• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Địa lí 8 Bài 11: Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á | Giải bài tập Địa lí 8

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Địa lí 8 Bài 11: Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á | Giải bài tập Địa lí 8"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 11: DÂN CƯ VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KHU VỰC NAM Á Câu hỏi trang 37 SGK Địa Lí 8: Quan sát hình 11.1, em có nhận xét gì về sự phân bố dân cư của Nam Á?

Trả lời:

Nam Á là khu vực có mật độ dân số khá đông nhưng dân cư Nam Á phân bố không đều giữa các vùng:

- Tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, các vùng có lượng mưa lớn: đồng bằng sông Hằng, đồng bằng ven biển chân núi dãy Gát Đông và Gát Tây và vùng phía nam dãy Hi-ma-lay-a.

(2)

+ Dân cư tập trung đông đúc, tập trung nhiều đô thị trên 8 triệu dân (Niu Đê-li, Mum-bai, Côn-ca-ta...)

+ Do đây là khu vực đồng bằng, mưa lớn, khí hậu nóng ẩm, vị trí dễ dàng giao lưu với các khu vực trên thế giới.

- Thưa thớt ở vùng Tây Bắc và trên sơn nguyên Đê-can, đây là hai khu vực khí hậu khô hạn, khắc nghiệt, mưa ít.

Câu hỏi trang 38 SGK Địa Lí 8:Dựa vào bảng 11.1, em hãy kể tên hai khu vực đông dân nhất châu Á.

Trong hai khu vực đó, khu vực nào có mật độ dân số cao hơn?

Trả lời:

- Hai khu vực đông dân nhất châu Á là Đông Á (1503 triệu dân) và Nam Á (1356 triệu dân).

- Trong hai khu vực đó, khu vực Nam Á có mật độ dân số cao hơn Đông Á (302 người/km2 > 128 người/km2).

(3)

Câu hỏi trang 39 SGK Địa Lí 8: Qua bảng 11.2, em hãy nhận xét về sự chuyển dịch vụ cơ cấu ngành kinh tế của Ấn Độ. Sự chuyển dịch đó phản xạ xu hướng phát triển kinh tế như thế nào?

Trả lời:

- Nhận xét: cơ cấu ngành kinh tế Ấn Độ có sự chuyển dịch theo hướng + Tăng tỉ trọng ngành dịch vụ (từ 44,5% lên 48%).

+ Giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp (từ 28,4% xuống 25%).

⟹ Sự chuyển dịch trên thể hiện những thành tựu trong sự phát triển kinh tế Ấn Độ, đã xây dựng được một nền kinh tế tự chủ, nền công nghiệp hiện đại.

Câu 1 trang 40 SGK Địa lí 8: Em hãy ghi vào vở tên các nước trong khu vực Nam Á lần lượt theo số kí hiệu ở hình 11.5

(4)

Trả lời:

Các quốc gia:

(5)

(1) Pakixtan; (2) Ấn Độ; (3) Nê-pan; (4) Bu-tan; (5) Băng-la-đét; (6) Xri Lan- ca; (7) Manđivơ.

Câu 2 trang 40 SGK Địa lí 8: Căn cứ vào hình 11.1 em có nhận xét gì về đặc điểm phân bố dân cư của Nam Á?

Trả lời:

Dân cư Nam Á phân bố không đều:

- Tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, các vùng có lượng mưa lớn: đồng bằng sông Hằng, đồng bằng ven biển chân núi dãy Gát Đông và Gát Tây và vùng phía nam dãy Hi-ma-lay-a.

+ Dân cư tập trung đông đúc, tập trung nhiều đô thị trên 8 triệu dân (Niu Đê-li, Mum-bai, Côn-ca-ta...)

+ Do đây là khu vực đồng bằng, mưa lớn, khí hậu nóng ẩm, vị trí dễ dàng giao lưu với các khu vực trên thế giới.

- Thưa thớt ở vùng trên dãy Hi-ma-lay-a, hoang mạc Tha, sơn nguyên Pa-ki- xtan, sơn nguyên Đê-can đây là những khu vực khí hậu khô hạn, khắc nghiệt, mưa ít, địa hình khó khăn.

(6)

Câu 3 trang 40 SGK Địa lí 8: Hãy giải thích tại sao khu vực Nam Á lại có sự phân bố dân cư không đều?

Trả lời:

Sự phân bố dân cư không đều ở khu vực Nam Á là do nhiều nhân tố:

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

+ Đồng bằng Ấn - Hằng, dải đồng bằng ven biển có địa hình tương đối bằng phẳng, đất tốt, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều thuận lợi cho sản xuất nên dân cư tập trung đông đúc.

+ Trên vùng núi Hi-ma-lay-a địa hình hiểm trở, không thuận lợi cho sản xuất và đời sống nên dân cư thưa thớt..

+ Thưa thớt ở vùng hoang mạc Tha, sơn nguyên Pa-ki-xtan, sơn nguyên Đê-can đây là những khu vực khí hậu khô hạn, khắc nghiệt, mưa ít.

- Điều kiện kinh tế - xã hội:

(7)

+ Dân cư lập trung đông đúc trong các đô thị, các trung tâm công nghiệp, ở những nơi có điều kiện thuận lợi về giao thông...

+ Các vùng trồng lúa đòi hỏi nhiều lao động nên dân cư tập trung đông (đồng bằng Ấn - Hằng).

+ Lịch sử khai thác lãnh thổ: đồng bằng Ấn - Hằng có lịch sử khai thác lâu đời.

Dân cư tập trung đông đúc ở ven sông Hằng

Câu 4 trang 40 SGK Địa lí 8: Các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ của Ấn Độ phát triển như thế nào?

Trả lời:

Ấn Độ là một quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất khu vực Nam Á.

Các ngành kinh tế hiện nay ngày càng phát triển:

- Về công nghiệp:

+ Phát triển nền công nghiệp hiện đại gồm các ngành công nghiệp chính:công nghiệp năng lượng, luyện kim, cơ khí chế tạo, hóa chất, vật liệu xây dựng...và các ngành công nghiệp nhẹ. Nổi tiếng nhất là công nghiệp dệt với hai trung tâm chính là Côn-ca- a và Mum-bai.

(8)

+ Phát triển các ngành công nghệ cao, tinh vi, chính xác (điện tử, máy tính..) + Công nghiệp có nhiều ngành đạt trình độ cao, giá trị sản lượng công nghiệp đứng hàng thứ 10 trên thế giới.

- Về nông nghiệp:

+ Không ngừng phá triển, với cuộc ‘‘cách mạng xanh’’ và ‘‘cách mạng trắng’’

đã mang lại nhiều thành tựu lớn, giải quyết tốt vấn đề lương thực, thực phẩm cho nhân dân.

- Về dịch vụ: phát triển, chiếm 48% trong tổng GDP, tỉ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP ngày càng tăng.

Người nông dân Ấn Độ thu hoach chè

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Phía Bắc giáp biển Ca-xpi và biển Đen; phía Tây giáp biển Địa Trung Hải và biển Đỏ; phía Tây Nam giáp vịnh Pec-xích và biển A-rap.. + Phía Bắc giáp khu vực Trung

- Dãy núi Hi-ma-lay-a đồ sộ kéo dài chạy theo hướng tây bắc-đông nam, vào mùa hạ đón gió mùa Tây Nam nóng và ẩm thổi từ Ấn Độ Dương vào gây mưa lớn cho khu vực

Câu 1 trang 43 SGK Địa lí 8: Em hãy nêu những đặc điểm khác nhau về địa hình giữa phần đất liền và phần hải đảo của khu vực Đông Á?.

- Vào mùa hạ: gió mùa xuất phát từ vùng áp cao của nửa cầu Nam thổi theo hướng đông nam, vượt qua Xích đạo và đổi hướng thành gió tây nam nóng ẩm mang lại nhiều mưa

- Giải thích: Khu vực này có thể sản xuất được những nông sản là vì các nước Đông Nam Á có điều kiện sinh thái phù hợp để trồng cây lúa nước và cây cà phê. + Các nước

- Có chí tuyến đi qua nên quanh năm thống trị bởi áp cao cận chí tuyến, thời tiết rất ổn, không có mưa. - Phía bắc của Bắc Phi là lục địa Á- Âu, gió mùa Đông Bắc đi qua lục

+ Giai đoạn Tân kiến tạo, vận động tạo núi Hi-ma-lay-a đã làm địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau: đồi núi, đồng bằng và thềm lục địa; địa

Gần 2/3 diện tích đồng bằng là đất mặn, đất phèn; đất phù sa ngọt nằm dọc theo sông Tiền và sông Hậu.. Câu hỏi trang 107 SGK Địa Lí 8: Vì sao các đồng bằng Duyên