• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi KSCL lần 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm học 2017-2018

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề thi KSCL lần 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm học 2017-2018"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trường THPT Lê Xoay ĐỀ CHÍNH THỨC

Kì thi KSCL môn Ngữ văn 10 – Lần 1 Năm học 2017-2018

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Cái quý giá nhất trên đời mà mỗi người có thể góp phần mang lại cho chính mình và cho người khác đó là “năng lực tạo ra hạnh phúc”, bao gồm năng lực làm người, năng lực làm việc và năng lực làm dân.

Năng lực làm người là có cái đầu phân biệt được thiện - ác, chân - giả, chính - tà, đúng - sai..., biết được mình là ai, biết sống vì cái gì, có trái tim chan chứa tình yêu thương và giàu lòng trắc ẩn. Năng lực làm việc là khả năng giải quyết được những vấn đề của cuộc sống, của công việc, của chuyên môn, và thậm chí là của xã hội. Năng lực làm dân là biết được làm chủ đất nước là làm cái gì và có khả năng để làm được những điều đó. Khi con người có được những năng lực đặc biệt này thì sẽ thực hiện được những điều mình muốn. Khi đó, mỗi người sẽ trở thành một “tế bào hạnh phúc”, một “nhà máy hạnh phúc” và sẽ ngày ngày “sản xuất hạnh phúc” cho mình và cho mọi người.

Xã hội mở ngày nay làm cho không có ai là “nhỏ bé” trên cuộc đời này, trừ khi tự mình muốn “nhỏ bé”. Ai cũng có thể trở thành những “con người lớn” bằng hai cách, làm được những việc lớn hoặc làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn. Và khi biết chọn cho mình một lẽ sống phù hợp rồi sống hết mình và cháy hết mình với nó, mỗi người sẽ có được một hạnh phúc trọn vẹn.

Khi đó, ta không chỉ có những khoảnh khắc hạnh phúc, mà còn có cả một cuộc đời hạnh phúc. Khi đó, tôi hạnh phúc, bạn hạnh phúc và chúng ta hạnh phúc. Đó cũng là lúc ta thực sự “chạm” vào hạnh phúc!.

(“Để chạm vào hạnh phúc”- Giản Tư Trung, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, 3/2/2012) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản .

Câu 3. Hãy giải thích nghĩa hàm ý của hai cụm từ “nhỏ bé” và “con người lớn”được sử dụng trong văn bản.

Câu 4. Theo quan điểm riêng của mình, anh/chị chọn cách “chạm” vào hạnh phúc bằng việc “làm những việc lớn” hay “làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn”. Vì sao?

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm)

Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trong văn bản ở phần đọc hiểu: “khi biết chọn cho mình một lẽ sống phù hợp rồi sống hết mình và cháy hết mình với nó, mỗi người sẽ có được một hạnh phúc trọn vẹn”.

Câu 2. (5,0 điểm)

Phân tích bài học về việc xử lí mối quan hệ giữa riêng với chung, giữa nhà với nước, giữa cá nhân với cộng đồng trong tác phẩm Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy.

--- Hết ---

Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ tên thí sinh:...;SBD:...

(2)

Trường THPT Lê Xoay Kì thi KSCL môn: Ngữ văn 10 – Lần 1 Năm học 2017-2018

HƯỚNG DẪN CHẤM - ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu Nội dung Điểm

Câu 1 Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: Nghị luận 0,5 Câu 2 Nội dung chính của văn bản: Bàn về năng lực và cách thức tạo ra hạnh phúc. 0,5 Câu 3 Nghĩa hàm ý của hai cụm từ:

- “nhỏ bé”: tầm thường, thua kém, tẻ nhạt, sống vô nghĩa, không khát vọng, ước mơ…

- “con người lớn”: tự do thể hiện mình, khẳng định giá trị bản thân, thực hiện những ước mơ, sống cao đẹp, có ích, có ý nghĩa…

0,5

0,5 Câu 4 Nêu ít nhất 02 lí do thuyết phục để khẳng định lối sống mình chọn theo quan

điểm riêng của bản thân. “Làm những việc lớn” gắn với ước mơ, lí tưởng lớn lao, lối sống năng động, nhiệt huyết, tràn đầy khát vọng. Còn “làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn” lại chú trọng đến niềm đam mê, cội nguồn của sáng tạo.

1,0

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu Nội dung Điểm

1 Trình bày suy nghĩ của về ý kiến trong văn bản ở phần đọc hiểu: “khi biết chọn cho mình một lẽ sống phù hợp rồi sống hết mình và cháy hết mình với nó, mỗi người sẽ có được một hạnh phúc trọn vẹn”

2,0

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Ý nghĩa của việc chọn được một lẽ sống phù hợp và sống hết mình, cháy hết mình với lẽ sống đó trong việc đem lại hạnh phúc trọn vẹn cho mỗi người.

0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ vấn đề“Ý nghĩa của việc chọn được một lẽ sống phù hợp và sống hết mình, cháy hết mình với lẽ sống đó trong việc đem lại hạnh phúc trọn vẹn cho mỗi người”.

Có thể theo hướng sau:

- Giải thích:

+ “lẽ sống phù hợp”: lí tưởng, phương châm sống phù hợp với năng lực, sở trường, điều kiện và khát vọng cá nhân…

+ Câu nói khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chọn được một lí tưởng, phương châm sống phù hợp và sống hết mình, cháy hết mình với lẽ sống đó trong việc đem lại hạnh phúc trọn vẹn cho mỗi người.

- Bàn luận, chứng minh:

+ Mỗi người cần biết cách chọn cho mình một lí tưởng, phương châm sống phù

1,0

(3)

hợp với năng lực, sở trường, điều kiện và khát vọng cá nhân.

+ Khi đã chọn được cho mình một lẽ sống cần phải nỗ lực hiện thực hóa nó bằng tất cả tâm huyết, trí lực của mình, theo đuổi nó đến cùng bằng tất cả đam mê.

+ Chọn được lẽ sống phù hợp và sống hết mình, cháy hết mình với nó là điều kiện quan trọng để con người có được “hạnh phúc trọn vẹn”

+ Phê phán những người không có lí tưởng, ước mơ, không chọn được cho mình một lẽ sống phù hợp.

- Bài học liên hệ.

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt

0,25 e. Sáng tạo

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. 0,25 2 Phân tích bài học về việc xử lí mối quan hệ giữa riêng với chung, giữa nhà

với nước, giữa cá nhân với cộng đồng trong tác phẩm Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy.

5,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

0,25

b. . Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Phân tích bài học về việc xử lí mối quan hệ giữa riêng với chung, giữa nhà với nước, giữa cá nhân với cộng đồng trong tác phẩmTruyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy

0,5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

* Giới thiệu khái quát:

- Về tác phẩm Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy: giới thiệu về thể loại và chủ đề của truyện.

- Về vấn đề “mối quan hệ giữa riêng với chung, giữa nhà với nước, giữa cá nhân với cộng đồng”:

Truyện có nội dung chính tập trung vào việc phản ánh và lí giải sự thành, bại của An Dương Vương trong quá trình xây thành, chế nỏ và bảo vệ đất nước. Thông qua đây, chúng ta không chỉ được nghe kể câu chuyện đầy hấp dẫn về “một thời lịch sử đã qua”, mà quan trọng hơn là còn được lĩnh hội, suy ngẫm những bài học hết sức sâu sắc về việc dựng nước, giữ nước, về việc xử lí đúng đắn trước những tình huống, những mối quan hệ khác nhau trong cuộc sống. Trong những bài học ấy, không thể không nhắc đến bài học thấm thía về cách ứng xử khi đứng trước mối quan hệ giữa riêng với chung, giữa nhà với nước, giữa cá nhân với cộng đồng.

* Phân tích bài học về việc xử lí mối quan hệ giữa riêng với chung, giữa nhà với nước, giữa cá nhân với cộng đồng trong tác phẩm:

Là một trong những vấn đề được đặt ra thông qua câu chuyện về bài học giữ nước của cha con An Dương Vương.

- Bài học này trước hết liên quan đến nhân vật Mị Châu và hành động cho Trọng Thủy xem nỏ thần. (Sai lầm này của nàng sau này đã được nhà thơ Tố Hữu nhắc lại trong một bài thơ của mình:

Tôi kể người nghe chuyện Mị Châu Trái tim lầm chỗ để trên đầu Nỏ thần vô ý trao tay giặc Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu.)

+ Trong suy nghĩ của người con gái trong trắng, ngây thơ, đây chỉ đơn giản là sự chia sẻ, không giấu diếm, bắt nguồn từ sự yêu thương, tin tưởng với người chồng mà mình đã gắn bó bấy lâu. Nàng không hề cố tình tiết lộ bí mật quốc gia, càng không có mưu đồ “phản nghịch mưu hại cha”, tất cả chỉ là sự “vô ý”, là chuyện

“trái tim lầm chỗ”.

+ Tuy nhiên, xét trên mối quan hệ “giữa riêng với chung, giữa nhà với nước, giữa

0,5

1,5

(4)

cá nhân với cộng đồng”, đây là hành động chỉ nghĩ đến tình riêng mà quên đi trách nhiệm chung, để tình nhà lấn át nghĩa nước, chìm đắm trong hạnh phúc cá nhân mà quên đi bổn phận với cộng đồng.

+ Hành động ấy dù là vô tình nhưng lại gây ra những hậu quả nghiêm trọng:

khiến “cơ đồ đắm biển sâu”, không chỉ nước mất mà nhà cũng tan, đất nước không còn mà bản thân cũng không giữ được hạnh phúc. (Sau này khi vẫn tiếp tục mù quáng để “lông ngỗng rơi suốt dọc đường chạy nạn”, hành động của nàng thậm chí còn đẩy hai cha con vào bước đường cùng, khiến nàng mất đi sự tin tưởng của cha, bị chính cha mình trừng phạt một cách nghiêm khắc).

- Bài học về việc xử lí mối quan hệ “giữa riêng với chung, giữa nhà với nước, giữa cá nhân với cộng đồng” lại được thể hiện theo một chiều hướng khác ở nhân vật An Dương Vương và hành động tuốt kiếm chém đầu con gái.

+ Hành động này được nhà vua thực hiện gần như ngay tức thì sau khi Rùa vàng kết tội Mị Châu là giặc.

+ Nếu không bám sát vào quan điểm của nhân dân khi xây dựng truyền thuyết, chúng ta dễ cho rằng đây là một hành động quá sức tàn nhẫn, vô tình. Thế nhưng, cần thấy rằng, qua lăng kính của tác giả dân gian, đây không phải là hành động giết con của một người cha mà là hành động trừng phạt kẻ có tội với quốc gia của người đứng đầu đất nước.

+ Xét trên tiêu chí khi đứng trước mối quan hệ giữa nghĩa nước với tình nhà, đây là cách xử lí đúng đắn, hợp với lòng dân.

* Nhận xét, đánh giá:

- Bài học về việc xử lí mối quan hệ “giữa riêng với chung, giữa nhà với nước, giữa cá nhân với cộng đồng” là vấn đề cần thiết đặt ra với con người ở mọi thời đại để có thể kết hợp hài hòa giữa nhu cầu, quyền lợi của cá nhân với lợi ích chung và trách nhiệm bảo vệ, cống hiến cho đất nước.

- Trong tác phẩm, bài học này được truyền đạt một cách hấp dẫn, thuyết phục qua những hình thức nghệ thuật đặc trưng của thể loại truyền thuyết.

1,0

0,5

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt

0,25 e. Sáng tạo

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận

0,5

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của những điều tốt đẹp bình dị trong cuộc sống.. Triển khai vấn đề nghị luận: Có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách, nhưng phải làm rõ ý nghĩa của thời gian trong đời sống con

Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ bài học của sự thành công trong cuộc sống..

Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ về vai trò của bản lĩnh trong cuộc sống.. Có

Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ: ý nghĩa của nghị lực con người..

Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ: hậu quả của lối sống ăn bám. - Khi sống theo

Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ bài học của sự thành công trong cuộc sống..

Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ điều bản thân cần làm để sống hết mình với