• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
19
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 12

NS: 20 / 11 / 2021

NG: 22 / 11 / 2021 Thứ hai ngày 22 tháng 11 năm 2021

TOÁN

CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (TIẾT 3)

(Luyện tập - tr 83)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Giúp HS: Rèn kỹ năng thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có 2 chữ số.

Áp dụng để tính giá trị của biểu thức và giải các bài toán có lời văn - Rèn kĩ năng chia cho số có 2 chữ số chính xác

- Góp phần phát triển các năng lực – phẩm chất:

+ NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán

+ Tính chính xác, cẩn thận, trình bày bài sạch sẽ, khoa học. Yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HOC:

- GV: báy tính

- HS: Sách vở, đồ dùng môn học

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: 5’

- Trò chơi “Trồng cây gây rừng”

- Phổ biến luật chơi.

- GV quan sát, nhận xét, tuyên dương, dẫn vào bài mới

+ Khi chia cho số có hai chữ số bạn thực hiện qua mấy bước? Đó là những bước nào?

+ Các bạn thực hiện chia như thế nào?

+ Vậy trong phép chia có dư, số dư phải như thế nào so với số chia?

+ Muốn thử lại phép chia hết hoặc phép chia có dư em làm như thế nào?

- nhận xét: Chúc mừng các bạn đã trồng cây gây rừng thành công

* GV dẫn vào bài mới: Các em đã nắm được các bước chia cho số có hai chữ số.

Để các em nắm chắc hơn kiến thức này cũng như vận dụng kiến thức chia cho số có hai chữ số vào giải toán có lời văn cô cùng cả lớp làm các bài Luyện tập trong sách giáo khoa/ 83.

2. Hoạt động thực hành:

Bài 1: 10’

- Gọi HS nêu yêu cầu

+ Bài có mấy yêu cầu, là những yêu cầu nào ?

- Có 2 yêu cầu: Đặt tính rồi tính - HS làm bài, 4 em làm bài vào bảng

nhóm

- Cho HS làm vở

(2)

- Gọi 1 số em nêu lại các bước chia.

- Nhận xét, kết luận kết quả.

a. 855 45 579 36 405 19 219 16 00 03

+ Nêu cách thử lại phép chia? - Thử lại phép chia hết: Lấy thương nhân với số chia

- Thử lại phép chia có dư: Lấy thương nhân với số chia rồi cộng với số dư

Bài 2: 10’

- Gọi HS nêu yêu cầu - HS nêu

+ Bài tập yêu cầu gì? - Tính giá trị của biểu thức - HS làm bài, 2 HS làm bài vào bảng

nhóm

- Cho HS làm vở a. 4237 18 – 34578

= 76266 – 34578 = 41688 8064 : 64 37

= 126 37 = 4662

b. 46857 + 3444 : 28

= 46857 + 123 = 46980 601759 – 1988 : 14

= 601759 – 142 = 601617 + Nêu thứ tự tính giá trị biểu thức

không có dấu ngoặc ?

- Ta tính nhân, chia trước; cộng trừ sau Bài 3: 10’

- Gọi HS đọc bài - HS đọc

+ Bài toán có điểm gì? - Đây là bài toán giải có dư + Khi giải loại toán này cần lưu ý điều

gì?

- Cách trình bày - HS làm bài, 1 em làm bài vào bảng

nhóm

- Cho HS làm vở Cách 1:

- 1 HS đọc bài làm - Nhận xét, chữa bài - GV kết luận kết quả

Bài giải:

Mỗi xe đạp 2 bánh cần lắp số lan hoa là:

36  2 = 72 ( nan hoa) Thực hiện phép chia, ta có:

5260 : 72 = 73 (dư 4 )

Vậy có 5260 nan hoa thì lắp được nhiều nhất 73 xe đạp 2 bánh và còn thừa 4 nan hoa

Đáp số: 73 chiếc xe, thừa 4 nan hoa + Em nào có cách làm khác? Cách 2: Bài giải:

Thực hiện phép chia, ta có:

5260 : 36 = 146 ( dư 4 )

Có 5260 nan hoa thì lắp được nhiều nhất 146 bánh xe và còn thừa 4 nan hoa

146 bánh xe thì lắp được số chiếc xe đạp 2 bánh là: 146 : 2 = 73 ( chiếc xe đạp )

Đáp số: 73 chiếc xe, thừa 4 nan hoa

* Nêu cách trình bày bài giải có phép chia dư ?

3. Hoạt động vận dụng 5’

- Ta thực hiện phép tính trước, câu trả lời sau

(3)

+ Chia một số cho 2 chữ số ta thực hiện qua những bước nào?

* Củng cố dặn dò

- GV hệ thống lại kiến thức luyện tập.

- Nhận xét giờ học

- Về nhà ôn bài, làm các bài trong VBT và chuẩn bị bài sau

- Thực hiện qua 3 bước: Chia, nhân rồi trừ nhẩm

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

….……….

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

MỞ RỘNG VỐN TỪ : ĐỒ CHƠI - TRÒ CHƠI

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hs biết tên một số đồ chơi, trò chơi, những đồ chơi có lợi, những đồ chơi có hại.

- Biết những từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia chơi.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL tự chủ và tự học, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

+ HS có ý thức chơi những trò chơi bổ ích.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính

- HS: Sách, bút, điện thoại hoặc máy tính

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

-Cho HS thi- Đặt câu hỏi thể hiện:

+ Thái độ khen.

+ Sự khẳng định.

- Gv nhận xét, tuyên dương

- Cho hs q/s tranh chủ điểm, tả nội dung tranh.

- GV vào bài – ghi bảng

2- HĐ Luyện tập, thực hành.

Bài tập 1: (7’)

- Chiếu tranh minh hoạ

- Yêu cầu hs quan sát tranh minh hoạ nối tiếp nói tên đồ chơi, trò chơi.

Tranh 1+2: Thả diều, múa sư tử, rước đèn

Tranh 3+4: chơi nhảy dây, điện tử, lắp ghép hình

Tranh 5+6: kéo co, bịt mắt.

- Gv giúp đỡ hs yếu.

- hs thi đặt câu.

- Lớp nhận xét.

-Các bạn đang chơi thả diều

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Hs quan sát tranh.

- Hs nối tiếp chỉ tranh nói tên đồ chơi, trò chơi.

+ Đồ chơi: diều. Trò chơi thả diều + Đầu sư tử, đèn ông sao, đàn gió.

- múa sư tử, rước đèn

+ Dây thừng, búp bê, xếp hình,..

- nhảy dây, cho búp bê ăn,..

+ Màn hình, bộ xếp hình,..

- trò chơi điện tử, lắp ghép hình,..

+ Dây thừng - kéo co

(4)

- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

? Ở trường các con thường chơi những trò chơi gì?

Bài tập 2: (8’)

- Gv phát bảng nhóm cho hs, yêu cầu các em viết tên đồ chơi, trò chơi.

- Gv lưu ý hs kể tên các trò chơi dân gian, hiện đại.

- Gv nhận xét, đánh giá.

Bài tập 3: (8’)

- Yêu cầu hs trao đổi theo cặp.

+ Tìm trò chơi bạn trai thích, bạn gái thích ?

+ Trò chơi nào có lợi, trò chơi nào có hại?

- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

? Ở trường các con thường chơi những trò chơi gì?

- Gv liên hệ thực tế GD HS cần chọn trò chơi ....

* Chiếu 1 số trò chơi có lợi.

Bài tập 4: (7’)

- Yêu cầu hs suy nghĩ và phát biểu:

- Đặt câu thể hiện thái độ.

- Gv nhận xét, đánh giá.

4- HĐ Vận dụng. (5’)

+ Em biết những trò chơi dân gian nào?

Tác dụng?

+ Đồ chơi yêu thích của em là gì?

*Củng cố, dặn dò:

+ Khăn bịt mắt - bịt mắt bắt dê.

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Hs làm việc theo nhóm 6 em.

- Đại diện dán, trình bày kết quả.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

+ Đồ chơi: quả bóng, quả cầu, thanh kiếm, quân cờ, súng nước, đu quay, cầu trượt, que chuyền, viên sỏi, viên bi, tàu hỏa, xe hơi, máy bay...

+ Trò chơi: đá bóng, đá cầu, đấu kiếm, đánh cờ, đu quay, cầu trượt, bày cỗ, chơi ô ăn quan, chơi chuyền, nhảy lò cò, đánh bi, đánh đáo, cắm trại, tàu hỏa trên không, cưỡi ngựa..

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Hs trao đổi cặp.

+ Trò chơi bạn trai thích: đá bóng, bắn súng, đấu kiếm, đua mô tô, ..

Trò chơi bạn nữ thích: rước đèn, bày cỗ, búp bê, cắm trại, đu quay, ..

+ Trò chơi có lợi: thả diều, xếp hình, điện tử, cờ vua, ..

Trò chơi có hại: bắn súng, đấu kiếm , bắn súng cao su, ..

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Hs phát biểu: say mê, hăng say, thú vị, ham thích, đam mê, mê mẩn, ham thích, hứng thú...

- Thả diều (thú vị, khoẻ), nhảy dây (khoẻ, nhanh), xếp hình (rèn trí thông minh), đu quay (rèn sự mạnh dạn) … - HS tự nêu theo ý thích.

(5)

- Em cần chơi các đồ chơi trong phạm vi thời gian như thế nào ?

*.Quyền trẻ em: GV liên hệ thực tế GDHS trẻ em có quyền được vui chơi...

- Gv nhận xét giờ học.

- Về nhà học bài. Chuẩn bị bài sau.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

….……….

TẬP ĐỌC

TUỔI NGỰA

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu các từ: tuổi ngựa, đại ngàn.- Hiểu nội dung bài thơ: Cậu bé tuổi Ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng cậu yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ đường về với mẹ.- Học thuộc lòng bài thơ.

- Đọc đúng các từ khó: mấp mô, loá.- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc diễn cảm bài thơ với giọng đọc nhẹ nhàng hào hứng, trải dài ở khổ thơ 2,3 miêu tả ước vọng lãng mạn của cậu bé tuổi Ngựa.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

+Giáo dục học sinh biết yêu quý vâng lời cha mẹ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Máy tính

- HS: Sách, bút, điện thoại hoặc máy tính

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi

“ ô cửa bí mật”

- Em hãy đọc bài: Cánh diều tuổi thơ và TLCH:

+ Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?

+ Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em những mơ ước đẹp như thế nào?

- GV nhận xét đánh giá

+ Em có biết em tuổi con gì không?

- Hs xem tranh, nêu ND bức tranh GV nêu: Đấy chính là ND bức tranh

- HS mở ô cửa - trả lời câu hỏi:

- Cánh diều mềm mại như cánh bướm, Tiếng sáo vi vu trầm bổng. Sáo đơn, sáo kép, sáo bè... như gọi thấp các vì sao sớm

- Bạn nhỏ thấy cháy lên, cháy mãi khát vọng, suốt một thời mới lớn, bạn đã ngửa đầu chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời...

- Lớp nhận xét.

HS nêu

+ Bức tranh vẽ một bạn nhỏ đang ngồi

(6)

các e vừa quan sát. Vậy cậu bé trong bức tranh mơ ước đi đến những nơi nào và tình cảm của cậu bé dành cho mẹ ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu bài tập đọc Tuổi Ngựa.

-> GV ghi đầu bài

2- HĐ Hình thành kiến thức mới:

HĐ 1. Hướng dẫn luyện đọc (10’) - Gọi HS đọc toàn bài, chia đoạn.

? Bài thơ có thể chia thành mấy đoạn?

Chia như thế nào?

- Gọi HS đọc nối tiếp.

+ Lần 1: Sửa phát âm.

+ Lần 2: Kết hợp giải nghĩa từ khó.

- Hướng dẫn đọc một số câu thơ:

- Mẹ ơi/ con tuổi gì?

- Tuổi con/là tuổi Ngựa Ngựa/ không yên một chỗ Tuổi con/ là tuổi đi....

- Đọc bài theo nhóm bàn (Cặp đôi).

- GV nêu giọng đọc: Với bài thơ này chúng ta cần đọc toàn bài với giọng nhẹ nhàng, hào hứng, trải dài ở khổ thơ 2,3 miêu tả ước vọng lãng mạn của cậu bé tuổi Ngựa.

- Đọc mẫu toàn bài.

HĐ 2. Tìm hiểu bài. (12’) - Đọc khổ thơ 1 cho biết:

Bạn nhỏ tuổi gì ?

- Mẹ bảo tuổi ấy tính nết thế nào ?

trong vòng tay người mẹ, xa xa là hình ảnh một chàng thanh niên cưỡi ngựa phi trên một đồng cỏ xanh.

- 1 HS đọc toàn bài.

+ Bài chia làm 4 đoạn. Mỗi đoạn là 1 khổ thơ.

- Nối tiếp đọc bài. - HS sửa sai

(triền núi đá, trăm miền, nắng xôn xao) - HS giải nghĩa các từ như trong SGK - HS nhẩm bài, tìm cách ngắt nghỉ cho đúng và đọc lại.

- HS luyện đọc nối tiếp - HS lắng nghe.

- Tuổi Ngựa

- Không chịu ngồi yên 1 chỗ, chỉ thích đi.

- GV giải thích: Theo cách tính tuổi âm lịch, người ta lấy tên 12 con vật tượng trưng cho 12 con giáp lần lượt là: Tí, Sử, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, thân, Dậu, Tuất, Hợi. Tuổi Ngựa là người sinh năm Ngựa hay còn gọi là năm Ngọ theo âm lịch.

? Các bạn lớp mình sinh năm nào? Em có biết năm đó là tuổi gì không?

- Nội dung khổ thơ 1 là gì?

GV: Tuổi Ngựa là tuổi rất thích đi, vậy bạn nhỏ tuổi Ngựa trong bài muốn đi những nơi nào chúng ta cùng tìm hiểu khổ thơ thứ hai.

-Yêu cầu HS đọc thầm khổ 2, cho biết:

? ”Ngựa con " theo ngọn gió rong chơi những đâu?

1. Giới thiệu bạn nhỏ tuổi ngựa

+ qua vùng trung du xanh ngắt , qua những cao nguyên đất đỏ , những rừng

(7)

đại ngàn đến triền núi đá - Y/c hs Giải nghĩa từ + hình ảnh:

+ Trung du: là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi và vùng đồng bằng.

+ Vùng đất đỏ: là vùng có nhiều lớp đất màu nâu đỏ, tơi xốp (đất đỏ ba dan trên các cao nguyên của kv Tây Nguyên).

- GV nhận xét, kết luận kết hợp tranh minh họa: “Ngựa con” theo ngọn gió rong chơi khắp nơi qua vùng trung du xanh ngút ngàn, qua vùng tây nguyên đất đỏ, vào khu rừng đại ngàn hun hút, đến triền núi đá hiểm trở...

- GV chuyển ý: Ngoài những nơi này, ngựa con còn đi những nơi nào nữa, chúng ta tìm hểu tiếp khổ 3

- Yêu cầu HS đọc thầm khổ thơ 3, TL nhóm đôi TL câu hỏi 3 SGK:

+ Ngoài những nơi này, ngựa con còn đi những nơi nào nữa?

+ Điều gì hấp dẫn ngựa con trên những cánh đồng hoa ?

- Ngựa con còn đi khắp trên những cánh đồng hoa.

- Màu trắng hoa mơ, hương thơm hoa huệ, gió và nắng xôn xao, hoa cúc tràn ngập.

- Cho HS quan sát hình ảnh cánh đồng hoa với đủ các loài hoa và nói: Nếu như ở khổ thơ thứ hai, Ngựa con đi đến những nơi có vẻ đẹp hùng vĩ, hoang dã thì đến cánh đồng hoa Ngựa con lại bị hấp dẫn bởi màu sắc trắng lóa của hoa mơ, hương thơm ngạt ngào của hoa huệ, gió và nắng xôn xao trên cánh đồng tràn ngập hoa cúc dại.

- Khổ thơ 2 và 3 cho em biết điều gì? 2. Vẻ đẹp của những nơi mà Ngựa con đi qua.

GV: Rong chơi khắp nơi như vậy nhưng tình cảm của Ngựa con đối với mẹ ntn, các em đọc thầm khổ thơ 4 và cho cô biết:

- Đọc khổ cuối:

+" Ngựa con" đã nhắn nhủ với mẹ điều gì?

- Điều đó chứng tỏ tình cảm của cậu đối với mẹ như thế nào?

- Đoạn này nói lên điều gì?

+ Dù xa xôi cách trở, cách núi, cách sông biển vẫn tìm về với mẹ.

+ Chứng tỏ cậu rất yêu thương mẹ 3. Dù ở nơi đâu cậu bé vẫn luôn nhớ tìm về với mẹ.

GV: Chú “Ngựa con” trong bài thơ rong chơi khắp mọi miền, nhưng cuối cùng chú vẫn nhớ đường tìm về với mẹ, người đã sinh thành nuôi nấng Ngựa con. Hai chữ "vẫn nhớ" khẳng định 1 niềm tin, một t/cảm sâu sắc đối với người mẹ hiền.

? Vậy nếu được vẽ một bức tranh minh họa cho bài thơ, em sẽ vẽ như thế nào?

- Mỗi bạn có một ý tưởng cho bức tranh nhưng tất cả đều thể hiện những ước muốn của các bạn. Ai cũng có ước mơ, vậy bài thơ nói về ước mơ của ai?

+ Cậu bé trong bài thơ là người như thế nào?

- HS suy nghĩ, nêu ý kiến.

+ Bài thơ nói lên ước mơ của cậu bé tuổi Ngựa.

+ Cậu là một người rất thích bay nhảy nhưng rất thương mẹ, đi đâu cũng nhớ đường tìm về với mẹ

(8)

-> GV: Đó cũng chính là nội dung chính của bài thơ:

ND: Bài thơ nói về Cậu bé tuổi Ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng cậu yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ đường về với mẹ.

* Quyền trẻ em: Giáo viên liên hệ thực tế giáo dục học sinh: trẻ em có quyền được vui chơi và mơ ước..

3- HĐ Luyện tập, thực hành. (8’) - Yêu cầu học sinh nối tiếp học bài.

- Gv treo bảng phụ hướng dẫn:

“Mẹ ơi, con sẽ phi

... Ngọn gió của trăm miền”

- Khi đọc khổ thơ trên, chúng ta cần chú ý điều gì?

- GV hướng dẫn, đọc mẫu

- Yc HS luyện đọc theo nhóm đôi đoạn thơ

- Cho HS thi đọc diễn cảm đoạn thơ.

- GV cùng HS nxét.Tuyên dương HS.

- Hdẫn HS học thuộc lòng bài thơ.

- Cho HS đọc nhẩm bài thơ

- GV lần lượt lược bớt một số từ, gọi HS đọc bài.

? Bạn nào đã thuộc được cả bài thơ?

Mời em đọc bài thơ.

- Nhận xét, tuyên dương những HS thuộc bài nhanh.

4- HĐ Vận dụng. (5’)

+ Cậu bé trong bài có những nét gì đáng yêu ?

- Kết luận, giáo dục HS yêu thiên nhiên và yêu quý mẹ của mình

* Củng cố - Dặn dò

- Bài thơ giúp em hiểu ra điều gì ? - Cho HS nghe bài hát “ Những ước mơ” của nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện.

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà đọc bài.

- Chuẩn bị bài sau: Kéo co

- Học sinh đọc nối tiếpcác khổ thơ.

- Học sinh nêu cách đọc

+ Đọc nhanh hơn và trải dài thể hiện ước vọng lãng mạn của cậu bé.

+ Nhấn giọng ở các từ: bao nhiêu, xanh, hồng, đen hút, mang về, trăm miền.

- Luyện đọc diễn cảm theo nhóm đôi - Học sinh đọc thi.

- Lớp nhẩm thuộc bài.

- Học sinh thi đọc thuộc lòng.

Bình chọn bạn đọc hay

+ Cậu bé này rất hiếu động, tươi vui, hay thích được đi chơi nhiều nơi.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

….……….

(9)

KHOA HỌC

NƯỚC CẦN CHO SỰ SỐNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nắm được vai trò của nước trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt:

+ Nước giúp cơ thể hấp thu được những chất dinh dưỡng hoà tan lấy từ thức ăn và tạo thành các chất cần cho sự sống của sinh vật. Nước giúp thải các chất thừa, chất độc hại.

+ Nước được sử dụng trong đời sống hằng ngày, trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.

- Xác định được tầm quan trọng của nước và vai trò của nước.

- Phát triển Năng lực chung và phẩm chất

+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.

+ Qua bài học, bồi dưỡng phẩm chất yêu thích tìm hiểu khoa học.

+ Tự giác thực hiện các qui tắc vệ sinh, tiết kiệm nước.

* SDNLTK&HQ: Giáo dục HS biết sử dụng tiết kiệm nước, không lãng phí nước.

* BVMT: Hs biết cách bảo vệ nguồn nước trong sạch

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Các hình minh hoạ SGK trang 50, 51.

Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên trang 49/SGK.

- HS: Chuẩn bị giấy A4, bút màu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- Tổ chức cho hs chơi trò chơi mở hộp bí mật.

? Vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên?

? Trình bày sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên?

- GV nhận xét, chốt bài

- Yêu cầu 2 nhóm mang 2 cây được trồng theo yêu cầu của tiết trước.

- Yc các nhóm chăm sóc cây giải thích

- HS chơi và trả lời câu hỏi:

- 1 HS lên vẽ sơ đồ.

+ Nước đọng ở ao, hồ, sông, suối, biển, không ngừng bay hơi biến thành hơi nước. Hơi nước lên cao gặp lạnh tạo thành những hạt nước nhỏ li ti. Chúng kết hợp với nhau thành những đám mây trắng.

Chúng càng bay lên cao càng lạnh nên các hạt nước tạo thành những hạt nước lớn hơn mà ta nhìn thấy là những đám mây đen. Chúng rơi xuống đất và tạo thành mưa. Nước mưa đọng ở ao hồ, sông, biển và lại không ngừng bay hơi tiếp tục vòng tuần hoàn. Đó là sơ đồ vòng tuần hoàn của nước

(10)

lí do.

+ Qua việc chăm sóc 2 cây với chế độ khác nhau các em có nhận xét gì?

+ Một cây thì tươi tốt một cây thì bị chết - GV: Nước không những cần đối với cây trồng mà nó còn có vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người. Bài học hôm nay sẽ giúp em hiểu rõ về điều đó.

1- HĐ Hình thành kiến thức mới:

a. Tìm hiểu vai trò của nhiệt đối với sự sống của con người, động vật và thực vật. 12’

- GV yêu cầu HS trình bày tranh ảnh đã sưu tầm được.

- Chia nhóm và giao nhiệm vụ, giao tư liệu tranh ảnh và dụng cụ.

N1: phần a. N2: phần b. N3: phần c

? Vậy nước có vai trò gì đối với sự sống của sinh vật nói chung ?

- Các nhóm HS làm việc theo nhiệm vụ, Yêu cầu tìm hiểu và trình bày.

- Các nhóm thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung a) Vai trò của nước đối với cơ thể người: nứơc giúp cơ thể hấp thu những chất dinh dưỡng hoà tan, thải ra các chất thừa, cặn bã,...

b) Vai trò của nước đối với cơ thể động vật: nước là môi trường sống của động vật. Thiếu nước động vật sẽ chết,...

c) Vai trò của nước đối với thực vật:

nước cần cho sự sống thực vật. Thiếu nước, cây sẽ chết, ...

-> GV kết luận: Nước cần cho sự sống của con người, động vật và thực vật.

Nước chiếm phần lớn trọng lượng cơ thể người, động vật, thực vật. Mất từ 10- 20% nước trong cơ thể, sinh vật sẽ chết...

b. Tìm hiểu vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và vui chơi giải trí. 18’

+ Con người còn sử dụng nước vào những việc gì?

+ Vậy nhu cầu sử dụng nước của con người chia ra làm mấy loại? Đó là những loại nào?

+ Em hãy lấy VD minh hoạ về vai trò của nước trong vui chơi giải trí, nông nghiệp, công nghiệp?

+ Ăn, uống, tắm giặt, VS, ...

+ Con người cần nước để sinh hoạt, vui chơi, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.

+ Tổ chức cho hs 3 đội thi đua xem đội nào ghi được nhiều đúng và nhanh là đội thắng cuộc.

*Sinh hoạt:

- Ăn uống, nấu cơm, nấu canh - Tắm, lau nhà, giặt giũ quần áo.

- Đi bơi, vệ sinh.

- Tắm cho ĐV, rửa xe,...

* SX nông nghiệp: Trồng lúa, tưới rau,

(11)

* Ta cần sử dụng nước như thế nào cho hợ lí?

* Cần làm gì để bảo vệ nguồn nước?

trồng cây non, tưới hoa, tưới cây cảnh, ươm cây giống, gieo mạ,...

* SX công nghiệp: Quay tơ, chạy máy, chế biến hoa quả, thịt hộp, cá hộp, làm đá, làm bánh kẹo, sản xuất xi măng, gạch men, tạo ra điện

- Chỉ lấy lượng nước vừa đủ dùng, không lấy nhiều quá,tắt khi không sử dụng…

- Hs nêu

* GVKL: Nước cần cho mọi hoạt động của con người. Ngành công nghiệp cần nhiều nước để sản xuất ra các sản phẩm. Ngành trồng trọt sử dụng nhiều nước nhất...

Vậy chúng ta hãy giữ gìn và bảo vệ nguồn nước ngay ở chính gia đình mình và địa phương mình sinh sống.

3. Hoạt động Vận dụng: 5’

Thi hùng biện: Nếu em là nước:

- Tiến hành hoạt động cả lớp

+ Hàng ngày gia đình con sử dụng nước để làm gì?

- Ở trường các con sử dụng nước vào việc gì?

- Vậy khi sử dụng nước các con cần chú ý điều gì?

- Gọi 3-4 HS trình bày trước lớp.

- Nxét và bình chọn HS nói tốt có hiểu biết về vai trò của nước đối với sự sống.

* KL: Nước sạch không phải tài nguyên vô tận nên cần bảo vệ và tiết kiệm nước Củng cố - dặn dò:

? Nêu vai trò của nước đối với đời sống và sản xuất ?

- Nhận xét tiết học, dặn dò HS.

- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.

- Hs suy nghĩ trả lời.

- 3- 4 hs trình bày.

- Nước giúp cơ thể hấp thu được những chất dinh dưỡng hoà tan....

- HS lắng nghe - HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

….……….

==================================================

NS: 20 / 11 / 2021

NG: 23 / 11 / 2021 Thứ ba ngày 23 tháng 11 năm 2021

TOÁN

CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (TIẾT 4)

Chia cho số có 2 chữ số (Tiếp theo - Tr.83)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

(12)

- Giúp HS: Rèn kỹ năng thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có 2 chữ số.

Áp dụng để tính giá trị của biểu thức và giải các bài toán có lời văn - Rèn kĩ năng chia cho số có 2 chữ số chính xác

- Góp phần phát triển các năng lực – phẩm chất:

+ NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán

+ Tính chính xác, cẩn thận, trình bày bài sạch sẽ, khoa học. Yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HOC:

- GV: Bảng phụ

- HS: Sách vở, đồ dùng môn học

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu: 5’

T/c HS mở hộp quà bí mật:

- Gọi 2 HS thực hiện 2 phép chia:

+ Em đã thực hiện phép chia đó như thế nào ?

- Nhận xét - vào bài

hs lần lượt mở hộp quà - Thực hiện 5781 : 47 9146 : 72 5781 47 9146 72 108 123 506 194 127 02 141 00

* GV dẫn vào bài mới: Các em đã nắm được các bước chia cho số có hai chữ số.

Để các em nắm chắc hơn kiến thức này …...

2. Hình thành kiến thức mới:

Trường hợp chia hết

- Nêu ví dụ 1: Ví dụ 1: 10105 : 43= ?

- Gọi HS nêu cách làm

- GV hướng dẫn HS cách ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia.

- Yêu cầu 1 HS đứng tại chỗ thực hiện chia , nêu từng bước chia, GV ghi bảng + 101 : 43? Có thể ước lượng 10 : 4 = 2 + 150 : 43? ………15 : 4 = 3 + 215 : 43 ? ……… 21 : 4 = 5

10105 43 150 235 215 00

* Lấy 101 chia 43 được 2, viêt 2 - 2 nhân 3 bằng 6; 11 trừ 6 bằng 5, viết 5 nhớ 1.

- 2 nhân 4 bằng 8, thêm 1 bằng 9; 10 trừ 9 bằng 1, viết 1…..

- Vậy : 10105 : 43 = 235 + Muốn biết kết quả này đúng hay sai ta

làm thế nào ?

- Thử lại

- Yêu cầu HS thử lại để kiểm tra kết quả. - 235 43 = 10105 + Ở mỗi lần chia cần tuân thủ theo mấy

bước, đó là những bước nào ?

- 3 bước là: Nhẩm kết quả ở mỗi lần tìm thương cần đủ 3 bước: chia, nhân ngược, trừ nhẩm.

Trường hợp chia có dư

- Nêu ví dụ 2 Ví dụ 2: 26345 : 35 = ?

- Gọi 1 HS lên bảng thực hiện phép chia, dưới lớp nháp

- Nhận xét, chữa bài

26345 35 184 752

(13)

095 25

- Nêu kết quả phép chia? Vậy : 26345 : 35 = 752 ( dư 25 ) + Nêu cách thử lại phép chia có dư? - Lấy thương nhân với số chia rồi

cộng với số dư...

3. Hoạt động thực hành:

Bài 1: 10’

- Gọi HS nêu yêu cầu

+ Bài tập yêu cầu gì ? - Đặt tính rồi tính

- HS làm bài - Cho HS làmvào vở. 2 em làm bài

bảng nhóm.

- Vài HS nêu kết quả bài làm - Nhận xét, kết luận kết quả.

- Yêu cầu HS đổi chéo vở kiểm tra.

a)23576 56 31628 48 117 421 282 658 056 428 00 44 + Em có nhận xét gì về các phép chia

trong bài tập 1?

- Phép chia hết và phép chia có dư + Giải thích cách làm? Nêu cách thử lại

của phép chia?

- Thử lại phép chia không dư: Lấy thương nhân với số chia.

+ Khi thực hiện em cần chú ý điều gì? - Cần lưu ý khi thực hiện chia cho số có 2 chữ số cần thực hiện qua 3 bước. Số dư luôn nhỏ hơn số chia.

Bài 2: 5’

- Gọi HS đọc đề - HS đọc

+ Bài toán cho biết gì? - 1 giờ 15 phút đi: 38 km 400m + Bài toán hỏi gì? - TB mỗi phút đi được bao nhiêu

mét?

+ Bài thuộc dạng toán gì đã học? - Trung bình cộng

- HS làm bài - Cho HS làmvào vở. 1 em làm bài

bảng nhóm - Hs nêu kết quả bài làm

- Nhận xét, kết luận kết quả.

+ Muốn tìm trung bình cộng nhiều số ta làm như thế nào ?

Bài giải:Đổi 1 giờ 15 phút = 75 phút 38km 400m = 38400m

Trung bình một phút người đó đi được là: 38400 : 75 = 512 ( m )

Đáp số: 512m - Ta tính tổng các số hạng rồi chia cho số các số hạng.

* GV kết luận : Các em đã vận dụng tốt kĩ năng chia cho số có hai chữ số. Lưu ý thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức.

Bài 3:

- Gọi 1 HS đọc đề bài toán

- GV hướng dẫn HS phân tích bài toán + Bài toán cho biết gì? Hỏi gì.

- Gọi 1HS nhìn tóm tắt nêu lại bài toán.

- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi (2 phút)

- HS đọc nội dung bài toán, phân tích bài toán.

- Đây là bài toán giải có dư

- Thảo luận nhóm đôi làm bài theo yêu cầu.

Tóm tắt: 2 bánh : 1 xe

(14)

làm bài, 1 nhóm làm phiếu khổ lớn.

- Chữa bài:

+ Gọi đại diện nhóm dán phiếu, báo cáo kết quả. Các nhóm khác nhận xét.

+ Bạn nào còn có cách giải khác?

- GV nhận xét, chốt đáp án - Yêu cầu HS đối chiếu kết quả.

36 nan hoa: 1 bánh xe 5260 nan hoa:...xe? thừa....nan hoa?

Bài giải: Số nan hoa cần để lắp một chiếc xe là: 36 x 2 = 72 (nan hoa)

Ta có: 5260 : 72 = 73 (dư 4) Vậy 5260 nan hoa lắp được nhiều nhất 73 chiếc xe đạp và thừa ra 4 chiếc nan hoa.

Đáp số: 73 xe đạp và thừa 4 chiếc nan hoa.

Cách 2 : Ta có: 5260 : (36 x 2) = 73 (dư 4)

Vậy 5260 nan hoa lắp được nhiều nhất 73 chiếc xe đạp và thừa ra 4 chiếc nan hoa.

Đáp số: 73 xe đạp và thừa 4 chiếc nan hoa.

*GV kết luận: Ở bài này các em có thể vận dụng chia cho số có hai chữ số để chia một số cho một tích hai thừa số.

4. Hoạt động vận dụng: 5’

+ Nêu các bước thực hiện phép chia?

* Củng cố, dặn dò

- GV tổng kết nội dung bài. Nxét giờ học - Về nhà làm bài trong VBT và chuẩn bị bài sau: Luyện tập

- Ta thực hiện chia theo thứ tự từ trái sang phải. Mỗi lần chia thực hiện qua 3 bước: Chia, nhân rồi trừ nhẩm

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

….……….

TẬP LÀM VĂN

LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

Giúp hs biết:

- Nắm vững cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn miêu tả đồ vật.

- Hiểu vai trò của quan sát trong việc miêu tả những chi tiết của bài văn, sự xen kẽ của lời tả với lời kể.- Lập được dàn ý cho bài văn tả chiếc áo.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+-NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL tự học, NL giao tiếp.

+ Biết qúi và giư gìn đồ vật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính

- HS: Sách, bút, điện thoại hoặc máy tính

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU

(15)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

-TC cho HS chơi trò chơi đố bạn + Thế nào là văn miêu tả?

+ Nêu cấu tạo bài văn miêu tả.

- Gọi HS đọc đoạn mở bài và kết bài của bài văn tả cái trống.

-NX, tuyên dương , dẫn vào bài 2- HĐ Luyện tập, thực hành.

Bài tập 1(15'): Đọc và trả lời câu hỏi - Chiếu tranh (SGK)

- Yc trao đổi theo cặp và trả lời:

- Tìm phần mở bài, thân bài, kết bài trong bài văn: “Chiếc xe đạp của chú Tư” ?

- Phần mở bài, thân bài, kết bài có tác dụng gì ?

- Mở bài, kết bài theo cách nào ? - Tác giả tả chiếc xe bằng những giác quan?

- Phần thân bài chiếc xe đạp tả theo thứ tự nào ?

- Gv nhận xét chốt lại.

Bài tập 2 (15'): Lập dàn ý

Đề bài: Tả chiếc áo em mặc hôm nay.

- Để quan sát kĩ đồ vật sẽ tả, chúng ta cần quan sát bằng các giác quan nào ? - Khi tả đồ vật cần lưu ý điều gì ? Lưu ý học sinh: chỉ lập dàn ý- chọn những chi tiết chính

- Sử dụng hệ thống câu hỏi

+ Chiếc áo cũ hay mới, mặc được bao lâu?

+ Áo màu gì? Chất vải gì? Dáng áo

HS chơi

- Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của sự vật để giúp người đọc, người nghe hình dung được các sự vật ấy.

- Mở bài: Giới thiệu đồ vật được tả Thân bài: Tả các bộ phận của đồ vật Kết bài: Nêu cảm nghĩ, tình cảm thân

thiết của tác giả với đồ vật.

- Lớp nhận xét.

- Hs nối tiếp đọc yêu cầu bài.

- HS quan sát.

- Học sinh trao đổi và trả lời câu hỏi.

+ Mở bài:“Trong làng tôi .. của chú”.

Thân bài: ở xóm vườn ... Nó đá đó.

Kết bài: Đám con nít cười... của mình.

+ Mở bài: Giới thiệu về chiếc xe của chú Tư.

+ Thân bài: Tả chiếc xe và tình cảm của chú Tư

+ Kết bài: Nói lên niềm vui của đám trẻ và chú Tư bên chiếc xe.

- Mở bài: Trực tiếp Kết bài: Tự nhiên - Mắt nhìn, tai nghe.

+ Tả bao quát chiếc xe: xe đẹp nhất + Tả những bộ phận nổi bật: xe màu + Nói về tình cảm: Chú lấy giẻ lau ..

- Học sinh đọc yêu cầu và đề bài.

+ Bằng nhiều giác quan: mắt, tai, mũi, cảm nhận.

+ Kết hợp lời kể với lời miêu tả, với tình cảm của con người với đồ vật.

(16)

trông thế nào?Thân? Cổ? Túi áo? Hàng khuy? Em có cảm giác gì khi mặc áo?...

Gv nhận xét những học sinh làm tốt.

- Học sinh tự làm bài vào vở bài tập.

- đọc bài làm của mình.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

Lập dàn ý :

a. Mở bài: Giới thiệu đồ vật cần tả: chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay: áo sơ mi đã cũ, mặc hơn sáu tháng.

b. Thân bài:

+ Tả bao quát: màu trắng, vải cô tông. Dáng rộng, tay vừa vặn, mặc thoải mái.

+ Tả từng bộ phận: cổ lót cồn mềm

- Áo có hai túi trước ngực, có thể cài bút - Hàng khuy trắng bóng xinh xắn và chắc chắn.

c. Kết bài: Tình cảm của em với chiếc áo:

Tuy đã cũ nhưng em rất thích mặc. Chiếc áo gợi tình yêu mến, âu yếm của mẹ đối với em.

3- HĐ Vận dụng. (5’)

+ Bài văn miêu tả gồm những phần nào?

+ Để miêu tả được đồ vật, em cần quan sát như thế nào ?

* Củng cố - Dặn dò -Củng cố nội dung bài - Nhận xét tiết học.

- Về nhà học bài, làm hoàn thiện bài.

- Chuẩn bị bài sau

+ Mở bài: Giới thiệu đồ vật được tả;

+ Thân bài: Tả các bộ phận của đồ vật + Kết bài: Nêu cảm nghĩ, tình cảm thân

thiết của tác giả với đồ vật.

+ Quan sát kĩ từng chi tiết đặc điểm của từng bộ phận nổi bật.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

….……….

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

GIỮ PHÉP LỊCH SỰ KHI ĐẶT CÂU HỎI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hs nắm được phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác (biết thưa gửi, xưng hô phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi).Tránh những câu hỏi tò mò hoặc làm phiền lòng người khác.

- Nhận biết được quan hệ và tích cách nhân vật qua lời đối đáp, biết cách hỏi trong những trường hợp tế nhị bày tỏ sự cảm thông.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL giao tiếp.

+ HS có ý thức khi giao tiếp với mọi người.

* CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng giao tiếp: thể hiện thái độ lịch sự trong giao tiếp

- Lắng nghe tích cực: Biết cách lắng nghe và hỏi trong những trường hợp cần bày tỏ sự cảm thông.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

(17)

- GV: Máy tính

- HS: Sách, bút, điện thoại hoặc máy tính

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

-Cho HS chơi Trò chơi: Gọi đò Quản trò gọi đò ai là đò ấy phải trả lời 1 câu hỏi:

+ Kể những từ ngữ dùng để miêu tả tình cảm, thái độ khi tham gia trò chơi ?

+ Đặt câu với một trong những từ đó?

- TK trò chơi - Dẫn vào bài

- GV: Khi hỏi chuyện người khác, chúng ta luôn phải giữ phép lịch sự.

Tại sao phải như vậy? Làm thế nào để thể hiện mình là người lịch sự khi nói 2- HĐ Hình thành kiến thức mới:

HĐ 1. Nhận xét (10’) - Yêu cầu Hs đọc khổ thơ.

- Tìm câu hỏi trong khổ thơ ? Từ ngữ thể hiện thái độ lễ phép

- Yêu cầu suy nghĩ, đặt câu hỏi về sở thích của người khác.

- Cách đặt câu hỏi như vậy đã lịch sự chưa, phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi chưa ?

- Để giữ phép lịch sự cần tránh những câu hỏi như thế nào?

- Khi muốn hỏi chuyện người khác, chúng ta cần giữ phép lịch sự như cần thưa gửi, xưng hô cho phù hợp: ơi, ạ, thưa, dạ

HĐ 2. Ghi nhớ: Sgk 2’

- Y/c hs lấy VD

3- HĐ Luyện tập, thực hành.

Bài tập 1(9'): Tìm mối quan hệ và tính cách các nhân vật

- Yêu cầu đọc và thảo luận nhóm để nhận xét về quan hệ 2 nhân vật.

Gv theo dõi giúp đỡ Hs .

- HS tham gia chơi

- Cả lớp lái đò, trả lời quản trò

- Say mê, hăng say, thú vị, hào hứng, ham thích, đam mê, say sưa…

- Chúng em đang say sưa nhảy dây thì trống vào lớp.

- Lớp nhận xét.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài 1

+ Câu hỏi: Mẹ ơi, con tuổi gì?

+ Từ ngữ thể hiện thái độ lễ phép: Lời gọi: Mẹ ơi

- Hs nối tiếp đặt câu hỏi.

- Lớp nhận xét.

+ làm phiền người khác.

- đọc ghi nhớ.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài - Hs đọc đoạn văn.

- Hs trao đổi theo cặp.

- Lớp làm vào Vbt, báo cáo.

+ Đoạn a: Quan hệ của hai nhân vật là quan hệ thầy trò.

Thầy: ân cần, trìu mến.

Lu - i: lễ phép.

+ Đoạn b: Quan hệ thù địch.

(18)

- Gv nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng.

Tranh: Lu-i Pa-xto (1822 - 1895)

? Qua bài tập con hiểu được điều gì?

Bài tập 2(9'): So sánh và rút ra nxét - Tìm câu hỏi trong đoạn văn? Câu hỏi nào các bạn hỏi ông cụ

- Nếu chuyển những câu hỏi mà các bạn tự hỏi nhau để hỏi cụ già thì hỏi như thế nào ?

- Các câu hỏi này đã phù hợp và tế nhị chưa?

Liên hệ giáo dục Hs ; cần tế nhị, tránh hỏi những câu hỏi phiền hà....

Kết luận: Khi hỏi, không phải thưa, gửi là lịch sự, mà các em cần phải tránh những câu hỏi thiếu tế nhị , tò mò, làm phiền lòng người khác.

4- HĐ Vận dụng. (5’)

+ Làm thế nào để giữ phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác?

* Củng cố - Dặn dò - Nhận xét tiết học.

- Vn học bài, thực hành luôn giữ phép lịch sự khi nói, hỏi người khác.

- Chuẩn bị bài sau.

Tên phát xít: hống hách, xấc xược.

Cậu bé: nói trống không vì căm thù kẻ xâm lược.

- Tính cách của nhân vật...

- 1Hs đọc y/c bài - Đọc đoạn văn + Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ?

+ Thưa cụ, chắc là cụ bị ốm ạ?

+ Không phù hợp, chưa tế nhị.

biết thưa gửi, xưng hô phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi).Tránh những câu hỏi tò mò ...

- Cần thưa gửi, xưng hô cho phù hợp với quan hệ của mình và người được hỏi. Tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác .

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

….……….

LỊCH SỬ

NHÀ LÝ DỜI ĐÔ RA THĂNG LONG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nêu được những lí do khiến Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La: vùng trung tâm của đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, nhân dân không khổ vì ngập lụt.

- Vài nét về công lao của Lý Công Uẩn: Người sáng lập vương triều Lý, có công rời đô ra Đại La và đổi tên kinh đô là Thăng Long.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL ngôn ngữ, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Nêu cao lòng tự hào dân tộc, tự hào thủ đô Hà Nội đã có hơn 1000 năm văn hiến.

+ Hs có thái độ yêu quê hương, đất nước, biết quý trọng những công trình kiến trúc lịch sử.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Hình minh họa SGK. Tranh ảnh về kinh thành Thăng Long. Bản đồ hành chính Việt Nam.

- HS: Sách vở, đồ dùng môn học.

(19)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ mở đầu. 5’

T/c HS mở hộp quà bí mật:

+ Tình hình nước ta khi quân Tống xâm lược ?

+ Em trình bày kết quả cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược.

- GV nhận xét.

hs lần lượt mở hộp quà - trả lời

- Đinh Bộ Lĩnh và con trai cả là Đinh Liễn bị giết hại. Con trai thứ là Đinh Toàn lên ngôi nhưng còn quá nhỏ, không lo nổi việc nước. Triều đình đã họp bàn để chọn người chỉ huy kháng chiến.

GV gt: Tiếp theo nhà Lê là nhà Lý. Nhà Lý tồn tại từ năm 1009 đến năm 1226.

Nhiệm vụ của chúng ta hôm nay là tìm hiểu nhà Lý được ra đời trong hoàn cảnh nào? Việc dời từ Hoa Lư ra Đại La, sau đổi thành Thăng Long diễn ra thế nào? Vài nét về kinh thành Thăng Long thời Lý.

2- HĐ Hình thành kiến thức mới:

* HĐ1: Nhà Lý – Sự tiếp nối của nhà Lê. 10’

- GV yc HS đọc SGK từ “Năm 1005 … nhà Lý bắt đầu từ đây”.

+ Sau khi Lê Đại Hành mất, tình hình đất nước như thế nào?

+ Vì sao khi Lê Long Đĩnh mất, các quan trong triều lại tôn Lý Công Uẩn lên làm vua?

Xem Clip: Lý Thái Tổ - Vị vua sáng lập triều Lý

+ Vương triều nhà Lý bắt đầu từ năm nào?

- GV kết luận.

HS đọc SGK từ “Năm 1005 … nhà Lý bắt đầu từ đây”.

+ Sau khi Lê Đại Hành mất, Lê Long Đĩnh lên làm vua. Nhà vua tính tình rất bạo ngược nên lòng người rất oán hận.

+ Vì Lý Công Uẩn là một vị quan trong triều đình nhà Lê. Ông vốn là người thông minh, văn võ đều tài, đức độ cảm hóa được lòng người. Khi Lê Long Đĩnh mất, các quan trong triều tôn Lý Công Uẩn lên làm vua.

+ Nhà Lý bắt đầu từ năm 1009.

- GV chốt: Năm 1005, vua Lê Đại Hành mất. Lê Long Đĩnh lên ngôi vua, tính tình bạo ngược. Lý Công Uẩn là viên quan có tài, có đức. Khi Lê Long Đĩnh mất, Lý Công Uẩn được tôn lên làm vua. Bắt đầu thời nhà Lý (1909 ).

* HĐ2: Nhà Lý dời đô ra Đại La, đặt tên kinh thành là Thăng Long. 10’

- GV đưa ra bản đồ hành chính miền Bắc Việt Nam rồi yêu cầu HS xác định vị trí của kinh đô Hoa Lư và Đại La (Thăng Long).

+ Năm 1010, vua Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ đâu về đâu?

- GV yêu cầu HS dựa vào lược đồ và kênh chữ trong SGK đoạn: “Mùa xuân

- 2 HS lần lượt lên chỉ.

+ Năm 1010, vua Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La và đổi tên là thành Thăng Long.

- Chia nhóm, thảo luận và trả lời:

(20)

năm 1010…..màu mỡ này”, để lập bảng so sánh theo mẫu sau :

+ So với Hoa Lư thì vùng đất Đại La có gì thuận lợi hơn cho sự phát triển đất nước?

- Yêu cầu HS phát biểu ý kiến.

- GV nhận xét, giới thiệu.

+ Về vị trí địa lí thì vùng Hoa Lư không phải là trung tâm của đất nước, còn vùng Đại La là trung tâm của đất nước. Về địa hình, vùng Hoa Lư là vùng núi non chật hẹp, hiểm trở, đi lại khó khăn, còn vùng Đại La lại ở giữa đồng bằng rộng rãi, bằng phẳng, cao ráo, đất đai màu mỡ.

- Đại diện HS phát biểu.

- GV kl: Mùa thu năm 1010, vua Lý Thái tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long. Theo truyền thuyết, khi vua tạm đỗ dưới thành Đại La, có rồng vàng hiện lên ở chỗ thuyền ngự. Vì thế vua đổi tên Đại La là thành Thăng Long, có nghĩa là rồng bay lên. Sau đó năm 1054 vua Lê Thánh Tông đổi tên là nước Đại Việt.

* HĐ3: Kinh thành Thăng Long dưới thời Lý. 10’

- Cho HS quan sát các ảnh chụp một số hiện vật của kinh thành Thăng Long trong SGK.

+ Nhà Lý đã xây dựng kinh thành Thăng Long như thế nào?

- Yêu cầu HS đọc phần bài học.

- HS quan sát

+ Nhà Lý cho xây dựng nhiều lâu đài, cung điện, đền chùa. Nhân dân tụ họp làm ăn ngày càng đông, tạo nên nhiều phố, nhiều phường nhộn nhịp tươi vui.

Kết luận: tại kinh thành Thăng Long, nhà Lý đã cho xây dựng nhiều lâu đài, cung điện, đền chùa. Nhân dân tụ họp làm ăn ngày càng đông, tạo nên nhiều phố, nhiều phường nhộn nhịp vui tươi.

3. Hoạt động ứng dụng: 5’

+ Kinh thành Thăng Long còn có tên gọi nào khác?

Củng cố, dặn dò

+ Qua giờ học này, em hiểu biết gì về đất nước ta dưới thời Lý?

* Xem Clip: Ký ức Hà Nội: Chiếu dời đô từ Hoa Lư đến Thăng Long

- Về xem lại bài và chuẩn bị trước bài:

“Chùa thời Lý”.

- Nhận xét tiết học .

- Long Thành

* Ghi nhớ: SGK

- Vài em nêu bài học trong sgk

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

….……….

==================================================

NS: 20 / 11 / 2021 Vùng

đất

Nội dung so sánh

Vị trí Địa thế

Hoa Lư

Không phải trung tâm

Rừng núi hiểm trở, chật hẹp Đại La Trung tâm

đất nước

Đất rộng, bằng phẳng. Màu mở

(21)

NG: 24 / 11 / 2021 Thứ tư ngày 24 tháng 11 năm 2021

TOÁN

LUYỆN TẬP (TR 84)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Củng cố kiến thức về chia cho số có 2 chữ số.

- Rèn kĩ năng chia cho số có 2 chữ số. Vận dụng giải toán có lời văn - Góp phần phát triển các năng lực – phẩm chất:

+ Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

+ GD HS yêu thích học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HOC:

- GV: Bảng phụ

- HS: Sách vở, đồ dùng môn học

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: 5

- GV t/c trò chơi Bông hoa may mắn.

- Yêu cầu 2 HS đặt tính và tính?

- Nhận xét, đánh giá.

- HS thực hiện theo y/c bần hoa 19889 52 25550 72 428 382 395 354 129 350 25 62

GV giới thiệu vào bài: Các em đã biết chia cho số có hai chữ số rồi. Vậy hôm nay co trò ta cùng củng cố cách chia số có 4,5 chữ số cho số có hai chữ số cô trò chúng ta cùng đi vào tiết học hôm nay: Luyện tập.

(GV ghi tên bài)

2. HĐ luyện tập - thực hành:30’

Bài 1: 8’

- Đọc yêu cầu bài - HS đọc

+ Bài yêu cầu gì? - Đặt tính rồi tính + Muốn tính được trước tiên phải

làm gì ?

- Phải đặt tính.

- Yêu cầu HS làm bài - Nhận xét, chữa bài

- HS cả lớp làm bài - 3 HS làm bảng nhóm 4725

15 4674

82 022

075 00

315 74 00

57

4935 44 5136 18

053 095 07

112 171 093 036

1952

18408 52 17826 48 280

208 00

354 342 066 18

371

+ Nêu cách thực hiện phép chia? - HS nêu cách thực hiện.

(22)

+ Hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa các phép tính trên?

- Giống: Cùng chia cho số có 2 chữ số - Khác: 2 phép chia đầu là phép chia hết, còn phép chia thứ 3 là phép chia có dư.

+ Nêu cách thử lại của phép chia có dư ?

- Lấy thương nhân với số chia rồi cộng với số dư.

Bài 2: 7’

- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán. - 2 HS + Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

Tóm tắt:

25 viên gạch : 1m2

1050 viên gạch:... mét vuông nền nhà?

+ Bài toán thuộc dạng toán nào? - Bài toán liên quan đến rút về đơn vị.

+ Muốn biết 1050 viên gạch lát được bao nhiêu mét vuông nền nhà làm thế nào?

- Muốn biết 1050 viên gạch lát được bao nhiêu mét vuông nền nhà ta lấy số mét vuông nền nhà chia cho số viên gạch cần dùng để lát 1m2 nền nhà

- Yêu cầu HS làm bài - HS làm bài trong vở - 1 HS làm bảng nhóm - Yêu cầu 2 em đọc kết quả bài làm

- Nhận xét- đánh giá - chữa bài.

Bài giải:

1050 viên gạch lát được số mét vuông là : 1050 : 25 = 42 (m2)

Đáp số: 42m2 Bài 3: 8’

- Yêu cầu HS đọc đề toán - 2 HS + Bài toán cho biết gì ?

+ Bài toán hỏi gì?

Tóm tắt:

Có: 25 người

Tháng 1: 855 sản phẩm Tháng 2: 920 sản phẩm Tháng 3: 1350 sản phẩm

Trung bình mỗi người:...sản phẩm ? + Bài toán thuộc dạng toán cơ bản

nào?

- Trung bình cộng + Để tìm trung bình mỗi người làm

được bao nhiêu sản phẩm phải tìm gì trước?

- Muốn biết trung bình mỗi người làm được bao nhiêu sản phẩm ta phải biết số sản phẩm làm cả ba tháng trước

- Yêu cầu HS làm bài - HS làm bài vào vở.

- 1 HS làm bảng nhóm - Yêu cầu 1 HS đọc kết quả bài làm

- Nhận xét - đánh giá - chữa bài.

Bài giải:

Cả 3 tháng làm được số sản phẩm là:

855 + 920 +1350 = 3125(sản phẩm) Trung bình mỗi người làm được số sản phẩm là:

3125 : 25 = 125 (sản phẩm) Đáp số: 125 sản phẩm + Muốn tìm số trung bình cộng của - Tìm tổng của các số đó rồi lấy tổng chia

(23)

nhiều số ta làm như thế nào? cho số các số hạng.

Bài 4: 7’

- Gọi HS đọc yêu cầu

+ Muốn biết sai ở đâu ta phải làm như thế nào?

- Yêu cầu HS thực hiện phép chia

+ Phép tính nào đúng? Phép tính nào sai? Sai ở đâu?

* Ở phần a ngoài cách thực hiện phép chia để biết phép chia trên sai ở đâu còn cách nào khác mà không cần thực hiện phép chia mà vẫn biết phép chia trên sai ?

- HS nêu

a) 12345 67 b) 12345 67 564 1714 564 184 95 285

285 47 17

+ Muốn biết sai ở đâu ta phải thực hành chia.

- HS thực hiện chia 12345 67 564 184 285

17

a) Sai ở lần chia thứ hai do ước lượng thương sai nên số dư bằng (95) lớn hơn số chia( 67), sau đó lại lấy (95) chia tiếp cho (67), làm thương đúng tăng lên thành 1714

b) Sai ở số dư cuối cùng của số chia (47) + Nhìn vào phép chia ta thấy sau lần chia thứ hai số dư ( 95) lớn hơn số chia (67) ta đã biết phép chia trên bị sai rồi.

3. Hoạt động vận dụng 5’

+ Trong khi thực hiện phép chia em cần chú ý điều gì?

* Củng cố dặn dò - Nhận xét giờ học.

- Về nhà ôn bài, làm VBT

- Chuẩn bị bài sau: Thương có chữ số 0

+ Nhân, chia, nhẩm cần chính xác, chú ý số dư luôn luôn bé hơn số chia.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

….……….

TẬP LÀM VĂN

TIẾT 30: QUAN SÁT ĐỒ VẬT

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hs biết quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lí bằng nhiều cách (mắt nhìn, tai nghe.. ) phát hiện được những đặc điểm phân biệt đồ vật này với đồ vật khác.

- Dựa vào kết quả quan sát, biết lập dàn ý để tả đồ chơi.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

(24)

+ NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo + HS có ý thức giữ gìn, bảo quản đồ chơi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính

- HS: Sách, bút, điện thoại hoặc máy tính

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1- HĐ Mở đầu: (5’)

* Trò chơi "ô cửa bí mật"

+ Nêu cấu tạo bài văn miêu tả?

- Gọi 2 HS đọc dàn ý tả chiếc áo của em.

-GV NX, dẫn vào bài

- GV: Mỗi người chúng ta ai cũng có đồ chơi. Nhưng làm ntn để giới thiệu với các bạn về đặc điểm, hình dáng, ích lợi đồ chơi của mình, bài học hôm nay sẽ giúp các em làm được điều đó.

2- HĐ Hình thành kiến thức mới:

HĐ1. Nhận xét (10'):

Bài 1

- Gọi HS tiếp nối nhau đọc yc và gợi ý.

- Gọi HS giới thiệu đồ chơi của mình.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi HS trình bày.

- Nhận xét, sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho HS.

- HS tham gia chơi

- Cấu tạo bài văn miêu tả:

Mở bài: Giới thiệu đồ vật định tả.

Thân bài: Tả bao quát, tả chi tiết từng bộ phận, các chi tiết nổi bật

Kết bài: Nêu cảm nghĩ với đồ vật mình tả

- HS trình bày dàn ý tả chiếc áo của mình.

- Lớp nhận xét.

- Lắng nghe.

- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng.

+ Em có chú gấu bông rất đáng yêu.

+ Đồ chơi của em là chiếc ô tô chạy bằng pin.

+ Đồ chơi của em là chú thỏ đang cầm củ cà rốt rất ngộ nghĩnh.

+ Đồ chơi của em là một con búp bê bằng nhựa.

- Tự làm bài.

- 4 HS trình bày kết quả quan sát.

Ví dụ:

- Chiếc ô tô của em rất đẹp.

- Nó được làm bằng nhựa xanh, đỏ, vàng. Hai cái bánh bằng cao su.

- Nó rất nhẹ, em có thể mang theo mình.

- Khi em bật nút ở dưới bụng, nó chạy rất nhanh, vừa chạy vừa hát những bản nhạc rất vui. Hai cái gạt nước gạt đi

(25)

Bài 2

- Theo em, khi quan sát đồ vật, cần chú ý những gì?

-Gv: Khi quan sát đồ vật các em cần chú ý quan sát từ bao quát đến bộ phận.

Chẳng hạn khi quan sát con gấu bông hay búp bê thì cái mình nhìn thấy đầu tiên là hình dáng, màu sắc rồi đến đầu, mắt , mũi, chân, tay…Khi quan sát các em phải sử dụng nhiều giác quan để tìm ra nhiều đặc điểm độc đáo, riêng biệt mà chỉ đồ vật này mới có. Các em cần tập trung miêu tả những đặc điểm độc đáo, khác biệt đó, không cần quá chi tiết, tỉ mỉ, lan man.

HĐ2. Ghi nhớ. 2’

- Gọi HS đọc phần Ghi nhớ.

3- HĐ Luyện tập, thực hành. (18’) Lập dàn ý miêu tả đồ chơi mình vừa quan sát được

Lưu ý Hs chỉ lập dàn ý với đủ 3 phần - Gv theo dõi giúp đỡ học sinh.

- Dàn ý đã đủ 3 phần chưa?

Trong từng phần được miêu tả như thế nào?

Có phù hợp không?

- Gv nhận xét bài viết hay.

gạt lại như thật vậy.

- Chiếc ô tô của em chạy bằng dây cót chứ không tốn tiền pin như cái khác . Bố em lại còn dán một lá cờ đỏ sao vàng lên nóc.

- Khi quan sát đồ vật cần chú ý đến:

+ Phải quan sát theo một trình tự hợp lí từ bao quát đến bộ phận

+ Quan sát bằng nhiều giác quan: mắt, tai, tay…

+ Tìm ra những đặc điểm riêng để phân biệt nó với các đồ vật cùng loại.

- Lắng nghe.

- 3 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.

- Hs tự làm bài - 1 Hs làm giấy - Nối tiếp đọc bài.

- Lớp nhận xét-đánh giá.

Ví dụ:

+ Mở bài: Giới thiệu gấu bông - đồ chơi em thích nhất.

+ Thân bài:

- Hình dáng: Gấu không to lắm, gấu ngồi, dáng tròn, tay vòng trước ngực.

- Bộ lông: màu nâu sáng pha mấy mảng màu hồng ở tai.

- Hai mắt: đen láy, tròn xoe, trông rất thông minh, nghịch ngợm.

- Mũi: màu nâu, nhỏ, trong như một chiếc cúc áo gắn trên mõm.

- Trên cổ: thắt một chiếc nơ đỏ chót.

+ Kết bài:- Em rất yêu chú gấu bông.

- Em luôn coi chú như một người bạn

(26)

4- HĐ Vận dụng. (5’)

+ Khi quan sát đồ vật em cần chú ý điều gì?

* Củng cố - Dặn dò

* Xem Clip TLV: Quan sát đồ vật - Nhận xét tiết học

- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.

thân thiết nhất.

-Miêu tả nhơngx bộ phận có đặc điểm nổi bật…

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

….……….

==================================================

NS: 20 / 11 / 2021

NG: 25 / 11 / 2021 Thứ năm ngày 25 tháng 11 năm 2021 TOÁN

THƯƠNG CÓ CHỮ SỐ 0 (Tr.85)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Giúp HS biết thực hiện phép chia cho số có 2 chữ số trong trường hợp thương có chứa chữ số 0.

- Rèn kỹ năng thực hiện phép chia cho HS - Góp phần phát triển các năng lực – phẩm chất:

+ Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

+ GD HS yêu thích học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HOC:

- GV: Bảng phụ

- HS: Sách vở, đồ dùng môn học

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1-HĐ Mở đầu: 5’

- GV t/c trò chơi Bông hoa may mắn.

- Yêu cầu 2 HS thực hiện:

- Nhận xét - đánh giá HS

- HS thực hiện theo y/c bông hoa - Đặt tính và tính:

78942 76 029 1038 294 662

54

34561 86 0161 401 75

- Dẫn vào bài mới: Qua phần khởi động cô thấy các em đã thực hiện thành thạo và chính xác các phép chia cho số có 2 chữ số rồi. Nhưng với những trường hợp cụ thể thương có chữ số 0 thì chúng ta thực hiện như thế nào? Để biết được điều đó cô trò ta cùng đi tìm hiểu bài hôm nay: Thương có chữ số 0 (gv ghi bảng) - 1 HS nhắc lại.

2. Hình thành kiến thức mới: 12’

a. Trường hợp thương có chữ số 0 ở lượt chia cuối cùng:

- GV ghi phép tính - Gọi HS đọc lại

9450 : 35 = ?

- Chia cho số có 2 chữ số

(27)

+ Hãy nhận xét về phép chia ?

+ Nêu các bước thực hiện phép chia?

- Gọi HS nêu lại cách thực hiện chia, GV ghi bảng

+ Nêu lại cách thực hiện chia?

- 2 bước: đặt tính, tinh theo thứ tự từ trái sang phải.

- 2-3 HS nêu 9450 35

245 270 000

+ Vậy 9450 : 35 bằng bao nhiêu? Vậy: 9450 : 35 = 270 + Em có nhận xét gì về thương của

phép chia này?

+ thương của phép chia có 3 chữ số và có chữ số 0 ở tận cùng.

+ Vì sao thương của phép chia này lại có chữ số 0 ở tận cùng?

+ Vì ở lượt chia cuối cùng ta có 0 : 35 = 0 + Khi thực hiện phép chia mà ở lần

chia cuối cùng nếu số bị chia là 0 thì em làm thế nào?

+ Phải viết chữ số 0 vào vị trí cuối cùng của thương.

- Chốt: Khi thực hiện phép chia mà ở lần chia cuối cùng nếu số bị chia là 0 thì chỉ cần viết thêm 1 chữ số 0 vào tận cùng của thương là xong mà không cần nhân nhẩm hay trừ nhẩm nữa.

b. Trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng chục

- GV ghi phép tính – Gọi HS đọc 2448 : 24 = ? - Gọi HS đọc phép tính

- Gọi HS nhận xét phép tính Chia cho số có hai chữ số - Yêu cầu HS thực hiện tính.

- Nhận xét .

- Gọi HS nêu lại cách thực hiện chia?

2448 24 0048 102 00

+ Vậy 2448 : 24 bằng bao nhiêu? - Vậy: 2448 : 24 = 102 + Thương của phép chia có đặc

điểm gì?

+ Thương có ba chữ số, thương có chữ số 0

+ Chữ số 0 ở thương là kết quả của lượt chia thứ mấy?

- Ở lượt chia thứ hai + Vì sao lượt chia này thương lại

bằng 0?

+ Vì lượt chia này ta có 4: 24 ( SBC < SC) + So sánh 2 phép tính trên? - Đều chia cho số có 2 chữ số, nhưng

thương ở phép chia thứ nhất có chữ số 0 ở tận cùng bên phải của thương còn thương ở phép chia thứ 2 thương có chữ số 0 giữa.

+ Qua 2 ví dụ ở mỗi lượt chia nếu số bị chia nhỏ hơn số chia thì ta làm như thế nào?

- Ở mỗi lượt hạ chia nếu cùng số bị chia nhỏ hơn số chia thì ghi ngay 0 vào thương tiếp tục hạ chữ số tiếp theo để chia cho gọn.

3. Hoạt động luyện tập thực hành:

Bài 1: 6’

- Yêu cầu HS đọc yêu cầu - 2 HS

+ Bài tập yêu cầu gì? - Đặt tính và tính:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Học sinh: Chuẩn bị trước câu chuyện theo yêu cầu bài 1- luyện tập.. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:.. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt

lạnh.Nhờ đó nguồn thực phẩm của người dân thêm phong phú và mang lại giá trị kinh tế cao ... A.Có khí hậu lạnh

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.HĐ mở đầu. GV dẫn vào bài mới: Ở tiết trước các em đã biết một số đặc điểm về điạ hình, sông ngòi, khí hậu…của đồng

- Chợ nổi thường họp ở những đoạn sông thuận tiện cho việc gặp gỡ của xuồng, ghe từ nhiều nơi đổ về?. - Ngay từ sáng sớm việc mua bán đã

Điều kiện để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng kinh tế phát triển mạnh nhất nước ta đó là:. Điều kiện để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng kinh tế

Hãy cùng chia sẻ cách xếp đồ của mình với cả lớp nhé.. Ba lô ngang Ba

Mục đích thực hiện của nghiên cứu này nhằm kiểm tra xem sự thay đổi của các địa điểm khác nhau ở ĐBSCL có tác động đến các thông số hình thái

Về nội dung chương trình, cả sinh viên và giảng viên đều có sự đánh giá khá tương đồng ở mức độ tốt và rất tốt với tỉ lệ trên 80%; Về phương pháp giảng dạy của GV