• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Bình Khê II #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.botto

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Bình Khê II #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.botto"

Copied!
41
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 28 Ngày soạn: 29/3/2019

Ngày giảng: Thứ hai ngày 1 tháng 4 năm 2019 Toán

TIẾT 136 : ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Học sinh đọc thuộc lòng được một bảng nhân hoặc bảng chia đã học.

2. Kỹ năng

- Áp dụng làm được các bài tập trong bảng nhân, bảng chia.

3. Thái độ

- HS yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Giáo án - HS: SGK, VBT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

A. Kiểm tra đọc thuộc lòng(5’) - Gọi h/s lên bốc thăm đọc bài.

- Nhận xét – đánh giá sau mỗi lần đọc bài của học sinh.

B. Bài tập.(30’) Bài 1. Tính nhẩm.

- Yêu cầu h/s nhẩm và nêu kết quả.

- Nhận xét – chữa bài.

Bài 2: Mỗi con bò có 4 chân. Hỏi 5 con như thế có bao nhiêu chân?

- Gọi h/s đọc y/c đề bài.

- GV nêu câu hỏi kết hợp tóm tắt.

Tóm tắt 1 con: 4 chân.

5 con: ... nhân ?

- Gọi h/s lên bảng giải, lớp làm vào vở.

- Nhận xét – chữa bài.

C. Củng cố - dặn dò(5’) - Nhận xét tiết học.

- Dặn dò học sinh.

- HS lên bốc thăm đọc bài.

- HS nhẩm và nêu kết quả.

2 x 3 = 6 3 x 5 = 15 4 x 3 = 12 5 x 6 = 30 6 x 4 = 24 9 x 3 = 27 8 : 4 = 2 4 : 2 = 2 16 : 4 = 4 32 : 4 = 8 45 : 5 = 9 23 : 9 = 3

- HS đọc bài.

- HS trả lời:

- HS lên bảng giải, lớp làm vào vở.

Bài giải.

Số chân của 5 con bò là:

5 x 4 = 20 (chân) Đáp số: 20 chân

(2)

Tập đọc

TIẾT 82 + 83: KHO BÁU I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Đọc rành mạch toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ rõ ý.

- Hiểu nội dung: Ai yêu quý đất đai, chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. ( trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 5).

2. Kỹ năng

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng, đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.

3. Thái độ

- Giáo dục h/s chịu khó lao động và quý trọng những người lao động.

- QTE (HĐ2)

+ Quyền có gia đình, anh em.

+ Quyền và bổn phận lao động.

*KNS: (HĐ củng cố)

- Tự nhận thức: xác định giá trị bản thân - Ra quyết định

- Thể hiện sự tự tin.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - GV: Giáo án, tranh sgk - HS: SGK

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ: (4p)

- Gọi đọc bài: Sông Hương.

+ Vào mùa hè, sông Hương đổi màu như thế nào?

- Nhận xét – đánh giá.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (1p) - GV giới thiệu bài.

- Ghi đầu bài lên bảng.

- Gọi h/s nhắc lại đầu bài.

2. Dạy bài mới. (30p) a. Đọc mẫu:

- GV đọc mẫu toàn bài: Với giọng chậm rãi, nhẹ nhàng. Đoạn 2 đọc với giọng trầm buồn; đoạn 3 đọc với giọng thể hiện sự ngạc nhiên, nhịp nhanh hơn; câu kết hai người con đã hiểu lời dặn dò của cha.

- đọc chậm lại.Nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm

- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.

- HS nhận xét.

- Lớp lắng nghe.

- HS nhắc lại đầu bài.

- Lớp lắng nghe.

(3)

- Hướng dẫn luyện đọc , kết hợp giải nghĩa từ.

b. Đọc câu.

- Yêu cầu h/s đọc nối tiếp câu lần 1.

- Từ khó: cấy lúa, cuốc bẫm cày sâu, hão huyền, đàng hoàng.

- Gọi h/s đọc.

- Yêu cầu h/s đọc nối tiếp câu lần 2.

c. Đọc đoạn.

- Chia đoạn.

- Yêu cầu h/s đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Hướng dẫn đọc câu:

+ Hai ông bà/ thường ra đồng từ lúc gà gáy sáng/ và trở về nhà khi đã lặn mặt trời.//

- GV đọc mẫu.

- Gọi h/s đọc.

- Yêu cầu h/s đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Gọi 1h/s đọc chú giải.

d. Đọc trong nhóm.

- Yêu cầu h/s luyện đọc trong nhóm 3.

- Gọi vài nhóm đọc.

- GV nhận xét, tuyên dương.

e. Thi đọc

- Gv gọi đại diện tổ thi đọc.

- Nhận xét- tuyên dương.

g. Đọc đồng thanh

- Lớp đọc đồng thanh đoạn 1,2 3. Tìm hiểu bài: (20p)

- Yêu cầu lớp đọc thầm bài.

+ Tìm những hình ảnh nói lên sự cần cù chịu khó của vợ chồng người nông dân ? + Nhờ sự chăm chỉ làm lụng, hai vợ chồng người nông dân đã đạt được điều gì?

+ Trước khi mất, người cha cho các con biết điêu gì ?

+ Theo lời cha, hai người con đã làm gì ?

+ Cuối cùng kho báu hai anh em tìm được là gì ?

- HS đọc nối tiếp câu lần 1.

- HS đọc.

- HS đọc nối tiếp câu lần 2.

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Lớp lắng nghe.

- HS đọc bài.

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- HS đọc chú giải.

- HS luyện đọc trong nhóm 3.

- Nhóm đoc.

- Đại diện tổ thi đọc.

- Lớp thực hiện theo y/c của gv.

- Lớp đọc thầm bài.

+ Quanh năm hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, ra đồng từ sáng sớm, trở về nhà lúc mặt trời đã lặn.

+ Nhờ sự chăm chỉ họ đã gây dựng được một cơ ngơi đàng hoàng.

+ Người cha dặn: Ruộng nhà có một kho báu, các con hãy tự đào lên mà dùng.

+ Theo lời cha, họ đào bới cả đám ruộng để tìm kho báu. Vụ mùa đến họ đành trồng lúa.

- Là của ăn của để.

(4)

+ Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì ?

* QTE: GD HS yêu và chăm chỉ lao động.

4. Luyện đọc lại. (12p) - GV đọc mẫu lần 2.

- Gọi vài h/s đọc bài.

- Nhận xét, tuyên dương h/s.

D. Củng cố dặn dò: (4p)

+ Câu chuyện khuyên em điều gì ?

* KNS: Em học được gì qua lời dặn dò của người cha để lại cho hai anh em?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò học sinh./.

=> Ý nghĩa: Câu chuyện khuyên chúng ta thấy Đất đai chính là kho báu vô tận.

Chăm chỉ lao động trên đồng ruộng, con người sẽ có cuộc sống đầy đủ, ấm no hạnh phúc.

- Lớp lắng nghe.

- HS đọc bài.

+ Phải chịu khó lao động mới có cuộc sốn g ấm no hạnh phúc.

- Hs trả lời.

……….

Ngày soạn: Thứ năm ngày 29 tháng 3 năm 2018 Ngày giảng: Thứ ba ngày 3 tháng 4 năm 2018

Chính tả

TIẾT 55: KHO BÁU I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Chép đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi 2. Kỹ năng

- Làm được BT2, 3 a/ b, 3. Thái độ

- Giáo dục HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Giáo án, SGK, VBT, bảng phụ - HS: SGK, VBT, VCT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Bài cũ: (5’)

- 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết nháp các từ: giải thưởng, rải rác, dải yếm - Nhận xét - đánh giá.

B. Bài mới : (30’) 1. Giới thiệu bài:

- GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên

- 2 hs lên bảng viết.

- HS lắng nghe, nhắc lại đầu bài.

(5)

bảng.

2. Hướng dẫn nghe - viết.

- Đọc mẫu bài viết.

- Gọi h/s đọc lại.

+ Đoạn trích nói gì?

a. Từ khó: quanh năm, sương, lặn...

- Gọi h/s đọc.

- Yêu cầu h/s viết vào bảng con.

- Nhận xét, chỉnh sửa.

b. Luyện viết chính tả.

- Đọc cho HS nghe và viết bài.

- Đọc soát lỗi

c. Chấm , chữa bài - Thu 5 – 6 bài nhận xét.

3. Hướng dẫn làm bài tập

* Bài 2a (85).

- Gọi HS đọc y/c đề bài.

- Yêu cầu lớp làm bài vào vở.

- Nhận xét, chữa bài.

* Bài 3a (85)

- Gọi h/s đọc yêu cầu đề bài.

- Yêu cầu lớp làm bài vào phiếu.

- GV nhận xét, chữa bài.

D. Củng cố - dặn dò (5’) - Nhận xét tiết học.

- Dặn dò học sinh.

- Lớp lắng nghe.

- HS đọc lại.

+ Đoạn trích nói về đức tính chăm chỉ làm lụng của hai vợ chồng người ND.

- HS đọc từ khó.

- HS viết vào bảng con.

- HS lắng nghe, viết bài.

- HS soát lỗi

- HS đọc y/c đề bài.

- Lớp làm bài vào vở.

+ Voi huơ vòi, mùa màng, thuở nhỏ, chanh chua.

- HS đọc y/c đề bài.

- Lớp làm bài vào phiếu học tập.

a . l hay n?

Ơn trời mưa nắng phải thì Nơi thì bừa cạn nơi thì cày sâu Công lênh chẳng quản bao lâu

Ngày nay nước bạc ngày sau cơm vàng.

- Lắng nghe.

………

Toán

TIẾT 137: ĐƠN VỊ, CHỤC, TRĂM, NGÌN I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Biết quan hệ giữa đơn vị và chục, giữa chục và trăm.

- Biết đơn vị nghìn, quan hệ giữa trăm và nghìn 2. Kỹ năng

- Nhận biết các số tròn trăm, biết cách đọc, viết các số tròn trăm 3. Thái độ

- HS hứng thú với tiết học

(6)

II. DỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Giáo án . HS: SGK, VBT III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Bài cũ (5’)

- Yêu cầu hs học thuộc lòng bảng nhân, chia 2,3,4,5.

- Gv nhận xét, tuyên dương.

B. Bài mới.(30’) 1. Giới thiệu bài.

- GV giới thiệu bài.

- Ghi đầu bài lên bảng.

- Gọi h/s nhắc lại đầu bài.

2. Ôn tập về đơn vị, chục, trăm.

* Gv gắn các ô vuông

- Yêu cầu học sinh nhìn và nêu số đơn vị, số chục...

- Gắn một ô vuông lên bảng và hỏi:

+ Có mấy ô vuông?

- GV: 1 ô vuông coi là một đơn vị.

- Gắn tiếp 2 ô vuông và hỏi có mấy đơn vị

?

- Hỏi tương tự cho đến 10 đơn vị.

+ Mười đơn vị hay còn gọi là gì ? + 1 chục bằng mấy đơn vị ?

(GV đồng thời viết bảng: 10 đơn vị bằng 1 chục)

* GV gắn các hình chữ nhật.

- Yêu cầu HS nêu và đếm.

+ 10 chục hay còn gọi là bao nhiêu ? + 10 chục bằng bao nhiêu đơn vị ? ( GV viết lên bảng: 10 chục bằng 100) + Số một trăm gồm bao nhiêu chữ số đó là những chữ số nào ?

3. Một nghìn:

a. Số tròn trăm:

- Gắn lên bảng một hình vuông biểu diễn một trăm và hỏi:

+ Có mấy trăm ?

- Gọi 1 học sinh lên bảng gắn số 100

- Hs thực hiện theo yêu cầu của gv.

- HS lắng nghe.

- HS nhắc lại đầu bài.

- HS theo dõi.

+ Có 1 ô vuông

+ HS nêu mỗi hình 2 ô vuông.

+ Mười đơn vị hay còn gọi là một chục.

+ Một chục bằng 10 đơn vị.

- HS nhắc lại.

- HS đếm: 1chục, hai chục, 3 chục, 4 chục, 5 chục, 6 chục, 7 chục, 8 chục, 9 chục, 10 chục.

+10 chục hay còn gọi là một trăm.

+ 10 chục bằng 100 đơn vị.

+ Số 100 gồm có 3 chữ số đó 1 chữ số một đứng đầu và hai chữ số 0 đứng sau.

+ Có một trăm.

- HS lên gắn số 100.

(7)

xuống dưới vị trí gắn hình vuông biểu diến 100.

- Gắn 2 hình vuông như trên lên bảng:

+ Có mấy trăm?

- GV: để chỉ số lượng là 200 ô vuông người ta dùng số 200 để ghi lại, viết là 200.

- Thực hiện tương tự để giới thiệu 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 trăm.

+ Các số 100,..., 900 có điểm gì chung?

=> Những số này được gọi là số tròn trăm.

b. nghìn

- Gắn lên bảng 10 hình vuông và hỏi:

+ Có mấy trăm?

- Giới thiệu: 10 trăm được gọi là một nghìn.

- Viết bảng: 10 trăm bằng 1 nghìn.

- Yêu cầu học sinh đọc.

- Để chỉ số lượng là một nghìn người ta dùng số 1 nghìn, viết là một nghìn.

+ Số một nghìn gồm mấy chữ số đó là những chữ số nào?

- Yêu cầu học đọc và viết số 1000.

+ Một chục bằng mấy đơn vị ? + Một trăm bằng mấy chục ? + 1 nghìn bằng mấy trăm ?

- Gọi 2 - 3 học sinh nêu lại mối quan. hệ giữa đơn vị , chục, trăm, nghìn.

4. Luyện tập- thực hành.

a. Đọc và viết số.

- Giáo viên lần lượt gắn một số hình vuông biểu diễn một số đơn vị, một số chục, các số tròn trăm lên bảng yêu cầu học sinh lên bảng đọc và viết số đọc và viết số.

b. Thi lấy hình nhanh.

- GV viết số lên bảng - yêu cầu HS lấy hình tương ứng với mỗi số mà giáo viên đưa ra.

+ Có 2 trăm.

- Học sinh lên bảng gắn.

- Học sinh viết bảng con.

-

+ Đều có hai chữ số 0 đứng cuối cùng.

+ Có 10 trăm - Lớp lắng nghe.

+ Số một nghìn gồm có 4 chữ số : chữ số 1 đứng trước, 3 chữ số 0 đứng liền sau.

- Viết: 1000; đọc là: Một nghìn + Một chục bằng 10 đơn vị.

+ 1 trăm bằng 10 chục.

+ 1 nghìn bằng 10 trăm.

- HS nêu:

- Học sinh thực hành đọc và viết

- Học sinh thi lấy hình nhanh.

- Một trăm.

- 6 trăm.

(8)

- Gv nhận xét, chữa bài.

C. Củng cố - Dặn dò: (5’) - Nhận xét giờ học.

- Dặn dò học sinh.

- 2 trăm.

- 2 chục, 7 chục.

-HS lắng nghe

...

Kể chuyện TIẾT 28: KHO BÁU I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- HS nhớ lại nội dung bài đọc 2. Kỹ năng

- Dựa theo tranh kể lại từng đoạn của câu chuyện.

3. Thái độ

- HS yêu thích các nhân vật trong chuyện.

*KNS: ( HĐ củng cố)

- Tự nhận thức: xác định giá trị bản thân - Ra quyết định

- Thể hiện sự tự tin.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - GV: Giáo án, Tranh sgk - HS: SGK

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt độngcủa trò A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi h/s kể lại nội dung câu chuyện

“Tôm Càng và Cá Con”.

- Nhận xét – đánh giá.

B. Bài mới: (30’) 1. Giới thiệu bài:

- GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng.

2. Hướng dẫn kể chuyện.

* Kể lại từng đoạn theo gợi ý.

- Gọi h/s đọc yêu cầu và gợi ý.

- GV giải thích: yêu cầu h/s kể lại từng đoạn câu chuyện.

- Hướng dẫn 1 h/s kể mẫu đoạn 1.

- Gọi h/s kể lại từng đoạn câu chuyện.

- Yêu cầu kể trong nhóm 3 h/s.

- Yêu cầu các nhóm kể thi trước lớp.

- HS kể.

- HS lắng nghe và nhắc lại đầu bài.

- HS đọc gợi ý.

- Lớp lắng nghe.

- HS kể.

- HS kể chuyện trong nhóm.

- Đại diện các nhóm thi kể tiếp nối

(9)

- Nhận xét, tuyên dương h/s.

*Kể lại toàn bộ câu chuyện.

- Nhắc h/s kể bằng lời của mình với giọng điệu thích hợp, kết hợp với điệu bộ nét mặt.

- Gọi h/s kể trước lớp.

- Nhận xét, khen h/s kể hay.

C. Củng cố Dặn dò: (5’)

+ Câu chuyện giúp em hiểu được điều gì?

* KNS: Em thấy hai người con đã làm theo lời dặn dò của người cha như thế nào?

- Dặn dò học sinh.

- Nhận xét giờ học.

đoạn.

- Lớp lắng nghe.

- HS kể trước lớp.

+ Câu chuyện khuyên chúng ta phải biết yêu quý đất đai, chăm chỉ lao động trên ruộng đồng mới có cuộc sống ấm no hạnh phúc.

- Hs trả lời.

- Hs lắng nghe.

...

Buổi chiều

Thực hành toán TIẾT 1 I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết cách tìm số bị chia khi biết thương và số chia.

- Biết tìm x trong các bài tập dạng: x : a = b (với a, b là các số bé và phép tính để tìm x là phép nhân trong phạm vi bảng tính đã học ).

2. Kĩ năng:

- Biết giải bài toán có một phép nhân.

- Lập và học thuộc bảng chia1, bảng nhân 1.

3. Thái độ:

- GD HS yêu thích môn học.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: BP viết sẵn các BT ở SGKTH TV & T B 2 - HS: SGKTH TV & T B 2

- Tóm tắt bài tập 4 trên bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức.

- Chuyển tiết.

2. Kiểm tra.

- Hát.

- Thực hiện theo yêu cầu của GV.

(10)

Gọi 2 HS lên bảng Đặt tính và tính:

2 x 4 = 8 4 x 3 = 12

GV nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới.

HĐ 1. Giới thiệu:

Tiết toán hôm nay chúng ta học bài luyên tập.

HĐ 2. Luyện tập - thực hành.

Bài 1.

+ Bài 1 yêu cầu gì?

- Yêu cầu HS tự làm nhẩm rồi ghi kết quả tính vào vở toán

- Yêu cầu HS thông báo kết quả nhẩm theo hình thức nối tiếp.

- Nhận xét, sửa chữa nếu HS sai Bài 2

- Gọi 2 HS nêu yêu cầu của bài.

- Nhận xét Bài 3 . Số

- Gọi 2 HS nêu yêu cầu của bài.

- Nhận xét Bài 4 Tính:

- Gọi 2 HS nêu yêu cầu của bài.

-Nhận xét

Bài 5: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài

- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở sau đó gọi vài HS nêu cách làm của mình.

- Gọi HS nhận xét bài trên bảng của bạn - GV nhận xét .

4. Củng cố, dặn dò.

- Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào?

- Nhận xét tiết học.

2 x 4 = 8 4 x 3 = 12 8 : 2 = 4 12 : 3 = 4 8 : 4 = 2 12 : 4 = 3

- 2 HS nhận xét bài làm của 2 bạn trên bảng

- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.

- Thực hành

- tính nhẩm.

- HS nối tiếp nhau đọc kết quả của từng phép tính (theo bàn hoặc theo tổ).

Số.

- 2 hs đ c yêu c u bài 3ọ

- HS làm bài

-Hs ghi nhớ.

………..

Âm nhạc

TIẾT 28: HỌC BÀI HÁT: CHÚ ẾCH CON (Nhạc và lời: Phan Nhân)

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Giúp HS hát đúng lời ca, giai điệu lời 1.

(11)

2. Kỹ năng

- HS biết gõ đệm theo tiết tấu lời ca.

3. Thái độ

- Qua bài hát HS biết được một số loài chim, cá, noi gương học tập chăm chỉ của chú ếch con.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV: - Đàn, đài, đĩa nhạc.

- Bảng phụ viết lời 1 bài hát.

- Nhạc cụ gõ.

HS: - Đầy đủ đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định:

2. Kiểm tra:

- Gọi 1 em hát bài Chim chích bông.

- GV nhận xét, đánh giá?

3. Bài mới:

* Phần mở đầu:

Giờ học này chúng ta học bài hát mới của nhạc sĩ Phan Nhân nói về một con vật rất chăm chỉ học tập,đó là con ếch con

* Phần hoạt động

Hoạt động 1: Học hát bài Chú ếch con - GV giới thiệu bài.

- Cho HS nghe hát mẫu - GV chia câu

- Cho HS đọc lời ca - Gọi 1 đến 2 em đọc

- Dạy giai điệu từng câu: GV hát mẫu và đàn 2 lần , lấy nhịp.

- Lần lượt như vậy cho đến hết bài - Cho lớp ghép cả bài vài lần - Cho từng nhóm hát

- GV nhận xét.

-HS hát.

-Học sinh lắng nghe.

- HS nghe.

- HS nghe.

- HS quan sát - HS đọc lời ca - HS đọc

- HS hát theo hướng dẫn của GV.

- Lớp hát cả bài . - Từng nhóm hát.

(12)

Hoạt động 2:

Hát kết hợp gõ đệm theo phách và tiết tấu - Làm mẫu và hướng dẫn HS cách gõ đệm theo phách.

Kìa chú ếch là chú ếch con có hai..

x x x x x

- Cho các em hát và gõ đệm theo phách.

- Kiểm tra 1 đến 2 tổ.

- GV nhận xét.

- Hướng dẫn cách gõ đệm theo tiết tấu.

Kìa chú ếch là chú ếch con có hai.. x x x x x x x x x

- Cho các em thực hiện

- Cho HS tập so sánh tiết tấu giữa các câu 1+ 2; 3+ 4 ; 1+ 3

- Luyện cho các em hát nối tiếp -GV nhận xét.

- Mỗi em hát lại lời 1 - GV nhận xét?

* Phần kết thúc:

4. Củng cố:

- GV đàn lớp hát lại lời 1 bài hát.

- GV nhận xét giờ học.

5. Dặn dò:

- Về nhà học thuộc lời 1 đọc trước lời 2.

- HS quan sát

- HS thực hiện - HS thực hiện - Lớp theo dõi

- Lớp hátvà gõ đệm theo tiết tấu

- HS trả lời: 1 giống 2, 3 giống 4; 1 khác 3

- 4 nhóm mỗi nhóm hát 1 câu.

- HS trìnhbày, lớp vỗ tay theo tiết tấu lời ca.

……….

Hoạt động ngoài giờ lên lớp

Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống TIẾT 8: BÀI HỌC TỪ HÒN ĐÁ GIỮA ĐƯỜNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Thấy được sự chỉ bảo ân cần của Bác đối với những người giúp việc.

2. Kỹ năng

- Hiểu được bài học về việc cẩn thận, không nên nhanh nhẩu đoảng dẫn đến hỏng việc. HS nhận ra được lợi ích của việc bình tĩnh giải quyết một việc gì đó, tác hại của việc cố gắng làm nhanh nhưng cẩu thả dẫn đến hỏng việc.

(13)

3. Thái độ

- Rèn luyện đức tính bình tĩnh, cẩn thận II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 2 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV 1.Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ:

(5’)

- Gv gọi 2 HS trả lời câu hỏi:

-Kể tên những việc nên làm để thể hiện sự quý trọng đối với mọi người xung quanh?

- GV nhận xét, khen ngợi

* GV giới thiệu bài: Bài học từ hòn đá giữa đường.

2. Hoạt động 2: Đọc hiểu ( 15’) - HS đọc thầm mục tiêu trang 27.

- HS nhắc lại mục tiêu trước lớp

* Hoạt động cá nhân:

- GV đọc chậm đoạn truyện

“Bài học từ hòn đá giữa đường” ( Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 2/ tr.26) .

-GV giải thích từ ( nếu có từ khó trong bài đọc ).

-GV hỏi:

+ Vì sao chiếc xe ô tô lại hỏng giữa đường?

+ Khi xe hỏng, người lái xe xuống sửa chữa, Bác đã làm gì?

+ Để người lái xe bình tĩnh sửa xe, Bác đã làm gì?

+ Khi xe sửa xong, tiếp tục lên đường, Bác đã khuyên người lái xe điều gì?

- Gv gọi HS trả lời và nhận xét.

HOẠT ĐỘNG CỦA HS -HS trả lời

- HS trả lời - Hs nghe

- 2HS đọc

- Hs nghe

- HS trả lời lần lượt từng câu hỏi.

+ Vì xe va vào hòn đá bị hỏng.

+ Bác chiếu đèn pin cho các đồng chí sửa xe

+Bác động viên đồng chí sửa xe cứ bình tĩnh chữa cho cẩn thận.

+Bác khuyện: đáng ra lúc nãy chú cho xe dừng lại lăn hòn đá xuống vực rồi mới đi, có lâu cũng chỉ dăm phút, không phải dừng sửa chữa mất hơn nửa tiếng, mà lại giúp các xe sau không bị nạn, chú đã tham đĩa bỏ mâm.

- HS thảo luận nhóm

(14)

* Hoạt động nhóm

- Gv yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 trong 3 phút câu hỏi sau:

+ Các em hãy cùng trao đổi để hiểu câu tục ngữ Bác Hồ đã dùng để khuyên người lái xe: “ Tham đĩa bỏ mâm?

+ Câu chuyện khuyên chúng ta nên có đức tính gì khi làm việc ?

-Gv gọi các nhóm trình bày và nhận xét.

- Gv nhận xét

3. Hoạt động 3: Thực hành - ứng dụng ( 10’)

* Hoạt động cá nhân:

- Gv nêu câu hỏi và gọi HS trả lời câu hỏi:

+ Bình tĩnh để làm một việc gì đó, kết quả sẽ ra sao?

+ Vội vã, nôn nóng làm một việc gì đó, kết quả sẽ như thế nào?

+ Khi đi xe đạp trên đường, nếu em thấy một cái đinh co thể khiến xe em bị thủng lốp, để an toàn cho em và cho mọi người, em nên làm gì?

- Gv nhận xét và khen ngợi HS.

* Hoạt động nhóm:

-GV cho HS thảo luận nhóm 4 trong 2 phút:

+ Các em hãy kể ra những tình huống tương tự khác trên đường khi tham gia giao thông. Hãy nêu cách giải quyết các tình huống đó.

- Gv gọi đại diện vài nhóm trình bày trước lớp.

- Gv nhận xét và kết luận 4. Hoạt động 4. Tổng kết và đánh giá (5’)

+ Khi đi xe đạp trên đường, nếu em thấy một cái đinh có thể khiến xe em bị thủng lốp, để an toàn cho em và cho mọi người, em nên làm gì?

-Nhận xét tiết học

- HS trả lời

- Khuyên chúng ta phải bình tĩnh và cẩn thận khi làm mọt việc gì đó.

- HS nghe

- Kết quả sẽ như ta mong ước, tốt.

- Kết quả sẽ không được việc gì.

- Em nên dừng xe lại và nhặt chiếc đinh đó vất đi.

- HS trả lời

- HS trả lời.

- Hs nghe

(15)

- Tuyên dương HS

………..

Ngày soạn: Thứ năm ngày ngày 22 tháng 3 năm 2018 Ngày giảng: Thứ tư ngày 4 tháng 4 năm 2018

Tập đọc

TIẾT 84: CÂY DỪA I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết ngắt nghỉ thơ hợp lí khi đọc các câu thơ lục bát.

- Hiểu nội dung cây dừa giống như con người, biết gắn bó với đất trời, với thiên nhiên.( trả lời các câu hỏi 1, 2 thuộc 8 dòng thơ đầu).

2. Kỹ năng:

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ; bước đầu biết đọc trôi chảy toàn bài 3. Thái độ:

-HS yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Giáo án - HS: SGK

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động dạy A. Bài cũ: (5’)

- Gọi h/s đọc bài : Kho báu.

+ Tìm những từ ngữ cho thấy hai người nông dân chăm chỉ làm việc?

- Nhận xét – đánh giá.

B. Nội dung: (30’) 1. Giới thiệu bài

- GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng.

2. Nội dung:

a. Đọc mẫu:

- GV đọc mẫu toàn bài với giọng nhẹ nhàng, hồn nhiên. Nhấn giọng những từ ngữ gợi tả gợi cảm.

b. Đọc câu:

- Yêu cầu h/s đọc nối tiếp câu lần 1.

- Đưa từ khó: nước lành, hũ rượu, nắng trưa, đủng đỉnh.

- Gọi h/s đọc từ khó.

- Yêu cầu h/s đọc nối tiếp câu lần 2.

Hoạt động học - HS đọc.

+ Quanh năm hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu…

- Lớp lắng nghe, nhắc lại đầu bài.

- Học sinh lắng nghe.

- HS đọc nối tiếp câu lần 1.

- HS đọc từ khó.

- Học sinh đọc nối tiếp câu lần 2.

(16)

b. Đọc đoạn:

- Chia đoạn:

- Yêu cầu h/s đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Hướng dẫn đọc câu thơ:

Cây dừa xanh toả nhiều tàu.//

Dang tay đón gió,/ gật đầu gọi trăng.//

Thân dừa bạc phếch tháng năm.//

Quả dừa,/ đàn lợn con nằm trên cao.//

- GV đọc mẫu.

- Gọi h/s đọc.

- Yêu cầu h/s đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Gọi h/s đọc chú giải.

c. Luyện đọc bài trong nhóm

- Yêu cầu lớp luyện đọểntong nhóm 3.

- Gọi nhóm đọc.

- Nhận xét, tuyên dương.

e. Thi đọc

- Gv gọi đại diện tổ thi đọc.

- Nhận xét- tuyên dương.

g. Đọc đồng thanh

- Lớp đọc đồng thanh cả bài.

3. Tìm hiểu bài.

- Yêu cầu lớp đọc thầm bài.

+ Các bộ phận của cây dừa được so sánh với những gì ?

+ Tác giả đã dùng những hình ảnh của ai, cái gì, con gì để miêu tả về cây dừa?

* GV: Tác giả đã sử dụng những hình ảnh của con người, con vật và đồ vật để miêu tả vẻ đẹp và những đặc điểm lý thú của cây dừa.

-> Để biết được cây dừa gắn bó với thiên nhiên như thế nào cô và các em cùng đọc đoạn 2 của bài để thấy được điều đó.

+ Cây dừa gắn bó với thiên nhiên(gió,

- Lớp lắng nghe.

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- Lớp lắng nghe.

- HS đọc.

- Học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- HS đọc chú giải.

- Lớp luyện đọc trong nhóm 3.

- Đại diện nhóm đọc.

- Đại diện tổ thi đọc.

- Lớp thực hiện theo yêu cầu của gv.

- Lớp đọc thầm bài.

+ Lá dừa: Như bàn tay dang ra đón gió, như chiếc lược chải vào mây xanh

+ Ngọn dừa: Như cái đầu của con người.

Biết gật đầu gọi trăng.

+ Thân dừa: Mặc áo bạc phếch, đứng canh trời đất: Trông, giữ, bảo vệ

+ Quả dừa: Như đàn lợm con, như hũ rượu

+ Tác giả đã dùng những hình ảnh của con người để miêu tả về cây dừa. Điều này cho thấy cây dừa rất gắn bó với con người.

- Lớp lắng nghe.

+ Với gió: Dang tay đón gió, gọi gió đến

(17)

trăng, mây, nắng, đàn cò) như thế nào?

+ Em thích câu thơ nào? Vì sao?

+ Bài văn cho biết điều gì ?

4. Luyện đọc thuộc lòng.

- GV đọc mẫu lần 2.

- Gọi h/1 đọc toàn bài.

- Luyện đọc thuộc lòng 8 câu thơ đầu..

- Nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố - dặn dò: (5’) + Cây dừa có ích lợi gì?

- Dặn dò học sinh.

- Nhận xét tiết học.

cùng múa reo

+Với trăng: Gật đầu gọi trăng + Với nắng: Làm dịu mát nắng trưa + Với đàn cò:Hát rì rào cho đàn cò đánh nhịp, bay vào, bay ra.

+ HS nêu ý kiến của mình.

* Ý nghĩa: Nhà thơ Trần Đăng Khoa, đã miêu tả cây dừa giống như con người, luôn gắn bó với đất trời và thiên nhiên.

- Lớp lắng nghe.

- HS đọc cả bài.

+ Lá Lợp nhà, quả lấy nước uống, cùi làm mứt,…

-Lắng nghe.

...

Toán

TIẾT 138: SO SÁNH CÁC SỐ TRÒN TRĂM I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Biết so sánh các số tròn trăm.

- Biết thứ tự các số tròn trăm.

2. Kỹ năng

- Biết điền các số tròn trăm vào các vạch trên tia số 3. Thái độ

- HS yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Giáo án - HS: SGK, VBT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Bài cũ.(5’)

- Đọc cho học sinh viết bảng con các số sau: 1223; 4325; 354; 7564.

- Nhận xét – đánh giá.

B. Bài mới: (30’)

- HS lên bảng viết.

(18)

1. Giới thiệu bài.

- GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng.

2. So sánh các số tròn trăm - Gắn lên bảng 2 hình vuông biểu diễn 1 trăm và hỏi:

+ Có mấy trăm ô vuông ?

- Yêu cầu học sinh lên bảng viết số 200 xuống dưới hình biểu diễn.

- Gắn tiếp 3 hình vuông, mỗi hình vuông biểu diễn 1 trăm lên bảng cạnh 2 hình trước :

+ Có mấy trăm ô vuông ?

- Yêu cầu học sinh lên bảng viết số.

+ Quan sát và cho cô biết 300 ô vuông và 200 ô vuông bên nào nhiều ô vuông hơn ?

+ Vậy 300 và 200 số nào lớn hơn ? + 200 và 300 số nào bé hơn ? 3. Thực hành:

Bài 1: (139) cá nhân.

- Yêu cầu h/s so sánh và lên điền đấu

>, <, =.

200 ... 300 và 300 ... 200

- Tiến hành tương tự với 300 và 400 400 và 500 - Gv yêu cầu HS so sánh và nêu kết quả.

- GV nhận xét, chữa bài Bài 2: (139) Nối tiếp.

- Yêu câu lơpư làm bài.

- Gv nhận xét, chữa bài Bài 3: Trò chơi.

- GV hướng dẫn HS điền số thích hợp vào ô trống.

- Yêu cầu nối tiếp lên bảng điền.

- HS lắng nghe, nhắc lại đầu bài.

- HS quan sát.

+ Có 2 trăm ô vuông.

- 1 học sinh lên bảng viết số.

- HS theo dõi

- HS thực hiện yêu cầu.

+ Có 300 ô vuông.

- Học sinh lên viết số.

+ 300 ô vuông nhiều hơn 200 ô vuông.

+ 300 lớn hơn 200.

+ 200 bé hơn 300.

- HS lên điền dấu.

200 < 300 và 300 > 200 300 < 500

500 > 300

- HS làm bài.

100 < 200 400 > 300 300 > 200 700 < 800 500 > 400 900 = 900

- HS lần lượt lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.

(19)

- Gv nhận xét, chữa bài C. Củng cố - Dặn dò: (5’) - Nhận xét giờ học.

- Dặn dò học sinh.

- Lắng nghe.

...

Luyện từ và câu

TIẾT 28: TỪ NGỮ VỀ CÂY CỐI. ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI ĐỂ LÀM GÌ?

DẤU CHẤM, PHẨY I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Nêu được một số từ ngữ về cây cối (BT1).

- Biết đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ để làm gì ? (BT2)..

2. Kỹ năng

- Biết đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu còn thiếu dấu phẩy.

3. Thái độ

- HS yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Giáo án . HS: SGK, VBT III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Bài cũ.(5’)

- Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.

- GV nhận xét.

B. Dạy bài mới.(30’) 1. Giới thiệu bài.

- GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng.

2. Bài tập.

*Bài 1: (87).

- Gọi h/s đọc y/c đề bài.

- Yêu cầu h/s thảo luận theo nhóm kể

- Hs thực hiện theo yêu cầu của gv.

- HS lắng nghe, nhắc lại đầu bài.

- HS đọc y/c đề bài.

- HS thảo luận theo nhóm kể.

1000 900 800 600

8 700

100 -

400 500 200 300

(20)

tên các loài cây mà em biết.

=> Giải thích cây lương thực là loại cây trồng làm thức ăn có chất bột mà chúng ta thường ăn hàng ngày.

- Yêu cầu h/s trình bày.

- Nhận xét, chữa bài.

GV: Xung quanh chúng ta có rất nhiều loài cây, mỗi cây mang lại những lợi ích riêng, có những loại cây vừa cho quả, vừa cho bóng mát, cho gỗ như cây: mít, cây sấu, cây dâu Bài 2: (87).

- Gọi h/s đọc y/c đề bài.

- GV hướng dẫn h/s hỏi, đáp.

- Nhận xét, chữa bài.

a) Cây lương thực, cây thực phẩm. M:

lúa.

b) Cây ăn quả. M: cam c) Cây lấy gỗ. M: xoan d) Cây bóng mát. M: bàng đ) Cây hoa. M: cúc

- HS trình bày.

+ Cây lương thực, thực phẩm: lúa, ngô, khoai lang, sắn, đỗ tương, đỗ xanh, lạc, vừng, khoai tây, rau muống, bắp cải, su hào, rau cải...

+ Cây ăn quả: cam, quýt, xoài, ổi, táo, đào, na, mận, roi, lê, dưa hấu, dưa gang, dưa bở, nhãn, vải, măng cụt, vú sữa, sầu riêng, trứng gà, thanh long, chuối, mít, cóc, sầu riêng, cây sấu, dâu ...

+ Cây lấy gỗ: xoan. lim, gụ, sến, táu, lát chum, lát hoa, pơ- mu, thông dâu, mít, tre, bạch đàn , phi lao, cây dâu, sấu....

+ Cây bóng mát: bàng, phượng vĩ, đa, si, bằng lăng, xà cừ,...

+ Cây hoa: cúc, đào, mơ, hồng, lan, huệ, sen súng, thược dược, đồng tiền, lay- ơn, cẩm chướng, hải đường, tuy- líp, phong lan, hoa giấy, tường vi, trạng nguyên, mười giờ,...

- Lắng nghe.

- 1-2 HS đọc yêu cầu BT2 :Dựa vào kết quả bài tập 1, hỏi - đáp theo mẫu sau:

+ Người ta trồng cây cam để làm gì?

+ Người ta trồng cây cam để ăn quả ? + Người ta trồng cây xoài để làm gì?

+ Người ta trồng cây xoài để ăn quả.

+ Người ta trồng cây xoan để làm gì?

+ Người ta trồng cây xoan để làm bóng mát.

(21)

Bài 3: (87).

- Gọi h/s đọc y/c đề bài.

- Yêu cầu h/s đọc đoạn văn sau đó điền dấu chấm, dấu phẩy vào ô trống.

- Đọc lại đoạn văn đã điền dấu hoàn chỉnh.

C. Củng cố - dặn dò(5’) - Dặn dò học sinh.

- Nhận xét tiết học

- HS đọc y/c đề bài.

- Lớp lắng nghe và điền dấu.

- Chiều qua, Lan nhận được thư của bố.

Trong thư, bố dặn dò hai chị em Lan rất nhiều điều. Song Lan nhớ nhất lời Bố dặn riêng em ở cuốit thư: Con nhớ chăm bón cho cây cam ở vườn để khi bố về, bố con mình có cam ngọt ăn nhé ! - HS đọc lại.

- Lắng nghe.

...

Ngày soạn: Thứ năm ngày 22 tháng 3 năm 2018 Ngày giảng: Thứ năm ngày 5 tháng 4 năm 2018

Toán

TIẾT 139 : CÁC SỐ TRÒN CHỤC 110 ĐẾN 200 I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Nhận biết được các số tròn chục từ 110 đến 200.

- Biết cách đọc, viết các số tròn chục từ 110 đến 200.

2. Kỹ năng

- Biết cách so sánh các số tròn chục 3. Thái độ

- HS hứng thú với tiết học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Giáo án - HS: SGK, VBT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Bài cũ (5’)

- Goi h/s lên bảng so sánh:

200 … 300 900 … 1000 700 … 600 800 … 600 - Nhận xét – đánh giá.

B. Bài mới(30’) 1. Giới thiệu bài.

- GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng.

2. Số tròn chục từ 110 đến 200.

- Hát

- HS lên bảng so sánh.

200 < 300 900 < 1000 700 > 600 800 > 600

- HS lắng nghe, nhắc lại đầu bài.

(22)

- Gắn lên bảng hình biểu diễn 110 và hỏi:

+ Có mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị ?

- Giáo viên viết số 110 lên bảng.

- Gọi h/s đọc.

+ Số một trăm mười có mấy chữ số, đó là những chữ số nào ? + Một trăm là mấy chục ? + 110 gồm bao nhiêu chục ? + Có lẻ đơn vị nào không ? - GV: Đây chính là số tròn chục.

- Tương tự cho học sinh thực hiện với số còn lại.

3. Thực hành:

Bài 1: (141)

- Yêu cầu HS chép lại bảng sau đó điền vào chõ trống.

- Nhận xét, chữa bài.

Bài 2: (141) Điền dấu.

- Yêu cầu lớp so sánh.

- Gv nhận xét, chữa bài.

Bài 3: (141) Điền dấu.

- Yêu cầu h/s so sánh, sau đó làm vào vở.

- GV nhận xét, chữa bài.

Bài 4 : Số

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - GV cho HS suy nghĩ tìm số để điền.

* Rèn kỹ năng viết các số tròn

+ Có 1 trăm, một chục và 0 đơn vị.

- HS đoc: 110: Một trăm mười.

+ Số 110 có 3 chữ số, đó số hàng trăm , số hàng chục, số hàng đơn vị.

+ Một trăm là 10 chục.

+ 110 gồm 11 chục.

+ Không lẻ đơn vi nào.

- Cách thực hiện tương tự như trên.

- HS lần lượt lên bảng làm bài.

Viết số Đọc số 110 Một trăm mười 130 Một trăm ba mươi 150 Một trăm năm mươi 170 Một trăm bảy mươi 180 Một trăm tám mươi

… …

200 Hai trăm

- Lớp so sánh.

110 < 120 130 < 150 120 > 110 150 > 120

- HS làm bài.

100 < 110 180 > 170 140 = 140 190 > 150 150 < 170 160 > 130 - HS đọc yêu cầu bài tập

- HS suy nghĩ tìm số để điền.

Đáp án: Thứ tự các số cần điền là:

120; 150; 180; 190

(23)

chục.

Bài 5: Xếp 4 hình tam giác thành hình tứ giác

- HD HS thực hành xếp trên bộ đồ dùng theo nhóm bàn

- GV nhận xét

C. Củng cố - Dặn dò: (5’) - Nhận xét giờ học.

- Dặn dò học sinh.

- HS đọc yêu cầu bài tập

- HS thực hiện theo nhóm bàn

- Lắng nghe.

Tập viết

TIẾT 28: CHỮ HOA : Y I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Viết đúng chữ hoa Y ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ) chữ và câu ứng dụng.

2. Kỹ năng

- Rèn chữ viết hoa Y đúng theo quy trình học.

3. Thái độ

- Học sinh yêu thíc môn học, rèn luyện viết chữ cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Giáo án, Mẫu chữ hoa - HS: VTV

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. kiểm tra Bài cũ (5’)

- Gọi h/s lên bảng viết chữ: X - Xuôi - Nhận xét - đánh giá.

B. dạy Bài mới(30’) 1. Giới thiệu bài.

- GV giới thiệu bài, ghi lại đầu bài lên bảng.

2. Hướng dẫn viết chữ hoa.

a. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:

- GV viết và nêu cách cấu tạo chữ Y.

+ Chữ y hoa cao mấy li, gồm mấy nét ? b. HS viết trên mẫu chữ.

+ Nét 1: Viết như nét 1 của chữ U.

+ Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, ủê bút lên ĐK 6, đổi chiều bút, viết nét khuyết ngược, kéo dài xuống đường kẻ4 dưới Đk1, Đặt bút ở trên đường kẻ 2.

c. Viết mẫu.

- HS lên bảng viết.

- HS lắng nghe, nhắc lại đầu bài.

- Lớp theo dõi lắng nghe, quan sát chữ mẫu.

+ Cao 8 li, gồm 2 nét là nét móc hai đầu và nét khuyết ngược.

- HS chú ý lắng nghe và theo dõi cách viết.

- Quan sát viết.

(24)

d. Yêu cầu viết bảng con.

- Nhận xét - uốn nắn.

4. Hướng dẫn viết câu ứng dụng.

a. Giới thiệu câu: Yêu luỹ tre làng - Gọi h/s đọc.

+ Cụm từ này nói gì ?

+ Em có nhận xét gì về độ cao của các con chữ ?

+ Khoảng cách chữ?

- Gv hướng dẫn HS cách viết vào bảng con.

b. Hướng dẫn viết chữ : - Vừa viết vừa hướng dẫn viết.

4. Hướng dẫn viết vào vở tập viết - Yêu cầu h/s viết bài vào vở.

5. Chấm - chữa bài - Thu 5 - 6 bài nhận xét.

C. Củng cố - dặn dò(5’) - Dặn dò học sinh.

- Nhận xét tiết học ./.

- Hs viết bảng con.

- Lớp lắng nghe.

- HS đọc: Yêu luỹ tre làng.

+ Tình yêu quê hương.

+ Chữ Y cao 4 li, ,g cao 2,5 li, các chữ u,i,a,n,e cao 1 li, chữ t cao 1,5 li.

+ Khoảng cách giữa các chữ bằng khoảng cách viết 1 chữ cái o.

- HS lắng nghe,viết bảng con.

- Lớp quan sát, lắng nghe.

- HS viết bài vào vở.

- HS viết bài đúng mẫu chữ.

- Lắng nghe

……….

Tự nhiên và xã hội

TIẾT 28: MỘT SỐ LOÀI VẬT SỐNG TRÊN CẠN I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

-Nói tên và nêu ích lợi của 1 số con vật sống trên cạn.

2. Kỹ năng

-Hình thành kỹ năng quan sát, nhận xét, mô tả..

-HS yếu: Nói tên và nêu ích lợi của 1 số con vật sống trên cạn.

3. Thái độ

- Học sinh yêu thíc và biết bảo vệ các loài động vật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh các con vật, bảng phụ, giáo án.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC I. Hoạt động 1 (3 phút): kiểm tra bài cũ:

trả lời câu hỏi:

-Loài vật sống ở đâu?

-Con chim sống ở đâu?

-Nhận xét.

II. Hoạt động 2 (27 phút): Bài mới.

-HS trả lời (2 HS).

-Nhận xét.

(25)

1.Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học  Ghi.

2.Hoạt động 1: Làm việc với SGK.

-Bước 1: Làm việc theo cặp.

HDHS quan sát tranh và TLCH trong SGK. Chỉ và nói tên các con vật có trong hình. Con nào là vật nuôi, con nào sống hoang dã?

-Bước 2: Làm việc cả lớp.

*Kết luận: SGV/80.

3.Hoạt động 2: Làm việc với con vật sống trên cạn sưu tầm được.

-Bước 1: Làm việc theo nhóm nhỏ.

YC các nhóm đem những tranh ảnh đã sưu tầm được ra để cùng quan sát và phân loại các con vật dán vào giấy.

+Dựa vào cơ quan di chuyển:

 Các con vật có chân.

 Các con vật vừa có chân vừa có cánh.

 Các con vật không chân.

+Dựa vào điều kiện khí hậu nơi các con vật sống:

 Các con vật sống ở xứ nóng.

 Các con vật sống ở xứ lạnh.

+Dựa vào nhu cầu của con người:

 Các con vật có ích đối với con người và gia súc.

 Các con vật có hại đối với con người.

-Bước 2: Làm việc cả lớp.

Hướng dẫn các nhóm trưng bày sản phẩm.

4.Hoạt động 3: Trò chơi “Đố bạn con gì?”

-Bước 1: Hướng dẫn cách chơi SGV/81.

-Bước 2: HS chơi.

III. Hoạt động 3 (5 phút): Củng cố-Dặn dò.

-Kể một số con vật sống trên cạn mà em biết?

-Về nhà xem lại bài.

-Quan sát.

-ĐD trả lời.

-Nhận xét.

-Quan sát.

-4 nhóm.

-Nhận xét.

-HS chơi thử.

-Theo nhóm.

-HS kể.

(26)

-Nhận xét.

………

Buổi chiều

Thực hành toán TIẾT 2 I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Ôn tập chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác và bảng nhân, bảng chia.

2. Kĩ năng:

- Tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác khi biết độ dài mỗi cạnh của nó . 3. Thái độ:

- Gd HS tính cẩn thận, tính toán nhanh và yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: BP viết sẵn các BT ở SGKTH TV & T B 2 - Tóm tắt bài tập 4 trên bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức.

- Chuyển tiết.

2. Kiểm tra.

- Gọi 2 HS lên bảng tính:2 x 7; 2 x 9 GV nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới.

HĐ 1. Giới thiệu:

Tiết toán hôm nay chúng ta học bài luyên tập.

HĐ 2. Luyện tập - thực hành.

Bài 1:

- HS tự làm bài rồi chữa bài.

- GV nhận xét, sửa bài Bài 2:

- HS tự làm bài rồi chữa bài.

- GV nhận xét, sửa bài - GV nhận xét.

- Nhận xét, đánh giá.

Bài 3:

- Hát.

- Thực hiện theo yêu cầu của GV.

- 2 HS nhận xét bài làm của 2 bạn trên bảng

- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.

- Hs đọc yêu cầu.

- HS tự sửa bài.

.

- Tính theo mẫu.

- Nêu KQ

(27)

- Gọi 1 HS đọc đề bài

- Gọi HS nhận xột bài trờn bảng của bạn - GV nhận xột và chỉnh sửa.

Bài 4:

- Gọi 1 HS đọc đề bài

- Gọi HS nhận xột bài trờn bảng của bạn - GV nhận xột và chỉnh sửa.

4. Củng cố, dặn dũ.

- Nhận xột tiết học.

Bài giải

Chia được số hộp bỏnh là:

12:4 = 3(hộp bỏnh)

Đỏp số:3hộp bỏnh

Thực hành tiếng việt QUẢ BÍ VÀ QUẢ SỒI(Tiết 1) I. MỤC TIấU

1. Kiến thức:

- Dựa vào gợi ý cỏc cõu hỏi và gợi ý của gv kể lại toàn bộ cõu chuyện:Quả bớ và quả sồi.

- Hiểu nội dung truyện.

2. Kĩ năng:

- Hs đọc đỳng, ngắt nghỉ đỳng , đọc diễn cảm truyện Quả bớ và quả sồi.

- ễn đặt cõu theo mẫu Vỡ sao?

3. Thỏi độ:

- Bồi dưỡng cho cỏc em yờu thớch học tiếng Việt.

II.ĐỒ DÙNG DAY HỌC:

- SGK thực hành TV – Toỏn lớp 2.

- Bảng phụ ghi sẵn cỏc cõu cần luyện đọc III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

A.Bài cũ: Nhận xột bài kiểm tra đọc . B.Bài mới:

1.Giới thiệu bài

- Ghi tờn bài: ( trang 9) 2. Luyện đọc :

a. Giỏo viờn đọc mẫu

b.Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.

* Đọc từng cõu:

-Yờu cầu học sinh đọc từng cõu.

-Luyện phỏt õm tiếng khú:

*Luyện đọc đoạn trước lớp.

-Yờu cầu học sinh đọc từng đoạn.

+ Luyện đọc đoạn trong nhúm:

- Chỉnh sửa phỏt õm cho HS - Thi đọc giữa cỏc nhúm:

- Đọc đồng thanh:

- HS lắng nghe .

-Theo dừi SGK và đọc thầm theo.

-Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu.

-Luyện phát âm tiếng khó:

- HS đọc nối tiếp từng đoạn kết hợp nêu nghĩa từ mới:

- HS đọc từng đoạn trong nhóm - Đại diện HS thi đọc bài - Cả lớp đọc thầm theo dừi.

- Cả lớp đọc bài.

(28)

3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:

-Ghi bảng

- Y/c H đọc bài để TL 2 CH:

+ Ghi bảng câu hỏi a)

- Gọi HS TL và NX chữa bài

- Chốt câu TL đúng và ghi bảng: Ý 1 - NX HS TL

+ Ghi bảng câu hỏi b)

- Gọi HS TL và NX chữa bài _ NX và chốt câu TL đúng: là ý 3 - Y/ C HS đọc thầm tiếp để TLCH c) : + Ghi bảng câu hỏi c)

- Gọi HS TL và NX chữa bài - NX và chốt câu TL đúng: là ý 2.

- Y/ C HS đọc thầm bài tiếp để TLCH d) + Ghi bảng câu hỏi d)

- Gọi HS TL và NX chữa bài

- NX và chốt câu TL đúng và ghi bảng ý 1

- Y/ C HS đọc thầm cả bài để TLCH e) + Ghi bảng câu hỏi e)

- Gọi HS TL và NX chữa bài

- NX và chốt câu TL đúng: Ghi bảng ý 3.

+ Ghi bảng câu hỏi e)

- Gọi HS TL và NX chữa bài

- NX và chốt câu TL đúng: Ghi bảng ý 3.

4. Luyện đọc lại

- Gọi 2- 3 H thi đọc lại bài.

- NX – Đánh giá HS C. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét giờ học.

-CB Bài sau .

- 1 H đọc bài.

- 2- 3 HTrả lời:

- Cả lớp đọc thầm . - 2- 3 HTrả lời:

- HS đọc thầm để TLCH:

- 3 HS TL

- HS đọc thầm để TLCH:

- 4 – 5 HS TL

Thi đọc toàn bộ bài.

...

Thủ công

LÀM LỌ HOA GẮN TƯỜNG ( Tiết 3) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

-Học sinh nắm được các bước gấp, cắt, dán để làm lọc hoa.

2. Kỹ năng

- Học sinh biết vận dụng kỹ năng gấp, cắt, dán để làm lọ hoa gắn tường.

3. Thái độ

-Học sinh yêu thíc môn học hơn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

(29)

- Mẫu lọ hoa gắn tường.

- Giấy thủ công, keo, kéo,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

1.Kiểm tra bài cũ(3’)

-Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của học sinh.

-Mời 1 bạn nneeus lại các bước gấp đan nan nong đôi.

-Mời 1 học sinh đem sản phẩm đan nan nong đôi lên bảng giáo viên kiểm tra.

-Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

2. Bài mới (27’)

* Giới thiêu bài: (1’) - Giới thiệu trực tiếp.

* Bài mới: (26’)

Hoạt động 1: Học sinh thực hành làm lọ hoa gắn tường.

-Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại các bước làm lọ hoa gắn tường bằng cách gấp giấy.

- Giáo viên đưa tranh mẫu lọ hoa gắn tường.

-Giáo viên nhận xét và sử dụng tranh quy trình làm lọ hoa để hệ thống lại các bước làm.

Bước 1: Gấp Phần giấy làm để hoa và gấp các nếp gấp cách đều.

Bước 2: Tách phần gấp đế lọ hoa ( và gấp) ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa.

Bước 3: Làm thành lọ hoa gắn tường.

-Giáo viên yêu cầu học sinh nhìn vào tranh nhắc lại các bước gấp lọ hoa.

- Yêu cầu học thực hành cá nhân.

-Giáo viên quan sát, uốn nắn, giúp đỡ cho những em còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.

3. Cũng cố dặn dò: (1’)

-Nhắc học sinh về nhà hoàn thành.

-HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.

-Học sinh trả lời.

-Nhận xét.

-1 HS đem sản phẩm.

-Học sinh lắng nghe.

-3 HS nhắc.

-Học sinh quan sát.

-Học sinh lắng nghe.

-3 HS nhắc lại.

-Học sinh thực hiện.

………

Ngày soạn: Thứ năm ngày 22tháng 3 năm 2018 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 6 tháng 4 năm 2018

CHÍNH TẢ

(30)

TIẾT 56: CÂY DỪA I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Nghe viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng câu thơ lục bát.

- Làm được BT(2) a/ b 2. Kỹ năng

- Nghe viết chính xác 3. Thái độ

- HS rèn luyện chữ viết II. ĐÒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Giáo án, VBT, bảng phụ - HS: SGK, VBT, VCT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Bài cũ: (5’)

- HS lên bảng viết.

- Nhận xét - đánh giá.

B. Bài mới (30’) 1. Giới thiệu bài.

- GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng.

2. Nội dung.

a. Hướng dẫn nghe - viết.

- Đọc mẫu bài viết.

+ Đoạn trích tả gì?

b. Hướng dẫn cách trình bày.

- Bài thơ được trình bày theo thể thơ nào?

c. Hướng dẫn viết từ khó.

- Từ khó: bạc phếch, chiếc lược, hũ rượu.

- Gọi h/s đọc.

- Yêu cầu lớp viết bảng con.

- GV nhận xét, chỉnh sửa.

d. uyện viết chính tả.

- Đọc cho HS nghe và viết bài.

- Đọc soát lỗi.

e. Chấm, chữa bài.

- Thu 5 – 6 bài nhận xét.

3. Hướng dẫn làm bài tập.

* Bài 2a (89).

- Gọi HS đọc y/c đề bài.

- HS lên bảng viết.

- HS lắng nghe, nhắc lại đầu bài.

- Lớp theo dõi lắng nghe.

+ Tả các bộ phận lá, ngọn, thân, quả của cây dừa.

+ Theo thể thơ lục bát một câu 6 chữ viết lùi vào một ô, một câu 8 chữ lùi ra một ô.

- HS đọc.

- Lớp viết vào bảng con.

- HS lắng nghe, viết bài.

- HS soát lỗi.

- HS đọc y/c đề bài.

(31)

- YC lớp làm bài tập vào vở.

- Gọi HS nhận xét – chữa bài.

* Bài 3a (89).

- YC đọc yêu cầu đề bài.

- Yêu cầu HS làm bài.

- GV nhận xét, chữa bài.

C. Củng cố - dặn dò(5’) - Nhận xét tiết học.

- Dặn dò học sinh.

- HS làm bài vào vở.

Tên cây bắt đầu bằng s

Tên cây bắt đầu bằng x Sắn, sim, sung,

si, sen, súng, sâm, sấu, sồi, sến, sậy, so đũa...

Xoan, xà cừ, xoài, ...

- HS đọc yêu cầu đề bài.

- HS lên bảng viết, cả lớp viết vào vở:

Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên, Tây Bắc, Điện Biên...

……….

Toán

TIẾT 140: CÁC SỐ TỪ 101 ĐẾN 110 I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Nhận biết các số tròn chục từ 101 đến 110.

- Biết cách đọc, viết các số từ 101 đến 110.

2. Kỹ năng

- Biết so sánh được các số từ 101 đến 110. . 3. Thái độ

- HS phát triển tư duy II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Giáo án - HS: SGK, VBT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Bài cũ (5’)

- Gọi h/s lên bảng đọc và viết:

150 160 - Nhận xét – đánh giá.

B. Bài mới (30’) 1. Giới thiệu bài.

- GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng.

2. Đọc và viết số từ 101 đến 110.

- HS thực hiện

150 160

một trăm năm mươi ; một trăm sáu mươi

- Lớp lắng nghe, nhắc lại đầu bài.

(32)

- GV hướng dẫn HS đọc các số theo hình trong SGK.

- Gắn lên bảng hình biểu diễn số 100 và hỏi :

? Có mấy trăm ?

- Gọi học sinh lên bảng viết số - Gắn thêm một hình vuông nhỏ và hỏi:

? Có mấy chục và mấy đơn vị ? - Để chỉ có tất cả 1 trăm, 0 chục và 1 đơn vị , trong toán học người ta dùng số một trăm linh một và viết 101.

- Tương tự giới thiệu số 102, 103 - Yêu cầu học sinh tìm cách đọc và cách viết các số còn lại trong bảng 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110.

- Nhận xét, bổ sung.

3. Thực hành:

Bài 1: (143) Nhóm.

- Gọi h/s đọc y/c đề bài.

- Gọi h/s lên bảng làm bài.

- GV nhận xét, chữa bài

- Gọi học sinh đọc lại các số trên

- Nhận xét, chữa bài.

Bài 2: (143) Số ? - Gọi h/s lên bảng điền.

- Gv nhận xét, chữa bài

Bài 3: (143) Điền dấu

- Yêu cầu lớp làm bài vào vở.

- Gọi h/s lên bảng làm bài.

+ Có 1 trăm

- Học sinh lên bảng viết số 100.

+ Có 0 chục và 1 đơn vị, h/s viết 0 vào cột chục và 1 vào cột đơn vị.

- HS viết và đọc số : 101 - Học sinh nêu:

- Thảo luận tìm cách viết số còn thiếu trong bảng, sau đó gọi h/s lên làm bài trên bảng.

- HS nối đọc và viết:

102: Một trăm linh hai 109: Một trăm linh chín 105: một trăm linh năm 103: một trăm linh ba

...

- HS đọc y/c đề bài.

- HS lên bảng làm bài 102

105 103 107 108 109

- Học sinh lên bảng điền.

110 102 103 104 105 106 107 108 109 110 - Lớp làm bài vào vở.

- HS lên bảng làm bài.

101 < 102 106 < 109 a. Một trăm linh bảy b. Một trăm linh chín c. Một trăm linh tám d. Một trăm linh hai e. Một trăm linh năm g. Một trăm linh ba

(33)

- Gv nhận xét, chữa bài.

Bài 4:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - HD học sinh diền các số theo thứ tự

- Nhận xét

* Rèn kỹ năng so sánh số D. Củng cố - Dặn dò: (5’) - Nhận xét giờ học.

- Dặn dò học sinh.

102 = 102 103 > 101 105 > 104 105 = 105 109 > 108 109 > 110 - Đọc yêu cầu bài tập

- học sinh diền các số theo thứ tự - 2 em lên bảng chữa bài.

a, 103, 105, 106, 107, 108 b, 108, 107, 106, 105, 103 - Nhận xét

...

Tập làm văn

TIẾT 28: ĐÁP LỜI VUI. TẢ NGẮN VỀ CÂY CỐI I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Biết lời đáp lời lời chia vui trong tình huống giao tiếp cụ thể (BT1).

- Đọc và trả lời được câu hỏi về bài miêu tả ngắn (BT2).

2. Kỹ năng

- Viết được các câu trả lời cho một phần 3. Thái độ

-Yêu thích môn học.

* QTE: Quyền được tham gia (đáp lời chia vui) (BT1)

*KNS ( HĐ củng cố) - Giao tiếp: ứng xử văn hoá - Lắng nghe tích cực

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - GV: Giáo án, VBT - HS: SGK, VBT

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Yêu cầu 2 HS thực hành đáp lời khẳng định.

- Nhận xét – đánh giá.

B. Dạy bài mới.(30’) 1. Giới thiệu bài

- GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên

- Hát

- HS thực hiện.

- HS lắng nghe, nhắc lại đầu bài.

(34)

bảng.

2. Nội dung.

*Bài 1: (90).

- Gọi h/s đọc y/c đề bài.

- Treo bức tranh lên bảng.

- GV hướng dẫn.

- Gọi 2 học sinh làm mẫu.

- Lớp theo dõi.

- Gọi h/s nhận xét, nhắc lại.

- GV nhận xét, bổ sung.

* QTE: Tổ chức cho học được đáp lời chia vui.

*Bài 2 (90).

- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập.

- GV đọc mẫu bài Quả măng cụt.

- Yêu cầu h/s thực hiện hỏi đáp theo từng nội dung.

- Nhận xét, bổ sung.

*Bài 3: ( Viết)

- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.

- Yêu cầu lớp viết bài vào vở.

- Học sinh đọc yêu cầu đề bài.

- Lớp quan sát tranh.

- Lớp lắng nghe.

- 2HS lên bảng thực hiện.

+ HS1 : Chúc mừng bạn đã đạt giải cao trong cuộc thi.

+ HS2: Cảm ơn bạn rất nhiều.

- HS nhận xét, nhắc lại.

- HS đọc y/c đề bài.

- Lớp lắng nghe.

- HS thực hiện hỏi, đáp.

+ HS 1: Quả măng cụt hình gì?

+ HS2: Quả măng cụt tròn như quả cam.

+ HS1: Quả to bằng chừng nào?

+ HS2: Quả to bằng nắm tay trẻ em + HS1: Quả măng cụt màu gì?

+ HS2: Quả màu tím sang ngả sang đỏ.

+ HS1: Cuống nó như thế nào?

+ HS 2: Cuống nó to và ngắn, quanh cuống có 4, 5 cái tai tròn úp vào quả.

- HS đọc yêu cầu đề bài.

- Lớp viết bài vào vở.

a) Quả măng cụt tròn giống như một quả cam nhưng nhỏ chỉ bằng nắm tay của một đứa trẻ. Vỏ măng cụt màu tím thẫm, ngả sang màu đỏ. Cuống măng cụt ngắn và to có 4, 5 cái tai tròn trịa nằm úp vào quả và vòng quanh cuống.

b) Dùng dao cắt khoanh nửa quả, bạn sẽ thấy lộ ra ruột quả trắng muốt như hoa bưởi, với bốn năm múi to không đều nhau. Ăn từng múi thấy vị ngọt đậm và một và một mùi thơm thoang

(35)

- GV nhận xét, kết luận.

C. Củng cố - dặn dò (5’)

* KNS: Khi nhận được lời chúc mừng thì em có cảm giác như thế nào và em sẽ đáp lại như thế nào?

- Nhận xét giờ học - Dặn dò học sinh.

thoảng.

- HS chú ý lắng nghe.

- Hs trả lời.

- Hs lắng nghe.

SINH HOẠT TUẦN 28 I. MỤC TIÊU:

- Giúp học sinh thấy được ưu nhược điểm của bản thân lớp trong tuần vừa qua rồi có phương hướng cho tuần tới.

II. CHUẨN BỊ

- Sổ ghi chép, theo dõi hoạt động của HS.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP A.Hát tập thể

B.Đánh giá thực hiện nhiệm vụ tuần 28 1.Sinh hoạt trong tổ.

2.Lớp phó học tập báo cáo tình hình học tập của lớp . 3.Lớp phó lao động báo cáo tình hình lao động của lớp.

4Lớp trưởng báo cáo tình hình của lớp . 5.Ý kiến giáo viên chủ nhiệm.

* Ưu điểm:

.

………

………

………

………

* Tồn tại:

………

………

………

………

C.Triển khai nhiệm vụ trọng tâm tuần 29

*Nề nếp:

-Đi học đúng giờ.

-Chấp hành tốt nội quy lớp học…..

-Đến trường phải ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng.

-Đi học đúng giờ, học bài và làm bài đầy đủ, nghỉ học phải có đơn xin phép.Hoặc có thể gọi điện báo cho GVCN biết khi nghỉ đột xuất.

* Học tập:

-Chuẩn bị kĩ bài trước khi đến lớp.

-Hăng hái xây dựng bài ở tất cả các môn học….

(36)

- Phải có đủ sách vở và dụng cụ học tập.

- Sách vở phải được bao bìa và có nhãn cẩn thận. Phải bảo quản tốt sách vở và dụng cụ học tập..

*TD-VS:

-Giữ vệ sinh lớp học sạch sẽ.

-Tập đều –đẹp các động tác thể dục đầu giờ và giữa giờ……

-Lao động theo lịch được phân công

- Chuẩn bị học tập tốt chào mừng ngày 26/3 D. Dạy kĩ năng sống

CHỦ ĐỀ 4: KĨ NĂNG TỰ TIN (Tiết4) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Học sinh hiểu những biểu hiện của việc tự tin vào bản thân mình.

2. Kỹ năng

- Hiểu tự tin sẽ mang lại những ích lợi gì?

3. Thái độ

- Rèn kĩ năng tự tin trong giao tiếp . II. ĐỒ DÙNG:

- Phiếu học tập

III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ:(2’)

- Hãy nêu ích lợi của biết trình bày suy nghĩ , ý tưởng

B. Bài mới: (16’) a) Giới thiệu bài:

b) Dạybài mới:

* Bài tập 4: Xử lí tình huống: Em sẽ làm gì để thể hiện là người tự tin trong mỗi tình huống sau:

- GV tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm đôi

TH1: Lớp em có một ban mới chuyển từ trường khác đến’ Giờ ra chơi, em thấy bạn ngồi một mỡnh trong lớp, em sẽ:

- Hs thực hiện theo yêu cầu của Gv.

-Học sinh đọc tình huống - Thảo luận nhóm

- Trình bày kết quả

*TH1:

a : Mặc bạn , không quan tâm b : Trêu chọc bạn

(37)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

[r]

[r]

Tiến hành thu thập hình ảnh, thông tin về một số sản phẩm của công nghệ vi sinh vật phổ biến và nổi bật như rượu, bia, sữa chua, chất kháng sinh, vaccine,… qua thực

viết lên bảng số hạng và kẻ mũi tên như bài học). Giáo viên chỉ vào số 35, gọi học sinh nêu số hạng.. Giáo viên: Bảng phụ 2.. Giáo viên theo

Trong quá trình tra cứu và tìm kiếm TLĐT, SV và HVSĐH rất chú trọng đến vấn đề sự thuận tiện do vậy họ thường vào máy tra cứu nguồn thông tin, tài liệu, đọc trực tiếp

Bạn nhỏ của chúng ta đang thực hiện một phép tính, bạn phân vân không biết cách làm nào đúng.. Các bạn hãy nhanh tay giơ thẻ để giúp bạn

[r]

Trước khi giải câu b) ta chứng minh một bổ đề: Cho tam giác ABC nội tiếp (O) có K thuộc đoạn BC. X, Y là tâm ngoại tiếp các tam giác KAB, KAC.. Chứng minh: Ta