• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 26/02/2019

Ngày giảng: ……… Tiết 49

BÀI 46. THỰC HÀNH VÀ KIỂM TRA THỰC HÀNH:

ĐO TIÊU CỰ CỦA THẤU KÍNH HỘI TỤ I. MỤC TIÊU

1/ Kiến thức:

- Trình bày được cách thức tiến hành đo tiêu cự của TKHT.

- Đo được tiêu cự của TKHT theo cách thức tiến hành nêu trên.

2/ Kĩ năng: Lắp ráp TN, quan sát, đọc ghi kết quả.

3/ Thái độ: Hợp tác, trung thực với kết quả đo của nhóm.

4/ Phát triển năng lực: Vận dụng kiến thức vào thực tế.

II. NHỮNG CÂU HỎI QUAN TRỌNG

- Dựng ảnh của một vật đặt cách thấu kính hội tụ một khoảng bằng 2f ?

- CMR trong trường hợp này thì khoảng cách từ vật và từ ảnh tới thấu kính là bằng nhau?

- Ảnh này có kích thước ntn so với vật?

- Lập công thức tính tiêu cự của thấu kính trong trường hợp này ? III. ĐÁNH GIÁ:

*Bằng chứng:

- Vận dụng kiến thức đã học, vừa học đo thành công tiêu cự của thấu kính hội tụ.

* Hình thức đánh giá: Quan sát, thực hành.

* Công cụ đánh giá: đánh giá theo thang điểm.

IV.CHUẨN BỊ:

* Đối với mỗi nhóm HS:

-1 thấu kính hội tụ tiêu cự cần đo ( f vào khoảng 12cm).

-1 vật sáng có dạng hình chữ L hoặc chữ F, khoét trên một màn chắn sáng.

-1 màn ảnh nhỏ.

-1 giá quang học thẳng, trên có các giá đỡ vật, thấu kính và màn ảnh, dài khoảng 0,6m.

-1 thước thẳng chia độ đến mm ( trên giá đã kẻ sẵn thước).

V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC – GIÁO DỤC 1/ Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số ( 1')

2/ Kiểm tra bài cũ 3/ Bài mới

* HĐ 1: Kiểm tra sự chuẩn bị báo cáo thực hành

- Mục đích: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS, nhằm nắm bắt xem HS đã hiểu các cơ sở lí thuyết chưa? Trình bày được pp đo tiêu cự của thấu kính hội tụ.

- Thời gian: 10'

- Phương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề.

- Phương tiện: Máy chiếu, sgk.

(2)

HĐ của GV HĐ của HS Yêu cầu một số HS trình bày câu trả

lời đối với từng câu hỏi nêu ra ở phần 1 của mẫu báo cáo và hoàn chỉnh câu trả lời cần có.

-Kiểm tra báo cáo thực hành của học sinh

Trình bày phần chuẩn bị của mình nếu GV yêu cầu.

-HS trả lời câu c.

d = 2f → ảnh thât, ngược chiều với vật.

h/ = h; d/ = d = 2f d) d + d/ = 4f f =

d+d¿ 4

* HĐ 2: Thực hành

- Mục đích: Đo được tiêu cự của thấu kính hội tụ - Thời gian: 25'

- Phương pháp: Quan sát, thực nghiệm rút kết luận.

- Phương tiện:

+1 thấu kính hội tụ tiêu cự cần đo ( f vào khoảng 12cm).

+1 vật sáng có dạng hình chữ L hoặc chữ F, khoét trên một màn chắn sáng.

+1 màn ảnh nhỏ.

+1 giá quang học thẳng, trên có các giá đỡ vật, thấu kính và màn ảnh, dài khoảng 0,6m.

+1 thước thẳng chia độ đến mm ( trên giá đã kẻ sẵn thước).

HĐ của GV HĐ của HS

Yêu cầu HS làm theo các bước TN.

- GV theo dõi quá trình thực hiện TN của HS → giúp các nhóm HS yếu.

Bước1: Đo chiều cao của vât h = … Bước 2: Dịch chuyển màn và vật ra xa thấu kính khoảng cách bằng nhau → dừng khi thu được ảnh rõ nét.

Bước 3: Kiểm tra: d = d/; h = h/. Bước 4: f =

d+d¿ 4 =L

4

-HS tiến hành TH theo nhóm→ghi kết quả vào bảng.

f =

f1+f2+f3+f4 4 (mm)

.

* HĐ 3: Hoàn thành báo cáo

- Mục đích: xử lí được số liệu để hoàn thành báo cáo.

- Thời gian: 7'

- Phương pháp: thu thập và xử lí thông tin.

- Phương tiện: Máy tính bỏ túi, mẫu báo cáo.

HĐ của GV HĐ của HS

-GV nhận xét đánh giá giờ thực hành:

+Về kỉ luật khi tiến hành TN.

Từng HS hoàn thành báo cáo thực hành.

(3)

+ Kĩ năng TH của các nhóm.

+ Đánh giá chung và thu báo cáo.

- Ngoài cách thức tiến hành này các em có thể chỉ ra cách thức tiến hành khác để xác định tiêu cự.

- GV có thể gợi ý: Dựa vào cách dựng ảnh của vật qua TKHT c/minh như bài tập.

Đo được đại lượng nào→ c/thức tính f.

- GV thu báo cáo TH của HS-So sánh với mẫu báo báo của GV.

* HĐ 4: Hướng dẫn về nhà:

- Mục đích: Định hướng cho hs các phần kiến thức cơ bản, giúp HS giải quyết các bt được giao, chuẩn bị bài mới thật tốt.

- Thời gian: 2'

- Phương pháp: + Thu thập thông tin.

+ Tìm tòi nghiên cứu

- Phương tiện: SGK, SBT, các sách tham khảo

HĐ của GV HĐ của HS

- Về nhà học bài theo SGK,

-Học bài và làm các bài tập trong sbt - xem lại toàn bộ các kiến thức đã học trong chương 2,3. tiết sau ôn tập chuẩn bị kiểm tra.

- Nghe và ghi nhớ

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO:

- SGK, SGV, sbt, thiết kế bài giảng, sách tham khảo.

VII. RÚT KINH NGHIỆM

Ngày soạn: 26/02/2019 Tiết 50

(4)

Ngày giảng: ………..

ÔN TẬP I. MỤC TIÊU

1/ Kiến thức: Củng cố những kiến thức về dòng điện xoay chiều , hiện tượng khúc xạ ánh sáng, quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ, TKHT, TKPK.

2/ Kĩ năng: Luyện tập giải bài tập quang hình học.

3/ Thái độ: Có ý thức học tập.

4/ Phát triển năng lực: Tự học, sáng tạo, vậm dụng kiến thức vào thực tế.

II. NHỮNG CÂU HỎI QUAN TRỌNG - Dòng điện xoay chiều có tác dụng gì ?

- Truyền tải điện năng đi xa có thất thoát gì? Cách khắc phục?

- Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng?

- Nêu đặc điểm về hình dạng của TKHT và TKPK?

- Ảnh tạo bởi hai thấu kính này có đặc điểm gì?

III. ĐÁNH GIÁ:

*Bằng chứng:

- Vận dụng kiến thức đã học giải quyết tốt các bài tập liên quan.

* Hình thức đánh giá: Quan sát, bài tập vận dụng.

* Công cụ đánh giá: đánh giá theo thang điểm.

IV. CHUẨN BỊ:

- Máy chiếu, sgk.

V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC – GIÁO DỤC 1/ Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số ( 1')

2/ Kiểm tra bài cũ 3/ Bài mới

*HĐ 1: LÍ THUYẾT

- Mục đích : HS nắm vững các tác dụng , ứng dụng của dòng điện xoay chiều trong thực tiễn. Nắm vững sự khúc xạ của ánh sáng, ảnh của một vật qua các thấu kính.

- Thời gian: 20'

- Phương pháp: Hệ thống hóa, tổng hợp - Phương tiện: sgk, máy chiếu

HĐ của GV HĐ của HS

? Nêu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều?

? Dòng điện xoay chiều có tác dụng gì? Nêu tác dụng từ của dòng điện xoay chiều?

? Cách làm giảm sự hao phí điện năng trên đường dây tải điện.

- Có hai bộ phận chính: stato và roto Nguyên tắc hđ của nó dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ.

- Dđxc có các tác dụng nhiệt, quang, từ, sinhh lí, tác dụng từ đc thể hiện khi ta đổi chiều dòng điện thì lực từ cũng đổi chiều?

- Để giảm hao phí điện năng ta có thể

(5)

? Cấu tạo và HĐ của máy biến thế?

? Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì?

? So sánh đặc điểm khác biệt của TKHT và TKPK?

? So sánh đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi TKHT, TKPK?

giảm điện trở hoặc tăng hiệu điện thế giữa hai đầu dây.

- Cấu tạo: Hai cuộn dây có số vòng dây khác nhau, đặt cách điện vs nhau, một lõi sắt( thép) chung cho cả hai cuộn dây.

- HĐ dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ.

- Hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường , được gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng.

Thấu kính hội tụ Thấu kính phân kì

- Phần rìa mỏng hơn phần giữa.

- Chùm sáng tới //

với trục chính của TKHT, cho chùm tia ló hội tụ.

- Khi để TKHT vào gần dòng chữ trên trang sách, nhìn qua TKHT thấy ảnh dòng chữ to hơn so với khi nhìn trực tiếp.

- Phần rìa dày hơn phần giữa.

- Chùm sáng tới //

với trục chính của TKPK, cho chùm tia ló phân kì.

- Khi để TKPK vào gần dòng chữ trên trang sách, nhìn qua TKPK thấy ảnh dòng chữ bé đi so với khi nhìn trực tiếp.

- Ảnh của một vật tạo bởi TKHT:

+Vật đặt ngoài khoảng tiêu cự cho ảnh thật, ngược chiều với vật. Khi đặt vật rất xa thấu kính thì ảnh thật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.

+Vật đặt trong khoảng tiêu cự cho ảnh ảo, lớn hơn vật và cùng chiều với vật.

- Ảnh của một vật tạo bởi TKPK:

+Vật sáng đặt ở mọi vị trí trước TKPK luôn cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính.

+Vật đặt rất xa thấu kính, ảnh ảo của vật có vị trí cách thấu kính một khoảng

(6)

A B

F

F’

I O

B’

A’

B’

A’ F A

B I

F’

bằng tiêu cự.

*HĐ 2: GIẢI BÀI TẬP QUANG HÌNH HỌC

- Mục đích: Vận dụng kiến thức quang hình để vẽ và làm bài tập . - Thời gian: 22'

- Phương pháp: Tổng hợp, khái quát

- Phương tiện: Máy chiếu, phấn màu, thước thẳng.

HĐ của GV HĐ của HS

DẠNG 1: ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI TKHT.

BT1: Cho vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của TKHT có tiêu cự bằng 12cm. Điểm A nằm trên trục chính, AB = h = 1cm. Hãy dựng ảnh AB của AB.

Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh trong hai trường hợp:

+ Vật AB đặt cách thấu kính một khoảng d = 30cm.

+Vật AB đặt cách thấu kính một khoảng d= 9cm

GV: Đưa BT1 lên bảng phụ, Yc HS giải.

HS: Vẽ ảnh trong 2 t/h, dựa vào các tam giác đồng dạng lập ra các tỉ số đồng dạng để tính.

Bài 1:

a. ∆OBF đồng dạng với ∆BBI

O F' BI =O B'

B B' =F'B' I B' =12

30=2 5(1)

∆ABO đồng dạng với ∆AB (g.g)→

OB OB=O A'

OA =A'B' AB (2)

Từ (1)→

O B'

B B'−OB= 2

5−2=O B' OB =2

3(3)

Thay (3) vào (2) có O A'

30 =A'B' 1 =2

3 O A'=d'=30 .2

3 =20(cm) A'B'=h'=2

3(cm)

b) ∆BBI đồng dạng với ∆BOF

B'B B'O= B'I

B'F'= BI O F'= 9

12=3 4(1)

∆BAO đồng dạng với ∆BAO

B'A' BA =B'O

BO =A'O AO (2)

Từ (1)→

B'O

B'O−B'B= 4

4−3=4=B'O BO (3)

Thay (3) vào (2) có

(7)

B

A

F A’

B

O I

A'O

AO =B'A' BA =B'O

BO =4

A'O=d'=4 . 9=36(cm); A'B'=4 . 1=4(cm)

DẠNG 2: ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI TKPK.

BT2: Cho vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của TKPK có tiêu cự bằng 12cm, điểm A nằm trên trục chính và cách thấu kính một khoảng bằng 9cm, AB=h=1cm. Hãy dựng ảnh A’B’ của AB.

Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh.

GV: Đưa BT2 lên bảng phụ, Yc HS giải.

HS: Vẽ ảnh trong 2 t/h, dựa vào các tam giác đồng dạng lập ra các tỉ số đồng dạng

để tính.

Bài 2:

Xét 2 cặp tam giác đồng dạng:

+∆B’FO đồng dạng với ∆B’IB (g.g)

Có:

B'F B'I =FO

IB =B'O B'B =12

9 B'O

B'B+B'O=12

12+9=12 21=4

7 =B'O BO (1)

+∆OA’B’ đồng dạng với ∆OAB, có:

O A' OA =O B'

OB =A'B' AB (2)

. T ừ (1) và (2) có:

4 1 4

9. 5 ;

7 7 7

OA cm cm h cm

* HĐ 3: Hướng dẫn về nhà:

- Mục đích: Định hướng cho hs các phần kiến thức cơ bản, giúp HS giải quyết các bt được giao, chuẩn bị bài mới thật tốt.

- Thời gian: 2'

- Phương pháp: + Thu thập thông tin.

+ Tìm tòi nghiên cứu

- Phương tiện: SGK, SBT, các sách tham khảo

HĐ của GV HĐ của HS

- Về nhà học bài theo SGK,

- Học bài và làm các bài tập trong sbt - Xem lại toàn bộ các kiến thức đã học trong chương 2,3. tiết sau kiểm tra 1 tiết.

- Nghe và ghi nhớ

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO:

- SGK, SGV, sbt, thiết kế bài giảng, sách tham khảo.

VII. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài tập 4 Đặt vật sáng AB cao 4 cm vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ (A nằm trên trục chính) và cách thấu kính. 60cm thì cho ảnh thậtA’B’,ngược

Một vật sáng đặt trước thấu kính , tuỳ thuộc vào vị trí đặt vật mà ảnh của vật đó tạo bởi thấu kính có khi là ảnh thật , có khi là ảnh ảo cùng chiều với vật và lớn

Đó là ảnh ảo của dòng chữ tạo bởi thấu kính hội tụ khi dòng chữ nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính. Tới một vị trí nào đó, ta lại nhìn thấy ảnh của dòng chữ

Câu 8: Ảnh A’B’ của một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính tại A và ở ngoài khoảng tiêu cự của một thấu kính hội tụ là.. ảnh ảo,

cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự Câu 37: Ảnh của một vật hiện trên màng lưới của mắt là.. Ảnh ảo nhỏ

1.. Khi từ từ dịch chuyển thấu kính hội tụ ra xa, kích thước dòng chữ thay đổi như thế nào? Vì sao vậy?.. GV: Phạm Thị Thu Hải.. a) Đặt vật ngoài khoảng tiêu cự:?.

ảo, nhỏ hơn vật Câu 120: Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 5cm cho ảnh ngược chiều và cao bằng vật.. Dời vật dọc trục chính

Đặc điểm của ảnh tạo bởi TKPK: vật đặt tại mọi vị trí trước TKPK đều cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính.. So sánh đặc