• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐỀ THI HK2_2018-2019

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐỀ THI HK2_2018-2019"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG THPT LƯƠNG VĂN CÙ

TỔ HÓA-SINH-CÔNG NGHỆ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2 (2018-2019) MÔN HÓA HỌC 12

Thời gian làm bài: 50 phút;

(40 câu trắc nghiệm)

Mã đề thi 132 Họ, tên thí sinh:...

Số báo danh:...

Câu 1: Hợp chất sắt (II) sunfat có công thức là

A. Fe(OH)3. B. Fe2O3. C. FeSO4. D. Fe2(SO4)3. Câu 2: Chất khử được dùng trong quá trình sản xuất gang trong công nghiệp là

A. than cốc (C). B. nhôm (Al).

C. cacbon monooxit (CO). D. hiđro (H2).

Câu 3: Hãy chọn nhận định đúng về tính chất vật lí của sắt?

A. Sắt dẫn điện tốt hơn bạc. B. Sắt có tính nhiễm từ.

C. Sắt tan được trong nước lạnh. D. Sắt là kim loại màu đen.

Câu 4: Cấu hình electron nào là của Fe (Z=26)?

A. [Ar] 4s23d6 B. [Ar] 3d5 C. [Ar] 4d6 D. [Ar] 3d64s2 Câu 5: Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IIA (kim loại kiềm thổ) là

A. RO2. B. R2O. C. R2O3. D. RO.

Câu 6: Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có môi trường kiềm là

A. Na, Ba, K. B. Be, Na, Ca. C. Na, Fe, K. D. Na, Cr, K.

Câu 7: Trong phương pháp thủy luyện, để điều chế Cu từ dd CuSO4 có thể dùng kim loại nào làm chất khử ?

A. Ag. B. K. C. Zn. D. Ca.

Câu 8: Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion

A. Al3+, Fe3+. B. Na+, K+. C. Ca2+, Mg2+. D. Ca2+, Ag+. Câu 9: Các số oxi hoá đặc trưng của crom là:

A. +1, +2, +4, +6. B. +3, +4, +6. C. +2; +4, +6. D. +2, +3, +6.

Câu 10: Khi cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy có A. bọt khí và kết tủa trắng. B. kết tủa trắng xuất hiện.

C. bọt khí bay ra. D. kết tủa trắng sau đó kết tủa tan dần.

Câu 11: Khi dẫn từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2 thấy có A. bọt khí bay ra. B. bọt khí và kết tủa trắng.

C. kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần. D. kết tủa trắng xuất hiện.

Trang 1/4 - Mã đề thi 132

(2)

Câu 12: Hoà tan m gam Al bằng một lượng dd H2SO4 loãng (dư). Sau phản ứng thu 13,44 lit khí hidro (đktc). Giá trị của m là

A. 10,8. B. 16,2. C. 24,3. D. 5,4.

Câu 13: Công thức của thạch cao nung là

A. CaSO4.2H2O. B. CaSO4. C. CaSO4.nH2O. D. CaSO4.H2O.

Câu 14: Để bảo quản các kim loại kiềm cần phải làm gì?

A. Ngâm chúng trong dầu hoả. B. Giữ chúng trong lọ có nắp đậy kín.

C. Ngâm chúng trong rượu nguyên chất. D. Ngâm chúng vào nước.

Câu 15: Crom có số thứ tự 24 trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron của ion Cr3+A. [Ar]4s23d4 B. [Ar]3d54s1 C. [Ar]4s23d6 D. [Ar]3d3

Câu 16: Cho các chất sau: Fe, FeO, Fe(OH)2, FeCl2, Fe3O4, Fe(OH)3 và Fe(NO3)2. Số chất bị oxi hóa khi pứ với dd HNO3 loãng là

A. 5. B. 6. C. 4. D. 7.

Câu 17: Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là quặng boxit có công thức hóa học là A. CaSO4.2H2O. B. Al2O3.2H2O. C. CaCO3. D. CuSO4.5H2O.

Câu 18: Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là A. chỉ có kết tủa keo trắng. B. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.

C. không có kết tủa,có khí bay lên. D. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên.

Câu 19: Dãy kim loại bị thụ động trong axit HNO3 đặc, nguội là

A. Fe, Al, Cu. B. Fe, Al, Cr. C. Fe, Zn, Cr. D. Fe, Al, Ag.

Câu 20: Dung dịch X chứa hỗn hợp gồm Na2CO3 1,5M và KHCO3 1M. Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 200 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch X, sinh ra V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là

A. 1,12. B. 3,36. C. 2,24. D. 4,48.

Câu 21: Dùng m gam Al để khử hết 16 gam Fe2O3 (phản ứng nhiệt nhôm). Sản phẩm sau phản ứng tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH tạo 3,36 lít khí (đktc). Giá trị của m là [O=16; Al=27; Fe=56]

A. 8,10 gam. B. 10,80 gam. C. 2,70 gam. D. 5,40 gam.

Câu 22: Phèn chua có công thức là

A. KAl(SO4)2.24H2O B. KAl(SO4)2.2H2O C. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O D. Al2(SO4)3.24H2O

Câu 23: Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IA (kim loại kiềm) là

A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.

Câu 24: Thổi V (lit) CO2 (đktc) vào 100ml dung dịch Ca(OH)2 1M thì thu được 6 gam kết tủa.

Lọc kết tủa, sau đó đun nóng dung dịch lại thấy xuất hiện kết tủa nữa. Giá trị của V là [C=12;

O=16; Ca=40; H=1]

A. 3,136. B. 3,360. C. 2,240. D. 1,344.

Trang 2/4 - Mã đề thi 132

(3)

Câu 25: Khi điều chế kim loại, các ion kim loại đóng vai trò là chất

A. bị oxi hóa. B. bị khử. C. cho proton. D. chất khử.

Câu 26: Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là

A. thực hiện quá trình cho nhận proton. B. khử các kim loại thành kim loại tự do.

C. khử ion kim loại thành kim loại tự do. D. oxi hóa các kim loại thành ion kim loại.

Câu 27: Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng trái đất đang ấm lên do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị giữ lại mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Khí nào dưới đây là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính?

A. N2. B. O2. C. SO2. D. CO2.

Câu 28: Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Mg từ MgCl2

A. nhiệt phân MgCl2. B. điện phân dung dịch MgCl2. C. dùng K khử Mg2+ trong dung dịch MgCl2 D. điện phân MgCl2 nóng chảy.

Câu 29: Trong số các loại quặng sắt: FeCO3 (xiđerit), Fe2O3 (hematit đỏ), Fe3O4 (manhetit), FeS2 (pirit). Quặng (chất) chứa hàm lượng % Fe lớn nhất là

A. Fe2O3. B. FeCO3. C. Fe3O4. D. FeS2.

Câu 30: Cho các dung dịch sau: CuCl2, AgNO3, ZnCl2, FeCl3, AlCl3, HCl, HNO3. Số trường hợp xảy ra phản ứng tạo hợp chất sắt (II) khi cho lượng dư sắt vào từng dung dịch trên là

A. 5. B. 1. C. 4. D. 6.

Câu 31: Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là:

A. Cu, Fe, Zn, Mg. B. Cu, Fe, Zn, MgO.

C. Cu, FeO, ZnO, MgO. D. Cu, Fe, ZnO, MgO.

Câu 32: Người hút thuốc lá nhiều thường mắc các bệnh nguy hiểm về đường hô hấp. Chất gây hại chủ yếu có trong thuốc lá là:

A. axit nicotinic. B. becberin. C. nicotin. D. mocphin.

Câu 33: Al2O3 là oxit lưỡng tính nên phản ứng được với cả hai dung dịch

A. NaOH, KCl. B. K2SO4, KOH. C. HCl, NaNO3. D. NaOH, H2SO4. Câu 34: Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam hỗn hợp gồm Mg và Cu (tỉ lệ mol 2:1) vào 500 ml dung dịch HNO3 aM (vừa đủ) thu được 0,56 lit hỗn hợp khí NO, NO2 có tỉ khối hơi so với H2 là 19.

Giá trị của a là [H=1; N=14; O=16; Mg=24; Cu=64]

A. 1,025 M. B. 1,00M C. 1,50M. D. 1,75M.

Câu 35: Phản ứng giải thích sự hình thành thạch nhũ trong hang động là

A. CaCO3 + 2HCl CaCl2+H2O+CO2 B. CaCO3 + H2O + CO2  Ca(HCO3)2

C. CaCO3 to

 CaO + CO2 D. CaCO3 + H2O + CO2  Ca(HCO3)2

Câu 36: Cho dãy các chất: Cr(OH)3, Al(OH)3, Ca(OH)2, NaHCO3, Cr2O3, Al, AlCl3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là

A. 4 B. 3 C. 6 D. 5

Trang 3/4 - Mã đề thi 132

(4)

Câu 37: 23. Khi cho 9,76 gam hỗn hợp A gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 vào 100 ml dung dịch H2SO4 1,7M (vừa đủ) thì thu được 2,16 gam nước và m gam muối khan. Giá trị của m là [O=16; S=32; Fe=56]

A. 24,16g. B. 19,91g. C. 23,36g. D. 30,96g.

Câu 38: Cho 0,15 mol bột Cu và 0,6 mol Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,9 mol H2SO4

(loãng). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là :

A. 4,48 lít. B. 8,96 lít. C. 6,72 lít. D. 10,08 lít.

Câu 39: Hai chất thường dùng làm mềm nước cứng toàn phần là

A. Na2CO3, HCl B. Na2CO3,Na3PO4 C. NaCl,Ca(OH)2 D. Na2CO3,Ca(OH)2

Câu 40: Hiện tượng nào đã xảy ra khi cho Na kim loại vào dung dịch CuSO4? A. Sủi bọt khí không màu và có kết tủa màu xanh

B. Bề mặt kim loại có màu đỏ, dung dịch nhạt màu C. Bề mặt kim loại có màu đỏ và có kết tủa màu xanh.

D. Sủi bọt khí không màu và có kết tủa màu đỏ

--- HẾT ---

Trang 4/4 - Mã đề thi 132

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 58: Kim loại nào sau đây phản ứng mạnh với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch kiềmA. Biết các phản ứng xảy ra

Câu 9: Cho từ từ dd NaOH vào dd FeCl 3 , lọc lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi, chất rắn thu được

Câu 64: Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có môi trường kiềm là AA. Câu 65: Một chất khi thuỷ phân trong môi trường

Hỗn hợp X gồm 3 este đơn chức, tọ thành từ cùng một ancol Y với 3 axit cacboxylic (phân tử chỉ có nhóm COOH); trong đó, có hai axit no là đồng đẳng kế tiếp nhau

Câu 22: Phản ứng hóa học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây không thuộc loại phản ứng nhiệt nhômA. Al tác dụng với CuO

Câu 5: Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch HCl là.. Kim loại Al không phản ứng với dung

Câu 5: Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch HCl là?. Kim loại Al không phản ứng với dung

Câu 20: Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có môi trường kiềm là.. Số kim loại trong dãy tác dụng được với nước