• Không có kết quả nào được tìm thấy

Phụ nữ nông dân tỉnh An Giang với vấn đề "kế hoạch hóa gia đình"

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Phụ nữ nông dân tỉnh An Giang với vấn đề "kế hoạch hóa gia đình" "

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Xã hội học, số 3 – 1990 1

Phụ nữ nông dân tỉnh An Giang với vấn đề "kế hoạch hóa gia đình"

VĂN THỊ NGỌC LAN*

An Giang là một tỉnh biên giới (giáp Cămpuchia) thuộc đồng bằng sông Cửu Long, kinh tế cán bộ nghiên cứu chính là nông nghiệp, dân số hiện thời (theo điều tra dân số 01. 1. 1989) là 1. 884. 358 người với tỷ lệ phát triển dân số 1988 là 2,19%)

Các huyện miền núi và vùng sâu (vùng tứ giác Long Xuyên) tỷ lệ phát triển dân số còn cao từ 2,64% - 2,65%) Như vậy sự phát triển dân số ở nông thôn vẫn còn là một vấn đề bức xúc. Tỉnh cũng có nhiều biện pháp vận động thực hiện kế hoạch hóa gia đình cũng đã cố ảnh hưởng tốt đến tình hình phát triền của tỉnh. Trong hơn 10 năm qua tỷ lệ phát triển tự nhiên đã có nhiều hướng giảm:

Tỷ lệ phát triển tự.nhiên Năm

Sinh Chết Tự nhiên

2,87 0, 83

3,70 1976

2,49 0,80

3, 30 80

2,45 0,79

3,24 81

2,35 0,75

3,10 82

2,34 0,76

3,10 83

2,47 0,70

3,17 84

2,36 0,74

3,10 85

2,14 0,76

2,90 86

2,16 0, 74

2,90 87

2,19 0,72

2,91 88

Nhìn chung, nhịp độ phát triển dân số của toàn tỉnh từ giải phóng đến nay đã giảm đi rõ rệt.

Nhưng so với yêu cầu cả nước thì tỷ lệ tăng dân số tự nhiên vẫn là cao. Hớn nữa ở các vùng sâu thì việc sinh đẻ nhiều còn rất đáng lo ngại. Số con bình quân của một hộ còn là 6. Theo chúng tôi quan sát, tỷ lệ sinh trong nông thôn vẫn cao, và sẽ giảm nhưng vẫn còn giâm chậm trong những năm tới. Bởi vì còn một số các yếu tố tâm lý xã hội, giằng co, níu kéo.

Đại đa số dân cư ở nông thôn vẫn còn muốn sinh nhiều con. Theo số liệu của cuộc điều tra xã hội học - của chương trình nghiên cứu 6OB-02 cấp Nhà nước - tại xã Vĩnh Thành, huyện Thoại Sơn, An Giang tháng 5/1988 cho thấy số hộ muốn có 3 con trở lên là 77,44%.

Sinh đẻ sớm, muốn sinh nhiều con, có nhiều mặc cảm với các biện pháp kế hoạch gia đình: đó là những nét nổi bật trong quan niệm và thực tiễn ứng xử của chị em ở nông thôn. Quan niệm chủ yếu của chị em nông thôn sinh đẻ là "trời cho" con nhiều là có phúc, phải có con trai, con gái, "trời sinh voi, trời sinh cỏ". Sự ám ảnh các quan niệm truyền thống là hậu quả của trình độ học vấn và trình độ nhận thức về xã hội còn thấp của chị em nông thôn đa số chị em nông thôn có trình độ văn hóa từ thấp nhất cho đến hết cấp I. Đặc biệt ở vùng sâu thì nữ nông dân không biết chữ còn lớn hơn 58% (số liệu điều tra dân Số 1 - 1 - 89 tỉnh An Giang) - tình hình này hiện nay đang ở mức báo động: có 19,9% từ 6 tuổi trở lên mù chữ và còn 32% các cháu trong độ tuổi từ 6-15 tuổi

*Viện Khoa học xã hội tại thành phố Hồ Chi Minh.

Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn

(2)

Xã hội học, số 3 - 1990 2

chưa được đi học . Lực lượng này sẽ bổ sung vào đội ngũ mù chữ.

Bên cạnh đố điều kiện sinh hoạt vui chơi, giải trí ở nông thôn côn nhiều hạn chế, có những nơi hầu như không cố gì, trai gái lớn lên lo lấy vợ, lấy chồng, sinh con.

Nguyên nhân nữa dẫn đến đẻ nhiều là tỷ lệ chết của trẻ em dưới 1 tuổi còn cao từ đó xuất hiện yếu tố tâm lý xã hội phải đẻ nhiều, nhiều, nhiều một chút cho "chắc ăn". Theo số liệu điều tra dân số của tỉnh 01 . 1. 88 cho thấy: còn 13% số trẻ sinh ra không đạt trọng lượng bình thường (dưới 2, 5kg) ở huyện Tri Tôn (tỷ lệ này là 18%) có em sinh ra chỉ được 1,l kg - 1, 3kg. Do đó tỷ lệ chết của trẻ em dưới 1 tuổi khá cao (chiếm bình quân 11% so với tổng số người chết) . Tỷ lệ này ở các nước phát triển là 1,7%. ò các nước đang phát triển là 9, 2% tỷ lệ 11% của ta là qua cao.

Số trẻ em suy dinh dưỡng ở vùng sâu còn cao chiếm 75 đến 80% (báo cáo của Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh - 6 tháng đầu năm 89) .

Cũng theo số liệu điều tra dân số 1 . 1 . 88 cho thấy tỳ lệ phụ nữ đè trước 1 8 tuổi của tỉnh là 3% đẻ sau 49 tuổi là 1% số người sinh con lần thứ 3 trở lên 55%. Trong đó sinh con thứ 7 trở lên vẫn còn 14%.

An Hòa huyện Châu Thành là một xã nửa nông thôn, nửa thành thị, nằm trên trục lộ giao thông lớn của tình - thế nhưng qua đợt điều tra của dự án VIE/88/P12 do Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh thực hiện tháng 10/89 cho thấy 1/3 phụ nữ trong độ tuổi thanh niên và 1/3 phụ nữ trong độ tuổi 28-35 là sinh con qua dày. Con 6 tuổi trở xuống là 2-3 đứa thậm chí cũng ở xã này có những chị sau 6 năm thành lập gia đình thì đã có tới 5 lần sinh. Những chị có số con 3 cho đến 6 đứa - đứa lớn nhất 6 tuổi chiếm 11,09% trong số chị em có con từ 0-6 tuổi. Không ít các chị mới 30 - 31 tuổi đã sinh 11-12 lần. Trong năm 1988 có những bà 52 tuổi còn sinh con thứ 13-14 (xã Châu Phú, huyện Phú Tân).

Cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch triển khai ở nông thôn trong những năm qua chưa đồng đều liên tục, phong trào chỉ đổi mới tập trung ở các khu vực trọng điểm. Một số cán bộ chuyên môn tại các cơ sở còn yếu kém kỹ thuật chưa tốt, chưa có sức thuyết phục. Mặt khác, điều kiện vệ sinh ở nông thôn còn kém, tỷ lệ bị bệnh phụ khoa cao. Theo báo cáo của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh thì hiện nay còn 40% chị em không chịu làm kế hoạch hóa gia đình là còn sợ bị bệnh. Riêng số chị em thực hiện kế hoạch hóa gia đình mà phát hiện bệnh phụ khoa thì thường đổ lỗi là do đặt vòng, do kỹ thuật kế hoạch hóa gia đình. Thậm chí bị mắc bất cứ bệnh gì (như đau đầu hay viêm dạ dày) thì chị em cũng lại cho là do đặt vòng v. v. . .

Trong đợt điều tra khảo sát của chương trình 60B-02 nhóm nghiên cứu chúng tôi có phỏng vấn số bà con ở xã Vĩnh Chánh - Thoại Sơn về vấn đề này. Câu hỏi đặt ra là: "Theo chị, trong nông thôn ta hiện nay, mỗi cấp gia đình nên sính mấy con là phù hợp? " Số liệu thu thập được như sau:

Số con phù hợp là: 1 đứa - 0,00%

2 đứa - 17,14%

3 đứa - 31,43%

4 đứa trở lên 30, 00%

Không nên tính trước, có bao nhiêu đẻ bấy nhiêu: 21,43%, đặc biệt trong số chị em trung niên, có bao nhiêu đẻ bấy nhiêu con số lên tới 25,53%.

Như vậy quan niệm và mong muốn có nhiều con vẫn còn chiếm tỷ lệ cao trong chính bàn thân chị em ở nông thôn. Đó là chưa kể đến số chị em chỉ muốn có 2 đến 3 con nhưng chồng và gia đình chồng không chịu.

Theo tổng kết của các chị em đi làm công tác vận động kế hoạch hóa gia đinh cho biết là nam nông dân còn có thái độ phản ứng không ủng hộ, có nhiều gia đình không cho cán bộ vào tiếp xúc vợ mình, sợ vợ đi đặt vòng lén, v. v. . . có người còn phát biểu: "vợ tôi đẻ tôi nuôi chứ cố bắt các cô nuôi đâu mà các cô cấm vợ tôi đẻ".

Con số 21,43% cho rằng "trời cho" bao nhiêu đê bấy nhiêu cũng còn là một hiện tượng đáng lưu ý Nhất là đối với các chị trung niên, một chị làm công tác vận động sinh đê kế hoạch huyện Thoại Sơn tâm sự "đối với một số chị em lớn tuổi có nhiều con thì vô phương".

Đối với chị em thanh niên - số cho rằng "trời cho" bao nhiêu đẻ bấy nhiêu, tuy có thấp hơn 13,04%, song

Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn

(3)

Xã hội học, số 3 – 1990 3 vẫn là một con số đáng suy nghĩ.

Tuy vậy, những dấu hiệu tư duy hợp lý đã bắt đầu xuất hiện trong số nữ thanh niên nông thôn trên lĩnh vực quan niệm về số con phù hợp. Trong số nữ thanh niên có 39,13% cho rằng có 2 con là phù hợp. Tết nhiên từ quan niệm tới hành vi thực tiễn của chính bản thân vẫn còn một khoảng cách đầy bất trắc (do nhiều nhân tố quyết định), song đây cũng lả chỉ bảo xã hội đáng được trân trọng và cần được các tổ chức x~hội theo dôi và chăm chút đúng mức để nâng cao ý thức, sự hiểu biết mà giúp chi em thanh niên và chị em trong độ tuổi sinh đê. Hiện nay anh An Giang đã thành lập Uy.ban dân số và kế hoạch hóa gia đình. Đã tổ chức và đào tạo được một mạng lưới vận động và thực hiện theo các biện pháp cụ thể tại các cơ sở (xuống tận ấp xã) phối hợp với các ban ngành như phụ nữ, y tế v. v. . .

Số nữ trong diện sinh đề của toàn tỉnh hiện nay là 45 . 000 người ( 1 5 tuổi - 49 tuổi) . Nhưng mới chi khoảng 1/3 số chị đã thực hiện kế hoạch. Phần lớn là đặt vòng: 76. 789 người. Trong số vòng thực hiện được trong năm 1989 là: 16. 274 cái. Đa số tập trung ở thị xã Long Xuyên và Châu Đốc, còn ở các huyện vấn đề còn tương đối nan giải.

Sự chênh lệch tỷ lệ tăng. tự nhiên của 2 thị xã và các huyện khá rõ, khá lớn .

Đơn vị Tỷ lệ tăng tự nhiên

1,71 Thị xã Long Xuyên

1,81 Châu Đốc

2,64 Tịnh Biên

2,65 Tri Tôn

2,18 Chợ Mới

2,17 Châu Phú

Như vậy để thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình không những đơn thuần là làm công tác vận động thực hiện các biện pháp tránh thai, bên cạnh đó phải có hàng loạt tác động tâm lý xã hội, các chính sách xã hội phù hợp đối với chị em phụ nữ nông dân, cũng như nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ cơ sở phải có chính sách đúng mức, thỏa đáng đối với số cán bộ ở cơ sở Và để thực hiện mỗi một gia đình có 2 con thì 70 - 80% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ phải thực hiện các biện pháp sinh đẻ có kế hoạch .

Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Công việc đóng gạch, nung gạch, làm nhà (thường khi kéo dài vài ba năm, rồi sau đó lại phải đổi công làm nhà giúp những người đã đến làm nhà giúp mình) cũng do

Muốn có hiệu quả thật sự, thì song song với việc phải đáp ứng các nhu cầu về cung cấp các biện pháp tránh thai cho nhân dân, là việc phải bằng mọi cách 'tạo ra

Hiện nay, họ hầu như mới bắt đầu thực hiện kế hoạch hóa gia đình và chưa bị một sức ép nào về hạn chế sinh đẻ từ phía chính quyền hay đoàn thể, vì vậy những câu trả lời

Là một phần của nghiên cứu “Mối quan hệ anh chị em ruột ở nông thôn miền Bắc giai đoạn 1976-1986” của Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới, bài viết này sẽ tập trung

để dân đồng tình hưởng ứng; đồng thời tạo điều kiện đầy đủ nhất, thuận tiện nhất, có hiệu quả kín đáo cho mọi cặp vợ chồng khi họ muốn và cần đến các biện

Từ trước đến nay ta cũng đã có nhiều nguồn số liệu tổng điều tra dân số, nhưng phạm vi và thời điểm khác nhau. Vì đây là lần đầu tiên nên chưa có nhiều kinh

Bài viết này sẽ cố gắng phân tích rõ hơn những yếu tố tác động đến số lượng công việc nội trợ mà người phụ nữ phải gánh vác trong gia đình nông thôn ở cả ba

Việc làm không được trả công 1 (VKTC) là tất cả những hoạt động cung cấp dịch vụ cho một hộ gia đình nhưng không được trả công hay tiền lương, bao gồm việc chăm