• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐỐI TƯỢNG NGƯỜI HỌC

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐỐI TƯỢNG NGƯỜI HỌC"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TÙ' ĐIỂN HỌC &

c

h khoathư

,

số 3 (65), 5-2020 143

PHÁT TRIỂN TÀI LIỆU DẠY HỌC: GỢI Ý ĐIỀU CHỈNH TÀI LIỆU DẠY HỌC PHÙ ĩỉỢP VỚI ĐA DẠNG

ĐỐI TƯỢNG NGƯỜI HỌC

VŨ PHƯƠNG LAN*

Tóm tắt: Tài liệu dạy học có yếu tố quyết định rất lớn đến hiệu quả của việc giảng d ly. Hiện nay, đặc biệt trong thời đại công nghệ 4.0, tài li(u dạy học đã trở nên vô cùng phong phú và dồi dào, giú) giáo viên dễ dàng khai thác và áp dụng vào hoạt động day học của mình. Tuy nhiên, để đáp ửng sự khác biệt về nduyện vọng, phong cách, thải độ, và trải nghiệm của từng HẸ

đòi hỏi người giáo viên F Nghiên cứu này được thực thuyết về phát triển tài liệu, tài liệu dạy học; phân tích tài liệu dạy học; từ đó đề

gườì học, việc sử dụng tải liệu hải có sự linh hoạt nhất định, hiện với mục đích tổng hợp lý đánh giá, biên tập và chinh sửa

< :ác kỹ thuật biên tập, chỉnh sửa : :uất áp dụng các kỹ thuật điều chỉnh tài liệu giúp cho giác • viên sử dụng các tài liệu dạy học như sách giáo khoa, gií o trình một cách hiệu quả, phù hợp với đa dạng đối tượng r gười học.

Từ khóa: Tài liệu dạy họcl phát triển tài liệu, điều chinh tài liệu.

Abstract: Teaching material have always played a crucial role in the teaching and learning efficiency. Especially ìn the era of technology 4.0, teaching materials have become extremely rich and abundant! creating favorable conditions for teachers to exploit and apply them in their teaching activities. However, in order to meet all the differences in each learner’s expectations, earning styles, attitudes, and experiences, the use of materials requires a certain degree of flexibility from the teacher. This study was conducted with the purpose of summarizing the theory of material development, evaluation and adaptation, analyzing various techniques of material adaptation and accordingly, proposing the application if these technique so that teachers can adapt their teaching materials effectively.

Keywords: Teaching materials, material development, material adaptation.

1. Đặt vấn đề

Có thê nói rằng, tàì liệu dạy học cỏ yếu tố

quyết định rất lớn đến hiệu quảcủaviệc giảng dạy, bên cạnh các yếutố khác như phương phápgiảng dạy, năng lực của giáo viên (GV) hay khả năng tiếp thu của học sinh(HS). Việc sử dụng một tài liệu giảng dạythống nhất như sách giáo khoahay sách giáo trình là luôn cần thiết, bởi nó là một trong những phương tiện hiệu quả tạo nên sự thống nhất trong hoạt động giảngdạy, thay vìmỗi GV cólựa chọn khác nhau (Allwright, 1981). Như rất nhiều nghiên cửu đã khẳng định, sách giáo khoa hay giáotrình đóng một vai trò tíchcực trong việc xây dựng chương trình giảng dạy, là trung tâm của quá trình giảng dạy (Allwright, 1999;

Hutchinson và Torres, 1994; Shakouri, 2013), là

“phương tiện phùhợpđề hướng tớigiáo dụctrong tươnglai”(Heyneman,2006:35).

Tuy nhiên, việc sử dụng thống nhất một bộ sách đôi khi cũng đặt ra không ít khó khăn cho GV, dođặc thù sách thường được thiết kế chung cho nhiều đoi tượngHS, “nhằm đápứng nhu cẩu và nguyện vọng của một nhóm HS lý tưởng có chungnhu cầu và năng lực ngôn ngữ tương đương nhau...” nên“dùtốtđến mấy, mộtbộtài liệu, bản thân nó, không thể đáp ứng tất cả sự khác biệt về nguyện vọng, phong cách học, thái độ, và trải nghiệm của từngngười học” (Tomlinson,2006:1).

Sách giáo khoa bàn thân nó không phải lúc nào cũng có khiếm khuyết, nhưng khi phải sử dụng để áp dụng lên một nhóm lớn người học với những nhóm tính cách, sở thích, trình độ, kiến thức nền và mức độkỳ vọng khác nhau, sê gây ra không ít khó khăn cho GV, đòi hỏi GV phải có những chiến lược chọn lọc, thayđổi và chỉnh sửa để các tài liệusử dụng phù hợp hơn với đối tượng người

* ThS - Trường Đại học Ngoại >gữ, Đại học Quốc gia Hà Nội; Email: Email: lanvp@vnu.edu.vn

(2)

144 NHỮNG CHUYÊN NGÀNH LIÊN QUAN

học của mình.

Nhận thức được sự cần thiết của việc điều chỉnhcác tài liệu dạy học phù hợp với người học, nghiêncửunày đã được thực hiện với mong muốn phân tíchcáckỳ thuật điều chỉnh tàiliệu dạy học, từ đó đưa ra những gợi ý thiết thực nhất để giúp GV áp dụng một cách có hiệu quả vào việcphát triểnvàđiềuchỉnhtài liệu dạy học của bản thân.

2. Giải quyếtvấn đề 2.1. Cơ sở lỷ thuyết

2. ỉ. ỉ. Các thuật ngữ liên quan

Tài liệu dạy học: theo Tomlinson (2011), tài liệu dạy học ỉà bất cứ tài liệu nào do GV hoặc người học sử dụng để hồtrợ quá trình dạy và học ngôn ngữ, giúpnâng cao kiến thức củangười học.

Như vậy, tài liệu giảng dạy có ý nghĩa bao hàm rộng, từ các tài liệu chính thống như giáo trình, SGK, sáchtham khảo, đến các tài liệu hỗ trợ như videos, DVDs, thẻhọc,tranhảnh, vàtài liệu lấytừ các nguồn thực tế như sách báo, tạp chí, chuyên trang,tờrơi,...

Phát triển tài liệu: Phát triển tài liệu bao gồm toàn bộ quá trìnhthiết kế và sử dụng tài liệu gom những thành tố nhỏ sau: đánh giá, thiết kế, thay đổi,sử dụng và nghiên cứu (Tomlinson, 2001:66).

Đánhgiá tài liệu: đánh giámột tài liệu có phát huy được tác dụng của nó trong hoạt động giảng dạyhay khôngtheo hướng người học có khảnăng sử dụngtài liệu màkhônggặpquá nhiều khókhăn và cảm thấy hứng thú khi tiếp cận tài liệu (Tomlinson, 2011).

2. ỉ.2. Các nguyên tắc phát triên tàiliệu

Việc thiết kế, ápdụng, đánhgiá hay thay đổi tài liệu,đặc biệt làtài liệu giảngdạy ngoại ngữ, theo Tomlinson(2011), cần tuân thủ cácnguyên tắc sau:

- Tài liệucóảnh hưởngnhất định tới người học:

kíchthích sự tò mò, hứng thú vàtập trung như tính mới lạ;tính đa dạng;tính hấpdẫn và độ khó phù hợp.

- Tài liệuhọc giúp người học phát huysự tự tin:

tài liệu nên có độ khó nhấtđịnh, không nhất thiết phải đơn giản hỏa đi, mà có thể tăng độ khó phù hợp đệ thúc đẩy người học vượt ‘ngưỡng’ trong giảiquyết vấn đề.

“Tài liệu học đòi hỏi người học cósự đầu tư:

giá trị cùa hoạt động học tập yêu cầu người học

phải tự minh khám phá (Bolitho & Tomlinson, 1995; Tomlinson, 1994, 2007). Người học tiến bộ nhiều khi quantâm,nỗ lực và tập trung tronghoạt động học.

- Tài liệu tạo điềukiệnchongười học tiếp xúc với thực tế sử dụngngônngữ: người học phải có cơ hội trải nghiệm thực tể sử dụng ngôn ngữđích tronghoàncảnh giao tiếp thông quacác hoạt động lóp học.

- Tài liệu tạo điều kiệnchongười học sử dụng ngôn ngữ để đạt được mục đích giao tiếp: người học nên được trao cơ hội để sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp thay vì chì luyện tập trong tình huống do GV và tàiliệukiểmsoát.

- Tài liệunênđáp ứng sựkhácbiệttrong phong cách học cùa người học

- Tài liệukhông nên phụthuộcquá nhiêu luyện tập có kiểm soát: Ellis (1990, 2008) đã chỉ ra rằng những hoạt động có kiểm soát không có hiệu quả lâu dài với việc ghi nhớ cấutrúccâumới và có rất ít tác dụng phát triển khả năng diễn đạt lưu loát (Elilis & Rathbone, 1987).

Như vậy, nguyêntắc pháttriển tài liệu đónhấn mạnh sựphù hợp với mục tiêu phát triển nănglực sử dụngngôn ngữcủa người học, đồng thời, phát huy năng lực làm việc hợp tác, chù động độc lập, khả năng nghiên cứu của người học.

2.1.3. Đánh giả tài liệu

Đánh giá tài liệu là quá trình đo giá trị (hoặcgiá trị tiềm năng) cùa một hoặc một tập hợp tài liệu học tập. Quá trình này liên quan tới việc đưa ra nhận xét vàđánh giá về ảnhhưởng cùa tài liệu tới người sử dụng thông qua một hệ thống tiêu chí (Tomlinson, 2003). Khôngcó hai đánh giá tài liệu nào là trùng nhau bời vì nhu cầu, mục tiêu, nền tảng kiến thức và phongcách họccủa mồingười là khác nhau. Điều quan trọnglà không phải bảnthân tài liệu được đánh giá mà là ảnh hưởngcủa nótới người sử dụng.

Tham khảocác tài liệu vềđánh giá tài liệu như Tomlinson (2011), Miekley (2005), GV có thể sử dụng bảng tiêu chí dưới đây để đảnh giá các tài liệu, từ đó có sự lựa chọn đủng đắn cho lớp học cùamình.

Từ bàng tiêu chí đánh giá trên, có thể thấy người học là trungtâm để soichiếu quảtrình đánh

(3)

TỬ ĐIỂN HỌC & BÁCH KHOA THƯ, số 3 (65), 5-2020 145

Chất lượng nội dung

Tài liệu có phù hợp vệi HS không? (chủ đề) Các mục tiêu học tập Dó rõ ràng không?

Nội dung có phù hợp Với lịch trinh không?

Nội dung có hấp đần 11 gười học không?

Nội dung có phù hợi quen thuộc với HS khò

về mặt văn hóa không? Có ng?

Hiệu quả trong quá ttình dạy - học tài liệu tập trung vào

Có đáp ứng được nh không?

mảng kiến thức/kỹ năng nào?

cầu của cá nhân người học tài liệu có đáp ứng đ

khác nhau không?

rợc phương pháp dạy và học tài liệu có phản ánh đu

nhật không?

ợc phương pháp giáo dục cập tài liệu có tạo cơ hội

ngôn ngữ không?

tìio người học được sử dụng tài liệu có cung cấp hư 4ng dẩn cho GV không?

tài liệu cỏ hỗ trợ quá triph tự học không?

Giá trị bề ngoài tài liệu có hấp dẫn nị cục, chất lượng in ấn)?

Jircri học không (màu sắc, bố tài liệu có giúp tiết kiệtĨJ chi phí không?

giá tàiliệu. Trongđó, GV cân đặc biệt lưu ýtới sự phù hợp của tài liệu výi độ tuổi và trình độ HS, với chương trình học ti ên lớp;tính chân thực của tài liệu và tác dụng cua nó trong việc nâng cao năng lực giaotiếp bằng ngoại ngữ của người học;

giúp ngườihọc phát huynănglựclàmviệcđộclập, sự hợptác,tự chủ và tình thân tựhọc,tự khám phá

2.1.4. Biên tập/thay đổitài liệu

- Thay đổi tài liệu ì à gì: Trước hết cần phân biệt hai khái niệm “adoption” (chấp nhận) và

“adaptation” (thay đổi). Theo McDonough và Shaw (2013), “adoption” là bước đầu tiên để chuyển tảitài liệu trực tiep tớingười học. Điều đỏ khôngcó nghĩa làtài liệu sẽ được chấpthuận ngay vì mỗi bối cảnh giảng day lại có những đặc điểm riêng. VàkhiGV thực hiBn một sốthay đổi với tài liệu củamình, đó chính à quá trình “adaptation”. Như vậy, việc thay đổi tài liệu là bước tiểp theo, phụ thuộc vào bước thông qua tài liệu. Điều cần lưu ý là “adoption” liên quan tới toàn bộ cuốn sách, “adaptation”chỉ gi ỉi quyết một phần trong đó (McDonoughvà Shaw 2013).

- Các kỹ thuật thay đổi tài liệu: Dựa vào cácđề xuất trong nghiên cứu cìja McDonough và Shaw

(2013), Islam và Mares (2005), nghiên cứu nàyđà đưa ra bảng tổng hợpmột sốkỳthuật thường dùng trongviệcthay đổitài liệu sau đây:

Kỹ thuật Vấn đề Đề xuất giải pháp

Mở rộng tài liệu

Bài tập/ nhiệm vụ quá ngắn

Người học cần được luyện tập nhiều hơn

Viết thêm câu hỏi, hoặc nổi tiếp hoạt động theo cùng dạng thức

Rút ngắn tài liệu

Bài tập/ nhiệm vụ quá dài

Người học không cần luyện tập theo hình thức này

Chọn lọc hoạt động

Chia nhỏ các hoạt động/ nhiệm vụ cho từng HS Thay đổi

dạng thức hoạt động/

nhiệm vụ

Hoạt động không phù hợp với phong cách học của HS

Bản thân GV muốn thay đổi SGK lặp lại một hoạt động

Thay đổi hình thức hoạt động (ví dụ từ hoạt động cả nhân chuyển sang hoạt động theo nhóm/lớp)

Thay đổi độ khó của tài liệu

Bài đọc/ nghe/

hoạt động quá dề hoặc quá khỏ

Nâng độ khó của hoạt động

Giảm độ khó của tài liệu (ví dụ chia thành các phần nhỏ) 2.2. Gợiý cách áp dụng một số kỹthuật thay đối tài liệu

Trong phần gợi ý cách áp dụng một sốkỹ thuật thay đổi tài liệu, tác giả có lựa chọn một số nội dưng trongsáchgiáokhoa tiếng Anh lớp 10 (sách thí điểm) củaBộ GD&ĐTđểlàmví dụ minh họa.

2.2.1. Mở rộngtài liệu

Ví dụ: TA 10 -Unit 1 - Speaking: Expressing opinions abouthousework

Mục đích: Cung cap các từ vựng về các công việc nhàphù hợpvới hoàn cảnh giao tiếp,giúp HS pháttriển kỳ nănggiao tiếp liên quantớicáccông việc nhàtrong giao tiếp hàng ngày

Vấn đề: Theo SGK, tiết học Nói chủ đề

“Expressing opinions about housework” được đưa rasau phần ngôn ngữ với các từ vựng về việc nhà nhưngsố lượngchưa nhiều.Các từ vựng đứng độc lập, không đi kèm theocấu trúc, dẫn đến việc HS lúngtúngkhi sử dụng từ vựngvào ngữ cảnh thựctế.

Gợi ý: G Vcung cấp thêm video liệt kê thêm từ

(4)

146 NHỮNG CHUYÊN NGÀNH LIỀN QUAN vụng vể việc nhà tại website: https://

www.youtube.com/watch?v=:2iXbKVcnDDY.

Trongvideo này, người học được học thêmnhiều cụm từvềviệc

Make the bed Dust the furniture Mop the floor Set the table

Beat the rug Sweep the floor Vaccum the catpet Clear the table

Put the food away Clean the sink Do the dishes

Hoạt động'. HS trướckhi xem video có thểthảo luận ưong nhóm liệt kê các từ chỉ công việc trong gia đình mà các em biết. Các nhóm thi đua xem nhóm nào có số lượng từ nhiều nhất. Sau khi xem video, GV có thể yêu cầu 1 HS lên mô tả bằng hành động các việcnhàkểtrên.

2.2.2. Rút ngan tài liệu

Kỹ thuậtrútngắn tài liệuđược áp dụngkhi tài liệuquá dàimà thời lượng tiết họckhông cho phép triểnkhaihết,thường bắt gặp ởcác phần Đọc.

Đối vớicác bài đọcquá dài, thay vì yêucâutât cà HS phải học toàn bộ bài khóa, GV triển khai hoạt động khoảng trổng thông tin (information gap) bằng cách chia bài đọc thành nhiều phần, cỏ thể theo các đoạn vãn trong bài. HS được chia thành cácnhóm nhỏ đọc đoạn văncủa minh trong thời gian quy định. Các HS đọc các phần khác nhau sẽ tập hợp thành các nhóm mới đê hỏi đáp, lấy thôngtintrả lời cho câu hỏi/nhiệm vụ của mình.

Mục đích là sau khi đọc và ghép lại nhóm, HS không chỉ nắm đượcthông tin củatoàn bộ bài đọc, mà còn có thể tóm tẳt đượcnội dung bài đọc. Với hoạt động này, thực chất GV giúp HS giảm tải đượckhối lượng và thời lượng đọcmột mình- yếu tố dễ gây nhàm chán và mệt mỏi với HS các lóp yếu hơn, đồng thời tạo cơ hội cho HS được thực hành các kỳ năng khác,đặc biệt là nói, trong giờ học đọc.

2.2.3. Thayđổi dạng thức hoạtđộng/nhiệm vụ Ví dụ 1: TA10 - Từ vựng trang7-8

Theo SGK, HS được yêu cầu ghép các từ vựng với các định nghĩa tương ứng. Đây cũng là hoạt động khá hay, tuy nhiên hoạt động này lặp lại tương đối nhiều trong SGK, có thể khiển HS giảm hứngthúkhi học từ vựng.

Gợi ỷ: GV có thể sử dụng phần mềm Hot Potato 6 để thiết kế ô chữ http://

hotpotatoes.software.informer.com/. GV nhập từ vựng và các gợiý theo hửớng dẫn, phần mềm sẽtự sắp xếp các từ trong danh sách thành một ô chữ.

Nhưvậy, từ việc dạy các từ vựng đơn lè kèm theo các định nghĩa, việc thiết kế thành ô chữ sẽ tạo nhiềuhứngthú hơn cho HS.

Ví dụ 2: TA 10 - Unit 8, Phần Getting started (trang 26)

Việc cung cấp cho HS ngữ liệu đầu vào (input) thông quabài khoá (đọc hoặc nghe) là một hoạt động mở đầu khá hiệu quả. Tuy nhiên, nếu như bàikhoá nào cũng dùng phương pháp tiếp cậnnhưvậythì có thể sẽ tạocho HS sự nhàmchán.

Gợi ý: GV cắt cácđoạn miêu tảvề các thiểt bị điện từ khỏi bài khoá, cungcấp cho HS gợi ỷ về từng thiết bị và yêucầuHS đoán xem đólà thiết bị gì. Ví dụ miêutả về “smart phones”trong sách:

This can be used to take photos, or record students’

work, which can be later shared with the class....

Hoặc mộtđoạnmiêu tả “laptop”:

You can access the Internet with this, download programmes, and information that can help you understand the material and widen your knowledge,...

(5)

TỪ ĐIỀN HỌC & BÁCƯ khoathư

,

số 3 (65), 5-2020 147 Ngoài những thiếỊt bị được miêu tả frong bài

khoá, GV cỏ thể yêu cầu mỗi HS chuẩn bị phần miêutả ngắn gọn từ31-5 câu của riêngmình.

Ngoài ra, thay vì bungcấp phần miêu tả bằng lời, GV có thể ghi âm lại phần miêu tả này(bằng cách dùng sử dụng trang web http://

www.naturalreaders.com/index.html).

2.2.4. Thay đồi độ ìíhócủa tài liệu

Ví dụ 1: TA 10 - Unit 2- LanguageFocus -Word Study: Compound Adjectives =Noun + Adjective

SGK cung cấp 5 tíi từ ghépdướidạng danh từ + tính từ, GV có thể càn nhắc (1) vớiỉớp HS trình độ thấp hơn: cung cấp thêm các tính từ ghép có cùng đặc điểm cấu tạo với các từ trong sách (2) vởì lớpHS trình độ cao hơn: cung cấpcác tính từ ghép đượccẩu tạotheo các cl

phân từ quákhứ (old-fì hiện tại (hard-working).

ch khác nhau như: tínhtừ+ ishioned),tính từ + phân từ trạng từ +phân từ quá khứ (well-prepared), tínhtừ +- danh từ (last-minute).

Gợi ý: GV lựa chọn 8-12 cụm từ (ươngđó bao gồm 5 cụm từ có sằn trong SGK), truycập trang http://www.wordle.net/de tạo thành 1 bản tập hợp các từ đơn lẻ trong cụm từ theo hướng bất kỳ hoặc theo chủ ý của GV.

Ví dụ 1: Dànhcho chỉ tập hợp các tính tỉ

ớp HS trình độ thẩp hơn, r ghép được cấu tạo theo dạng danh từ + tính từ: water-proof, man-made, home-made, duty-free, ejnvironment-friendiy,...

trust

proof

Ví dụ 2: Dành cho Ibp HS trình độ cao hơn, cung cấp thêm 2hoặc3 (ách kết hợp tính từghép, tùy theo năng lực của HS: long-lasting, well-

nannered,...

known,cold-blooded, ill- 3 Kết luận

Tóm lại, việc thay đổi và điều chỉnh tài liệu là cần thiết để cỏ thể đáp ứng đa dạng đổi tượng

CD CD

lasted g?

world Knownbi

cc older

^famous

_____ ______

mrnutegc

It IS^an

ngườihọc. Trên đây là một số các gợi ỷ áp dụng việc điều chỉnh tài liệu dạy học cho GV. Tuy nhiên, việc điềuchỉnh nàycầnđược GV thực hiện trong sự cân nhắc để kết hợp hài hòa các yếu tố liênquantới lịch trìnhgiảng dạy, trình độvà nhu cầu của HS, đặc điếm lớp học và dạng thức hoạt động phù hợp. Mỗi lớp học lại có những đặc tính riêng, vì thế, phầngợi ýphía trênchỉ mangtínhđề xuất, và có thể được thay đổi linh hoạt theo khả năng và chủ đích của GV.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Ansary H. & Babaii E., Universal characteristics of EFL/ESL textbooks: A step towards systematic textbook evaluation, The Internet TEST Journal, 7(2), 2002.

[2] Bolttho R. & Tomlinson B., Discover English: a language awareness workbook, Heinemann, 1995.

[3] Cunningsworth A., Choosing your coursebook, Oxford: Heinemann, 1995.

[4] Islam c. & Mares c., Adapting Classroom Materials (in Ed. B. Tomlinson) Developing Materials for Language Teaching, p.86-103,2003.

[5] McDonough J. & Shaw c., Materials and Methods in ELT, John Wiley & Sons, 2013.

[6] Miekley J., ESL textbook evaluation checklist, The Reading Matrix, 5(2), 2005

[7] Sheldon L., Evaluating ELT textbooks and materials, ELT Journal, 42(4), 237-246, 1988.

[8] Tomlinson B. (Ed.), Developing materials for language teaching. A&c Black, 2003.

[9] Tomlinson B.. Are Materials Developing? (in Ed. B.

Tomlinson) Developing Materials for Language Teaching, 1-15, A&c Black, 2003.

[10] Tomlinson B., Materials development in language teaching, Cambridge University Press, 2011.

[11] Ur p., A Course in Language Teaching, Ernst Klctt sprachen, 2008.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Since most of the students believe the Basic English course is easier than the ESP course (Financial English course), it is highly necessary to find effective

Để giải phương trình lượng giác, điều đầu tiên các em cần là phải biết cách học thuộc các công thức biến đổi lượng giác cơ bản, tiếp theo các em cần học tập siêng năng,

Nhìn chung, các tác giả đều nhận định rằng việc ứng dụng màng ối trong phẫu thuật cắt bè củng giác mạc trên thực nghiệm có tác dụng cải thiện chức năng bọng thấm và

- Nhận xét được những điều chỉnh về việc lựa chọn nội dung cho bài học, xác định yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực cho bài đọc, lựa chọn thiết bị và phương

Tuy nhiên, chưa có nhiều công trình nghiên cứu xạ trị điều biến liều kết hợp với hóa trị trong ung thư vòm mũi họng, do đó chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá kết quả

Sinh viên tham gia khảo sát cũng chia sẻ những khó khăn họ gặp phải khi học kỹ năng viết theo mô hình lớp học đảo ngược và đưa ra một số đề xuất để nâng cao hiệu quả

To find out the significance of the mean differences of both post-tests in using PBL on improving students’ speaking skills with regard to the control group and

Chúng cho phép cắt nhỏ bộ nhiễm sắc thể khổng lồ ở eukaryote Các RE chủ yếu được sử dụng trong việc tạo dòng với mục đích tạo ra một số lượng lớn các bản sao của