạt động tìm hiểu nội dung bài học:

* Hoạt động 1: Tìm hiểu quy trình sản xuất giống cây trồng - Mục tiêu : Biết được quy trình sản xuất giống cây trồng.

- Hình thức tổ chức: Dạy học cả lớp.

- Thời gian: 18 phút.

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật hỏi và trả lời.

- Phương pháp dạy học: Trực quan, đàm thoại.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: Sản xuất giống cây trồng nhằm

mục đích gì?

HS: Tạo ra nhiều hạt giống, cây con giống.

GV: Em hiểu gì về sản xuất giống và chọn tạo giống ?

HS: Chọn tạo giống là tạo ra giống mới.

Sản xuất giống là tăng số lượng của giống và duy trì chất lượng.

GV: Có mấy phương pháp sản xuất giống cây trồng?

HS: Có 2 phương pháp.

GV: YCHS quan sát sơ đồ 3 và giải thích: Giống đã được phục tráng là giống sản xuất đại trà sau nhiều năm lẫn tạp và xấu đi nên phải chọn lọc để phục hồi lại giống gốc.

- Sản xuất giống cây trồng bằng hạt được tiến hành theo quy trình nào?

HS: Quan sát, suy nghĩ, trả lời.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Quan sát sơ đồ 3, em hãy cho biết các ô màu vàng từ 1 đến 5 diễn tả điều gì?

HS: Ô trồng các con của từng cá thể được chọn từ ruộng trồng giống phục tráng.

GV: Các mũi tên và các ô sau các ô dòng 1 đến 5 diễn tả điều gì?

HS: Hỗn hợp hạt của 3 dòng tốt,

I. Sản xuất giống cây trồng:

- Mục đích: Nhằm tạo ra nhiều hạt giống, cây con giống.

1. Sản xuất giống cây trồng bằng hạt:

Từ hạt giống đã được phục tráng, tiến hành chọn lọc và nhân giống theo quy trình:

+ Năm 1: Gieo hạt giống đã được phục tráng và chọn cây có đặc tính tốt.

+ Năm 2: Hạt của mỗi cây tốt gieo thành từng dòng. Lấy hạt của dòng tốt hợp lại thành giống siêu nguyên chủng.

+ Năm 3: Từ giống siêu nguyên chủng nhân thành giống nguyên chủng.

+ Năm 4: Từ giống nguyên chủng nhân thành giống sản xuất đại trà.

(3)

trồng ở năm sau, tạo ra hạt giống siêu nguyên chủng, sau đó chọn lọc hỗn hợp, gieo trồng tiếp được hạt nguyên chủng, sau đó lại tiếp tục chọn lọc, gieo trồng nhiều vụ được hạt giống đưa vào sản xuất đại trà.

- Hạt giống siêu nguyên chủng: có số lượng ít nhưng chất lượng cao ( Độ thuần khiết cao, không bị sâu bệnh).

- Hạt giống nguyên chủng: Hạt có chất lượng cao được nhân ra từ hạt giống siêu nguyên chủng.

GV: Hạt giống nguyên chủng và hạt giống sản xuất đại trà khác nhau như thế nào?

HS: Tiêu chuẩn chất lượng hạt nguyên chủng cao hơn nhiều hạt giống sản xuất đại trà, số lượng hạn chế hơn.

GV: Sản xuất giống cây bằng hạt thường áp dụng cho những loại cây nào?

HS: Cây ngũ cốc, cây họ đậu và một số cây lấy hạt khác.

GV: Chốt lại, ghi bảng.

GV: YCHS quan sát H15, H16, H17/SGK:

- Em hiểu gì về giâm cành, chiết cành và ghép mắt?

HS: Suy nghĩ, trả lời.

GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Tại sao khi giâm cành người ta phải cắt bớt lá?

HS: Để giảm bớt cường độ thoát hơi nước, giữ cho hom giống không bị héo.

GV: Tại sao khi chiết cành người ta phải dùng nilon bó kín bầu đất lại?

HS: Để giữ ẩm cho đất bó bầu và hạn chế sự xâm nhập của sâu bệnh.

GV: Sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính thường áp dụng đối với loại cây nào?

HS: Loại cây ăn quả, cây hoa, cây cảnh.

GV: Mở rộng:

- Thường áp dụng cho cây ngũ cốc, cây họ đậu và một số cây lấy hạt.

lọc ta được giống mới.

(4)

Phương pháp nuôi cấy mô. Sau đó, yêu cầu học sinh lấy thêm ví dụ về phương pháp này như chuối, hoa lan...

HS: Lấy ví dụ.

GV: Gia đình em đã sản xuất giống cây trồng bằng cách nào?

HS: Liên hệ, trả lời.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu phương pháp ngâm hạt giống cây trồng trong nước ấm:

- Mục tiêu : Biết được các phương pháp bảo quản hạt giống cây trồng.

- Hình thức tổ chức: Dạy học cả lớp.

- Thời gian: 10 phút.

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật hỏi và trả lời.

- Phương pháp dạy học: Đàm thoại.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: Muốn bảo quản tốt hạt giống phải

đảm bảo các điều kiện gì?

HS: Đọc SGK, suy nghĩ, trả lời.

GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Tại sao hạt giống đem bảo quản phải khô?

HS: Hạn chế quá trình hô hấp của hạt.

GV: Tại sao hạt giống đem bảo quản phải sạch, không lẫn tạp chất?

HS: Tránh bị sâu mọt và chim chuột ăn.

GV: Gia đình em đã bảo quản hạt giống như thế nào?

HS: Liên hệ, suy nghĩ, trả lời.

GV: Tích hợp giáo dục đạo đức: Giáo dục học sinh biết giữ gìn và bảo vệ giống cây trồng có năng suất tốt và chất lượng cao.

II. Xử lí hạt giống trong nước ấm:

Gv hướng dẫn học sinh thực hiện

C. Luyện tập – Vận dụng: (02 phút)

- GV gọi 1, 2 học sinh đọc ghi nhớ SGK/T27

- Đặt một số câu hỏi củng cố bài để học sinh khắc sâu kiến thức.

- Đánh giá giờ học.

D. Hướng dẫn về nhà - Chuẩn bị bài: (03 phút) - Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi cuối bài.

- Đọc và xem trước bài 12: “ Sâu, bệnh hại cây trồng”.

(5)

- GV hướng dẫn mỗi HS về nhà chuẩn bị một mẫu sâu non, một mẫu sâu trưởng thành và hai mẫu cây trồng bị sâu, bệnh phá hại.

V. Rút kinh nghiệm:

………

………

………

………

Ngày soạn23/10/2020 Tiết: 16

KIỂM TRA GIỮA KÌ

I. Mục tiêu bài học:

Qua bài kiểm tra này học sinh phải:

1. Về kiến thức:

- Nhớ và hệ thống lại được những kiến thức cơ bản trong chương I: Đại cương về kỹ thuật trồng trọt như kiến thức liên quan đến đất trồng, thành phần cơ giới của đất trồng, các loại phân bón trong trồng trọt và các biện pháp phòng, trừ sâu, bệnh hại.

2. Về kỹ năng:

- Vận dụng những kiến thức đã học làm bài kiểm tra và biết liên hệ với những kiến thức trong thực tế.

3. Về thái độ:

- Nghiêm túc trong quá trình làm bài kiểm tra.

- Giáo dục đạo đức: Trung thực không coi cóp.

4. Những năng lực hướng tới:

- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, quản lý II. Hình thức kiểm tra:

- Tự luận, trắc nghiệm, viết bài.

III. Ma trận đề kiểm tra:

Cấp độ Chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng

Cấp độ thấp Cấp độ cao

TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL

1. Vai trò của cây trồng và đất trồng

Đặc điểm của

đất trồng Liên hệ được

thực tế về vai trò của trồng

trọt

Số câu Số điểm Tỉ lệ %

C1,2,3 3 1.5 15%

C1 1 2.0 20%

4 3.5 35%

2. Cải tạo Biết được biện

(6)

đất; Giống cây trồng;

Phân bón

pháp cải tạo đất, nhận biết được phân bón và vai

trò của giống cây trồng Số câu

Số điểm Tỉ lệ %

C4,5,7 3 1.5 15%

C2 1 2.0 20%

4 3.5 35%

3. Sâu, bệnh hại cây trồng; Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng

Biết được sự phát triể của côn

trùng

- Phân biệt được các biện pháp phòng, trừ sâu bệnh hại cây trồng.

- So sánh được hai kiểu biến thái ở côn trùng Số câu

Số điểm Tỉ lệ %

C8 1 0.5

5%

C6 1 0.5

5%

C3 1 2.0 20%

3 3.0 30%

Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ %

8 5.5 55%

2 2.5 25%

1 2.0 20%

11 10 100%

IV. Nội dung kiểm tra:

PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU TRƯỜNGTH&THCS TRÀNG LƯƠNG

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ

HỌC KỲ I NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN: CÔNG NGHỆ 7

I. Phần trắc nghiệm: (4.0 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng nhất (mỗi phương án trả lời đúng 0.5 điểm) Câu 1. Đất trồng là:

A. Kho dự trữ thức ăn của cây.

B. Do đá núi mủn ra cây nào cũng sống được.

C. Lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất, trên đó thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm.

D. Lớp đá xốp trên bề mặt Trái Đất.

Câu 2. Loại đất nào sau đây giữ nước tốt nhất?

A. Đất cát. B. Đất sét.

C. Đất thịt. D. Đất cát pha.

Câu 3. Đâu là đất chua?

A. pH > 7,5 B. pH < 6,5 C. pH = (6,6 – 7,5) D. ph = 7 Câu 4. Biện pháp thích hợp để cải tạo đất xám bạc màu là:

A. Cày sâu, bừa kỹ, bón phân hữu cơ.

B. Làm ruộng bậc thang.

(7)

C. Trồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanh.

D. Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên.

Câu 5. Phân đạm có kí hiệu là gì và thuộc loại phân nào?

A. N - Phân hữu cơ. B. K - Phân vi sinh.

C. N - Phân hóa học. D. K - Phân hóa học.

Câu 6. Bắt sâu thuộc biện pháp phòng, trừ sâu bệnh nào?

A. Sinh học B. Hóa học C. Thủ công D. Kiểm dịch thực vật Câu 7. Vai trò của giống cây trồng là:

A. Tăng năng suất cây trồng.

B. Tăng năng suất, chất lượng nông sản và thay đổi cơ cấu cây trồng.

C. Tăng chất lượng nông sản.

D. Tăng năng suất, chất lượng nông sản.

Câu 8. Sự thay đổi cấu tạo, hình thái của côn trùng trong vòng đời gọi là gì?

A. Biến dạng. B. Biến hình.

C. Chuyển thể. D. Biến thái.

II. Phần tự luận: (6.0 điểm) Câu 1. ( 2.0 điểm)

Trồng trọt có vai trò gì trong đời sống nhân dân và nền kinh tế địa phương em?

Câu 2. ( 2.0 điểm)

Em hãy trình bày các tiêu chí để đánh giá giống cây trồng tốt?

Câu 3. ( 2.0 điểm)

Em hãy so sánh hai kiểu biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn ở côn trùng?

---Hết--- V. Đáp án:

PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU TRƯỜNGTH&THCS TRÀNG LƯƠNG

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ HỌC KỲ I NĂM HỌC 2020 - 2021

MÔN: CÔNG NGHỆ 7

I. Phần trắc nghiệm: (4.0 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng nhất (mỗi phương án trả lời đúng 0.5 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8

ĐA C B B A C C B D

II. Phần tự luận: (6.0 điểm)

Câu Nội dung Điểm

Trồng trọt có vai trò trong đời sống nhân dân và nền kinh tế địa phương em:

- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người. 0.5 điểm

(8)

Câu 1 (2.0 điểm)

- Cung cấp thức ăn cho vật nuôi.

- Cung cấp nguyên liệu cho CN chế biến.

- Cung cấp nông sản cho xuất khẩu.

0.5 điểm 0.5 điểm 0.5 điểm

Câu 2 (2.0 điểm)

Các tiêu chí để đánh giá giống cây trồng tốt:

- Sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai và trình độ canh tác của địa phương.

- Có năng suất cao và ổn định.

- Có chất lượng tốt.

- Chống chịu được sâu bệnh.

0.5 điểm 0.5 điểm 0.5 điểm 0.5 điểm

Câu 3 (2.0 điểm)

So sánh biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn:

So Sánh Biến thái hoàn toàn Biến thái không hoàn

1. Khác

nhau * Có 4 giai đoạn phát triển: Trứng, sâu non, nhộng, sâu trưởng thành.

* Phá hại cây trồng mạnh nhất ở giai đoạn sâu non

* Có 3 giai đoạn phát triển: Trứng, sâu non, sâu trưởng thành.

* Phá hại cây trồng mạnh nhất ở giai đoạn sâu trưởng thành.

2. Giống nhau

Đều là các kiểu biến thái của côn trùng và đều trải qua 3 giai đoạn: Trứng -> Sâu non ->

Sâu trưởng thành.

0.5 điểm

0.5 điểm

1.0 điểm

Tổng 10 điểm

V. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Năm 1: Gieo hạt giống đã phục tráng và duy trì - Năm 2: Thu hạt những cây tốt gieo thành dòng, lấy những dòng tốt nhất thu lấy hạt hợp thành..

Câu hỏi 3 trang 22 Công nghệ lớp 7: Các loại cây dễ nhân giống bằng phương pháp giâm cành ở Hình 4.2 có những đặc điểm gì..

- Năm 1: Gieo hạt giống đã phục tráng và duy trì - Năm 2: Thu hạt những cây tốt gieo thành dòng, lấy những dòng tốt nhất thu lấy hạt hợp thành..

- Muốn đáp ứng được những nhu cầu đó thì các nhà sản xuất giống cây trồng phải tạo ra nhiều hạt giống, cây con giống, đồng thời phải biết cách bảo quản để

Phân bón; Sâu, bệnh; Sản xuất giống cây trồng; Làm đất; Thời vụ gieo

Thí nghiệm xử lý vật liệu sinh học để tạo thảm cỏ chứng tỏ sự thiết lập mối quan hệ cộng sinh của Rhizobium và Arbuscular mycorrhizae trên cây chủ mang lại

Vì vậy chúng tôi đã tiến hành Nghiên cứu thực trạng sản xuất bí xanh thơm bản địa tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn với mục tiêu chính là đánh giá thực trạng sản

ex Murray) Haraldson (họ Polygonaceae) là một cây thuốc quí được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền ở Việt Nam. Hà thủ ô đỏ được sử dụng để hạn chế sự lão hóa