• Không có kết quả nào được tìm thấy

3. Khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "3. Khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 42: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, AN NINH QUỐC PHÒNG Ở BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC ĐẢO,

QUẦN ĐẢO

I. Vùng biển và thềm lục địa nước ta giàu tài nguyên

1. Nước ta có vùng biển rộng lớn

- Diện tích trên 1 triệu km2

- Bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế biển, thềm lục địa.

2. Nước ta có điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển

- Nguồn lợi sinh vật: Do biển ấm, nhiều ánh sáng, giàu ôxi, độ mặn trung bình 30-33o/oo nên sinh vật biển phong phú, giàu thành phần loài, nhiều loài có giá trị kinh tế cao, một số loài quý hiếm, cần bảo vệ(bào ngư, chim yến, hải sâm).

- Tài nguyên khoáng sản, dầu mỏ và khí tự nhiên:

+ Dọc bờ biển nhiều vùng thuận lợi sản xuất muối ( cung cấp 900 nghìn tấn/năm).

+ Vùng biển nước ta nhiều sa khoáng: ôxít titan, cát trắng làm thủy tinh và pha lê (Quảng Ninh, Khánh Hòa).

+ Vùng thềm lục địa có tích tụ dầu, khí với nhiều mỏ tiếp tục được phát hiện, thăm dò và khai thác.

- Về điều kiện phát triển giao thông vận tải biển:

+ Nằm gần các tuyến hảng hải trên Biển Đông.

+ Dọc bờ biển có nhiều vụng biển kín thuận lợi cho xây dựng cảng nước sâu và nhiều cửa sông thuận lợi xây dựng cảng.

- Điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển – đảo:

+ Nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt, thuận lợi phát triển du lịch và an dưỡng.

+ Nhiều hoạt động du lịch thể thao dưới nước phát triển.

II. Các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển

1. Thuộc vùng biển nước ta có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ

- Các đảo đông dân như Cái Bầu, Cát Bà, Phú Quý, Phú Quốc và có các quần đảo như Vân Đồn, Cô Tô, Cát Bà, Hoàng Sa, Trường Sa, Côn Đảo (hay còn gọi là Côn Sơn)...

Ý nghĩa của các đảo, quần đảo trong chiến lược phát triển KT-XH và an ninh quốc phòng

+ Các đảo, quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền.

+ Là hệ thống căn cứ tiến ra biển và đại dương để khai thác nguồn lợi vùng biển hải đảo và thềm lục địa.

+Là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo

2. Các huyện đảo ở nước ta

Nước ta có 12 huyện đảo ( tính đến năm 2006) : + Tỉnh Quảng Ninh: huyện đảo Cô Tô và Vân Đồn.

+ TP.Hải Phòng: huyện đảo Cát Hải và Bạch Long Vỹ.

+ Tỉnh Kiên Giang: huyện đảo Kiên Hải và Phú Quốc.

+ Huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị); huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi); huyện đảo Hoàng Sa (TP. Đà Nẵng);huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa); huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận);

huyện đảo Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu)

(2)

3. Khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo

a.Tại sao phải khai thác tổng hợp

- Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng và phong phú, chỉ có khai thác tổng hợp thì mới mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Môi trường biển không thể chia cắt được, vì vậy khi một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại rất lớn cho cả vùng bờ biển và đảo xung quanh.

- Môi trường đảo biệt lập, nhỏ nên rất nhạy cảm trước tác động của con người, nếu khai thác mà không chú ý bảo vệ môi trường có thể biến thành đảo hoang.

b. Khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo

- Tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ, các đối tượng có giá trị kinh tế cao và cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính chất hủy diệt nguồn lợi.

- Phát triển đánh bắt xa bờ giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản, bảo vệ vùng trời, vùng biển và thềm lục địa nước ta.

c. Khai thác tài nguyên khoáng sản

- Đẩy mạnh sản xuất muối (DHNTB) và hiện nay tiến hành sản xuất muối công nghiệp đem lại năng suất cao.

- Đẩy mạnh công tác thăm dò, khai thác dầu khí, liên doanh liên kết với nước ngoài.

- Việc khai thác các mỏ khí thiên nhiên mở ra bước phát triển mới cho CN làm khí hóa lỏng, làm phân bón, sản xuất điện.

- Xây dựng các nhà máy lọc, hóa dầu để nâng cao hiệu quả kinh tế.

- Tránh để xảy ra các sự cố môi trường trong thăm dò, khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí.

d. Phát triển du lịch biển

- Nâng cấp các trung tâm du lịch biển, nhiều bãi biển mới được đưa vào khai thác.

- Các khu du lịch quan trọng: Hạ Long-Cát Bà-Đồ Sơn( ở Quảng Ninh và Hải Phòng), Nha Trang( Khánh Hòa), Vũng Tàu ( Bà Rịa- Vũng Tàu)...

e. Giao thông vận tải biển

- Cải tạo, nâng cấp các cụm cảng Sài Gòn, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng…

- Một số cảng nước sâu đã được xây dựng như cảng Cái Lân-Quảng Ninh, Nghi Sơn- Thanh Hóa, Vũng Áng-Hà Tĩnh, Dung Quất-Quảng Ngãi, Vũng Tàu-BRVT… và hàng loạt cảng nhỏ được xây dựng.

- Các tuyến vận tải đã nối liền các đảo với đất liền để phát triển kinh tế - xã hội ở các tuyến đảo.

4. Tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa :

Do biển Đông là biển chung của nước ta với nhiều nước trong khu vực nên:

-Tăng cường đối thoại, hợp tác => tạo ra sự phát triển ổn định trong khu vực, bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân ta, giữ vững chủ quyền,toàn vẹn lãnh thổ nước ta.

- Mỗi công dân Việt Nam đều có bổn phận bảo vệ vùng biển và hải đảo của Việt Nam cho hôm nay và mai sau.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nguyễn Văn Hạnh, Võ Xuân Hùng Trung tâm thông tin, dữ liệu biển và hải đảo Quốc gia Tóm tắt: Bài báo trình bày về việc xây dựng phần mềm quản lý và khai thác dữ liệu

Bên cạnh nguồn lợi hải sản tự nhiên ( Xem thêm tiềm năng phát triển khai thác hải sản), Việt Nam còn có tiềm năng rất lớn để phát triển nuôi trồng thuỷ sản trong

+ Dầu khí được khai thác ở thềm lục địa Đông Nam Bộ. + Công nghiệp hóa dầu đang dần được hình thành, trước mắt là xây dựng các nhà máy lọc dầu, các cơ sở hóa dầu để

Dầu khí là mặt hàng xuất khẩu có giá trị, là nhiên liệu để sản xuất điện và là nguyên liệu tạo ra các sản phẩm khác. Vùng biển nước ta

Cần đặt kế hoạch quản lý các giá trị di sản của vùng biển đảo đá vôi VHL-Cát Bà vào khuôn khổ quản lý tổng hợp vùng bờ biển (ICM framework) với một cơ chế phối hợp quản

Điều này có thể hiểu rằng, công tác khuyến ngư tại địa phương vùng bãi ngang chưa thực sự góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác hải sản, hoặc có thể do

Trong quá trình khai thác cảng biển, theo các nghị định và thông tư vễ quản lý và khai thác cảng biển đều phải có quá trình kiểm định đánh giá tình trạng hoạt động của

Do đó đề tài được thực hiện nhằm hướng đến khai thác các giá trị văn hóa tâm linh, tín ngưỡng truyền thống của người dân vùng biển Cát Hải với các lễ hội tưởng nhớ Đông Hải Đại Vương