• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Đạo đức lớp 2 trang 52, 53, 54, 55 Bài 10: Thể hiện cảm xúc bản thân | Cánh diều

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Đạo đức lớp 2 trang 52, 53, 54, 55 Bài 10: Thể hiện cảm xúc bản thân | Cánh diều"

Copied!
15
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 10: Thể hiện cảm xúc bản thân

Câu hỏi Khởi động trang 52 SGK Đạo đức lớp 2: Trò chơi: Yoga cười.

Hình ảnh: Trang 52 SGK

Tổ chức trò chơi.

Lời giải chi tiết Cách chơi:

- Mỗi bàn hai bạn sẽ quay mặt vào nhau và cười theo hiệu lệnh của quản trò như: cười to, cười nhỏ, cười mỉm, cười sảng khoái,...

Câu hỏi Khám phá trang 52 SGK Đạo đức lớp 2:

Bài 1

Tìm hiểu cảm xúc của những người trong tranh:

Hình ảnh: Trang 52, 53 SGK

(2)

Phương pháp giải:

- Trực quan.

- Phân tích tình huống.

- Thảo luận nhóm/cặp đôi.

- Liên hệ thực tế.

Trả lời Hình 1:

Bạn nữ đang rất vui mừng, ngạc nhiên khi được tặng một đôi giày trông rất đẹp.

Biểu hiện: bạn nữ nở một nụ cười rất tươi, khuôn mặt rạng rỡ.

Hình 2:

(3)

Bạn nam có thái độ khó chịu, ghen tị khi thấy bạn cùng lớp lúc nào cũng được giáo viên khen.

Biểu hiện: bạn nam không cười, gương mặt nhăn lại, tỏ vẻ khó chịu.

Hình 3:

Hai bạn nam đang rất vui vẻ khi được gặp nhau.

Biểu hiện: hai bạn nam ôm lấy nhau, gương mặt đều nở nụ cười rất tươi.

Hình 4:

Bà cụ đang rất vui mừng, hạnh phúc khi nhận được lá thư của người con với nội dung: “Tết này chúng con cho các cháu về quê ăn Tết với mẹ”.

(4)

Biểu hiện: Trên gương mặt bà cụ nở một nụ cười nhẹ nhàng, hạnh phúc.

Hình 5:

Hai bạn nam đang bộc lộ sự khó chịu, tức giận với nhau.

Biểu hiện: gương mặt cau có, dùng ngón tay chỉ một cách thiếu lịch sự vào bạn, cau mày.

Hình 6:

Bạn nam đang bày tỏ cảm xúc vui mừng khi sút được bóng vào khung thành.

Biểu hiện: tay và chân cũng giơ lên biểu hiện sự ăn mừng; khuôn mặt tươi vui, nở một nụ cười tươi trên môi.

Bài 2

Phân biệt cảm xúc tích cực và tiêu cực:

Hình ảnh: Trang 53 SGK

(5)

Phương pháp giải:

- Trực quan.

- Thảo luận nhóm/cặp đôi.

- Liên hệ thực tế.

Trả lời

(6)

- Cảm xúc tích cực bao gồm: vui vẻ, hào hứng, yêu thương, phấn khởi, hạnh phúc.

- Cảm xúc tiêu cực: tức giận, lo lắng, ghen tị, buồn bã, sợ hãi, khó chịu.

Bài 3

Trao đổi về lợi ích của cảm xúc tích cực:

Hình ảnh: Trang 53 SGK

(7)

Phương pháp giải:

- Suy nghĩ.

- Thảo luận nhóm/cá nhân.

- Liên hệ thực tế.

Trả lời

Những lợi ích mà cảm xúc tích cực đem lại:

- Đối với cá nhân: bản thân cảm thấy yêu đời, thoải mái, lạc quan; làm việc, học tập hiệu quả hơn; được bạn bè quý mến.

- Đối với mọi người xung quanh: không khí của mọi người xung quanh trở nên tươi vui hơn; xã hội phát triển văn minh hơn.

Bài 4

Thảo luận về những cách thể hiện cảm xúc tích cực:

Hình ảnh: Trang 54 SGK

(8)

Phương pháp giải:

- Trực quan.

- Thảo luận nhóm/cặp đôi.

- Liên hệ thực tế.

Trả lời

- Cử chỉ: nhảy lên, tay ôm lấy ngực, hành động thể hiện sự vui mừng, ngân nga một bài hát, ...

- Nét mặt: tươi vui, hạnh phúc, bất ngờ, miệng cười tươi, ...

- Lời nói: Tuyệt!, Thật tuyệt!, rất vui, rất thích, Thật hạnh phúc!.

- Viết ra những lời chứa đầy cảm xúc hạnh phúc, yêu thương, thích thú, bất ngờ, phấn khởi.

Câu hỏi Luyện tập trang 54 SGK Đạo đức lớp 2:

Bài 1

Bạn nào thể hiện cảm xúc tích cực, bạn nào thể hiện cảm xúc tiêu cực?

Hình ảnh: Trang 54 SGK

(9)

Phương pháp giải:

- Trực quan.

- Thảo luận nhóm/cặp đôi.

- Liên hệ thực tế.

Trả lời Hình 1:

(10)

Bạn nữ đang thể hiện cảm xúc tích cực.

Biểu hiện: nở nụ cười tươi, nét mặt vui mừng.

Hình 2:

Bạn nam đang thể hiện cảm xúc tiêu cực.

Biểu hiện: nét mặt buồn, lời nói bộc lộ cảm xúc và nguyên nhân: “Hình như chẳng ai yêu mình cả”.

Hình 3:

(11)

Bạn nam đang thể hiện cảm xúc tiêu cực.

Biểu hiện: nét mặt thể hiện sự tức giận, cau mày, tay nắm nắm đấm cùng lời nói: “Hừ!

Lại thua rồi!”.

Hình 4:

Bạn nam đang thể hiện cảm xúc tích cực.

Biểu hiện: nụ cười tươi, nét mặt vui vẻ, ngân nga lời bài hát.

Bài 2

Đóng vai: Em sẽ thể hiện cảm xúc như thế nào trong các tình huống sau:

Hình ảnh: Trang 55 SGK

(12)

Em nhận được thư của bố đang công tác ở nơi xa

Em nhận được một món quà mong muốn từ ông già Nô-en.

Phương pháp giải:

- Trực quan.

- Phân tích tình huống.

- Thảo luận nhóm/cặp đôi.

- Liên hệ thực tế.

Trả lời

(13)

Hình 1: Em nhận được thư của bố đang công tác ở nơi xa.

Thể hiện cảm xúc: Bạn nhỏ nên viết một lá thư hồi đáp gửi cho bố. Trong thư sẽ hỏi thăm sức khỏe bố, bộc lộ nỗi nhớ của bản thân, sự vui mừng, hạnh phúc khi nhận được thư của bố và mong muốn bố sớm trở về với mình.

Hình 2: Em nhận được một món quà mong muốn từ ông già Nô-en.

Thể hiện cảm xúc: Bạn nhỏ có thể nhảy lên, nói to rằng: “Đây đúng là món quà em đang mơ ước. Thật tuyệt vời làm sao!” để thể hiện cảm xúc tích cực, bất ngờ, vui mừng của mình.

Bài 3

Chia sẻ cảm xúc của em trong buổi học ngày hôm nay?

(14)

Phương pháp giải:

- Chia sẻ trước lớp.

- Liên hệ bản thân.

- Thể hiện cảm xúc.

Trả lời

Em chào thầy/cô và các bạn. Em xin chia sẻ cảm xúc của mình trong buổi học ngày hôm nay.

Buổi học ngày hôm nay thực sự rất vui và bổ ích. Bài học giúp em biết được cách thể hiện cảm xúc tích cực, phân biệt được cảm xúc tích cực và tiêu cực, được tham gia vào các hoạt động, trờ chơi vui nhộn. Đây là buổi học em sẽ ghi nhớ mãi. Cảm ơn thầy/cô đã cho chúng em một bài học hay và bổ ích như vậy!

Câu hỏi Vận dụng trang 55 SGK Đạo đức lớp 2: Nói hoặc viết về một kỉ niệm vui của em và cách em thể hiện niềm vui của mình khi ấy.

- Hồi tưởng.

- Liên hệ bản thân.

- Chia sẻ trước lớp hoặc viết.

Lời giải chi tiết

Em chào thầy/cô và các bạn. Em xin chia sẻ một kỉ niệm vui của bản thân.

(15)

Hôm ấy là sinh nhật của em. Bố mẹ đã tặng cho em một đôi giày mà em đã rất thích từ lâu.

Khi mở quà và thấy đôi giày đó, em đã không giấu được sự bất ngờ, hạnh phúc. Em đã nhảy lên, ôm lấy món đồ vào lòng và nói: “Đây là món quà con đã ao ước từ lâu!”. Sau đó, em không quên nói lời cảm ơn đối với bố mẹ và ôm lấy họ.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Trực quan. - Thảo luận nhóm/cặp đôi. - Phân tích tình huống.. - Liên hệ thực tế. Tiến vô tình va phải, khiến Long bị ngã. Mặc dù Tiến đã xin lỗi nhưng Long vẫn giận

Nếu đang có bất hòa với bạn của mình, các bạn nên bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân sau đó tìm gặp bạn của mình để nói chuyện, giải thích nhằm giúp hai bạn hiểu nhau hơn,

Đây là một cuộc thi có giải thưởng vì thế mình muốn nhường cơ hội phát huy điểm mạnh này cho một bạn khác và mình sẽ tham gia môn đá cầu đúng với sở trường của mình để

Khi nhận ra điểm yếu của bản thân là nói quá nhỏ, nghe lại không hay, Vũ đã biết tìm cách khắc phục bằng cách hỏi Hoàng và lắng nghe ý kiến của Hoàng.. - Quyên: Hành

Khi đó, em với bạn đã cùng nhau ngồi lại để giải thích cho đối phương nghe về ý kiến của mình, chỉ ra những điểm đồng tình và không đồng tình trong ý kiến của

Đạo đức 3 trang 56 Câu hỏi 2: Vận dụng điều đã học về tuân thủ quy tắc an toàn giao thông để quan sát thực tế ở cổng trường em hoặc ở nơi công cộng và chia sẻ với

Hoạt động 1 trang 54 Tin học lớp 3: Em hãy kết hợp với hai hoặc ba bạn nữa để tạo thành một nhóm. Thảo luận và lựa chọn một trong các chủ đề dưới đây để chuẩn bị

A. Chọn thư mục lưu bài trình chiếu. Gõ tên tệp vào ô File name. Nháy chuột vào nút lệnh D. Nháy chuột vào nút lệnh Save để hoàn tất. Nháy chuột vào nút lệnh. Chọn