• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
12
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 26/01/2019 Tiết : 43, 44, 45

CHỦ ĐỀ: THẤU KÍNH HỘI TỤ VÀ ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI THẤU KÍNH HỘI TỤ

(Thời gian: 3 tiết)

I. Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học

Nhận biết thấu kính hội tụ và xác định ảnh của vật qua thấu kính hội tụ II. Xây dựng nội dung chủ đề bài học

Chủ đề: Thấu kính và ảnh của một vật tạo bởi thấu kính Tiết theo

PPCT

Tiết theo thứ tự chủ đề

Nội dung Ngày giảng

Tiết 43 Tiết 1 Thấu kính hội tụ 9A:

9B:

Tiết 44 Tiết 2 Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ

9A:

9B:

Tiết 45 Tiết 3 Luyện tập 9A:

9B:

III. Xác định mục tiêu bài học 1. Về kiến thức:

- Nhận dạng được thấu kính hội tụ.

- Mô tả được sự khúc xạ của các tia sáng đặc biệt (tia tới đi qua quang tâm, tia đi qua tiêu điểm, tia // với trục chính) qua thấu kính hội tụ.

- Vận dụng kiến thức đã học để giải bài toán đơn giản về thấu kính hội tụ và giải thích hiện tượng thường gặp trong thực tế.

- Nêu được trường hợp nào TKHT cho ảnh thật và cho ảnh ảo của một vật và chỉ ra được đặc điểm của các ảnh này.

- Dùng các tia sáng đặc biệt dựng được ảnh thật và ảnh ảo của một vật qua TKHT.

2. Về kĩ năng:

- Biết làm TN dựa trên các yêu cầu của kiến thức trong SGK→ tìm ra đặc điểm của thấu kính hội tụ.

- Rèn kĩ năng nghiên cứu hiện tượng tạo ảnh của TK hội tụ bằng thực nghiệm.

- Rèn kĩ năng tổng hợp thông tin thu thập được để khái quát hoá hiện tượng.

- Vẽ thành thạo được ảnh của một vật qua thấu kính hội tụ, tính toán được chiều cao của ảnh, tiêu cự của TKHT qua các bài toán.

3. Tư duy: rèn tư duy logic.

4. Về thái độ:

- Nhanh nhẹn, nghiêm túc.

- Phát huy được sự say mê khoa học.

- Ham học hỏi, yêu thích môn học, tính toán chính xác.

(2)

- Nghiêm túc, hợp tác.

5. Phát triển năng lực:

- Năng lực tự học, năng lực tính toán, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực suy luận, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác (học nhóm), vận dụng kiến thức vào thực tế

IV. Xác định và mô tả mức độ yêu cầu của mỗi loại câu hỏi/bài tập cốt lõi có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học.

Nội dung kiến thức

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao

Thấu kính hội tụ

Học sinh nhận biết được thấu kính hội tụ

Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ

Nắm được đường truyền của ba tia sáng đặc biệt đi qua TKHT

Vẽ được ảnh của một vật

tạo bởi

TKHT

Biết cách tính chiều cao của ảnh và khoảng cách từ ảnh đến TKHT

V. Biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ nhận thức Nội dung

kiến thức

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao

Thấu kính hội tụ

- Thấu kính hội tụ có đặc điểm gì?

- Thế nào là trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của TKHT?

- Nêu sự khúc xạ của các tia sáng đặc biệt qua TKHT

Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ

- Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ có đặc điểm gì?

- Nêu cách dựng ảnh của một vật tạo bởi TKHT?

Làm câu C4, C5 (SGK – 117)

- Làm câu C6 (SGK – 118)

VI. Thiết kế tiến trình dạy học

* Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Giáo viên:

(3)

- Thấu kính hội tụ tiêu cự khoảng 12cm.

- Giá quang học được gắn hộp kính đặt thấu kính và gắn hộp đèn laser.

- Nguồn điện 12V. Đèn laser đặt mức điện áp 9V.

-1 giá quang học, 1 nguồn sáng.

- Khe sáng hình chữ F.

-1 màn hứng ảnh.

- Máy chiếu, bảng phụ, thước thẳng.

2. Học sinh: Ôn lại các kiến thức đã học và làm bài tập.

* Phương pháp:

Phương pháp vấn đáp, phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp động não

2. Kiểm tra bài cũ: Xen kẽ vào tiết dạy.

3. Giảng bài mới:

A. KHỞI ĐỘNG

GV: Trong cuốn tiểu thuyết: “Cuộc du lịch của viên thuyền trưởng Hát Tê rát” của Giuyn Vec-nơ, khi đoàn du lịch bị mất bật lửa, cả đoàn lâm vào cảnh thiếu lửa trong những ngày cực lạnh ở -480C. Một thành viên trong đoàn, chỉ với chiếc rìu, con dao nhỏ và đôi bàn tay, đã lấy một tảng băng nước ngọt, đường kính khoảng 30cm, chế tạo được một thấu kính hội tụ trong suốt chẳng khác gì thấu kính pha lê. Dưới ánh nắng mặt trời, ông đưa thấu kính đó ra hứng các tia nắng lên bùi nhùi, chỉ vài phút sau bùi nhùi bốc cháy.

Câu chuyện này không hoàn toàn là hoang đường. TN đốt cháy gỗ bằng một thấu kính băng đã tiến hành thành công lần đầu tiên ở Anh vào năm 1763.

Thấu kính hội tụ là gì? Chúng ta có thể tự chế tạo thấu kính hội tụ được không?

HS: Các nhóm học sinh dự kiến câu trả lời B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1: Thấu kính hội tụ

* HĐ 1: Nhận biết đặc điểm của thấu kính hội tụ - Mục đích: Nhận dạng được thấu kính hội tụ.

- Thời gian: 10'

- Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, thực nghiệm rút kết luận.

- Phương tiện: + Thấu kính hội tụ tiêu cự khoảng 12cm.

+ Giá quang học được gắn hộp kính đặt thấu kính và gắn hộp đèn laser.

+ nguồn điện 12V. Đèn laser đặt mức điện áp 9V.

HĐ của GV HĐ của HS

GV: HD HS tiến hành TN, theo dõi HD đặt TN đúng.

GV: Yc HS trả lời C1

H: Từng HS suy nghĩ và trả lời C1

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA THẤU KÍNH HỘI TỤ

1. Thí nghiệm

HS: Các nhóm HS bố trí và tiến hành TN như H 42.2 SGK

(4)

GV: Thông báo về tia ló

HS: Cá nhân đọc phần thông báo về tia tới và tia ló trong SGK.

GV: Yc HS trả lời C2 HS: Từng HS trả lời C2

GV: Yc HS trả lời C3

GV: Thông báo về chất liệu làm TKHT, nhận biết TKHT bằng hình vẽ và kí hiệu.

C1: Chùm tia khúc xạ ra khỏi thấu kính hội tụ tại một điểm.

C2: SI là tia tới, IK là tia ló.

HS: Cá nhân đọc thông báo về thấu kính và TKHT trong SGK

2. Hình dạng của thấu kính hội tụ C3 : Phần rìa của thấu kính hội tụ mỏng hơn phần giữa.

- Thấu kính được làm bằng vật liệu trong suốt.

- Kí hiệu thấu kính hội tụ :

*HĐ 2: Tìm hiểu các khái niệm trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của TKHT.

- Mục đích: Nắm được các khái niệm trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của TKHT, mô tả được sự khúc xạ của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ.

- Thời gian: 10'

- Phương pháp: Quan sát, thu thập thông tin.

- Phương ti n: Máy chi u, b ng ph .ệ ế

HĐ của GV HĐ của HS

GV: Yc HS trả lời C4

- HD HS quan sát TN, đưa ra dự đoán - Yc HS tìm cách kiểm tra dự đoán - Thông báo về khái niệm trục chính - Từng HS đọc thông báo về khái niệm trục chính

II. TRỤC CHÍNH, QUANG TÂM, TIÊU ĐIỂM, TIÊU CỰ CỦA THẤU KÍNH HỘI TỤ

1. Trục chính

HS: Thực hiện lại TN H42.2, thảo luận nhóm trả lời C4

C4: Trong ba tia sáng tới thấu kính, tia ở giữa truyền thẳng, không bị đổi hướng.

* Trong các tia tới vuông góc với mặt thấu kính hội tụ, có một tia cho tia ló truyền thẳng không đổi hướng. Tia này trùng với một đường thẳng được gọi là trục chính () của thấu kính.

H: Tìm hiểu khái niệm quang tâm, I

O S

K

(5)

GV: Thông báo về khái niệm quang tâm

* Làm TN: Khi chiếu tia sáng bất kì qua quang tâm thì nó tiếp tục truyền thẳng, không đổi hướng.

GV: HD HS tìm hiểu khái niệm tiêu điểm

- Yc HS quan sát lại TN để trả lời C5, C6

GV: Chính xác các câu trả lời C5, C6? Tiểu điểm của thấu kính là gì?

Mỗi thấu kính có mấy tiêu điểm? Vị trí của chúng có đặc điểm gì.

GV: Thông báo về khái niệm tiêu cự.

HS: Đọc phần thông báo về khái niệm tiêu cự.

GV: Làm TN đối với tia tới qua tiêu điểm.

2. Quang tâm

Trục chính của thấu kính hội tụ đi qua một điểm O trong thấu kính mà mọi tia sáng tới điểm này đều truyền thẳng, không đổi hướng. Điểm O là quang tâm của thấu kính.

HS: Tiến hành lại TN ở h42.2 để trả lời C5, C6

3. Tiêu điểm F

C5: Điểm hội tụ F của chùm tia tới //

với trục chính của thấu kính, nằm trên trục chính.

C6: Khi đó chùm tia ló vẫn hội tụ tại một điểm trên trục chính (điểm F)

* Một chùn tia tới // với trục chính của của TKHT cho chùm tia ló hội tụ tại một điểm F nằm trên trục chính. Điểm đó là tiêu điểm của TKHT và nằm khác phía với chùm tia tới.

HS: Đọc thông báo SGK, trả lời câu hỏi của GV.

* Mỗi thấu kính hội tụ có hai tiêu điểm nằm về hai phía của thấu kính, cách đều quang tâm.

4. Tiêu cự

Khoảng cách từ quang tâm đến mỗi tiêu điểm OF=OF=f gọi là tiêu cự của thấu kính.

* HĐ 3: Vận dụng

- Mục đích: vận dụng các kiến thức đã học để vẽ được các đường truyền của tia sáng, và giải thích được một số hiện tượng đơn giản xảy ra trong thực tế

- Thời gian: 7'

- Phương pháp: Luyện tập củng cố, tư duy logic - Phương tiện: Bảng phụ, máy chiếu.

F F

O

F

O

(6)

G : Yc HS trả lời C7 và C8

H : Cá nhân HS suy nghĩ trả lời C7, C8

III. VẬN DỤNG C7:

3.2. Nội dung 2: ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI THẤU KÍNH HỘI TỤ - Kiến thức, kĩ năng cần đạt:

+ Nêu được trường hợp nào TKHT cho ảnh thật và cho ảnh ảo của một vật và chỉ ra được đặc điểm của các ảnh này.

+ Dùng các tia sáng đặc biệt dựng được ảnh thật và ảnh ảo của một vật qua TKHT.

+ Rèn kĩ năng nghiên cứu hiện tượng tạo ảnh của TK hội tụ bằng thực nghiệm.

+ Rèn kĩ năng tổng hợp thông tin thu thập được để khái quát hoá hiện tượng.

- Phương tiện dạy học:

GV: + 1 thấu kính hội tụ tiêu cự khoảng 12 cm.

+1 giá quang học.

+1 nguồn sáng.

+ Khe sáng hình chữ F.

+1 màn hứng ảnh.

HS: Ôn các kiến thức đã học về thấu kính hội tụ

- Kĩ thuật dạy học: Kỹ thuật đặt câu hỏi, Kỹ thuật “Trình bày một phút”; Kỹ thuật “Hỏi và trả lời”; Kỹ thuật “Hoàn tất một nhiệm vụ”.

* HĐ 1: Tìm hiểu đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ

- Mục đích: Nêu được trong trường hợp nào TKHT cho ảnh thật, ảnh ảo, chỉ ra được đặc điểm của các ảnh này.

- Thời gian: 15'

- Phương pháp: thực nghiệm, quan sát rút kết luận, HĐ nhóm.

- Phương tiện: 1 thấu kính hội tụ tiêu cự khoảng 12 cm, 1 giá quang học, 1 nguồn sáng, khe sáng hình chữ F, 1 m n h ng nh.à

Hoạt động của GV HĐ của HS

Trường hợp vật được đặt ở rất xa thấu kính để hứng ảnh ở tiêu điểm là khó khăn. GV hướng dẫn HS quay thấu kính về phía cửa sổ lớp để hứng ảnh cửa sổ lớp lên màn.

GV: Yc HS Nghiên cứu TN hình 43.2 sau đó bố trí như hình vẽ, trả lời C1, C2

- Kiểm tra và thông báo cho HS biết

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI TKHT

1. Thí nghiệm

- HS: Hoạt động làm TN theo nhóm, trả lời C1, C2.

a) Đặt vật ngoài khoảng tiêu cự C1: Ảnh thật ngược chiều với vật.

C2: Dịch vật vào gần thấu kính hơn vẫn thu được ảnh của vật ở trên màn.

F O F

S

(7)

tiêu cự của TK f = 12cm.

GV: HD HS làm TN để trả lời C3

? Làm thế nào để quan sát được ảnh của vật trong TH này.

GV: gợi ý HS dịch chuyển màn hứng ảnh

GV: Cho các nhóm thảo luận trước khi ghi k/q, n/x về đặc điểm của ảnh vào bảng 1 SGK

Đó là ảnh thật, ngược chiều với vật.

-HS: Nhóm bố trí TN như H43.2, theo luận nhóm để trả lời C3.

b) Đặt vật trong khoảng tiêu cự

C3: Đặt vật trong khoảng tiêu cự, màn ở sát thấu kính. Từ từ dịch chuyển màn ra xa thấu kính, không hứng được ảnh ở trên màn. Đặt mắt trên đường truyền của chùm tia ló, ta quan sát thấy ảnh cùng chiều, lớn hơn vật. Đó là ảnh ảo và không hứng được trên màn.

- HS: Hoàn thành bảng 1

2. Hãy ghi các nhận xét trên vào bảng 1

B ng 1:ả K/quả q/sát Lần TN

Khoảng cách từ vật thấu

kính (d)

Đặc điểm của ảnh.

Thật hay ảo?

Cùng chiều hay ngược chiều so

với vật?

Lớn hơn hay nhỏ hơn vật?

1 Vật ở rất xa

thấu kính Ảnh thật Ngược chiều

với vật Nhỏ hơn vật

2 d > 2f Ảnh thật Ngược chiều

với v ật Nhỏ hơn vật 3 F < d < 2f Ảnh thật Ngược chiều

với vật Lớn hơn vật

4 d < f Ảnh ảo Cùng chiều với

vật Lớn hơn vật

5 d = 2f Ảnh thật Bằng vật

* HĐ 2: Dựng ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ.

- Mục đích: Dùng các tia sáng đặc biệt dựng ảnh thật và ảnh ảo của một vật qua thấu kính hội tụ.

- Thời gian: 15'

- Phương pháp: Tư duy logic, thực nghiệm.

- Phương tiện: thước thẳng.

HĐ của GV HĐ của HS

GV: yêu cầu HS nghiên cứu SGK rồi trả lời câu hỏi :

? Chùm tia tới từ S qua TK cho chùm tia ló đồng quy ở S’. S’ là gì của S?

? Cần sử dụng mấy tia sáng từ S để xđ S’?

III. CÁCH DỰNG ẢNH

1. Dựng ảnh của điểm sáng S tạo bởi TKHT

- S là một điểm sáng đặt trước TKHT.

Chùm sáng từ S phát ra, sau khi khúc xạ qua thấu kính →chùm tia ló hội tụ tại S→ S là ảnh của S.

(8)

GV yêu cầu HS lên bảng thực hiện C4.

GV: HD HS thực hiện C5:

- Dựng ảnh B’ của điểm B - Hạ B’A’ vuông góc với trục chính, A’ là ảnh của A và A’B’ là ảnh của AB

? Ảnh thật hay ảo? Tính chất ảnh?

GV: kiểm tra sự nhân thức của HS bằng TN→ mô phỏng.

- Ảnh là giao điểm của các tia ló.

- H: Chỉ cần vẽ đường truyền của hai trong ba tia sáng đặc biệt.

C4:

2. Dựng ảnh của một vật sáng AB tạo bởi TKHT

HS Dựng ảnh của một vật sáng AB tạo bởi TKHT theo C5.

C5:

- Dùng hai trong ba tia sáng đã học dựng ảnh B’ của điểm B.

- Từ B’ hạ vuông góc với trục chính của TK, cắt trục chính tại điểm A’. A’ là ảnh của điểm A. A’B’ là ảnh của AB tạo bởi TKHT.

* HĐ 3: Củng cố, vận dụng

- Mục đích: Vận dụng các kiến thức được học kết hợp môn hình học làm được C6, giải thích một số hiện tượng đơn giản.

- Thời gian: 7'

- Phương pháp: tư duy, luyện tập.

- Phương tiện: sgk

HĐ của GV HĐ của HS

GV: Yêu cầu HS làm C6.

? Bài cho biết điều gì? Phải tìm yếu tố nào?

HD:

- Xét 2 cặp tam giác đồng dạng - Trong từng TH tính tỉ số:

III. VẬN DỤNG

C6: Cho AB = h = 1 cm; f = 12cm 1) d = 36 cm→h= ?; d= ?

2) d = 8cm→h = ?; d= ? Lời giải:

1) d=36 cm.

S

S'

F O

F

B

B

F O

F A

A

(9)

A 'B' A'B' AB  OI Hình 1:

Hình 2:

GV: Yc HS trả lời C7

Xét hai cặp tam giác đồng dạng:

- ABF OHF.

- ABF OIF.

- Viết các hệ thức đồng dạng, từ đó tính được h= 0,5cm; OA’= 18 cm 2) d= 8 cm:

Xét hai cặp tam giác đồng dạng:

- OB’F’ BBI.

- OAB OAB.

- Viết các hệ thức đồng dạng, từ đó tính được h=3 cm; OA= 24cm.

* Sự khác nhau giữa ảnh thật và ảnh ảo ở thấu kính hội tụ:

- Ảnh thật luôn ngược chiều với vật.

- Ảnh ảo luôn cùng chiều với vật.

C7: Từ từ dịch chuyển TKHT ra xa trang sách, ảnh của dòng chữ quan sát qua thấu kính cùng chiều và to hơn dòng chữ khi quan sát trực tiếp. Đó là ảnh ảo của dòng chữ tạo bởi thấu kính hội tụ khi dòng chữ nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính.

Tới một vị trí nào đó, ta lại nhìn thấy ảnh của dòng chữ ngược chiều với vật. Đó là ảnh thật của dòng chữ tạo bởi thấu kính hội tụ, khi dòng chữ nằm ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính, và ảnh thật đó nằm ở trước mắt.

* HĐ 3: Hướng dẫn về nhà:

- Mục đích: Định hướng cho hs các phần kiến thức cơ bản, giúp HS giải quyết các bt được giao, chuẩn bị bài mới thật tốt.

- Thời gian: 2'

- Phương pháp: + Thu thập thông tin.

+ Tìm tòi nghiên cứu

- Phương tiện: SGK, SBT, các sách tham khảo

HĐ của GV HĐ của HS

- Về nhà học bài theo SGK,

- Học bài và làm các bài tập trong

- Nghe và ghi nhớ

B

A

I

O

F B

A

B’

A F A

B I

O

S

S F

F O

I

(10)

sbt, đọc phần có thể em chưa biết.

C. LUYỆN TẬP

- Kiến thức, kĩ năng cần đạt:

+ Củng cố cách nhận biết thấu kính hội tụ, nắm vững đặc điểm ảnh của vật tạo bởi thấu kính hội tụ.

+ Vẽ thành thạo được ảnh của một vật qua thấu kính hội tụ, tính toán được chiều cao của ảnh, tiêu cự của TKHT qua các bài toán.

- Phương tiện dạy học: Máy chiếu, thước thẳng.

- Kĩ thuật dạy học:Kỹ thuật "động não", Kỹ thuật động não viết Kỹ thuật đặt câu hỏi, Kỹ thuật “Hỏi và trả lời”; Kỹ thuật “Hoàn tất một nhiệm vụ”; Kỹ thuật “Viết tích cực”.

* HĐ 1: Luyện tập

- Mục đích: Vẽ thành thạo được ảnh của một vật qua thấu kính hội tụ, tính toán được chiều cao của ảnh, tiêu cự của TKHT qua các bài toán.

- Thời gian: 27'

- Phương pháp: Luyện tập củng cố, thực hành.

- Phương ti n: Máy chi u, thệ ế ước th ng.ẳ

HĐ của GV HĐ của HS

Bài 1: Trên hình vẽ các tia tới và tia ló ra khỏi thấu kính. Hãy vẽ thêm cho đầy đủ cả tia tới và tia ló.

Bài 2: Đặt vật AB vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ sao cho AB nằm ngoài khoảng tiêu cự, A nằm trên trục chính cho ảnh A'B'.

Nếu gọi d = OA là khoảng cách từ AB tới thấu kính, d' = A'B' là khoảng cách từ OA' tới thấu kính, f = OF là tiêu cự của thấu kính.

CMR:

1 1 1

' f  d d

và A'B' =

' d AB

d

Bài 1:

- HS làm việc cá nhân, 1 HS lên bảng làm.

HS: nghiên cứu thảo luận tìm cách chứng minh bài toán

Bài 2:

Theo hình vẽ ta có :

' ' AOB A OB

  nên:

' ' '

A B OA AB OA

(1)

' ' ' ' IOF B A F

nên:

' ' ' ' ' '

' A B A B F A

OI AB F O

(2) Từ (1) và (2), ta có :

' ' ' ' '

'

OA F A d d f

OA F O hay d f

suy ra fd' = dd' - fd

10

;

F O

;

F'

;

F O

;

F'

. .

A B

F' A' O

I

(11)

Bài 3:

Đặt vật AB vuông góc với trục chính của TKHT có tiêu cự

f = 24cm, sao cho điểm A nằm trên trục chính cách thấu kính một khoảng d. Hãy xác định vị trí, tính chất( thật, ảo) của ảnh trong các trường hợp:

a) d = 36cm b) d = 12cm

Chia hai vế cho dd'f, ta được:

1 1 1

' f  d d

Từ (1) suy ra

' ' d' A B AB

d

Bài 3:

a) Với d = 36cm > f = 24cm, ta áp dụng công thức:

1 1 1

' f  d d

Khoảng cách từ ảnh tới thấu kính:

36.24

' 108

36 24 d df

d f

(cm)

Vì d = 36cm > f = 24cm,(AB nằm ngoài khoảng tiêu cự) nên A'B' là ảnh thật.

b) Với d = 12cm < f = 24cm, ta áp dụng CT

1 1 1

' f  d d

Khoảng cách từ ảnh đến thấu kính là

12.24

' 24

24 12 d df

f d

(cm).

Vì d = 12cm < f = 24cm ( AB nằm trong khoảng tiêu cự) nên A'B' là ảnh ảo.

D. VẬN DỤNG

- Mục đích: kiểm tra triến thức học sinh.

- Thời gian: 15'

- Phương pháp: tự luận

- Phương ti n: SGK, SBT, các sách tham kh oệ

HĐ của GV HĐ của HS

Đề bài

Câu 1: Làm thế nào dựng được ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ?

Ba tia sáng đặc biệt được dùng để dựng ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ là những tia nào? Mỗi tia có đặc điểm gì?

Câu 2 : Đặt vật AB vuông góc với trục chính của TKHT có tiêu cự f = 20cm, sao cho điểm A nằm trên trục chính cách thấu kính một khoảng d = 30cm.

- Nêu được cách dựng ảnh bằng 3 tia sáng đặc biệt.

- Nêu được đặc điểm của 3 tia sáng đặc biệt khi truyền qua TKHT.

Câu 2 : Từ

1 1 1

' f  d d

suy ra

(12)

a) Hãy xác định vị trí, tính chất( thật, ảo) của ảnh .

b) Biết AB = 4cm. Tìm chiều cao của ảnh.

' df d d f

=

30.20 30 20 60

(cm)

Vậy ảnh A'B' cách thấu kính 60cm và là ảnh thật.

b) Độ cao của ảnh :

' ' d' A B AB

d

= 8(cm).

* Hướng dẫn về nhà:

- Mục đích: Định hướng cho hs các phần kiến thức cơ bản, giúp HS giải quyết các bt được giao, chuẩn bị bài mới thật tốt.

- Thời gian: 2'

- Phương pháp: + Thu thập thông tin.

+ Tìm tòi nghiên cứu

- Phương ti n: SGK, SBT, các sách tham kh oệ

HĐ của GV HĐ của HS

- Về nhà học bài theo SGK,

- Học bài và làm các bài tập trong sbt, đọc phần có thể em chưa biết.

- Đọc trước bài " Thấu kính phân kì"

- Nghe và ghi nhớ

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Khi dịch chuyển thấu kính ra xa một khoảng cách nhất định nào đó, ta nhìn thấy ảnh của dòng chữ ngược chiều với vật Đó là ảnh thật của

- Khi dịch chuyển thấu kính ra xa một khoảng cách nhất định nào đó, ta nhìn thấy ảnh của dòng chữ ngược chiều với vật Đó là ảnh thật của

Bài tập 4 Đặt vật sáng AB cao 4 cm vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ (A nằm trên trục chính) và cách thấu kính. 60cm thì cho ảnh thậtA’B’,ngược

Trả lời: đưa kính đến gần dòng chữ, nếu khi nhìn qua kính thấy chữ nhỏ hơn khi nhìn bình thường thì đó là thấu kính phân kỳ.. C4: Giải thích tác

- Đặt thấu kính này gần dòng chữ, nhìn qua thấu kính thấy hình ảnh dòng chữ nhỏ hơn so với khi nhìn trực tiếp vào dòng chữ đó.... C9: Trả lời câu hỏi ở đầu bài: Thấu kính

+Vật sáng đặt ở mọi vị trí trước TKPK luôn cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính. +Vật đặt rất xa thấu kính, ảnh ảo của vật

Hai tia ló trên giao nhau tại S’, ta thu được ảnh thật S’ của S qua thấu kính. Dựng ảnh của một vật sáng AB tạo bởi thấu kính hội tụ C5.. Dịch chuyển thấu kính hội tụ

1.. Khi từ từ dịch chuyển thấu kính hội tụ ra xa, kích thước dòng chữ thay đổi như thế nào? Vì sao vậy?.. GV: Phạm Thị Thu Hải.. a) Đặt vật ngoài khoảng tiêu cự:?.