• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lý thuyết Địa lí 11 Bài 5 (mới 2022 + Bài Tập): Lý thuyết Một số vấn đề khu vực và châu lục – Tiết 3: Tây Nam Á và Trung Á

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Lý thuyết Địa lí 11 Bài 5 (mới 2022 + Bài Tập): Lý thuyết Một số vấn đề khu vực và châu lục – Tiết 3: Tây Nam Á và Trung Á"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHU VỰC VÀ CHÂU LỤC – TÂY NAM Á

I. Đặc điểm của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á 1. Tây Nam Á

a) Vị trí địa lí

- Khái quát: Diện tích: 7 triệu km2; Dân số: 313 triệu người.

- Lãnh thổ, bao gồm các nước: Armenia, Azerbaijan, Bahrain, Síp, Gruzia, Iran, Iraq, Israel, Jordan, Kuwait, Liban, Oman, Palestin (dải Gaza và Bờ Tây sông Jordan), Qatar, Ả Rập Saudi, Syria, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Yemen, Phần châu Á của: Ai Cập (bán đảo Sinai), Thổ Nhĩ Kỳ (Tiểu Á hay Anatolia).

Khu vực Tây Nam Á

- Vị trí: Nằm ở Tây Nam châu Á, tiếp giáp 3 châu lục: Á, Âu, Phi; án ngữ trên đường hàng hải quốc tế từ Á sang Âu. Có vị trí chiến lược về kinh tế, giao thông, quân sự.

b) Điều kiện tự nhiên

- Khí hậu khô, nóng nhiều núi cao nguyên và hoang mạc.

- Tài nguyên chủ yếu là dầu mỏ tập trung quanh vịnh Pec-xich.

(2)

c) Điều kiện kinh tế - xã hội

- Nơi ra đời nhiều tôn giáo, nền văn minh.

- Hiện nay đa số dân cư theo đạo Hồi nhưng bị chia rẽ thành nhiều giáo phái mất ổn định.

Vườn treo Ba-bi-lon 2. Trung Á

a) Vị trí địa lí

- Khái quát: Diện tích: 5,6 triệu km2; Số dân: 61,3 triệu người.

Khu vực Trung Á

(3)

- Lãnh thổ, bao gồm các nước: Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan, Mông cổ.

- Vị trí địa lí: Nằm ở trung tâm châu Á, không tiếp giáp biển hay đại dương nào, án ngữ trên con đường tơ lụa. Có vị trí chiến lược về quân sự, kinh tế.

b) Điều kiện tự nhiên

- Khu vực giàu có về tài nguyên dầu khí, sắt, đồng, thủy điện, than, urani,…

- Khí hậu khô hạn => trồng bông và cây công nghiệp.

- Các thảo nguyên chăn thả gia súc.

c) Điều kiện kinh tế - xã hội

- Khu vực đa sắc tộc, mật độ dân số thấp.

- Trừ Mông Cổ, đa số dân cư theo đạo Hồi.

- Giao thoa văn minh phương Đông và Tây.

3. Nét tương đồng giữa hai khu vực Tây Nam Á và Trung Á - Là những khu vực có vị trí mang tính chiến lược.

- Khí hậu khô hạn.

- Giàu tài nguyên khoáng sản (dầu mỏ).

- Đang tồn tại những mâu thuẫn liên quan đến tranh chấp quyền lợi về đất đai, tài nguyên dẫn đến các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo và khủng bố.

Khai thác dầu mỏ ở khu vực Trung Á và Tây Nam Á

(4)

II. Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á 1. Vai trò cung cấp cấp dầu mỏ

BIỂU ĐỒ LƯỢNG DẦU THÔ KHAI THÁC VÀ TIÊU DÙNG CỦA MỘT SỐ KHU VỰC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2017

- Trữ lượng dầu mỏ lớn, Tây Nam Á chiếm 50% thế giới => nguồn cung chính cho thế giới => trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc.

2. Xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố

- Nguyên nhân: Tranh giành đất đai, nguồn nước và tài nguyên; Can thiệp của nước ngoài, các tổ chức cực đoan.

- Biểu hiện: xung đột dai dẳng của người Arab-Do thái.

- Hậu quả: tình trạng đói nghèo ngày càng tăng.

(5)

Tây Nam Á và Trung Á là khu vực bất ổn định về chính trị trên thế giới

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Bộ phận lục địa: phía tây là hệ thống núi, cao nguyên hiểm trở xen kẽ bồn địa, hoang mạc; phía đông là vùng đồi, núi thấp và những đồng bằng rộng, bằng phẳng.. +

Phần lớn khu vực này thuộc đới ôn hòa, ở phía Nam có khí hậu cận nhiệt đới, phía đông phần lục địa và phần hải đảo chịu ảnh hưởng gió mùa.. - Phần đất liền: gồm

Câu hỏi trang 121 Địa Lí lớp 7: Quan sát bản đồ tự nhiên của từng khu vực của châu Á và các thông tin trong bài, em hãy trình bày đặc điểm tự nhiên (địa hình, khí hậu,

+ Phía Bắc giáp biển Ca-xpi và biển Đen; phía Tây giáp biển Địa Trung Hải và biển Đỏ; phía Tây Nam giáp vịnh Pec-xích và biển A-rap.. + Phía Bắc giáp khu vực Trung

+ Đồng bằng Ấn - Hằng, dải đồng bằng ven biển có địa hình tương đối bằng phẳng, đất tốt, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều thuận lợi cho sản xuất nên dân cư tập trung đông

Một đoạn sông Ô-bi và vị trí của sông Ô-bi trên lược đồ - Các con sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp. + Chế độ nước: mùa đông sông bị đóng

+ Phía đông bắc: có các dãy núi cao chạy từ bờ Địa Trung Hải nối hệ thống An-pơ với hệ thống Hi-ma-lay-a, sơn nguyên Thổ Nhĩ Kì, sơn nguyên I-ran.. + Phía tây

- Mùa đông đến muộn và kết thúc sớm, nhiệt độ mùa đông cao hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ... - Khí hậu thay đổi từ nhiệt đới chân núi tới ôn đới núi cao