• Không có kết quả nào được tìm thấy

Soạn bài Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học | Hay nhất Soạn văn lớp 7 Chân trời sáng tạo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Soạn bài Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học | Hay nhất Soạn văn lớp 7 Chân trời sáng tạo"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Soạn bài Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học

Bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học thuộc thể loại nghị luận văn học. Trong đó, người viết đưa ra ý kiến bàn luận về nhân vật trong tác phẩm đó.

Yêu cầu:

- Giới thiệu được nhân vật cần phân tích.

- Trình bày được ý kiến của người viết.

- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, thuyết phục.

- Bố cục cần đảm bảo

Mở bài: giới thiệu về nhân vật được bàn luận đến.

Thân bài: giới thiệu thông tin chung về tác phẩm. Đưa ra lí lẽ về đặc điểm nhân vật và bằng chứng làm sáng tỏ lí lẽ đó, sắp xếp theo trình tự hợp lí.

Kết bài: khẳng định ý kiến của người viết và nêu cảm nhận.

* Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản:

Văn bản: Phân tích đặc điểm nhân vật Bơ- mơn trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng Câu 1 (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Bài văn viết về nhân vật nào? Người viết đã trình bày ý kiến về những đặc điểm nào của nhân vật?

Trả lời:

- Bài văn viết về nhân vật cụ Bơ-mơn.

(2)

- Người viết đã trình bày ý kiến về những đặc điểm của nhân vật cụ Bơ-mơn – một người đáng được kính trọng.

Câu 2 (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Khi trình bày lí lẽ, bằng chứng để làm rõ đặc điểm nhân vật, cần chú ý điều gì?

Trả lời:

Khi trình bày lí lẽ, bằng chứng để làm rõ đặc điểm nhân vật, cần lưu ý: lý lẽ đưa ra phải rõ ràng, bằng chứng xác thực và phải làm nổi bật lên chủ đề của toàn bài.

Câu 3 (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Ở phần kết bài, tác giả bài viết đã trình bày những nội dung gì?

Trả lời:

Ở phần kết bài, tác giả bài viết đã trình bày những nội dung:

- Khẳng định lại những ý đã trình bày

- Bày tỏ cảm xúc của mình đối với nhân vật

* Hướng dẫn quy trình viết

Đề bài: Em hãy viết bài văn (khoảng 400 đến 500 chữ) phân tích đặc điểm một nhân vật văn học mà em có ấn tượng sâu sắc.

Trả lời:

Bài văn tham khảo

Puskin từng viết “Linh hồn là ấn tượng của một tác phẩm. Cây cỏ sống được là nhờ ánh sáng, chim muông sống được là nhờ tiếng ca, một tác phẩm sống được là nhờ tiếng lòng của người cầm bút”. Vì vậy, nhà văn Andersen đã viết lên truyện Cô bé

(3)

bán diêm khiến người đọc đầy oán trách và xót xa. Trong truyện, hình ảnh cô bé bán diêm gầy gò, bất hạnh hiện lên đã để lại ấn tượng trong em sâu sắc.

Cô bé bán diêm là một trong nhiều truyện ngụ ngôn của Andersen được tuyển tập lại. Truyện kể về một cô bé bán diêm trong một đêm lạnh giá của một ngày cuối năm và cô bé đã chết dưới cái tuyết lạnh lẽo trước thềm năm mới. Số phận đã không mỉm cười với cô bé nhưng cô đã cố gắng để thoát khỏi nó. Sống trong cảnh nghèo đói với ông bố nát rượi hành hạ, cô bé phải đi bán diêm trong đêm giá lạnh lẽo. Một đứa trẻ đáng lí phải được hưởng cuộc sống hạnh phúc giờ đây phải vật lộn mưu sinh trong cái rét của mùa đông. Hình ảnh cô bé quẹt que diêm cùng với ba điều ước giản dị như thể hiện khát khao mãnh liệt muốn vượt lên số phận, thoát khỏi bể khổ của cô bé xấu số. Cô bé chính là đại diện cho một tầng lớp người thời bấy giờ, bất hạnh nhưng không ngừng đấu tranh cho chính bản thân.

Không dừng lại ở đó, qua hình ảnh cô bé đáng thương, tác giả cũng muốn phê phán sự thờ ơ của con người lúc bấy giờ. Hình ảnh một cô bé rách rưới, ăn mặc mỏng manh đi lại giữ phố giữ bầu trời tuyết rơi nhưng cũng không một ai hỏi han hay có ý định giúp đỡ. Dường như họ đều là những người vô cảm, ích kỉ. Họ không mảy may xúc động trước số phận bất hạnh của người khác và chỉ nghĩ cho bản thân.

Chính sự thờ ơ của họ là một trong những nguyên nhân giết chết cô bé bán diêm và tác giả muốn phê phán sự ích kỉ đó.

Kết thúc câu chuyện là hình ảnh cô bé chết trong một góc phố với nụ cười trên môi.

Có lẽ ở một thế giới xa xôi, em sẽ có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc với bà của mình. Truyện kết thúc để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ, liên tưởng về con người và xã hội của một giai đoạn lịch sử.

ài:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài văn kể lại sự việc kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử là kiểu văn bản thuật lại nhằm giúp người đọc hiểu về một sự việc, qua

Câu 2 (trang 92 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tìm trong đoạn mở bài câu giới thiệu về sự việc, câu văn thể hiện cảm xúc của người viết đối với sự việc.. Câu 4 (trang 92

Dù hiện nay công nghệ phát triển, nhiều bạn trẻ bị thu hút bởi các trò chơi hay mạng xã hội, nhưng đá cầu vẫn là hoạt động yêu thích không thể

Trong đó, người viết đưa ra ý kiến của mình về một vấn đề gợi ra từ các hiện tượng, sự việc trong đời sống, hoặc một vấn đề thuộc về lĩnh vực tư tưởng, đạo đức,

Như vậy, ta có thể hiểu một cách đầy đủ rằng câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta trong cuộc sống khó khăn, thử thách là điều không thể thiếu trong quá trình đi đến thành

* Tường trình: là kiểu văn bản thông tin, trình bày tường tận, rõ ràng, đầy đủ về diễn biến của một sự việc “đã gây hậu quả và có liên quan đến người viết”, trong đó

* Đoạn văn tóm tắt văn bản: được viết để trình bày ngắn ngọn ý chính được nêu ra trong văn bản... Đoạn văn có trình bày ngắn gọn và đầy

- Ở phần thân bài, người viết dành sự trân trọng, yêu quý và sự biết ơn vô hạn của mình đối với người bạn yêu quý của mình.. - Người viết đã sử dụng phương thức biểu