• Không có kết quả nào được tìm thấy

MÔ ĐUN: KỸ THUẬT LẮP ĐẶT ĐIỆN 2

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "MÔ ĐUN: KỸ THUẬT LẮP ĐẶT ĐIỆN 2 "

Copied!
157
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

1

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BR – VT TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ

GIÁO TRÌNH

MÔ ĐUN: KỸ THUẬT LẮP ĐẶT ĐIỆN 2

NGHỀ : ĐIỆN CÔNG NGHIỆP TRÌNH ĐỘ : CAO ĐẲNG NGHỀ

Ban hành kèm theo Quyết định số: 01/QĐ-CĐN, ngày 04 tháng 01 năm 2016 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Bà Rịa – Vũng Tàu, năm 2016

(2)

2

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

(3)

3

LỜI GIỚI THIỆU

Giáo trình “ Kỹ thuật lắp đặt điện 2” nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về lắp đặt điện. Tài liệu gồm 15 bài.

Yêu cầu đối với học sinh sau khi học xong module này học sinh phải, phân tích đƣợc các bản vẽ và lắp đặt đƣợc hệ thống điện công nghiệp.

Giáo trình này là tài liệu tham khảo cho học sinh, sinh viên chuyên nghành Điện công nghiệp, điện dân dụng, lắp đặt điện.

Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày 20 tháng 11 năm 2015

Tham gia biên soạn

1. Nguyễn Trọng Công - Chủ biên

2. Trần Văn Nhâm

(4)

4 MỤC LỤC

TRANG

BÀI 1: KHÍ CỤ ĐIỆN DÙNG TRONG CÔNG NGHIỆP ... 11

1. Rơ le điện áp. ... 11

1.1. Công dụng. ... 11

1.2. Phân loại. ... 11

1.3. Các thông số kỹ thuật. ... 12

2. Rơ le dòng điện. ... 13

2.1. Công dụng. ... 13

2.2. Phân loại. ... Error! Bookmark not defined. 2.3. Các thông số kỹ thuật. ... 14

3. Rơ le bảo vệ mất pha. ... 16

3.1. Công dụng. ... 16

3.2. Phân loại. ... 16

3.3. Các thông số kỹ thuật. ... 17

3.4. Ứng dụng ... 18

4. Một số loại khí cụ khác. ... 19

4.1. Rơ le thời gian thực. ... 19

4.1.1. Đặt vấn đề ... 19

4.1.2. Hướng dẫn sử dụng ... 20

4.1.3. Một số ưng dụng relay 24 giờ ... 20

BÀI 02: LẮP ĐẶT CÁP, THANG, MÁNG CÁP ... 24

1. Các quy định, tiêu chuẩn về lắp đặt cáp. ... 24

2. Các phương pháp lắp đặt cáp. ... 28

3. Lắp đặt cáp. ... 28

4. Các quy đinh, tiêu chuẩn về thang máng cáp ... 28

5. Lắp đặt thang cáp ... 28

6. Lắp đặt máng cáp. . ... 28

BÀI 3: LẮP ĐẶT CỘT ĐÈN CAO ÁP ... 36

1. Một số loại đèn cao áp thông dụng. ... 42

(5)

5

1. Bóng đèn Cao áp thuỷ ngân. ... 38

1. 2. Đèn Halogen... 39

1. 3. Bóng đèn cao áp SODIUM. ... 42

1. 4. Bóng đèn Natri áp suất thấp ... 42

1. 5. Bóng đèn Metal Halide). ... 42

1. 6. Đèn cảm ứng. ... 42

1. 7. Bóng đèn Sulphur. ... 42

1.8. Đèn LED cao áp (Light Emitting Diode). ... 42

1.9. Đèn Laser ... 44

1.10. Đọc bản vẽ lắp đặt cột đèn cao áp. ... 45

4. Khảo sát hiện trường, thiết lập phương án đi dây. ... 49

5. Dự trù dụng cụ, máy móc, thiết bị ... 50

6. Thi công lắp đặt cột đèn cao áp. ... 50

7. Đo kiểm tra và cấp nguồn thử ... 50

BÀI 04: LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG CHO MỘT NHÀ XƯỞNG SỬ DỤNG ỐNG TRÕN CỨNG ... 51

1. Đọc bản vẽ chiếu sáng nhà xưởng. ... 51

2. Tính chọn vật tư, thiết bị. ... 55

4. Khảo sát hiện trường, thiết lập phương án đi dây. ... 55

5. Dự trù dụng cụ, máy móc, thiết bị ... 56

6. Thi công lắp đặt hệ thống chiếu sáng nhà xưởng sử dụng ống tròn cứng. ... 56

BÀI 5: LẮP ĐẶT HỆ THỐNG BÁO CHÁY ... 59

1. Khái niệm, chức năng và nhiệm vụ của hệ thống báo cháy ... 59

2. Phân loại hệ thống báo cháy. ... 59

3. Quy định, tiêu chuẩn lắp đặt hệ thống báo cháy. ... 60

4. Lắp đặt hệ thống báo cháy. ... 62

4.1. Sơ đồ hệ thống báo cháy. ... 62

4.2. Các thành phần trong hệ thống báo cháy. ... 64

4.2.1. Thành phần của hệ thống báo cháy ... 64

4.2.2. Giải thích chi tiết các thiết bị ... 64

(6)

6

4.3. Nguyên lý của hệ thống báo cháy ... 72

4.4. Lắp đặt hệ thống báo cháy ... 72

4.4.1. Giới thiệu trung tâm báo cháy Paradox ... 71

4.4.2. Cách đấu dây ... 71

BÀI 6: HỆ THỐNG ĐIỆN CÔNG NGHIỆP ... 74

1. Khái niệm chung về hệ thống điện công nghiệp. ... 74

2. Các yêu cầu chung khi lắp đặt hệ thống điện công nghiệp. ... 75

3. Sơ đồ khái quát hệ thống điên công nghiệp. ... 75

BÀI 7: LẮP ĐẶT TỦ ĐỘNG LỰC ... 76

1. Giới thiệu: ... 76

2. Quy định, tiêu chuẩn về tủ động lực. ... 76

3. Phân tích sơ đồ nguyên lý tủ động lực. ... 76

4. Tính chọn các vật tƣ, thiết bị. ... 78

5. Lắp tủ động lực. ... 76

BÀI 8: LẮP ĐẶT TỦ PHÂN PHỐI HẠ ÁP KIỂU THẲNG ... 81

1. Chức năng của tủ phân phổi hạ áp. ... 81

1.1.Chức năng. ... 81

1.2.Phân loại: ... 81

4. Tính chọn các vật tƣ, thiết bị. ... 84

5. Lắp đặt các thiết bị. ... 85

BÀI 9: LẮP ĐẶT TỦ PHÂN PHỐI HẠ ÁP KIỂU NGANG ... 93

Giới thiệu: ... 93

1. Phân tích sơ đồ nguyên lý. ... 100

2. Tính chọn các vật tƣ, thiết bị. ... 93

3. Lắp đặt tủ phân phối hạ áp kiểu ngang ... 93

BÀI 10: LẮP ĐẶT TỦ ATS SỬ DỤNG RƠ LE THỜI GIAN VÀ RƠ LE ... TRUNG GIAN……… ... 99

1. Chức năng của tủ ATS. ... 99

1.1. Khái niệm hệ thống ATS: ... 99

1.2. Chức năng hệ thống ATS. ... 100

(7)

7

2. Phân loại tủ ATS. ... 100

3. Quy định về tủ ATS... 101

4. Sơ đồ nguyên lý tủ ATS sử dụng rơ le thời gian và rơ le trung gian. ... 101

4.1. Sơ đồ nguyên lý tủ ATS dùng contactor ... 101

4.2. Nguyên lý làm việc của tủ ATS ... 101

4.3. Sơ đồ mạch động lực ... 103

5. Tính chọn các vật tƣ, thiết bị. ... 103

6. Lắp đặt tủ ATS sử dụng rơ le thời gian và rơ le trung gian. ... 103

BÀI 11: LẮP ĐẶT TỦ ATS SỬ DỤNG BỘ ĐIỀU KHIỂN CÓ SẲN ... 106

1. Phân tích sơ đồ nguyên lý tủ ATS sử dụng bộ điều khiển có sẵn. ... 106

2. Tính chọn các vật tƣ, thiết bị. ... 109

3. Lắp đặt tủ ATS sử dụng bộ điều khiển có sẵn. ... 110

BÀI 12: LẮP ĐẶT TỦ BÙ CÔNG SUẤT COS... 112

1. Chức năng của tủ bù công suất cos. ... 112

2. Quy định, tiêu chuẩn về bù công suất cos. ... 113

3. Phân tích sơ đồ nguyên lý tủ bù công suất cos. ... 113

4. Tính chọn các vật tƣ, thiết bị. ... 113

5. Lắp đặt tủ bù công suất cos. ... 113

BÀI 13: HỆ THỐNG NỐI ĐẤT AN TOÀN ... 115

1. Khái niệm và phân loại hệ thống nối đất. ... 115

1.1. Khái niệm hệ thống nối đất GND (grounding system). ... 115

1.2. Phân loại. ... 115

2. Đặt vấn đề. ... 116

4. Các bộ phận cần nối đất. ... 116

5. Các hệ thống nối đất chuẩn IEC. ... 117

5.1 Định nghĩa và ký hiệu sơ đồ nối đất... 117

5.1.1 Định nghĩa sơ đồ nối đất ... 117

5.1.2 Ký hiệu các loại sơ đồ nối đất ... 117

5.2 Sơ đồ IT ... 117

5.3 Sơ đồ TT ... 118

(8)

8

5.4. Sơ đồ TN. ... 119

6. Lựa chọn và cách mắc dây PE ... 119

7. Các bộ phận của hệ thống nối đất. ... 119

8. Lắp hệ thống nối đất an toàn. ... 119

8.1. Cực nối đất: ... 124

8.2. Dây nối đất: ... 128

9. Đo điện trở điện cực nối đất. ... 128

BÀI 14: LẶP ĐẶT HỆ THỐNG NỐI ĐẤT CHỐNG SÉT ... 131

1. Đặt vấn đề. ... 131

1.1. Tác hại của sét. ... 131

1.2. Sự hình thành sét. ... 131

2. Các quy định về bảo vệ chống sét. ... 133

2.1. Kích thước và chất liệu dây nối đất... 134

2.3. Nối dây nối đất ... 134

2.4. Lắp đặt dây nối đất ... 134

2.5. Điện cực nối đất ... 134

3. Bảo vệ sét đánh trực tiếp ... 144

4. Bảo vệ sét đánh lan truyền ... 144

4.1. Đặt vấn đề. ... 144

4.2. Các yêu cầu đối với thiết bị chống sét... 144

4.3. Khe hở phóng điện ... 141

4.4. Chống sét ống (CSÔ)... 141

5. Lắp đặt cột thu lôi... 144

5.2. Một số đầu thu sét thế hệ mới ... 146

5.3. Lắp đặt cọc tiếp đất: ... 148

BÀI 15: LẮP ĐẶT HỆ THỐNG NỐI ĐẤT LÀM VIỆC ... 159

1. Công dụng của hệ thống nối đất làm việc ... 159

2. Các quy định về nối đất làm việc ... 159

MÔ ĐUN: KỸ THUẬT LẮP ĐẶT ĐIỆN 2

(9)

9 Mã mô đun: 16

Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun:

- Vị trí : Mô-đun này học sau các môn học: An toàn lao động; Mạch điện; Vẽ điện; Đo lường điện; Cung cấp điện, Kỹ thuật lắp đặt điện 1, Máy điện, Trang bị điện.

- Tính chất : Là mô đun kĩ thuật chuyên nghành, thuộc mô đun đào tạo nghề bắt buộc.

Mục tiêu của mô đun:

Sau khi hoàn tất mô-đun này, học viên có năng lực:

- Cài đặt, sử dụng được các loại khí cụ điện dùng trong công nghiệp.

- Trình bày được các loại nối đất, công dụng của từng loại nối đất và các dạng sơ đồ nối đất.

- Phân tích được các dạng sơ đồ điện cung cấp điện cho một xi nghiệp.

- Chọn được phương án, lắp đặt và sửa chữa được hệ thống chiếu sáng công nghiệp cho một phân xưởng đúng yêu cầu kỹ thuật.

- Chọn được phương án, lắp đặt và sửa chữa được hệ thống cấp điện cho một xí nghiệp gồm: tủ phân phối hạ áp, tủ ATS, tủ động lực, tủ điều khiển, tủ bù công suất cos đúng yêu cầu kỹ thuật.

- Chọn lắp đặt và sửa chữa được hệ thống báo cháy cho một căn hộ.

- Lắp đặt được hệ thống nối đất chống sét, nối đất bảo vệ.

- Có tác phong công nghiệp, ý thực trong công việc và khả năng làm việc độc lập cũng như làm việc nhóm.

Nội dung của mô đun:

(10)

10 Số

TT Tên các bài trong mô đun Thời

gian

Hình thức giảng dạy

1 Khí cụ điện dùng trong công nghiệp 5 Tích hợp

2 Lắp đặt cáp, thang, máng cáp 10 Tích hợp

3 Lắp đặt cột đèn cao áp 10 Tích hợp

4 Lắp đặt hệ thống chiếu sáng cho một nhà xưởng 15 Tích hợp

Kiểm tra 3 Tích hợp

5 Lắp đặt hệ thống báo cháy 15 Tích hợp

6 Hệ thống điện công nghiệp 3 Lý thuyết

7 Lắp đặt tủ động lực 15 Tích hợp

8 Lắp đặt tủ phân phối hạ áp kiểu thẳng 15 Tích hợp 9 Lắp đặt tủ phân phối hạ áp kiểu ngang 15 Tích hợp 10 Lắp đặt tủ ATS sử dụng rơ le thời gian và rơ le

trung gian

12 Tích hợp

11 Lắp đặt tủ ATS sử dụng bộ điều khiển có sẳn 8 Tích hợp

12 Lắp đặt tủ bù công suất cos 10 Tích hợp

Kiểm tra 4 Tích hợp

13 Hệ thống nối đất an toàn 10 Tích hợp

14 Hệ thống nối đất chống sét 5 Lý thuyết

15 Hệ thống nối đất làm việc 2 Lý thuyết

Kiểm tra 3 Lý thuyết

Cộng: 160

Cụ thể như sau:

(11)

11 BÀI 1

KHÍ CỤ ĐIỆN DÙNG TRONG CÔNG NGHIỆP

Giới thiệu:

Các loại rơ le điện áp, dòng điện, bảo vệ mất pha… có vị trí rất quan trọng trong mạng điện công nghiệp. Bài 1 trình bày cách sử

dụng, lắp đặt các loại rơ le thường dùng trong công nghiệp.

Mục tiêu:

- Trình bày được công dụng, phân loại của các khí cụ điện trong công nghiệp - Cài đặt, sử dụng được rơ le điện áp, rơ le dòng điện, rơ le bảo vệ mất pha và một số khí cụ điện khác trong công nghiệp.

- Lựa chọn, lắp đặt được các khí cụ điện trong hệ thống trong công nghiệp.

- Phát huy được kiến thức đã học vận dụng vào thực tế.

Nội dung:

1. Rơ le điện áp.

1.1. Công dụng.

Rơ le điện áp được sự dụng để bảo vệ các thiết bị điện khi điện áp đặt vào thiết bị thiếu áp (under voltage) hoặc quá áp (over voltage) theo mức quy định.

1.2. Phân loại.

Hiện tại có rất nhiều hạng sản xuất Rơ le điện áp. Rơ le điện áp thường được chia thành 2 loại: Rơ le điện áp loại digital và Rơ le điện áp loại Analog.

1.3. Các thông số kỹ thuật.

Do có rất nhiều hãng sản xuất rơ le điện áp và nhiều module khác nhau nên thông số của các loại cũng khác nhau. Nhìn chung thì các rơ le điện áp đều có các thông số kỹ thuật sau. Tham khảo thông số kỹ thuật của Rơ le bảo vệ điện áp JVM-2 của JKN

(12)

12

Serie: Rơ le bảo vệ điện áp JVM-2 của JKN

Hình 1. 1: Rơ le bảo vệ điện áp Selec dòng VPRA2M

Các chức năng của relay o Bảo vệ thấp áp và quá áp o Bảo vệ mất pha

o Bảo vệ thứ tự pha

Sơ đồ nối dây.

(13)

13 2. Rơ le dòng điện

2.1. Công dụng.

Rơ le dòng điện được sự dụng để bảo vệ các thiết bị điện khi dòng điện đặt vào thiết bị lớn hơn hoặc nhỏ hơn mức cho phép.

2.2. Phân loại.

Có nhiều các phân loại Rơ le dòng điện. Thường được chia thành 2 loại: Rơ le bảo vệ dòng cực đại và rơ le bảo vệ dòng cực tiểu.

2.3. Các thông số kỹ thuật.

 Rơ le bảo vệ dòng điện Selec 900CPR-1

Hình 1. 2: Rơ le bảo vệ dòng điện Selec 900CPR-1 Bảo vệ thấp dòng, quá dòng

Đo hiển thị giá trị dòng RMS

(14)

14 Điều chỉnh thời gian tác động ngõ ra Điều chỉnh thời gian từ trễ (hysteresis).

Một ngõ ra rơ le cảnh báo Hiển thị LCD - 3 số Reset tự động / bằng tay

Mạng điện sử dụng: 1 Pha 2 dây

Nguồn nuôi: 110V / 230V AC sai số 15%, tần số lươi điện làm việc 45~65 Hz Công suất: 12 VA max

Cài đặt hệ số CT sơ cấp / thứ cấp: với sơ cấp 1/5A ~ 999A / và thứ cấp 1/5 A (có thể chọn được)

Giá trị dòng điện đo cực đại: 0~1,19kA Cài đặt vảo vệ ngưỡng trên: 0 ~ 1,19kA Cài đặt vảo vệ ngưỡng dưới: 0~999A Thời gian trễ:

Power on delay: 0.5 ~ 99.9 sec Trip time delay: 0 ~ 99.9 sec Delay on Release: 0 ~ 99.9 sec Respone time: < 100 ms

Độ phân giải: dòng diện 0.01, 0.1, 1A, 0.01kA (phụ thuộc CT)

 Rơle bảo vệ quá dòng Mikro MK233A

Hình 1. 3: Rơle bảo vệ quá dòng Mikro MK233A

(15)

15

Rơle bảo vệ quá dòng MK233a : Relay bảo vệ quá dòng của Mikro (Malaysia) được sử dụng rộng rãi trong hệ thống điện công nghiệp. Sử dụng kết hợp với PCT của các hãng.

Thông số kỹ thuật chính:

o MK233A : (Over current relay) Relay bảo vệ quá dòng (OC) của Mikro

o Bộ vi xử lý dựa trên rơle số

o Đo lường dựa trên tần số cơ bản hiện tải

o Ba-pha,- cài đặt thấp dòng

o Ba-pha, cài đặt quá dòng

o Thiết lập và hiển thị vùng giá trị đo

o thời gian cài đặt thấp và cao

o Không ghi giá trị lỗi

o đầu ra rơle lập trình

o Có năm lựa chọn IDMT đặc tính đường cong

o Tuân thủ tiêu chuẩn IEC 60255-26Hiển thị SỐ bằng LED 7 đoạn

o Hiển thị nguồn và trạng thái hoạt động bằng LED

o Lập trình giá trị cài đặt

o Dòng dịnh mức : 5A ; Nguồn cung cấp : 198 đến 265 V AC

o Reset bằng tay hoặc tự động ; 2 tiếp điểm ngõ ra có thể lập trình

o Ghi lại giá trị sự cố trước đó (3 giá trị gần nhất).

o Kích thước mặt : 96 x 96 mm

o Đáp ứng theo tiêu chuẩn IEC 60255 - 26

o Cài đặt mức tác động thấp (Low-set) :

+ Dòng quá tải : I> từ 0.5 đến 6A (10% đến 120%).

+ Thời gian tác động : 5 IDMT, kt = 0.05 - 1.0 hoặc DT, t> từ 0.05s -> 99s.

o Cài đặt mức tác động cao (High-set) :

o Dòng ngắn mạch : I>> từ 0.5A đến 99.9A (10%-1998%) hoặc Vô hiệu.

o Thời gian tác động : xác định t>> từ 0.05s đến 2.5s.

o Sử dụng với 3 biến dòng bảo vệ của các hãng

(16)

16

o Sử dụng kết hợp với Relay bảo vệ chạm đất MK232a để tạo bảo vệ quá dòng / chạm đất (OC/EF), lúc này chỉ sử dụng 4 PCT

3. Rơ le bảo vệ mất pha.

3.1. Công dụng.

Rơ le bảo vệ mất pha (phase loss, phase failure, phase missing) dùng để bảo vệ sự cố mất pha trong lưới điện 3 pha, thường sử dụng bảo vệ cho phụ tải 3 pha.

Thường rơ le bảo vệ mất pha có kết hợp vơi bảo vệ hiện tượng thiếu áp (under voltage) và hiện tượng quá áp (over voltage).

3.2. Phân loại.

Hiện tại có rất nhiều hạng sản xuất Rơ le điện áp. Rơ le điện áp thường được chia thành 2 loại: Rơ le điện áp loại digital và Rơ le điện áp loại Analog.

3.3. Các thông số kỹ thuật.

Do có rất nhiều hãng sản xuất rơ le bảo vệ mất pha và nhiều module khác nhau nên thông số của các loại cũng khác nhau. Nhìn chung thì các rơ le bảo vệ mất pha đều có các thông số kỹ thuật sau. Tham khảo thông số kỹ thuật của Rơ le bảo vệ bảo vệ mất pha sau:

Hình 1. 4: Rơ le bảo vệ mất pha Samwha PMR-44 PMR – Rơle bả o vê ̣ pha

Ø Bảo vệ mất pha, ngươ ̣c pha, mất cân bằng pha

(17)

17

Ø Áp dụng cho bảo vệ pha tạ i các tủ phân phối hoă ̣c tủ đô ̣ng cơ . Ø Phạm vi bảo vệ :

+ PMR-22: 160 300VAC, 3P, 50Hz + PMR-44: 340 480VAC, 3P, 50Hz Ø Thờ i gian cắt:

+ Mất pha: 1s + Ngược pha: 0.1s + Mất cân bằng pha: 5s Ø + Tự đô ̣ng reset sau: 5s

- Đa chức năng.

- Hiển thị trạng thái hoạt động bằng đèn led.

- Độ nhạy và chính xác cao

- Reset bằng tay ngay tại relay hay bằng điện từ xa.

- Chức năng tự kiểm tra.

- Không bị ảnh hưởng bởi môi trường làm việc.

- Tiết kiệm điện.

- Bộ tiếp điểm độc lập không tiếp điện.

- Hướng dẫn xử lý sự cố bằng đèn led.

Đa chức năng

PMR-440 tích hợp trong nó các chức năng bảo vệ pha : - Mất pha ( mất điện áp tại pha đo)

- Hiển thị thứ tự pha, - Đảo Pha.

- Mất cân pha ( điện áp trên các pha vẫn có nhưng không bằng nhau).

PMR có khả năng phát hiện và các sự cố mất pha do các nguyên nhân : 1- Mất pha trực tiếp : mất hẳn 1 pha hạ thế.

2 -Mất pha trung thế trước MBA.

3 - Mất pha do mất cân bằng pha do nhiều nguyên nhân.

Với nguyên nhân loại 1 thì hầu như các loại mạch đều phát hiện ra. PMR đặc biệt hiệu quả với các loại mất pha do nguyên nhân 2, 3 do kèm thêm chức năng

(18)

18 mất cân pha do điện áp.

Hướng dẫn sử dụng :

+ Hiển thị thứ tự pha : dùng PMR-440 như 1 đồng hồ đo thứ tự pha như sau: Cấp nguồn 3 pha vào PMR-440 nếu đèn xanh sáng thì thứ tự pha là R S T như chỉ thị trên relay. Nếu đèn đỏ sáng tức là thứ tự pha bị sai;

+ Mất pha : Cấp nguồn 3 pha vào PMR-440, thay đổi thứ tự pha cho đến khi đèn xanh sáng. Lúc này PMR-440 đã ở trạng thái làm việc. Tiếp điểm 95-98 đóng lại, 95-96 mở.

Pha R : khi mất pha R, PMR-440 tác động bảo vệ, 95-98 mở, 95-96 đóng. Đèn led đỏ chớp 1 lần.

Pha S : khi mất pha S, PMR-440 tác động bảo vệ, 95-98 mở, 95-96 đóng. Đèn led đỏ chớp 2 lần.

Pha T : khi mất pha T, PMR-440 tác động bảo vệ, 95-98 mở, 95-96 đóng. Đèn led đỏ chớp 3 lần.

+ Mất Cân pha: Chỉnh nút Unbalance lên mức cần bảo vệ từ 2-15%. Nếu điện áp các pha lệch lớn hơn giá trị cài đặt thì PMR-440 tác động bảo vệ, 95-98 mở, 95-96 đóng. Đèn led đỏ sáng liên tục báo mất cân pha. Để tắt chức năng mất cân pha chỉnh nút Unbalance về vị trí OFF.

4. Một số loại khí cụ khác.

4.1. Rơ le thời gian thực.

4.1.1. Đặt vấn đề

Nếu có một trong các yêu cầu sau đây thì có lẽ relay 24 giờ (timer switch) là cái bạn cần:

o 6 giờ tối thì cho mở hệ thống chiếu sáng, 6 giờ sáng tự động tắt.

o Cứ mỗi 2 giờ sáng thì cho máy bơm tự bơm nước lên bồn (vì lúc này chắc chắn có nước), khi bơm đầy thì tự tắt máy bơm.

o Cứ 9 giờ sáng thì mở máy bơm hệ thống tưới nước cho vườn, tưới 15 phút thì dừng 45 phút, quá trình cứ lặp lại đến 15h thì không cho phép bơm nữa.

o Có một hệ thống 2 máy bơm luân phiên, mỗi bơm hoạt động 1 tiếng thì dừng, máy còn lại hoạt động thay thế.

(19)

19 4.1.2. Hướng dẫn sử dụng

Có nhiều hãng sản xuất relay 24 giờ. Ở thị trường Việt nam có các loại của JYE / Camsco (Đài loan), Panasonic. Bài này sẽ hướng dẫn sử dụng relay TB35N của JYE / Camsco, các relay khác cũng sử dụng tương tự.

Relay 24 giờ thường có 2 loại :

o Loại không có pin dự trữ (sẽ chạy sai giờ khi cúp điện)

o Loại có pin dự trữ (vẫn duy trì được hoạt động của đồng hồ khi cúp điện) Hình ảnh relay TB35N như sau :

Thời gian hiện tại xem ở kim hoặc xem ở vòng số 24 giờ. Lưu ý mốc giờ hiện tại trên vòng 24 giờ chính là vị trí tác động.

Chế độ tác động là 1 trong 3 chế độ sau :

o OFF : tắt công tắc ngõ ra tải.

o ON : Mở công tắc ngõ ra tải

o Auto : Công tắc ngõ ra tải được điều khiển bởi các chốt chỉnh tác động. Vị trí các chốt quyết định trạng thái contact.

Hình 1. 5: Rơ le thời gian thực relay TB35N 4.1.3. Một số ưng dụng relay 24 giờ

 Ứng dụng để tắt mở đèn: sơ đồ như sau :

(20)

20

Hình 1. 6: Mạch tắt mở đèn sử dụng rơ le 24 giờ

Chỉnh các chốt tác động, cấp nguồn vào mạch ta sẽ có mạch điều khiển tắt mở đèn theo ý mình. Nếu tải sử dụng có dòng lớn ta sử dụng thêm relay hoặc contactor... Các sơ đồ này sẽ được bổ sung sau.

 Ứng dụng để tắt mở máy bơm nước lên bồn:

Dụng phao bơm kết hợp với relay 24 giờ. Lưu ý là relay 24 giờ phải được cấp nguồn liên tục. Nếu sử dụng máy bơm có công suất nhỏ hơn 1HP (dòng điện max 4.5A), ta sử dụng trực tiếp tiếp điểm của relay 24 giờ theo sơ đồ sau:

Hình 1. 7: Mạch tắt mở máy bơm sử dụng rơ le 24 giờ

Nếu sử dụng máy bơm có công suất lớn hơn 1HP, ta sử dụng relay hoặc contactor để mở rộng khả năng tải dòng điện. Sơ đồ có dạng như sau:

(21)

21

Hình 1. 8: Mạch tắt mở đèn sử dụng rơ le 24 giờ 4.2. Rơ le xung (Pulse Relay):

Relay xung là loại relay tắt mở, trong đó tiếp điểm được điều khiển bởi xung điện áp. Giả sử ban đầu tiếp điểm đang ở vị trí mặc định (Tiếp điểm thường hở NO đang mở, tiếp điểm thường đóng NC đang đóng). Nếu ta cấp 1 xung vào cuộn dây (cấp nguồn vào cuộn dây sau đó ngắt nguồn bằng 1 nút nhấn thường hở) thì tiếp điểm sẽ thay đổi trạng thái (Thường mở NO đóng lại, thường đóng NC mở ra). Bây giờ nếu ta cấp thêm 1 xung nguồn nữa vào cuộn dây thì tiếp điểm của realy trở về trạng thái mặc định ban đầu.

Giới thiệu relay xung G4Q của Omron:

Relay xung G4Q của Omron có hình dạng như sau :

Hình 1. 9: relay xung G4Q của Omron

(22)

22 Các model dùng đế cắm 8 chân :

Như vậy, với điện áp 220V thường dùng trong chiếu sáng, ta chọn model G4Q- 212S 220VAC là thích hợp nhất. Tiếp điểm của Relay này có thể chịu dòng điện 5A max ở 220VAC. Nếu dòng điện lớn hơn ta có thể dùng thêm relay trung gian hoặc Contactor.

Biểu đồ thời gian mô tả hoạt động của relay này như sau :

Từ biểu đồ ta nhận thấy chỉ cần cấp xung có độ rộng > 100ms thì relay sẽ thay đổi trạng thái các tiếp điểm.

Ứng dụng relay xung G4Q (Omron) lắp mạch đèn hành lang

(23)

23 4.3. Rơ le bảo vệ ngược pha

Hình 1. 10: Rơ le bảo vệ ngược pha

APR-S380-Bộ bảo vệ ngược pha 380/400VAC, 3Pha Nguồn cấp: 3-pha, 380/400 VAC, 50/60 Hz

Điện áp làm việc: 350 đến 420 VAC Thời gian đáp ứng: 100 ms max.

Ngõ ra: 1.1 A ở 200 VAC, SPDT

Điện trở cách điện: 100 MOhms min. (ở 500 VDC)

Câu hỏi bài tập:

1.1. Nêu một số loại rơ le bảo vệ thường được dụng trong công nghiệp?

1.2. Sử dụng google Tìm hiểu một số loại rơ le khác?

Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập:

- Học viên nắm các loại rơ le, công dụng và đặc tính các loại rơ le thường dùng trong công nghiệp.

- Học viên phải sử dụng internet tìm hiểu thêm các loại rơ le khác.

(24)

24 BÀI 02

LẮP ĐẶT CÁP, THANG, MÁNG CÁP

Giới thiệu:

Cáp, thang, máng cáp là những phần tử không thể thiếu được trong mạng điện công nghiệp. Bài 2 hướng dẫn cách lắp đặt cáp, thang, máng cáp.

Mục tiêu:

- Trình bày được các quy định, tiêu chuẩn lắp đặt cáp, thang và máng cáp.

- Tính chọn và lắp đặt được cáp, thang và máng cáp đúng yêu cầu.

- Có tác phong công nghiệp, ý thức trong công việc và khả năng làm việc độc lập củng như nhóm và vận dụng sáng tạo kiến thức đã học vào thực tiển..

Nội dung:

1. Các quy định, tiêu chuẩn về lắp đặt cáp.

Các quy định, tiêu chẩn lắp đặt cáp được quy định tại “Quy chuẩn kỹ thuật quốc giá về kỹ thuật lắp đặt điện” QCVN : 2015/BCT Mục 1.8-5. Lắp đặt dây dẫn và cáp

Điều 60. Phạm vi áp dụng

Các quy định trong phần này áp dụng để lắp đặt các dây dẫn điện động lực và chiếu sáng điện áp một chiều và xoay chiều ở trong nhà và ngoài trời bằng dây dẫn bọc cách điện và cáp có và không có vỏ thép.

Điều 61. Lắp đặt dây dẫn và cáp

- Độ cao lắp đặt: Các dây dẫn trần đặt trong các phân xưởng nơi có nhiều người (không có nhiệm vụ) lui tới phải được đặt ở độ cao quy định trong tài liệu thiết kế. Không quy định độ cao lắp đặt cách nền nhà hoặc sàn nhà cho dây dẫn bọc cách điện được bảo vệ (dây bọc), dây bọc luồn trong ống cách điện có vỏ kim loại, dây bọc và cáp luồn trong các ống thép và các ống lồng mềm bằng kim loại. Ở những chỗ dây dẫn và cáp có thể bị hư hỏng do cơ học thì phải được bảo vệ tăng cường.

(25)

25

- Khi đặt gần những nơi có nhiệt độ cao thì dây dẫn và cáp phải được bảo vệ chống tác hại do nóng hoặc phải dùng loại dây dẫn và cáp thích hợp.

- Các dây dẫn và cáp đặt hở phải phối hợp với các đường nét kiến trúc của nhà và công trình để bảo đảm mỹ thuật.

- Các dây dẫn và cáp đặt trong các gian ẩm ướt (xí, tắm...) càng ngắn càng tốt.

Các dây dẫn nên đặt ở bên ngoài các gian này và đèn chiếu sáng nên đặt gần dây dẫn ở trên tường.

- Dây dẫn và cáp đặt theo bề mặt kết cấu thường xuyên bị nung nóng (đường dẫn khói, đường dẫn khí lò, v.v.) không cho phép đặt kín. Khi đặt hở trên bề mặt đường dẫn khói, đường dẫn khí lò, v.v. thì nhiệt độ của không khí xung quanh dây dẫn không được vượt quá 350C.

- Các dây dẫn và cáp đặt trong tường hoặc trong cấu trúc phải có 1 đoạn dự phòng ít nhất là 50mm ở cạnh những chỗ nối trong các hộp phân nhánh và ở cạnh chỗ nối với các đèn chiếu sáng, công tắc và ổ cắm.

- Cố định dây dẫn và cáp vào các kết cấu công trình thường dùng súng chuyên dùng để thi công hoặc dùng các biện pháp khác thích hợp. Các đinh phải được lựa chọn và cố định lên các mặt đỡ theo đúng tài liệu hướng dẫn. Ở những đoạn thẳng của tuyến dây, các vòng kẹp dùng để cố định dây dẫn, cáp và ống được đặt trực tiếp trên bề mặt đó phải cách đều nhau. Trên các mặt đoạn thẳng và các chỗ vòng, các vòng kẹp phải đặt thẳng góc với đường tim đặt dây dẫn.

Các vòng kẹp bằng kim loại dùng để cố định dây dẫn, cáp và ống thép đều phải mạ kẽm hoặc sơn chống gỉ.Cáp đặt trên giá đỡ cáp nếu cáp võng quá mức cho phép thì phải đặt máng cáp.

- Dây dẫn và cáp đặt trong các cấu kiện đúc sẵn thành tấm lớn và các khối lớn của các công trình, các ống để luồn dây, các hốc để đặt công tắc, ổ cắm, các hộp điện phải phù hợp với bản vẽ thiết kế các cấu kiện đó.

- Chỗ nối và phân nhánh các dây dẫn và cáp không được chịu các ứng suất cơ học. Chỗ nối và phân nhánh ruột cáp và dây dẫn phải được cách điện và cách nhiệt tương đương với những chỗ khác của cáp.

(26)

26

Nối rẽ nhánh và nối dây điện và cáp trong các ống phi kim loại và ống cứng phải thực hiện ở các hộp nối, hộp rẽ nhánh.

- Ở chỗ dây dẫn chui ra khỏi hộp, máng, ống cứng và ống lồng mềm bằng kim loại đều phải được bảo vệ để tránh hư hỏng. Ở những chỗ dây dẫn giao chéo với các mối nối co dãn phải có vật bù trừ co dãn.

- Các loại dây dẫn và cáp chuyên dùng, cũng như các loại dây dẫn khác yêu cầu phải treo thì được treo vào dây thép cứng hoặc dây thép bện mạ kẽm phù hợp với yêu cầu của thiết kế về độ võng, tải trọng gió và trọng lượng của cáp treo vào.

- Không cho phép đặt trực tiếp dây dẫn điện áp đến 1kV trên cột đèn, các ống khói, tháp nước, cũng như ở những gian dễ nổ. Nếu bắt buộc phải lắp đặt ở những vị trí trên thì phải sử dụng loại cáp có vỏ bảo vệ bằng kim loại hoặc luồn trong ống kim loại được nối đất.

- Tất cả mọi dây trong cùng một mạch xoay chiều, kể cả dây trung tính phải đặt chung trong một ống. Dây dẫn và cáp 1 pha của mạch điện xoay chiều chỉ cho phép đặt trong ống không từ tính. Cho phép đặt các dây dẫn của cùng 1 pha chung trong một ống thép nếu dòng điện danh định không vượt quá 25A.

- Bán kính uốn của dây dẫn và cáp một ruột cách điện loại không có bảo vệ ít nhất phải bằng 3 lần đường kính ngoài của dây dẫn. Bán kính uốn của các loại dây dẫn khác theo quy định của nhà chế tạo.

Điều 63. Nối dây dẫn và cáp

- Nối ruột dây dẫn và cáp bằng nhôm, đồng hay hợp kim có thể dùng một trong các cách sau: hàn, ép, hàn thiếc, kẹp chuyên dùng;

- Đầu cốt, ống nối phải chọn tương ứng với tiết diện của dây. Đường kính lỗ của đầu cốt, chiều sâu lỗ và khoảng cách vết ép thực hiện theo quy định của nhà chế tạo;

- Ruột nhôm và đồng 1 sợi có tiết diện đến 10mm2 cho phép nối với nhau bằng cách vặn xoắn và nối với hàng kẹp bằng cách uốn đầu dây theo hình vòng khuyên;

(27)

27

- Ở môi trường ẩm ướt, sau khi ép xong đầu cốt phải dùng băng cách điện quấn trùm lên cả vết ép;

- Đầu cốt của cáp trên hộp đầu cáp sau khi ép xong phải bịt kín cùng với cách điện của hộp đầu cáp để chống thâm nhập của môi trường;

- Ở các thiết bị điện ngoài trời dễ nổ và ở các gian dễ nổ, dễ cháy thuộc mọi cấp, việc nối và làm đầu cốt cho dây dẫn và cáp ruột nhôm phải thực hiện bằng cách hàn hoặc ép (trừ những nơi cấm dùng cáp ruột nhôm).

Điều 64. Lắp đặt hộp nối và hộp phân nhánh

- Phải dùng các hộp nối và hộp phân nhánh để nối cũng như để phân nhánh các dây dẫn đặt trong hộp kín, trong các ống và trong các ống lồng mềm khi đặt hở cũng như khi đặt ngầm. Cấu tạo của các hộp nối và hộp phân nhánh phải phù hợp với cách đặt dây và điều kiện môi trường. Bên trong các hộp có nắp đóng mở được nối và phân nhánh dây dẫn bằng các kẹp chuyên dùng có vỏ cách điện bảo đảm. Khi dây dẫn đặt ngầm, các hộp nối, hộp đặt công tắc, ổ cắm cùng phải đặt chìm trong kết cấu xây dựng sao cho mặt hộp (mặt công tắc, ổ cắm) ngang bằng với mặt tường. Hộp nối và hộp phân nhánh phải bằng chất cách điện hoặc bằng kim loại trong đệm lót cách điện và phải phù hợp với phương pháp đặt dây, môi trường xung quanh.

- Khoảng cách giữa các hộp nối bố trí theo thực tế trong phạm vi thực hiện. Đối với ống cứng thì khoảng cách giữa hai hộp nối không được dài quá 9m.

- Các mặt hộp đặt ngoài trời sơn mầu xám khi dòng điện đến 1500A, sơn ngân nhũ nếu lớn hơn 1500A.

Điều 69. Ghép nối ống luồn dây dẫn và cáp

- Nối các đoạn ống với nhau phải dùng măng sông cùng loại vật liệu với ống và 2 đầu ống nối phải khít nhau;

- Nối 2 đoạn ống mềm với nhau phải dùng măng sông cùng vật liệu có đường kính lớn hơn và dài 100mm. Các măng sông phải được chèn kín, ở vị trí cần chống va đập phải dùng dây thép quấn đai chắc chắn. Có thể dùng ống thép mỏng để nối các ống mềm với nhau. Chỗ nối ống đó với ống thép phải chèn chặt như khi nối bằng măng sông;

(28)

28

- Nối các ống cao su cứng, ống nhựa cứng và ống kim loại với nhau dùng các măng song chuyên dùng được chế tạo từ những đoạn ống mỏng, đường kính trong của ống nối phải phù hợp với đường kính ngoài của ống.

Điều 70. Bán kính uốn cong của ống

- Bán kính uốn cong của ống thép phải lớn hơn 1,5 lần bán kính uốn cong cho phép của cáp luồn bên trong ống;

- Bán kính uốn cong của ống phi kim loại bằng hoặc lớn hơn bán kính uốn cong cho phép của cáp luồn bên trong ống;

- Không cho phép uốn tự nhiên các ống phi kim loại cứng không xếp nếp. Chỗ thay đổi hướng tuyến và ở các góc phải đặt hộp nối hoặc bằng các đoạn ống mềm;

- Đối với ống phi kim loại loại mềm, chỗ uốn ống ở vị trí cần chống va đập phải dùng dây thép Ø1,5mm quấn ngoài với bước đai là 8-10 mm.

2. Các phương pháp lắp đặt cáp.

Cáp được dùng chủ yếu đối với các đường dây cấp nguồn và các đường trục có phụ tải tập trung (đặt cả ngoài nhà lẫn trong nhà) cũng như các nhánh rẽ tới các thiết bị điện công suất lớn riêng lẻ.

Khi đặt trong nhà tốt nhất là dùng cáp không có vỏ bọc thép. Cáp có vỏ bọc thép chỉ dùng khi có độ cao hạn chế trong điều kiện gặp khó khăn về tuyến và không khí có các đoạn rẽ nhánh của đường dây.

 Việc đặt cáp ngoài nhà có thể thực hiện:

- Đặt trong các hào cáp đào dưới đất.

- Đặt dọc theo tường phía ngoài của nhà, dọc theo cầu vượt đường và dọc theo công trình xây dựng khác.

- Đặt trong các khối ống bằng bê tông - Đặt trong các cống ngầm.

 Việc đặt cáp trong nhà có thể dùng các phương pháp sau:

- Đặt theo tường và theo trần nhà.

- Đặt trong các rãnh cáp.

- Đặt trong các rãnh nhỏ của nền và trần nhà.

(29)

29 3. Lắp đặt cáp.

Bước 1: Xác định lộ trình lắp đặt cáp.

Bước 2: Gá lắp và cố định các thành phần.

Bước 3: Lắp từng kẹp một gần từng thành phần.

Bước 4: Về uốn cáp (thay đổi hướng):

Bước 5: Có thể định tâm cho các kẹp nhờ lỗ cố định hướng dọc (lỗ xẻ rãnh).

Bước 6: Cố định cáp bằng cách đẩy (ấn chặt) phần kẹp lên đế và đinh ốc.

Hình 2.1: Phương pháp lắp đặt cáp đi nổi 4. Các quy đinh, tiêu chuẩn về thang máng cáp.

Các quy đinh, tiêu chuẩn về thang máng cáp được quy định ở tiêu chuẩn NEMA VE 1-2009/CSA C22.2 số 126,1-09 được ban hành bởi Hiệp hội các nhà sản xuất điện quốc gia Mỹ. Gồm các nội dung chính sau:

 Yếu tố công suất và tải trọng an toàn

Tải trọng an toàn được xác định dựa trên kết quả của việc thử nghiệm một loạt các thang máng cáp. Các thử nghiệm phải được tiến hành với cùng một chiều dài và trên các chiều dài khác nhau với hệ số an toàn 1.5 để xác định tải trọng dẫn đến hỏng thang cáp. Bằng cách này, tải trọng được xác định dựa trên hiệu suất trung bình của các mẫu trong nhiều cuộc thử nghiệm và được tính toán kỹ lưỡng.

 Độ võng

Tiêu chuẩn NEMA VE 1 không quy định rõ bất kỳ giới hạn nào về độ võng của các thành phần hỗ trợ cáp. Do vậy, chắc chắn sẽ cần một một hệ thống thiết kế kỹ lưỡng.

(30)

30

 Điện trở kết nối

Điện trở của các kết nối được giới hạn tối đa là 330 mΩ.

5. Lắp đặt thang cáp.

Trong công nghiệp, thang cáp, máng cáp được sử dụng để hỗ trợ và phân phối các loại cáp điện với một dung lượng lớn. Máng cáp thường được chọn để thay thế cho hệ thống dây dẫn ngoài và hệ thống ống dẫn để bảo vệ cáp bền và dễ dàng đưa dây dẫn vào. Hệ thống dây dẫn ngoài dễ thay đổi nhưng cũng dễ bị hư hỏng. Hơn nữa, hệ thống ống dẫn được bảo vệ, nhưng thêm hoặc loại bỏ dây cáp sẽ gặp phải vấn đề rất lớn. Dưới đây là quy trình lắp đặt thang, máng cáp:

Bước 1: Kiểm tra từng bộ phận

Trước khi lắp đặt thang cáp, phải đầy đủ vật liệu, phụ kiện. Không phải tất cả các phần của thang cáp đều tương tự nhau, vì vậy cần kiểm tra tất cả các phụ kiện. Trong hầu hết các trường hợp, bộ dụng cụ thang cáp chứa một số lượng nhất định thang, khung cáp được sử dụng để bọc bên ngoài (mặc dù điều quan trọng cần lưu ý là một số bộ dụng cụ không chứa móc), khung adapter, khung nền tảng, dây đeo mặt đất và một loạt các ốc, vòng đệm và bu lông.

Hình 2. 2: Một số bộ phận chính của thang cáp Bước 2: Cắt thang và Chân đế theo kích cỡ.

Trừ khi thang và khung có kích thước chính xác, nếu không ta cần phải cắt để có kích thước phù hợp bằng cách sử dụng cưa thang. Mỗi thang cắt thừa

(31)

31

khoảng 2 inch so với chiều dài cần lắp đặt. Cẩn thận khi cắt vì nó được làm từ kim loại khá sắc bén, có thể làm đứt tay.

Bước 3: Cố định thang vào tường, trần.

Gắn chân đỡ vào tường (trần nhà) hoặc các điểm hỗ trợ dự định khác cho thang cáp. Thông thường, chân đỡ thường gắn vào trần nhà để gắn kết với nhau.

Nếu không, cần phải khoan một lỗ trên trần nhà với kích thước phù hợp để gắn.

Tiếp theo, chèn khung bộ chuyển đổi trong các lỗ trên đầu của mỗi thang cáp.

Đảm bảo các móc trên khung bộ chuyển đổi phải hướng xuống dưới, và thang cáp phải ở trên. Một khi bạn có khung lắp trên trần nhà và khung bộ chuyển đổi bên trong thang, bạn có thể ghim thang ở giữa tường.

Hình 2. 3: Cách cố định thang máng cáp lên trần nhà Bước 4: Gắn chân đỡ thang máng cáp

Hầu hết các khung thang hiện đại chỉ đơn giản là ghim vào thang mà không cần lắp đặt thêm bất cứ thứ gì. Đảm bảo khung an toàn trước khi bạn tiến hành bước tiếp theo, bởi vì một khung kém an toàn sẽ dẫn đến mức độ rủi ro cao.

Trong trường hợp hiếm hoi mà một khung thang yêu cầu phải lắp đặt thêm, nó thường chỉ đơn giản là gắn các khung thang với thang cáp bằng đai ốc, bulong và vòng đệm.

Bước 5: Nối đất thang máng cáp

Nối đất khay cáp là việc rất quan trọng để ngăn ngừa điện giật. Mỗi lớp vỏ bọc hoặc giá đỡ thang cáp đều cần được nối đất. Đầu tiên, kết nối khung máng

(32)

32

cáp ở điểm gần tường, gắn dây nối đất vào khung máng cáp bằng đai ốc. Sau đó gắn dây nối đất vào một trong những điểm nối đất trên tường.

Bước 6: Kéo cáp.

Để kép cáp vào thang máng cáp ta sử dụng rulo gắn lên thang máng cáp, luồn dây lên rulo rồi kéo.

Hình 2. 4: Cách kép cáp vào thang máng cáp

Lưu ý: Đây chỉ là những hướng dẫn mang tính chung chung, khi lắp từng loại máng khác nhau ta kiểm tra với nhà cung cấp để được hướng dẫn lắp đặt thang máng cáp cụ thể.

6. Lắp đặt máng cáp.

Lắp đặt máng cáp cùng được thực hiện tương tự thang cáp. Dưới đây chỉ là những hướng dẫn mang tính chung chung, kiểm tra với nhà cung cấp để được hướng dẫn lắp đặt mô hình thang máng cáp cụ thể.

(33)

33

Hình 2. 5: Lắp đặt máng cáp

Trong công nghiệp, máng cáp được sử dụng để hỗ trợ và phân phối các loại cáp điện với một dung lượng lớn. Máng cáp thường được chọn để thay thế cho hệ thống dây dẫn ngoài và hệ thống ống dẫn để bảo vệ cáp bền và dễ dàng đưa dây dẫn vào. Hệ thống dây dẫn ngoài dễ thay đổi nhưng cũng dễ bị hư hỏng.

Hơn nữa, hệ thống ống dẫn được bảo vệ, nhưng thêm hoặc loại bỏ dây cáp sẽ gặp phải vấn đề rất lớn. Dưới đây là quy trình lắp đặt thang máng cáp:

Bước 1: Kiểm tra từng bộ phận

Trước khi lắp đặt thang cáp, phải đảm bảo rằng bạn đã có các đầy đủ vật liệu.

Không phải tất cả các phần của thang cáp đều tương tự nhau, vì vậy cần kiểm tra tất cả các phụ kiện. Trong hầu hết các trường hợp, bộ dụng cụ thang cáp chứa một số lượng nhất định thang, khung cáp được sử dụng để bọc bên ngoài (mặc dù điều quan trọng cần lưu ý là một số bộ dụng cụ không chứa móc), khung adapter, khung nền tảng, dây đeo mặt đất và một loạt các ốc, vòng đệm và bu lông.

Bước 2: Cắt thang và Chân đế theo kích cỡ

Trừ khi thang và khung của bạn có kích thước chính xác, nếu không bạn sẽ cần phải cắt để có kích thước phù hợp bằng cách sử dụng cưa thang. Mỗi thang cắt thừa khoảng 2 inch so với chiều dài mà bạn cần. Hãy cẩn thận khi cắt vì nó được làm từ kim loại khá sắc bén, có thể làm tay bạn bị đứt.

Bước 3: Cố định thang vào tường vây

(34)

34

Gắn chân đỡ vào tường vây, hoặc các điểm hỗ trợ dự định khác cho thang cáp của bạn. Thông thường, chân đỡ thường gắn vào tường để gắn kết với nhau. Nếu không, bạn sẽ cần phải khoan một lỗ trong tường với kích thước phù hợp để gắn và tường. Tiếp theo, chèn khung bộ chuyển đổi trong các lỗ trên đầu của mỗi thang cáp. Đảm bảo các móc trên khung bộ chuyển đổi phải hướng xuống dưới, và thang cáp phải ở trêm. Một khi bạn có khung lắp trên tường và khung bộ chuyển đổi bên trong thang, bạn có thể ghim thang ở giữa tường.

Bước 4: Gắn chân đỡ thang máng cáp

Bước này khá đơn giản. Hầu hết các khung thang hiện đại chỉ đơn giản là ghim vào thang mà không cần lắp đặt thêm bất cứ thứ gì. Đảm bảo khung an toàn trước khi bạn tiến hành bước tiếp theo, bởi vì một khung kém an toàn sẽ dẫn đến mức độ rủi ro cao. Trong trường hợp hiếm hoi mà một khung thang yêu cầu phải lắp đặt thêm, nó thường chỉ đơn giản là gắn các khung thang với thang cáp bằng đai ốc, bulong và vòng đệm.

Bước 5: Nối đất thang máng cáp

Nối đất khay cáp là việc rất quan trọng để ngăn ngừa điện giật. Mặc dù trong nội dung về yêu cầu kỹ thuật của thang không có nội dung nối đất, nhưng đây là một ý tưởng tốt trong mọi trường hợp vì nó có thể ngăn chặn nguy hiểm trong tương lai. Mỗi lớp vỏ bọc hoặc giá đỡ thang cáp đều cần được nối đất. Đầu tiên, kết nối khung nền tảng của bạn để máng cáp ở một điểm gần tường. Tiếp theo, gắn dây đeo mặt đất của bạn vào khung nền tảng bằng cách sử dụng đai ốc. Cuối cùng, gắn dây đeo mặt đất vào một trong những điểm nối đất trên tường.

Thang cáp là một loại khay cáp có hỗ trợ cáp và dây điện kèm theo, cấu trúc như bậc thang. Không giống như hệ thống dây dẫn ngoài và hệ thống ống dẫn, máng cáp vừa bảo vệ cáp vừa cung cấp lối vào dễ dàng nếu bạn cần phải thay đổi bất cứ điều gì. Sử dụng các thông tin trên, bạn có thể dễ dàng lắp đặt thang cáp.

(35)

35 Câu hỏi bài tập:

2.1. Các quy định, tiêu chuẩn và các bước lắp đặt cáp?

2.2. Các quy định, tiêu chuẩn và các bước lắp đặt thang, máng cáp?

Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập:

- Học viên phải nắm được các quy chuẩn về cáp và phương pháp lắp đặt cáp.

- Học viên phải nắm được các quy chuẩn về cáp và phương pháp lắp đặt thang, máng cáp.

(36)

36 BÀI 3

LẮP ĐẶT CỘT ĐÈN CAO ÁP

Giới thiệu:

Các loại đèn chiếu sáng ngoài trời, nhà xưởng khác với đèn chiếu sáng gia dụng như thế nào. Bài 3 giới thiệu một số đèn cao áp, cách đọc các bản vẽ và phương pháp lắp cột đèn cao áp.

Mục tiêu:

- Biết được ưu nhược điểm của một số loại đèn cao áp thông dụng.

- Đọc được các bản vẽ chiếu sáng bằng cột đèn cao áp.

- Tính chọn được vật tư, thiết bị của cột đèn cao áp.

- Lắp đặt được cột đèn cao áp đúng yêu cầu kỹ thuật.

- Xác nguyên nhân và sửa chữa được hư hỏng của cột đèn cao áp đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn.

- Rèn luyện tính cẩn thận, có tác phong công nghiệp, khả năng làm việc độc lập củng như theo nhóm và vận dụng sáng tạo kiến thức đã học vào thực tiển. .

Nội dung:

1. Một số loại đèn cao áp thông dụng.

1.1. Bóng đèn Cao áp thuỷ ngân (MV khoảng 1930)

Không giống như các loại pha trộn, bóng đèn thủy ngân cao áp tiêu chuẩn không có điện cực khởi động. Do chúng có hiệu suất thấp, CRI thấp và ảnh hưởng không tốt lên môi trường do chứa thủy ngân nên loại bóng đèn này hiện đã trở nên lỗi thời. Đặc trưng cơ bản của loại bóng này:

P = 50 – 1000 Watt

CRI (Color Rendition Index) = 33 – 50 CT (Color Temperature) = 3800 – 4300K Hiệu suất = 32 – 60 lm/W

Tuổi thọ trung bình khoảng 10000 đến 24000 giờ

(37)

37

Bài 3. 1: Đèn thủy ngân cao áp

- Ưu điểm: Tuổi thọ khoảng 10.000 đến 24.000h, giá thành rẻ, công suất lớn.

- Nhược điểm: Hiệu suất phát sáng thấp (khoảng 12 – 15%), ánh sáng khác với ánh sáng ban ngày vì không có bức xạ đỏ, chỉ số hoàn màu thấp, thời gian khởi động lâu (3-7 phút) chỉ bật sáng khi để nguội hoàn toàn (khởi động lại 10 – 15 phút), Điện áp giảm 20% thì không khởi động được. Sử dụng chiếu sáng công cộng và công nghiệp. Đặc biệt là hơi thủy ngân rất độc cho người và môi trường.

Trước đây được sử dụng Hạn chế sử dụng, đang dần được loại bỏ.

1.2. Đèn Halogen (khoảng 1960).

Bài 3. 2: Đèn halogen

Thường có một hoặc hai đầu dùng ngay nguồn điện lưới không qua bộ biến đổi điện. Cũng thuộc loại bóng đèn sợi đốt nên chúng có hiệu suất thấp so với các loại bóng khác. Tuy nhiên nhờ có các nguyên tử khí halogen nên so với bóng sợi đốt thông thường chúng có hiệu suất cao hơn 20% và đặc tính quang học cũng ổn định hơn với thời gian. Ngoài ra những bóng halogen loại mới với lớp tráng phản xạ tia hồng ngoại làm tăng hiệu suất của chúng lên đến 25-30%

so với bóng halogen thông thường. Những đặc trưng chính của loại bóng đèn này là:

(38)

38

Công suất 25-250 Watt (loại một đầu), 60-2000Watt (loại hai đầu) CT=3000 Kelvin, CRI=100

Hiệu suất 11-17 lm/W (một đầu) và 14-23 lm/W (hai đầu) Tuổi thọ khoảng 2000 giờ (một đầu) và 3000 giờ (hai đầu)

- Ưu điểm: Tuổi thọ và tiết kiệm năng lượng hơn đèn sợi đốt, chiếu sáng tốt, chỉ số hoàn màu cao, sử dụng ở trong chiếu sáng trong nghành ô tô, phòng tranh, phòng triển lãm, bảo tàng, những công việc đòi hỏi chất lượng ánh sáng..

- Nhược điểm: Hiệu suất chiếu sáng thấp, tuổi thọ khoảng 2000h, cần sự chăm sóc đặc biệt

1.3. Bóng đèn cao áp SODIUM (hơi Natri: HPS: 1932).

Bóng Cao áp SON tiêu chuẩn: Trong các loại HPS thì loại HPS tiêu chuẩn có đặc trưng màu cơ bản nhất(ngược với loại HPS trắng thông thường). Loại bóng đèn này có hiệu suất tốt hơn và thời gian sống dài hơn so với bóng MH nhưng màu của chúng ít lạnh và ít trắng hơn và độ hoàn màu cũng không tốt bằng. So với bóng thủy ngân cao áp chúng có hiệu suất cao hơn. So với bóng đèn Natri thấp áp hiệu suất của chúng thấp hơn nhưng độ trả màu tốt hơn. Bóng đèn HPS tiêu chuẩn có công suất trong khoảng từ 50 đến 1000 W. Những bóng công suất cao được đặt trong vỏ bảo vệ để dùng trong các môi trường công nghiệp. Tính chất hoàn màu của các đèn trong dải công suất nói trên làm tăng thêm khả năng ứng dụng của chúng. Những bóng HPS có màu ấm, thời gian bật lại ngắn, tuổi thọ dài. Chúng tương thích với các bộ đèn đường tầng cao và tầng thấp và có thể dùng để chiếu sáng tầng cao và hắt từ trần nhà trong các công sở công nghiệp.

Đồng thời có thể dùng chúng trong các gian thể thao, bể bơi, tập nhịp điệu và để chiếu sáng ngoài trời ngay cả trong các bãi đỗ xe. Đặc trưng cơ bản:

P = 50 - 1000 W

CT = 1700 - 2200 K; CRI = 20 – 65,

Hiệu suất = 65 - 150 lm/W (thông thường là 110) Tuổi thọ trung bình khoảng 10000 - 24000 giờ

(39)

39

Bài 3. 3: Đèn Sodium

Bóng đèn cao áp Sodium được ứng dụng nhiều trong các giải pháp chiếu sáng đường phố với hiệu quả phát sáng cao mang đến đô ̣ an toàn cho người tham gia giao thông và an ninh ta ̣i các con đường .

- Ưu điểm: Đèn sodium có hiệu suất phát sáng cao (khoảng 30%), để tiết kiệm năng lượng người ta chế tạo đèn 2 chế độ (2 công suất khác nhau), tuổi thọ hơn 20.000h, khởi động lại nhanh như đèn huỳnh quang, chi phí vận hành thấp do chất thải thân thiện với môi trường. Phù hợp với chiếu sáng công cộng và đèn đường, đèn chụp ảnh, đèn xử lý ảnh. Đang dần thay thế đèn hơi thủy ngân trong đèn đường.

- Nhược điểm: Giá thành cao hơn đèn hơi thủy ngân, chỉ số hoàn màu thấp, tuổi thọ thấp, bóng hay bị lỗi.

http://www.cpc.vn/cpc/home/Ttuc_Detail.aspx?pm=ttuc&sj=KHKT&id=1240#.V BW0t1msob0

1.4. Bóng đèn Natri áp suất thấp

Đây là một trong các bóng đèn phóng điện. Áng sáng phát ra do bức xạ của hơi natri. LPS là loại bóng đèn hiệu suất cao nhất hiện nay có giá trị đến 200 lm/W. Bởi vì ánh sáng của đèn là màu vàng đơn sắc nên chỉ dùng chúng ở những chỗ không cần đến sự phân biệt màu sắc. Thông thường chúng dùng để chiếu sáng đường. Đặc trưng cơ bản:

P = 18 - 185 W

Hiệu suất = 100 - 200 lm/W

Tuổi thọ trung bình là 12000 - 24000 giờ

(40)

40 1.5. Bóng đèn Metal Halide

Đúc kết từ những nhược điểm và ưu điểm của bóng đèn cao áp thủy ngân

,

đèn metal halide khắc phục được các khuyết điểm của đèn cao áp thủy ngân.

Đây là loại bóng đèn phóng điện mà phần lớn ánh sáng được phát bởi hỗn hợp hơi thủy ngân và các sản phẩm phân ly của muối kim loại nhóm halogen (halide). So với bóng thủy ngân cao áp, bóng halide có hiệu suất cao hơn nhiều.

So với bóng đèn Natri cao áp bóng halide có cùng nhiều ưu điểm nhưng có các đặc trưng khác nhau. Hiệu suất của MH tương đương của bóng HPS, chúng có công suất trong khoảng rộng từ 50 đến 2000 W. MH có ánh sáng trắng và lạnh hơn đèn HPS và có tính hoàn màu tốt hơn HPS và do đó được dùng ở những chỗ đòi hỏi hiệu suất và tính chất hoàn màu của bóng đèn. Tuy nhiên với thời gian ánh sáng của MH cũng thay đổi. Những nhược điểm của MH so với HPS là chúng có thời gian sống ngắn hơn để trả giá lại cho việc có tính hoàn màu tốt hơn. Đặc trưng cơ bản:

P = 35 – 3500W

CT = 2900 – 6000K ; CRI = 60 – 93 Hiệu suất: 65 -120 lm/W

Tuổi thọ trung bình từ 3000 đến 20000 giờ

Đèn metal halide được sản xuất bằng hợp chất muối 3 chất Thalium-Indium- Natri đưa vào trong bóng đèn tạo nên 3 dãy sóng màu xanh-đỏ-vàng làm tăng hiệu suất phát quang của đèn metal halide. Điều khác biệt lớn nhất với đèn cao áp thủy ngân là đèn metal halide chứa chất kim loại metal halide ở dạng muối, một sự đột phá trong sản xuất đèn cao áp. Do có được sự cấu tạo khác biệt dẫn đến đèn metal halide thể hiện được thế mạnh của mình so với những loại bóng khác.

Đèn metal halide có hiệu suất phát quang rất cao dẫn đến chỉ số màu đạt đến mức hoàn hảo là 95% tạo nên ánh sáng tốt nhất, đạt được hết năng suất của bóng. Kèm theo đó là tuổi thọ tuyệt hảo đạt đến 20000 giờ chiếu sáng với nhiều loại công suất đa dạng từ 20 -3000W.

(41)

41

Bài 3. 4: đèn Metal Halide

Đèn metal halide sử dụng nhiều trong việc chiếu sáng công nghiệp và

thường được dùng để chiếu sáng trong lĩnh vực hoạt động và trang trí như ở các siêu thị, sân khấu…đặt biệt với hiệu suất chiếu sáng tối đa của đèn metal halide thường được đưa vào các bảng quảng cáo ngoài trời giúp làm nổi bật thông điệp quảng cáo, đèn metal halide cũng được lắp đạt ở các sân vận động, trên các đường phố.

1.6. Đèn cảm ứng

Đây là đèn loại cảm ứng yêu cầu tích hợp hình học đặc biệt. Chúng có hiệu suất tốt cao đến 71 lm/W và chỉ số hoàn màu tốt (cao hơn 80). Do không có điện cực nên đèn có thể khởi động nhanh và có thể bật tắt nhiều lần mà không gây già hóa như trong trường hợp đèn có điện cực. Tuổi thọ của chúng khoảng 60000 giờ dài hơn nhiều so với loại đèn cảm ứng dùng chấn lưu gắn liền.

Những lĩnh vực ứng dụng là chiếu sáng ngoài trời cũng như trong nhà ở những chỗ mà việc thay đèn rất tốn phí hoặc rất nguy hiểm. Do những cải tiến mới đây (kích thước nhỏ hơn, giá hạ hơn) và hình dạng của chúng nên ánh sáng phát ra dễ điều khiển hơn so với trường hợp đèn huỳnh quang ống dài và cho phép tự do hơn trong việc thiết kế bộ đèn khiến chúng đôi khi được ưn chuộng hơn đèn huỳnh quang thông thường. Vì vậy, hiện nay, chúng có mặt tại các ứng dụng như trong cửa hàng, thư viện, ở đâu mà phí tổn bảo dưỡng là quan trọng.

1.7. Bóng đèn Sulphur

(42)

42

Bóng đèn Sulphur là loại bóng không có điện cực, ánh sáng phát ra do bức xạ của các nguyên tử sulphur trong môi trường khí argon khi bị kích thích bởi sóng vi ba. Bóng đèn này không chứa thuỷ ngân, bền màu, già hóa hầu như bằng không, thời gian khởi động rất ngắn, bức xạ hồng ngoại cực ít, bức xạ cực tím cũng rất yếu, hiệu suất cao (khoảng 100 lm/W), công suất cao, rất sáng và phân bố phổ đầy trong vùng nhìn thấy (xem hình trên). Đây là bóng đèn lý tưởng để chiếu sáng trong nhà tại những nơi diện tích rộng như nhà máy, kho hàng, trường đấu và phố buôn bán. Nó cũng lý tưởng cho chiếu sáng ngoài trời và tiềm tàng cho ứng dụng chiếu sáng kiến trúc và an ninh. Bóng đèn sulphur có thể điều chỉnh độ sáng về đến mức 30% cung cấp ánh sáng có nhiệt độ màu đến 6.000 Kelvin với CRI = 80. Do không có dây tóc nên loại bóng này không thay đổi màu và cường độ sáng với thời gian và hoàn màu gần đúng màu của các vật mà chúng chiếu sáng.

Bài 3. 5: đèn Sulphur 1.8. Đèn LED cao áp (Light Emitting Diode).

Thời kì sử dụng diode phát quang làm nguồn chiếu sáng kĩ thuật bắt đầu vào thế kỉ 21. Năm 1994 với sự phát minh LED xanh da trời và LED trắng thì LED chiếu sáng ra đời. Đèn LED là loại đèn mới nhất bổ sung vào danh sách các nguồn sáng sử dụng năng lượng hiệu quả. Diode là phần bù lí tưởng cho sự hợp nhất công nghệ bán dẫn và hiển vi quang học. Sự tiêu thụ năng lượng tương đối thấp (1 đến 3 volt, 10 đến 100 miliampe) và thời gian hoạt động lâu dài của diode phát quang khiến cho những dụng cụ này trở thành nguồn sáng hoàn hảo khi chỉ yêu cầu cường độ chiếu ánh sáng trắng ở mức trung bình. Các kính hiển vi nối với máy tính giao tiếp qua cổng USB, hoặc được cấp nguồn bằng pin, có thể sử dụng LED làm nguồn sáng bên trong nhỏ gọn, ít tổn hao nhiệt, công suất

(43)

43

thấp và giá thành rẻ, dùng cho việc quan sát bằng mắt hoặc ghi ảnh kĩ thuật số.

Một số kính hiển vi dùng trong học tập và nghiên cứu hiện đang diode phát ánh sáng trắng bên trong, cường độ cao làm nguồn sáng sơ cấp. Diode phát quang hiện nay đã được kiểm tra và thương mại hóa trong nhiều ứng dụng đa dạng, như làm tín hiệu giao thông, mật hiệu, đèn flash, và đèn chiếu sáng kiểu vòng gắn ngoài cho kính hiển vi. Ánh sáng do đèn LED trắng phát ra có phổ nhiệt độ màu tương tự với đèn hơi thủy ngân, loại đèn thuộc danh mục chiếu sáng ban ngày. Phổ phát xạ của đèn LED trắng được biểu diễn trong hình 3, cực đại phát tại 460nm là do ánh sáng xanh lam phát ra bởi diode bán dẫn gallium nitride, còn vùng phát sáng rộng cường độ cao nằm giữa 550 và 650nm là do ánh sáng thứ cấp phát ra bởi phosphor phủ bên trong lớp vỏ polymer. Sự tổng hợp các bước sóng tạo ra ánh sáng “trắng” có nhiệt độ màu tương đối cao, là vùng bước sóng thích hợp cho việc chụp ảnh và quan sát ở kính hiển vi quang học.

Bài 3. 6: Đèn led cao áp - Ưu điểm:

+ Tiết kiệm khoảng 90% so với đèn sợi đốt và 50% điện năng tiêu thụ so với đèn huỳnh quang, ít tỏa nhiệt.

+ Tuổi thọ đạt đến 50.000 giờ.

+ Hệ số công suất cao đạt 0.97.

+ Không nhấp nháy trong quá trình thắp sáng nên không gây hại cho mắt, các sản phẩm đèn LED còn có biện pháp chống chói tối đa nhằm bảo vệ mắt.

(44)

44

+ Không chứa các chất độc hại (thủy ngân, chì, Camium) và tia bức xạ nên đèn LED sẽ an toàn hơn cho người sử dụng, đặc biệt là trẻ em.

+ Kích thước: bóng LED rất nhỏ, vì vậy có thể bố trí dễ dàng ở mọi nơi.

+ Thời gian bật tắt nhanh: Led có thời gian bật và tắt rất nhanh kể từ lúc có tác động (micro giây). Điều này rất quan trọng trong lĩnh vực yêu cầu có thời gian đáp ứng nhanh.

+ Độ bền cao: LED được làm từ vật liệu bán dẫn, nên bền bởi sự va đập...

+ Ngoài ra đèn LED có thể lập trình, tạo hiệu ứng, trộn màu…

- Nhược điểm:

+ Chi phí đầu tư ban đầu cao so với đèn khác. Đối với đèn LED có CHIP LED kém chất lượng, dẫn đến đèn LED giảm độ sáng nhanh và đổi sang màu ánh sáng khác sau một thời gian ngắn.

1.9. Đèn Laser

Bài 3. 7: Đèn laser

Một nguồn phát ánh sáng khả kiến nữa đang có tầm quan trọng ngày càng cao trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, đó là laser. Laser là tên viết tắt từ Light Amplification by the Stimulated Emission of Radiation (Khuếch đại ánh sáng bằng sự phát bức xạ cưỡng bức). Một trong những đặc điểm vô song của laser là chúng phát ra chùm ánh sáng liên tục gồm một bước sóng riêng biệt (hoặc đôi khi là một vài bước sóng), cùng pha, đồng nhất, gọi là ánh sáng kết hợp. Bước sóng ánh sáng do laser phát ra phụ thuộc vào loại chất cấu tạo nên laser là tinh thể, diode hay chất khí. Laser được sản xuất đa dạng về hình dạng và kích thước, từ những chiếc laser diode bé xíu đủ nhỏ để lắp khít vào lỗ kim, cho tới những thiết bị quân sự và nghiên cứu chiếm đầy cả một tòa nhà.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Thiết kế mạng cung cấp điện gắn liền với việc thực hiện các biện pháp an toàn bảo vệ người chống điện giật do chạm điện gián tiếp hoặc

Khoan máy: Dùng để khoan lỗ trên gỗ hoặc trên bêtông… để lắp đặt dây dẫn điện, thiết

Do đó, đề tài chọn mô hình chấp nhận công nghệ TAM làm mô hình nghiên cứu để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ví điện tử của người tiêu

Đầu tiên, sự sẵn sàng về công nghệ (bao gồm: sự lạc quan, sự đổi mới, sự khó chịu, sự bất an) được giả định là tiền đề của cả sự hữu ích cảm nhận và sự dễ sử dụng

Biện pháp được dùng để bảo vệ các đồ vật bằng kim loại không bị ăn mòn là:A. Ngâm vào

Để lựa chọn được chống sét van thích hợp và đảm bảo việc bảo vệ máy biến áp được hiệu quả ta cần tính toán sóng sét lan truyền trong trạm.. Do cấu trúc của

Để tăng hiệu quả chống nhiễu ảnh của bộ trộn tần IRM, bài báo đề xuất bộ trộn tần IRM dựa trên cấu trúc Hartley có điều chỉnh với việc thêm các bộ hiệu

Hiện nay, các thiết bị điều khiển vận hành xa, các thiết bị cảnh báo sự cố ngày càng được áp dụng rộng rãi trong hệ thống phân phối điện nhằm nâng cao độ tin cậy