• Không có kết quả nào được tìm thấy

KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH CỦA TỈNH ĐỒNG NAI DƯỚI GÓC ĐỘ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH CỦA TỈNH ĐỒNG NAI DƯỚI GÓC ĐỘ"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TẠP CHÍ CÕNG THƯONG

ĐÁNH GIÁ THựC TRẠNG

KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH CỦA TỈNH ĐỒNG NAI DƯỚI GÓC ĐỘ

LIÊN KẾT VÙNG NỘI VÙNG

• NGUYỄN HOÀI NHÂN - LÂM HẢI

TÓMTẮT:

Bài báo nghiên cứu đánh giá thực trạng khai thác tài nguyên du lịch tại Đồng Nai dướigóc độliên kếtvùng và nội vùng qua việc đánh giá mức độvà hiệu quả của hoạt độngliên kếtphát triển sản phẩm du lịch vớicácđịa phương khác trong việc xây dựng hệ thông sản phẩm du lịch, khuyên khíchcácdoanh nghiệp lữ hành trong và ngoàitình khai thác và đầutưcó hiệu quả dựa trên nguồn tài nguyên du lịch đang hiện hữu tại tình Đồng Nai. Quađó đưa racácđịnh hướng và giải phápcụthể choviệc liên kết sản phẩm du lịch Đồng Nai với cácsản phẩm du lịch nội vùng và liênvùng: (i) Khai thác đượcthế mạnh của các điểm,khu du lịch ĐồngNai,dựa trên định vị của sản phẩm du lịch ĐồngNai; (ii) cầntạo ra những sản phẩmđặc thù, hoàn chỉnh và đa dạng ttong thiết kế, xây dựng hệ thống tuyến điểm; (iii) Xácđịnh vaitrò củacơ quan quản lý nhànước về du lịch trong việc thúc đẩy liên kết, hợp tác,xúctiếnkhuvực.Đồng thờiđưa ra mộtsố’ hàm ý giúpcácdoanhnghiệp, cơ quan quảnlý du lịch vàchính quyền địa phương hoàn thiệnsản phẩm du lịch.

Từ khóa: Liên kết vùng, nội vùng,tài nguyên du lịch,chương trình dulịch.

1. Đặtvấn đề

Cách thành phô’ Hồ Chí Minh 30 km, và cách TP. Vũng Tàu 95km, nằm trên trục quốclộ 1A, Đồng Nai được xemlà một cửa ngõ đi vàovùng kinh tếĐông Nam Bộ - vùng kinh tế phát triển và năng động nhấtcả nước.ĐồngNai có vị trí thuận lợi trong việc kết nôi với các địa phương trong khu vực Đông NamBộ, Tây Nguyên và Duyên hảiNamTrung Bộ, nơi có hoạt động du lịchkhá

phát triển. Tuy tài nguyên du lịch Đồng Nai không quá nổi bật như các địa phương lân cận nhưng những lợi thế nhất định về địa hình, địa mạo, vãn hóa và đặc biệt là vịtrí địa lý tạo cho Đồng Nai những tiềm năng và cơhội cho phát triểndu lịch.Cùng với xuhướng mở rộngdulịch của Việt Nam, liên kết các sản phẩm du lịch trong khu vực tạo cho Đồng Nai một tiềm năng, mộthướng đi mới trong phát triểndu lịch.

(2)

ĐồngNai là tỉnh có tàinguyên dulịch phong phú và đa dạngcảvề tự nhiên vànhân văn, trong đó phải kểđến với 4 loại hình du lịch cơ bảnlà:

Du lịchtham quan, vui chơi giải trí; Du lịch sinh thái rừng; Du lịch mua sắmvà dịch vụ ăn uống;

Du lịchthể thao (sângolf).

Qua đó, du khách và các doanh nghiệp lữ hànhcác tỉnh phụ cậncó thể dễ dàng tiếp cận, khai thác và đầu tư phát triển dulịch. Tuy vậy, Đồng Nai vẫn cònlà một điểmđến rấtmới trên bản đồ du lịch Việt Nam nóichung và các vùng phụ cậnnói riêng. Nếu so với các địa phương lân cận, nơi đón hàng trăm nghìn, hàng triệu lượt khách một năm, như: TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Phan Thiết -Mũi Né, Nha Trang, Đà Lạt thì lượng khách đến Đồng Nai còn rất khiêm tốn.

Theo thống kê từ sở Vănhóa Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Nai, năm 2018, ngànhDulịch tỉnh đã đạt 3.937.000lượt kháchđến thamquan, vui chơi giải trí vàlưu trú (trong đó kháchnộiđịa đạt hơn 3,8 triệu lượt, khách quốc tế 97.417lượt) và chủ yếulà khách du lịchnộiđịahoặc các chuyên gia hoặc các đoàn khảo sát nhỏ lẻ đến từĐức, Anh, Pháp, Mỹ, HàLan, Đan Mạch,... Không phủ nhận đượcnhững lợi thếcủa Đồng Nai về vịtrí, lực lượnglao độngdồidào và sựđa dạng về tài nguyên du lịch nhưng nhữnghạnchếvề cơ sởvật chẩt kỹ thuật phục vụ cho phát triển du lịch (cơ sở lưu trú, vui chơi giải trí), quy mô nhỏ, lẻ và nằmrải ráccủa các tài nguyên,hạn chế về chất lượng nguồn nhân lực du lịch, hạn chế về hệ thống sản phẩm du lịch đặc thù, tiềm năng du lịch chưa được khaithác đúng mức,chưa có quy hoạch phát triểndu lịch đồng bộ,chưa có sự liên kếtphôihợp, liên kết hợptácvàhỗ trợgiữa các địa phương trongvùngvà ngoại vùng...là những điểm yếu cơbản cho sự phát triển của du lịch Đồng Nai.

Do vậy, để khai thác hết tiềmlực vốn có của tài nguyên du lịch tỉnh Đồng Nai,nhấtthiếtphải có sựliênkết, hỗ trợ của các sở ban ngành của các địa phương, phát huy lợi thế với các địa phương đã và đang phát triển mạnh về du lịch trong vùng nhưTP.Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Phan

Thiết - Mũi Né, Nha Trang, Đà Lạttạo thành một trụcliên hoàntrong hệ thông tuyến điểm dulịch nội vùng và liên vùng, dựa trên lợi thế về hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật (đường xá, giao thông,...) của tỉnh. Đặcbiệt, tỉnh ĐồngNai nằm trên trụcđườngxuyên Á với hệ thông mạng lưới đường giao thông quantrọng làquốc lộ 1A, quốc lộ 51, quốc lộ 20và quốclộ 56, cấc cảng đường thủyvà trong tươnglaicó sân bay quốc tế Long Thành, rất thuận lợitrong giao thương và phát triển du lịch; đẩy mạnh hoạtđộng liên kếtxúc tiếnquảng bá dulịch với các tỉnh phụ cận trong vùng và liên vùnglà điều cần thiết để khai thác hếttiềmnăng và thếmạnh vốn có của tỉnhphục vụ cho hoạt động phát triển du lịch. Liên kết là giải pháp hiệu quả nhằm giúp cho du lịchĐồng Nai phát triển một cách bền vững và lâu dài.

Trong các năm qua, mặc dù đã có định hướng chiến lược cho vấn đề nêu trên nhưng chưa có báo cáo thực trạng cụthể nàođê’ có thể giúpcho các nhà hoạch định chính sách xây dựng những kế hoạch hànhđộng phù hợp.

Do vậy, việcnghiêncứu đánh giáthực trạng liên kết vùng nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyêndulịch của tỉnh Đồng Nai là phù hợp với xu thế chung của thờiđại, nhằm đem lại hiệu quả về mặtkinh tế - xã hội, vừa hạn chế nhữngtác động tiêu cực của hoạtđộng dulịch là mộtviệc làmcó ý nghĩa thiết thực và cấpbáchđốì với sự phát triển của du lịch Đồng Naihiện nay.

Xuất phát từ những lý do trên,tác giả đã quyết địnhchọn đề tài: “Đánh giá thực trạng khai thác tài nguyên du lịch củatỉnh Đồng Nai dưới góc độ liên kết vùng và nội vùng” làm đề tài nghiên cứu, với mongmuôn đónggóp vào sự phát triển bền vững của ngành Du lịch Đồng Nai trong thời gian tới.

2. Đánhgiá sứccạnhtranhcủa dulịch Đồng Naiso với cáctỉnh lâncận

Các tiêu thức đánh giáđượcxây dựng dựa trên các nghiêncứu của Ritchieand Crouch (2003) và phân tích cụ thể cho2loại hình du lịch văn hóa và sinh thái. Điểm số chỉ mang tính chất so sánh

(3)

TẠP CHÍ CÔNG THƯƠNG

tương đôi: 1- Khó khăn, 2- Không thuận lợi, 3- Mức thuận lợi trung bình, 4- Thuận lợi, 5- Rất thuận lợi.Đánhgiá do tác giả thực hiện.

Nếu so sánh mang tính tuyệt đốì, Đồng Nai khó có khả năng cạnh tranh với cáctỉnhthành lân cận nhưTP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, PhanThiết - Mũi Né, Nha Trang, Đà Lạt.Tuy vậy, một trong những đặc điểmcủa sản phẩm du lịch là tính chất liên vùng.Điềunày do đặc tính của chuyên đi du lịch tạothành. Một số chuyến du lịch là du lịch trong ngày với phạm vi di chuyển hẹp. Nhưng thông thườngnhiều chuyến du lịch thườngkéo dài nhiều ngày và diễn ra trên phạmvị khá rộng với nhiều điểm du lịch,tại nhiều địaphươngvới nhiều mục đích đi du lịch khác nhau. Với mỗi chuyến đi, khách du lịch thường chọn một vài điểm du lịch cốt lõi - là mục đích chính của chuyếnđi.Trên đường đi hoặc đường trở lại, hoặc trong thời gian lưu tại các điểm du lịch cốt lõi, khách du lịch có nhu cầughé thămcác điểm du lịch khác xung quanh. Đây chính là một cơ hội cho Đồng Nai trong pháttriển sản phẩm du lịch của mình khi tỉnh nằm trên trục liên hoàn với những địa phương có hoạtđộng du lịch phát triển mạnh. Thêm vào đó, yêucầu đa dạng hóa sản phẩm đốì vớikhách du lịch thường xuyên, cùng với sự pháttriển du lịch nội địa vànhất là dulịch cuối tuần cũng mang lại cho ĐồngNai nhữngcơ hội mới trong phát triểndulịch.

3. Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch ĐồngNaidướigócđộ liênkếtvùng vànội vùng

3.1. Tàinguyên dulịch Đồng Nai

***Tài nguyêndu lịch tự nhiên

Tài nguyên du lịch sinh thái gắn với sông Đồng Nai, hồ TrịAn, vườn quốc gia Cát Tiên và nhiềuđiểmthắng cảnh thiênnhiên rừng, núi, hồ vàthác, gồm: thác Mai,thác Hòa Bình, suôi Mơ, núi Chứa Chan, hồĐa Tôn, hồ SôngMây có thể khai thác phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, thể thao, du lịch nghiên cứu khoa học có sức hấp dẫn đôi vớikhách trong nước và quốctế. TạiKhu bảotồnThiên nhiên vàVăn hóa Đồng Nai có các di tích lịch sửnhư căn cứ

địa cáchmạng Chiến khuD, Căn cứTrung ương Cục miền Nam, Khuủy miền Đông,Thác Ràng,...

thuận lợi đểkhaithác du lịch sinh thái kết hợp du lịch văn hóa. Sựđa dạng, phong phú về địa hình tạo cho tỉnh ĐồngNaicó những tiềm năng rất tốt đểtrực tiếp hoặc gián tiếp được khai thácsử dụng tạo ra các sản phẩm du lịch, phục vụ cho mục đích phát triểndulịch.

Tổng số các điểmdu lịch theo địa hình là 51 điểm,như sau: rừng 3điểm; đồi,núilà7 điểm; hồ là 8 điểm; tháclà 9 điểm;suối là4 điểm; sông, cù lao, đảo là 8 điểm và công viên, vườn là 12điểm.

Do đó, trong quá trình địnhhướng phát triển du lịch của tỉnh, cần xem xét và nghiên cứu một cách tổng thể, toàn cục để có được sựđa dạng, phong phú và sự đặc thù, độc đáo của từng sản phẩm du lịch phù hợp vớinhững tiềm năng phát triển du lịch trên địabàn tỉnh.

**Tài nguyên du lịchnhân văn

Các di tích tỉnh Đồng Nai cónguồn tài nguyên du lịch nhân văn và lịch sử có tiềm năng khá phong phú. Năm 2014, toàn tỉnh có 49 di tích đượcnhà nước xếp hạng, trongđó có: 27 di tích xếphạngcấp quốc gia và22 di tích xếphạngcấp tỉnh, nhưsau: Các di tích lịch sử, cách mạng về một thời quá khứ hào hùng của miền đất Đồng Nai anh dũng(Nhà Xanh, Nhà lao Tân Hiệp, Căn cứ khu ủy miền Đông,Địa đạo NhơnTrạch, Khu căn cứ Rừng Sát,...). Nhómdi tích lịch sử, cách mạng là cơ sở để phát triển những tour chuyên đề về nguồn, giáo dụctruyền thống cách mạng, học tập và nghiên cứu lịch sử. Các di tích được xếp vào nhóm thắng cảnh, kiến trúc, nghệ thuật khảo cổ chứađựngnhữnggiá trịtolớn về nhiều mặt. Nổi bật trong nhóm này là Mộ cổ Hàng Gòn (di tíchkhảo cổ), Khu dulịch BửuLong (di tích danh thắng), Khu Đá Ba Chồng (di tích thắng cảnh), Đình Tân Lân (di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật),... Nhìn chung, các di tích vãn hóa lịch sử trên địa bàn Đồng Naitậptrung với mật độ tương đốìcao ở thành phố Biên Hòa. Dovậy khi xây dựng cácchương trình dulịch của Đồng Nai, cần dựa trên quan điểm phát triển hài hòa giữa các địa phương.

(4)

Cáclễ hội truyềnthống làng xã vẫncòn khá phổ biếnở tỉnhĐồngNai: Lễ Kỳ Yên, các lễhội cúng Bà, Lễ hội cúng đình. Cáchoạtđộnglễhội này thuhút sự tham gia củarất nhiều ngườidân địa phương. Việc chọn lọc những yếu tô"mang tính văn hóa truyền thống từ các lễ hội này sẽ tạora môi trườngtốt cho các hoạt động du lịch vănhóa mang tính cộngđồng cao.Điểm đặcsắc của các hoạt động lễ hộicòn được thể hiện qua các loại hình lễ hội của các dân tộc ít người.

Trongsố đó phải kểđến mộtsô' lễ hội hiệnvẫn còntồntại như Lễ hội đâm Trâu (dân tộcChâu Mạ -TânPhú), Lễ hội cầu an (dân tộc Hoa - xã Phú Vinh, huyện Vĩnh cửu),... và một sô' lễ hội đãthất truyền nhưng có khả năng khôi phục như Lễ hộicúng Lúa mới (dân tộc Châu Ro ở huyện Xuân Lộc), Lễ hội Ramadan (dân tộc Chăm ở huyện Xuân lộc). Đây lànhững nét sinh hoạt văn hóa, là tinh hoa của các dântộc anh em sống trên địa bàn tỉnh, mang tính đặcthù rất cao, rấtthích hợp cho việc tạo ra nhữngsản phẩm du lịch độc đáo, đặc sắc vì đối với các tài nguyên văn hóa phi vật thể này, giá trị của nó được thể hiện qua các điệu múa, trường ca, nhạc cụ, món ăn,... vốh rất đặc trưng của các dân tộc. Vì vậy, cần thiết phải có sự điều tra, thu thập đầy đủ lễ hội của các dân tộc ítngười, để qua đó có sựchọn lọc, khôi phục các lễ hội để đưa vào kết hợp phát triển du lịch của tỉnh.

Làng nghề truyền thống cũng là tài nguyên du lịch nhân văn quan trọng và có sức hấp dẫn lớn đốìvới du khách. Nghề truyền thống với các sản phẩm độc đáokhông chỉ thể hiện tài khéo léo của nhân dân lao động mà còn thể hiện những tư duy triết học, nhữngtâm tư tình cảm của conngười. Trên địabàn tỉnh hiệncó mộtsô' nghề, làng nghề truyền thông như: đan lát, mây tre tại phường An Bình; trồng dâu nuôi tằm tại xã Nam Cát Tiên, huyện Tân Phú và xã Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc; dệt thổ cẩm tại huyện Tân Phú; chạm khắc đá tại phường Bửu Long, thành phô' Biên Hòa,... Đặc biệt, về giá trị của cáclàngnghề trong việc gắn kếtphối hợp phát triểndu lịch, làng bưởi Tân Triều ởhuyện Vĩnh

Cửu, nghề dệt thổ cẩm ở huyện Tân Phú và thủ công mỹ nghệ có nhiều điểm lợithê' hơn.

Tóm lại, các lợithê' về tài nguyên nhân văn của tỉnh Đồng Nai hứa hẹn mởra nhiều khả năng choviệcđưa các yếutô' vănhóavào kết hợp khai thác du lịch. Đồng thời, việc phát triển du lịch phải trên cơsởlựa chọn vàcó sự đầu tưhợp lý để đảmbảo việckhai thác được hiệuquả, đồngthời cũng tạođiềukiện cho việc giữ gìnvà phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

3.2. Thựctrạng khai thác tàinguyên du lịch Đồng Nai

Tỉnh Đồng Nainằm trên lưu vực sông Đồng Nai và một nhánh của nó là sông La Ngà, có sôngLá Buôngchảy qua,có nhà máy thủyđiện Trị An. Địa hình Đồng Nai gồm một sô' thung lũng, đồngbằng, gò, đồithấp, phần đất tiếpgiáp với cao nguyênLâmViênvà Di Linh tương đô'i cao. Thành phần đất củađịa phương này được cho là màumỡ, tươi tốt, nên cây ăn trái củaĐồng Nai đa dạng và có chất lượng cao.

Đến Đồng Nai, du khách có thể tham gia những chuyến du lịch sinh thái trong các khu rừng hoặc vườn cây ăn quả, cũng như săn bắn, câu cá, du thuyềntrênsông Đồng Nai, dã ngoại tại cácthắngcảnh như: KDL BửuLong, khu văn hóa Suối Tre, thác Trị An, rừng Mã Đà, VQG Nam Cát Tiên, KDL sinh thái ThácGiang Điền, KDL sinh thái Vườn Xoài, KDL Bò Cạp Vàng, danh thắng Đá Ba Chồng, KDLNúi Chứa Chan...

Haytham quan các di tích chiến tranh, nghiên cứu các di chỉ khảo cổ như: Mộ cổ Hàng Gòn, đàn đá Bình Đa, Chiến khu D, Nhà lao Tân Hiệp,... Đồng Nai còn nổi tiếng với nghề thủ công truyềnthống như: Làng gốm Tân Vạn ven sông Đồng Nai của người Việt, nghề đục đá truyền thống tinh xảo của người Hoa sô'ng gần hồ LongẤn...

Đồng Nai còn là quê hương của một sô'loại nhạc cụ dân gian độc đáo, như: Đàn đá BìnhĐa, sáo trúc, chiêng đồng,thanhla, khèn bầu, khèn môi,... Lốì hát Tam Pót của dân tộc Mạ, một loại hình hát kể có vần điệu được lưu truyền trong

(5)

TẠP CHÍ CÔNG THIffiNG

cộng đồng người Mạ ở huyện Định Quán hiện đang được khôiphục lại.

Mỗi năm, Đồng Nai đón hàngtriệukhách du lịch, trong đó, có trên nửa triệu là khách quốctế.

Sô' tiềnthu được từ các dịch vụ ở Đồng Naimỗi năm cũng lên hàng trămtỷ đồng.

Theo thống kê từ sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Nai, năm 2018, ngành Du lịch tỉnhđãđạt 3.937.000 lượt khách đến tham quan, vui chơi giải trí và lưu trú (trong đó khách nội địa đạt hơn 3,8 triệu lượt,khách quốctế 97.417 lượt), tăng 13,5 % so với cùng kỳ. Doanh thu du lịchđạt 1.386 tỷ đồng, tăng 15,4 % so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy vậy, du lịch Đồng Nai phát triển chưa tươngxứng với tiềm năng hiện có. Lượngkhách đến còn ít, đa phần đều mang tính tựphát, rời rạc, đơn lẻ hoặc chỉ tập trung trong mộtvài ngày diễn ra lễ hội. Nguyên nhân thu hút khách du lịch thì có nhiều, trong đóphải kể đến những yếu tô'cần thiết và quan trọngđể thu hút ít kháchdu lịch tại đâyvẫn còn hết sứcsơ sài;các dich vụ bổ trợ cho hoạt động du lịch như: ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, quà lưu niệm còn nghèo nàn. Hoạt động tuyên truyền, quảng bá tour, tuyếndu lịch còn yếu,chưa có chiến lược quảng bá bài bản chuyên sâu khiến du khách rất khó tiếp cận; tính gắn kết giữacác di tíchlịchsử trên cùng một tuyến chưacao, nhất là chưa có nhiều sự phối hợp với các doanh nghiệp lữ hành, chính quyền địa phương cũng như ngườidânđặcbiệtlà sự liên kết hợp tác giữa các tỉnh thành trong vùng vàcáctỉnhthành thuộc khuvực Duyên hải Nam Trung Bộ và TâyNguyên để xây dựng tour, tuyến dulịch liên hoàn,khép kín.

Nhìn chung, tuy tỉnh bước đầu có khai thác tiềmnăng dulịch đểhình thành các sản phẩm du lịch tương đô'i đa dạng, tuy nhiên ở một sô'khu vực có tiềmnăng lớn chưa thu hút được các dự án đầu tư,do đó chưa khaithác hết hiệu quả tài nguyên dulịch hiệncó. Tỉnh thiếu các sản phẩm du lịch mang tính đặc thù đẳng cấp quô'c tê' có thể tạo thành động lực nâng tầm cho du lịch Đồng Nai. Mô hình tổ chức kinh doanh du lịch

phổ biến ởtỉnh là các khu du lịchdịch vụ vơi quy mônhỏ,phụcvụ khách du lịch cuô'i tuần với sản phẩm chủ yếu là dịch vụ ăn uống, bơi lội, vui chơi giải trí. Sản phẩm du lịch sinh thái miệt vườn,từng đượcxem là đặc thù củatỉnh tổchức còn nhỏ, lẻ, tự phát, hiệu quả khôngcao; đồng thời cónguy cơ tự đánh mấtthươnghiệu do cạnh tranh không lành mạnh, chất lượng sản phẩm, hàng hóa thấp, còn nói thách, thiếu văn minh trong thương mại,...Hệ thốngcácdịchvụ bổ trợ như bãi đỗ xe ô tô, người thuyết minh du lịch thiếu. Kết cấuhạ tầng còn yếu kém chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, tình trạngphát triển nêu trênđã ảnh hưởng không ít đến thươnghiệu ảnh hưởngđến thương hiệu du lịch Đồng Nai.

Chính vì vậy, theo lãnh đạo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch ĐồngNai cũng đãthừa nhận và đánh giá, thời gian qua, tiềm năng du lịch ĐồngNai chưa được khai thác đúng mức, chưa có quy hoạch phát triển du lịch đồng bộ. Xây dựng Quy hoạchphát triển du lịch tỉnh Đồng Nai đếnnăm2020 là rất quan trọng,làm căncứcho công tác quản lý, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên,góp phần giữgìn cảnh quan môitrường, đồng thời làmcơ sở để mời gọiđầu tư xâydựng những khu du lịchhấpdẫn, đápứngnhucầu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí của du khách trong và ngoài nước.

Tóm lại nhữngbất cập tồn tại trong việc khai thác tài nguyền du lịch của tĩnh Đồng Nai dưới góc độ liên kết vùng và nội vùngđó là:

- Chưa pháthuy vai trò, vịthê' của ngành Du lịchtỉnh Đồng Nai trong mốì liên kết phát triển du lịch với vùng kinhtê' trọng điểm phía Nam.

- Cácsản phẩm du lịch chưa đa dạng, phong phú, thiếu tính liênkếtgiữa các địa phương, đơn điệu và trùng lặp, phổ biến vẫn chỉ là các loại hình tham quan, ăn uô'ng và nghỉ dưỡng; thiếu những sản phẩm dulịchvà dịch vụ cao cấp, độc đáo, có chấtlượngvà uy tín trên thịtrường.

- Chưa có nhiều sản phẩm hỗ trợ du lịch khác như các khu vui chơi -giảitrívà dịch vụ hấp dẫn (dịch vụy tê' chămsócsứckhỏe, mua sắm,...) nên

(6)

thời gian lưu trú của du kháchcòn ngắn.Trình độ quản lý yếu là một trong những nguyên nhân cơ bản hạn chế khả năng chi tiêu và kéo dài ngày lưu trú của dukhách.

- Giải quyết việc lựa chọn giữa pháttriển du lịch vổi bảo vệ môi trường sinh thái và môi trường xã hội còn những vấnđề chưahợp lý.

- Hoạt động du lịch lữ hành pháttriển chậm.

- Công tác tuyêntruyền, quảng bá du lịch chưa thực sự hấp dẫn, thiếu sự liênkết giữa các vùng.

- Công tác đào tạo đội ngũ phục vụ du lịch chưa đồng bộ,chưa mạnh, chưa sâu,chưa theo kịp yêu cầu đa dạng, phong phú của phát triển du lịch.

- Chính sách về khuyên khích đầu tư phát triển du lịch và các vănbảncó liên quanđến hoạt động du lịch triểnkhai thiếu đồng bộ ởcácngành,các cấp vàdo đó kết quả đạtđược chưa cao.

- Vai trò quản lý của các cơquan nhà nước về du lịchcũng như sự phối hợp các sở, ngành liên quan chưađồng bộ, hiệu quả công tác xúc tiến du lịch chưa cao.

- Đội ngũ cánbộ ngành Dulịch còn thiếuvà yếu, chưađápứng được yêu cầu phát triển trong quá trình hội nhập.

4. Định hướngphát triểndu lịch Đồng Nai dưới góc độ liênkết vùngvà nội vùng

Khu vực Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ nói chung và Đông Nam Bộ nói riêng, có nhiều điểm, Khu và Trung tâmdu lịch nổi tiếng.

Nổi bật trong số’này phải kể đến trung tâm du lịch TP. Hồ Chí Minh với các điểm vui chơi giải trí, hệ thống cácbảo tàng và các di tích lịch sử - văn hóa nghệ thuật cũng như các danh lam thắng cảnh nổi tiếng cùng với đó là hệ thống các khách sạn, nhà hàng đạt tiêu chuẩn cao (KDL Suối Tiên, KDL Bình Quới, KDL Đầm Sen, Thảo cầm Viên; Trung tâm du lịch TP.

VũngTàuvới hệ thông các khuvuichơigiải trí cao cấp; Phan Thiết - Mũi Né - Hòn Rơm nơi được mệnh danh là Kinhđôcủa Resort cùng với đó là vẻđẹphoan sơ của biểnđảo cùng vớinền văn hóa Chămpa độc đáo (tháp Pô - Sa - Nư);

trungtâmdu lịch TP. Nha Trangnơiđược mệnh danhlà hònngọc BiểnĐông với hệ thông biển đảo,các ditích lịchsử vănhóa Chăm được khai thác rấtmạnh mẽ phục vụ chohoạtđộng du lịch;

TP. Đà Lạtnơi được mênh danh là Paris thu nhỏ, thiênđườngdu lịchnghỉ dưỡng.Từ đó, chúng ta nhận thây rằng, Đồng Nai có nhiều cơ hội để kết nối sảnphẩm du lịch của mình với các sản phẩm, tuyến du lịchvới các địa phương trong vùng du lịch Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ vàTây Nguyên.

Theo bà Phan Thị Mỹ Thanh - Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai cho rằng: Du lịch Đồng Nai muôn phát triển và cạnh tranh đượcvới những tỉnh, thànhphố lâncận,thìphải xây dựng được các khu vui chơi, giải trí khác biệt và khi đầu tư các khu vuichơi giảitrí, phải xác định rõ là dành cho đôi tượng thanh niên, trẻ em hay người lớn tuổi. Cùng với đó, Đồng Nai cũng cần cómột cơ chế, chính sáchphù hợp để kêu gọi đầutư vàhợp tác toàn diện trong lĩnh vựcdulịch; mởrộng liênkết với cáccông ty du lịch, lữ hành của thành phố Hồ ChíMinh,Bà Rịa - Vũng Tàu và các tỉnh khác thuộc khu vực Duyên hải Nam TrungBộ và Tây Nguyên, như:

Bình Thuận, Khánh Hòa và Lâm Đồng, nhằm tạo ra được những sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn,đồngthời, đào tạo đội ngũ làm công tácdu lịch chuyên nghiệp, thân thiện. Ngoài ra, cần phải nâng cao nhậnthức cộng đồng về bảo vệ môitrường, bảo vệ tài nguyên du lịch văn hóa.

Đây là những vân đề cần phải giảiquyếtđểdu lịchĐồng Naicó điều kiệnphát triểnbền vững.

Từ những nhận định trên, tác giả nhận thấy liên kết sản phẩm du lịch Đồng Nai với các tuyến, sản phẩm du lịch nội vùng và liên vùng dựa ttênnhững định hướng cơ bản nhưsau. Trước hết, việc phát triểnvàliênkếtsản phẩm du lịch cần khai thác được thế mạnh của cácđiểm, khu du lịch ĐồngNai, dựa trên định vị của sản phẩm du lịch Đồng Nai. Định hướng này dựa trên đặc điểmcạnhtranhcủacác điểm du lịch trong vùng.

Khuvực Đông Nam Bộcó mộtsô' sản phẩm khá tương đồng về vănhóa, làng nghềcũng như nghỉ

(7)

TẠP CHÍ CÔNG THƯƠNG

dưỡng - sinhthái. Hơn nữa, vùng này có nhiều tàinguyên dulịch tạo ra những sản phẩm dulịch có giá trị cao. Việc phát triển liên kết điểm, khu và trung tâm du lịch của Đồng Nai phải tính tới những điều kiện này và chú trọng vào định vị sản phẩm du lịch của Đồng Nai. Tuy sản phẩm du lịch của Đồng Nai chưa thể cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm du lịch của các địa phương khác nhưng sẽ là một sản phẩm thay thế và kết nổì quan trọng, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch.

Thứ hai, cần tạoranhữngsảnphẩm đặc thù, hoàn chỉnh và đadạng trong thiết kế, xây dựng hệ thống tuyến điểm. Ngoại trừ cácsản phẩm nghỉ dưỡng cuốituần, các sảnphẩm du lịch của Đồng Nai thường có quymô nhỏ, lẻ và phân tán.

Trong khiđó, nhucầucủakhách du lịch tập trung cho những chuyến du lịch dài ngày vớinhiều loại hình dulịch đadạng. Việc đưa các điểm du lịch Đồng Nai trong những sảnphẩm du lịch hoàn chỉnh, đa dạng trong vùng và liên vùng (Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên) cần tính tới các điểm du lịch trong tuyến được xây dựng thành chuyên đề (sinh thái, văn hóa, biển - đảo,...)hình thành các điểm hỗ trợ trong cáctour chuyên đề; xây dựng những lộ trìnhdu lịchkết hợp nhiều điểm du lịch dựa trên nguyên tắc liên hoànvà đại chúngtrong công tác xây dựng tuyến điểm du lịch; đảm bảo điều kiện giao thông thuận lợi giữa các điểm du lịch; đảm bảo các điều kiện dịch vụ dọc tuyến du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch khi họ thamgia vàohoạt độngdu lịch.

Thứ ba, là vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch trong việc thúc đẩyliên kết, hợp tác,xúc tiếnkhuvực, xâydựng sản phẩm và đặc biệtlà trong khuyên khích, kích cầudu lịch, tạo cơ chếmở đểthu hút các nhà đầu tư,đặc biệt là cácdoanh nghiệp lữ hànhthamgia phát triểnvà khaithác tài nguyên du lịch nhằm tạo racác sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn thu hút được du khách. Sản phẩm du lịch Đồng Nai chưa phát triển, chưa có sự khác biệt phần lớn mớiở dạng tiềmnănghoặc khaithác một cách nhỏ lẻ, chưa

có sản phẩm đặc thù. Phần lớn các công ty lữ hành có xu hướngkhai tháccácsản phẩm du lịch có sẩn mà ít đầu tư phát triển sản phẩm mới.

Cũng có một số' công ty du lịch đi tiên phong trong việcphát triển điểm du lịch mớikhi họ thây tiềm năngthực sự cao. Để phát triển những sản phẩm du lịch liên kết vùng từ ýtưởngtới thực tế đòi hỏinhững nỗ lực của các cơquan quản lý nhà nướcvề du lịch, tiên phong trong việc xúc tiến, quảng bá và đầu tưcủacác khu vực nhà nước,tư nhân, quốc tế, tổ chức phi chính phủ,...trong việc pháttriển sản phẩm du lịch.

5. Xây dựng các chương trình du lịch liên kết vùng và nội vùng khaithác các sản phẩm du lịch Đồng Nai

Hiện tại, cácchương trìnhdu lịch liên vùng với sự thamgia của các điểm đến du lịch Đồng Nai đã và đang manh nha được hình thành. Tuy nhiên, các sảnphẩm cụthể và đặc thù vẫn chưa được hình thành. Với những tiềm năng, hiện trạng và vị thếpháttriển du lịch của Đồng Nai cũng như của khu vực, một số sản phẩm đặc trưng của khu vực Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam TrungBộ vàTây Nguyênmà Đồng Nai có thể tham gia là:

Sảnphẩmdu lịch Đồng Nai:

Đồng Nai với vị trínằmở cửa ngõ phía Đông của TP. Hồ ChíMinhvà Bà Rịa - Vũng Tàu nổi tiếng với các điểm,khu dulịchvà cáccơ sở dịch vụ caocấp. Vớivị trí địalýgầnTP. Hồ Chí Minh và Bà Rịa - Vũng Tàu, hệ thông giao thông khá thuậntiện,Đồng Nai làmộtđiểm du lịch khá hấp dẫn trong quá trình kết nốitour,tuyến theo hướng TP. Hồ ChíMinh -Biên Hòa - Vũng Tàu.

Với tàinguyên du lịch đa dạng, có nhiều giá trị thìviệcliên kết vùng và nội vùng với điểm đếnlà Đồng Naicó thểđápứng nhu cầu du lịch nội địa và quô'c tế với các loại hình du lịch chủ yếu:

- Dulịch tham quan, vui chơi giải trí.

- Du lịch sinhthái rừng.

- Du lịch mua sắmvà dịch vụ ăn uống.

- Du lịchthểthao (sân golf).

(8)

Hiện nay,dulịch ở Đồng Nai tham quan, vui chơi giải trílàchủ yếu.Loại hình du lịch sinh thái rừng tập trungchủ yếu ở Vườn quốc giaCát Tiên.

Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai, Thác Mai - Hồ nước nóng chưa pháthuy vì các sản phẩm, dịch vụ và hạ tầng phục vụ du lịch còn hạn chế. Riêng dịch vụ ăn uống ĐồngNai phát triển mạnh và doanhthu dịch vụ này chiếm trên 50% tổng doanhthungành Du lịch.

Các Chương trình du lịch liênkết vùngcó thể khai tháckếthợp các giá trị du lịch trên để phát triển thành một hệ thống sản phẩm đầy đủ. sản phẩm du lịch Đồng Nai đápứng thị trường du lịch nội địavà quốctế. Thị trườngdu lịchnội địa bao gồmcả khách du lịch TP. Hồ Chí Minh và các địa phươngvới các sản phẩm du lịch trong ngày,khai thác nhiều hơn các giá trịthamquan, vui chơi giải trí, mua sắm, lễ hội và nghỉ dưỡng biển. Thị trường khách du lịch quốc tế bao gồm cả kháchlẻ đi tự do và khách đi theo tour tại khu vực phía Nam, với các sản phẩm dulịch trongngày, khai thác nhiềuhơn các giá trị cảnh quan thiên nhiên, văn hóa, làng nghề truyền thống.

Lồng ghép sản phẩm du lịch của Đồng Nai vào các chươngtrình du lịch miềnTrung và Tây Nguyên

ở mộtphạm vi lớn hơn, các sản phẩm dulịch Đồng Naicó thể được lồng ghép vào hệ thống các chương trình du lịch củavùngDuyênhảiNam Trung Bộ vàTây Nguyên. Hiện tại, hệthôngcác sản phẩm dulịch được xâydựng thànhmộttuyến dọc từNam đến Bắc, từ Đông sang Tây và ngược lại. Tuy vậy, với sựphong phú và đa dạng của các tàinguyên du lịch ViệtNam, các sản phẩm du lịch đượcđịnh hướng theo các vùng. Các sản phẩmdulịch Đồng Nai có thểtham gia vào các sản phẩm dulịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên hoặc xuyênViệt của cáccông ty lữ hành.

ĐồngNaicó thể tham gia vào các chươngtrình du lịch theo hướng liên kếtvùng và nội vùng:

- Bổ sung các lựa chọn các điểm du lịch: Các điểm du lịch sinh thái, tham quan,giải trí ởĐồng

Nai có thể trở thành các lựa chọn thay thế cho các điểm du lịch tại lân cận, tăng sự đa dạng, phong phú cho các sản phẩm du lịch theo các tuyến miền Trung -Tây Nguyên.

- Xây dựng thành các chương trình du lịch riêng: các sản phẩm du lịch ở vùng ĐôngNam Bộ trongđócó sự tham gia của các điểm dulịch tại Đồng Nai: TP. HồChí Minh - Đồng Nai - Long Hải; TP. Hồ Chí Minh - ĐồngNai - Vũng Tàu;

TP. HCM- Đồng Nai - Bình Dương - Bình Phước.

6. Một sô'kiếnnghị, giải pháp để khai thác tài nguyêndu lịch củatỉnh Đồng Naidưới góc độ liên kết vùng và nội vùng

Để khai thác có hiệuquả tài nguyên du lịch liên kết với khu vực là một hướng đi để phát triển sản phẩm du lịch của Tỉnh. Tuy vậy, thực hiện mục tiêunàycũng đòi hỏicần có nhiều nỗ lực của các bên tham gia trong phát triển sản phẩm du lịch Đồng Nai, không chỉ ngành Du lịch mà cả cácbên tham giakhác. Mộtsô' giải pháp đưara đểthúc đẩyphát triểnsản phẩmliênkết khu vực là:

Thứnhất, về định hướng chính sách pháttriển dulịch của tỉnh, cần đưa chương trìnhphát triển cácsản phẩm du lịch liên kết vùng và nội vùng là một trong nhữngchươngtrình pháttriển du lịch củatỉnh trong thời giantới. Trên cơsở định hướng này, có nhữngchính sách cụ thể cho phát triển sản phẩm từ việcđầu tư hoàn thiện cấcđiểm du lịch trong chương trình du lịch liên kết tới việc thúc đẩy các hoạt động xúc tiếnsản phẩm du lịch chung của tỉnh và khuvực.Chươngtrìnhnàynằm trong tổng thể chiến lược phát triển du lịch của tỉnh nhằm phát triển ngành Du lịch Đồng Nai, từ điều kiện kinh tê'- xã hội tới phát triểnvà xúc tiến sản phẩm du lịchtrọng tâm.

Thứ hai, đẩymạnh xã hộihóa, huy động mọi nguồn vốn trongnước và tranh thủ nguồnđầu tư nước ngoàichophát triển du lịch; pháthuy tô'i đa tiềm năng, lợithê' về yếu tô'tự nhiên và vănhóa dân tộc, thê' mạnh đặctrưngcủa tỉnh; Tăng cường liênkết, xúc tiến du lịch, mở rộng hợptác phát triển du lịch với các vùng, trong đó chú trọng liên

(9)

TẠP CHÍ CÔNG THƯƠNG

kết với các địa phương trong khu vực để phát triểndu lịch.

Thứ ba, khai thác hiệu quả, bền vững các tiềm năng du lịch. Đặc biệt chú trọng đến những lợi thếvề vịtrí địa lý, các tiềm năng phát triển du lịch và các lợi thế so sánh khác để tăng cường liên kết vùngvà nội vùng cho phát triển sản phẩm, các tỉnh trong khu vựccầnxây dựng các những chương trình chung cho phát triểnsản phẩm liên vùng và nội vùng. Chương trình bao gồm từ việc nghiên cứuthịtrường, khảosát để xây dựng sản phẩm tới những chươngtrình xúc tiến chung và những chươngtrình phôi hợp xúc tiến củacác tỉnhtrong khu vực. Hiện tại, Đồng Naivà các tỉnh lân cận có quan hệ hợp tác, trao đổi,chia sẻkinh nghiệmkhá hiệuquả. Nếucác tỉnh tiếp tục thúc đẩy mốì quan hệ này lên một mức mới là hợp tác xâydựng và khai thác sản phẩm chung sẽ đem lại hiệu quả cao hơntrong hợptáccủa khu vực.

Thứtư, phát triển du lịch bền vững gắn liền

với phát triển thương mại và bảotồn, phát huy các giá trị vãn hóa dântộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trâttự an toàn xã hội; đảm bảohài hòa giữa khai thác phát triển du lịchvới bảo vệ giá trị tài nguyêntự nhiên và nhân văn.

Thứ năm, nâng caohiệu lực, hiệu quảquản lý nhà nước từtỉnh đến cơ sở và chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch ngắn hạn, trunghạnvà dài hạn trong mối quan hệ liên kết vùngnhằm tạo ratính đồngbộvà nhất quán để đáp ứng yêucầu phát triển du lịch hiện nay.

Thứ sáu, đầutư xây dựng cáccơ sở vật chất hạtầng phục vụdu lịch. Nâng cao chất lượng và đa dạngsản phẩm du lịch mang tính đặc thù của địa phương, có tính hấpdẫnvà cạnh tranh cao, hướng đến đôi tượng khách có chi trả cao và phục vụ nhu cầu vui chơi giảitrí củathịtrường trong và ngoài tỉnh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sốhg cho cộng đồng dân cư, đápứng nhu cầu xã hội ■

TÀILIỆU THAM KHẢO:

1. Chính phủ (2011). Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. ban hành kèm theo Quyết định sô'2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Chính phủ (2014). Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020, tẩm nhìn đến năm 2030, theo Quyết định sô 2351/QĐ-TTg ngày 24/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

3. Chính phủ (2008). Quyết định sô 73/2008/QĐ-TTg ngày 04/6/2008 của Thủ tưởng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tê' - xã hội tỉnh Đồng Nai đến năm 2020.

4. Trương Quang Hải (2011), cấp vùng trong hệ thống các đơiỉ vị tổ chức lãnh thổ phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam, cơ sở khoa học cho phát triển vùng trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam, Nhà xuâ't bản Thế giới, Hà Nội.

5. Phạm Trung Lương (2010), Liên kết phát triển du lịch các tỉnh khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ - Những vấn đề đặt ra, Hội thảo liên kết phát triển du lịch Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, Tổng cục Du lịch, TP. Pleiku.

6. Lê Thế Giới (2008), Xây dựng mô hình hợp tác và liên kết vùng trong phát triển vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nang - số 2 (25).

7. UBND TP. Đà Nang (2011). Liên kết phát triển 7 tĩnh Duyên hải Miền Trung, Kỷ yếu hội thảo, Đà Nẩng.

(10)

Ngày nhận bài: 12/8/2020

Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 22/8/2020 Ngày chấp nhậnđãng bài:2/9/2020

Thôngtin tác giả:

1. ThS.NGUYỄN HOÀINHÂN 2. ThS. LÂMHẢI

Khoa Kinhtế - Quản trị

Trường Đại họcCôngnghệ Đồng Nai

ASSESSING THE STATUS QUO

OFEXPLOITING

TOURISM

RESOURCES

IN

DONG NAI

PROVINCE

IN TERMS

OF INTERNALREGION

AND REGIONAL

LINKAGES

• Master. NGUYENHOAI NHAN

• Master. LAMHAI

Faculty of Economics and Management, Dong Nai Technology University

ABSTRACT:

Thisstudy is toassess thestatus quo of exploiting tourism resources in Dong Nai Province in terms ofinternal regionand regional linkages.The assessment is carried outby assessing the level and the effectiveness of tourism development activities with other localities in building tourism product systems, encouraging travel enterprises inside and outside the province to exploit and invest in the provincial tourism resources.

Basedon the study’sfindings, some orientations and specific solutions forlinkingDong Nai Province’s tourism products withlocal and inter-regionaltourism products are proposed including1) Exploiting thestrengths of theDong Nai Province’s touristattractions and resorts based on the positioningofDong Nai Province’s tourism products; 2)Developing andcreating specific and diversified products in the system ofhighlighted destinations; and 3) Determing therole of state managementagenciesintourismin promoting regional links. Thisstudy also presnets some implications to help businesses, tourism management agencies and local authoritiesto improvetourismproducts.

Keywords: Regionallinkage, internal region,tourismresources, tourism program.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nghiên cứu “Thực trạng phát triển nguồn nhân lực du lịch vùng Bắc Trung B ộ” đã tập trung đánh giá các tiêu chí: số lượ ng, ch ất lượ ng, hi ệ u qu ả lao

Nghiên cứu này đã đánh giá được tổng hợp tài nguyên du lịch ở Cù Lao Chàm, phân tích được những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển du lịch, từ đó đề

Do hạn chế về nguồn lực thời gian, kinh phí, nên việc đánh giá mức độ nhiễm mặn trong đất và phân vùng mức độ nhiễm mặn hoàn toàn dựa vào số liệu sơ cấp thu thập được

Bài báo trình bày kết quả đánh giá về những giá trị độc đáo của tài nguyên địa mạo ở Vịnh Bái Tử Long theo hệ thống các tiêu chí đánh giá tài nguyên địa mạo, kết quả

Trong 50 người được phỏng vấn, đại đa số cho rằng khai thác khoáng sản là nguyên nhân chính gây nên các vấn đề về môi trường đất tại địa bàn và những tồn tại

KẾT LUẬN Dựa vào bộ tiêu chí đã chọn, nhóm nghiên cứu đã đánh giá được mức độ quản lý tài nguyên NDĐ của địa bàn tỉnh Trà Vinh đạt mức độ “Bền vững cao” qua 5 tiêu chí đánh giá của bộ

Khi tìm hiểu về loại hình du lịch trang trại em muốn đánh giá việc khai thác loại hình du lịch này tại vùng xung quang chân núi Ba Vì từ đó đưa ra những biện pháp trong tầm hiểu biết

59 địa phương đã khai thác phục vụ du lịch ở các làng nghề tốt, rất hấp dẫn cao du khách, về ẩm thực truyền thống của thành phố có 89 % du khách cho rằng rất hấp dẫn và độc đáo, 71% du