• Không có kết quả nào được tìm thấy

INTERNET-SINH VIÊN-LỐI SỐNG: NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC VỀ PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG KIỂU MỚI

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "INTERNET-SINH VIÊN-LỐI SỐNG: NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC VỀ PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG KIỂU MỚI"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Xã hội học, số 2(114), 2011

Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn 104

Th«ng tin x· héi häc

Đọc sách

INTERNET-SINH VIÊN-LỐI SỐNG: NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC VỀ PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG KIỂU MỚI

1

Hiện nay, Việt Nam được tính là một trong nhóm các nước có tốc độ phát triển công nghệ thông tin nhanh trên thế giới. Chỉ trong vòng hơn một thập niên qua kể từ khi internet được đưa vào sử dụng trong nhân dân, đến nay đã có gần 30%

dân số, tương đương với khoảng 25 triệu người Việt Nam sử dụng Internet. Có thể nói, trong thế giới hiện đại, mạng Internet đang ngày càng là phương tiện truyền tải và giao lưu thông tin cực kỳ quan trọng. Vai trò và sự tác động nhiều mặt của nó đến đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội ngày càng bộc lộ rõ rệt. Đang có nhiều ý kiến khác nhau về mặt lý luận và thực tiễn đối với vị trí là một phương tiện truyền thông kiểu mới và tác động xã hội của Internet. Trong bối cảnh đó cuốn sách chuyên khảo: “Internet-sinh viên-lối sống:

Nghiên cứu xã hội học về phương tiện truyền thông kiểu mới” của tác giả Nguyễn Quý Thanh xuất bản là rất cần thiết và có ý nghĩa.

Cuốn sách có độ dày 249 trang, với kết cầu gồm 5 chương:

Chương I: Internet như một phương tiện truyền thông kiểu mới-những tiếp cận lý thuyết Chương II: Sự tiếp cận của sinh viên tới Internet

Chương III: Tác động xã hội của Internet tới hoạt động học tập của sinh viên Chương IV: Tác động của Internet tới hoạt động giải trí của sinh viên

Chương V: Những quan điểm về lối sống của sinh viên: một số định hướng giá trị cơ bản.

Theo tác giả, hiện nay có khoảng 90% sinh viên sử dụng Internet với thời lượng sử dụng từ 40-60 phút/ngày (trang 235). So với số liệu cuộc Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam lần thứ hai (SAVY 2) năm 2009, tỷ lệ sinh viên sử dụng internet như vậy là cao hơn nhiều (ở SAVY 2 chỉ có 61% thanh thiếu niên Việt Nam sử dụng internet), nhưng thời lượng sử dụng của thanh thiếu niên ghi nhận được ở SAVY 2 lại cao hơn (34,2 giờ/tháng, nghĩa là hơn một giờ sử dụng mỗi ngày)2. Thực tế đó cho thấy thanh

1 Nguyễn Quý Thanh : Internet-sinh viên-lối sống: Nghiên cứu xã hội học về phương tiện truyền thông kiểu mới, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011.

2 Bộ Y tế, Tổng cục Thống kê, UNICEF, và WHO: Điều tra Quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam lần thứ hai (SAVY 2), Tổng cục Dân số, Bộ Y tế, Hà Nội, 2010.

(2)

Lê Ngọc Hùng 105

Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn niên nói chung và sinh viên nói riêng đang là lực lượng công dân mạng chủ chốt.

Trong 5 chương của cuốn sách, tác giả dành chương đầu tiên với những tiếp cận lý thuyết nhằm minh chứng Internet là một phương tiện truyền thông kiểu mới. Với những lập luận lý thuyết truyền thông, tác giả cho rằng Internet có cả ưu và nhược điểm. Nó có những đặc tính nổi bật như truyền thông đa cấp độ, đa phương tiện, mang tính tương tác mà không một phương tiện truyền thông truyền thống nào có được.

Phần chủ yếu của chuyên khảo tác giả dành cho việc lý giải mối liên hệ giữa việc sử dụng Internet với lối sống của sinh viên, bao gồm các hoạt động học tập, hoạt động giải trí và các định hướng giá trị. Tác giả sử dụng nguồn số liệu thực nghiệm từ khảo sát năm 2005-2006 của nghiên cứu: “Tác động xã hội của Internet đến lối sống sinh viên” do Trung tâm Hỗ trợ Nghiên cứu Châu Á (ĐHQGHN) tài trợ. Nghiên cứu này đã khảo sát 640 sinh viên tại 10 trường đại học ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Việc phân tích mối liên hệ giữa Internet và hoạt động học tập của sinh viên cho thấy Internet có ảnh hưởng đa chiều, đa diện. Có những tác động tích cực, cũng có những tác động tiêu cực, có những tác động mang tính chất tuyến tính, cũng có những tác động phi tuyến tính. Tuy nhiên, xét một cách tổng thể, Internet vẫn có những tác động tích cực tới quá trình học tập của sinh viên nhiều hơn so với tiêu cực. Về hoạt động giải trí, tác giả cho rằng Internet đã làm phong phú thêm những loại hình giải trí của sinh viên, tăng thêm nhiều sắc màu cho thế giới tinh thần của tầng lớp sinh viên hiện nay. Cùng với sự tiếp cận Internet và tác động của biến đổi xã hội, trong định hướng giá trị của sinh viên có những biến đổi như càng ngày càng thể hiện thiên về những quan điểm mang tính “tự do” hơn.

Tuy nhiên, sinh viên vẫn duy trì một phần nhất định những quan điểm truyền thống trong sự kết hợp với những quan niệm mang tính “tự do, hiện đại”

Theo tác giả, Internet làm cho lối sống của sinh viên trở nên năng động hơn, hướng ngoại nhiều hơn, định hướng giá trị mang tính tự do hơn so với các thế hệ sinh viên trước kia. Tuy nhiên đây vẫn là những kết quả có tính gợi mở bước đầu, cần thiết có những nghiên cứu tiếp tục làm rõ hơn về chủ đề quan trọng và lý thú này.

Cuốn sách: “Internet-sinh viên-lối sống:Nghiên cứu xã hội học về phương tiện truyền thông kiểu mới” của tác giả Nguyễn Quý Thanh là tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh về xã hội học và nghiên cứu truyền thông, cũng như đông đảo bạn đọc quan tâm đến mạng Internet và tác động xã hội của nó. Tạp chí Xã hội học trân trọng giới thiệu với độc giả cuốn sách này.

Xuân Nam

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đi liền với sự hình thành một hệ thống giá trị mới của nền sản xuất xã hội trong lĩnh vực kinh tế, trong quan hệ xã hội, cũng như trên bình diện văn hóa, việc

Chỉ báo cơ động đi xuống trong trường hợp này cũng lớn hơn, song tính cơ động đi xuống không phải là tích cực xét theo quan điểm xã hội, vì thế sẽ tốt hơn nếu

Ở một khía cạnh khác, theo hƣớng tiếp cận thúc đẩy hòa nhập xã hội, nhiều tác giả quan tâm đến các điều kiện đảm bảo sự bình đẳng theo những chiều cạnh văn hóa, kinh

Thuật ngữ dư luận xã hội hình thành từ hai từ puhlic (cộng đồng) và opinion (ý kiến). Người ta cho rằng nhà văn, nhà hoạt động xã hội người Anh jonxonheri là

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mức độ tham gia của giảng viên trong việc hướng dẫn NCKH sinh viên như thù lao hướng dẫn quá ít, năng lực NCKH của sinh viên còn nhiều hạn

quả bất ngờ và bền vững trong các lớp học của chúng tôi, mặc dù từ trước tới nay hướng tiếp cận này không phổ biến trong giới giáo viên bằng hướng tiếp cận

Nhóm năm: Văn hoá như là hệ thống các biểu tượng - thông tin xã hội Cũng từ cách tiếp cận văn hoá theo nghĩa hẹp chuyên biệt quan niệm của trường phái xã hội học hiện đại xem văn hoá

Giở một tạp chí khoa học xã hội Âu-Mỹ bất kỳ, bạn sẽ thấy phổ biến tình trạng các bài nghiên cứu chiếm khoảng 80- 90% số trang, 10-20% còn lại dành cho bookreview điểm sách.. Bạn còn