• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Địa lí 8 Bài 14: Đông Nam Á - Đất liền và hải đảo | Giải bài tập Địa lí 8

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Địa lí 8 Bài 14: Đông Nam Á - Đất liền và hải đảo | Giải bài tập Địa lí 8"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 14: ĐÔNG NAM Á - ĐẤT LIỀN VÀ HẢI ĐẢO

Câu hỏi trang 47 SGK Địa lí 8: Quan sát hình 1.2 và hình 14.1, em hãy xác định vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á?

(2)

Trả lời:

- Khu vực Đông Nam Á nằm ở phía Đông Nam châu Á, nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, có vị trí cầu nối giữa lục địa Á- Âu và lục địa Ô-xtrây- li-a.

- Đông Nam Á gồm hai phần: phần đất liền (bản đảo Trung Ấn) và phần hải đảo (quần đảo Mã Lai).

- Phần lớn lãnh thổ thuộc đới khí hậu nhiệt đới, trong khoảng vĩ độ 100N đến 260B.

Câu hỏi trang 47 SGK Địa lí 8: Quan sát hình 15.1, cho biết:

- Các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của khu vực thuộc nước nào ở Đông Nam Á?

- Đông Nam Á là "cầu nối" giữa hai đại dương và hai châu lục nào?

Trả lời:

- Các điểm cực:

+ Điểm cực Bắc: thuộc Mi-an-ma, gần bờ biển vịnh Ben-gan, trên biên giới của nước này với Trung Quốc, vĩ tuyến 28030’B.

(3)

+ Điểm cực Nam : thuộc phần tây đảo Ti-mo, thuộc In-đo-nê-xi-a, vĩ tuyến10030’

+ Điểm cực Tây thuộc Mi-an-ma, gần bờ biển vịnh Ben-gan, trên biên giới với Băng-la-đét, kinh tuyến 920Đ.

+ Điểm cực Đông thuộc biên giới của In-đô-nê-xi-a trên đảo I-ri-an, kéo dài đến kinh tuyến 1400Đ.

- Đông Nam Á là "cầu nối" giữa hai đại dương: Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương và hai châu lục: châu Á và châu Đại Dương.

Câu hỏi trang 47 SGK Địa lí 8: Dựa vào hình 14.1 nhận xét sự phân bố các núi, cao nguyên và đồng bằng ở phần đất liên và đảo của khu vực Đông Nam Á?

Trả lời:

Sự phân bố núi, cao nguyên và đồng bằng ở phần đất liền và đảo của Đông Nam Á:

- Phần đất liền:

+ Các dải núi nối tiếp dãy Hi-ma-lay-a cao chạy hướng bắc – nam (Tan, Luông Pha-băng A-ra-can) và tây bắc – đông nam (Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn), bao quanh những khối núi cao nguyên thấp.

+ Thung lũng sông cắt xẻ sâu làm cho địa hình khu vực bị chia cắt mạnh.

(4)

+ Đồng bằng phù sa tập trung ven biển và hạ lưu các con sông. Các đồng bằng lớn: đồng bằng I-ra-oa-đi, đồng bằng sông Mê-Nam, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng.

- Phần hải đảo:

+Địa hình có nhiều đồi, núi và núi lửa; ven biển có các đồng bằng nhỏ hẹp màu mỡ vì là đất phù sa có thêm khoáng chất từ dung nham núi lửa phong hóa. Các đồng bằng lớn chỉ tập trung nên các đảo Ca-li-man-ta, Xu-ma-tra…

+ Nằm trong khu vực bất ổn định của vỏ Trái Đất, thường xảy ra động đất, núi lửa.

Câu hỏi trang 48 SGK Địa lí 8: Quan sát hình 14.1, nêu các hướng gió ở Đông Nam Á vào mùa hạ và mùa đông.

Trả lời:

- Vào mùa hạ: gió mùa xuất phát từ vùng áp cao của nửa cầu Nam thổi theo hướng đông nam, vượt qua Xích đạo và đổi hướng thành gió tây nam nóng ẩm mang lại nhiều mưa cho khu vực.

(5)

- Vào mùa đông: gió mùa xuất phát từ vùng áp cao Xi-bia thổi về vùng áp thấp Xích đạo, với tính chất khô và lạnh.

Câu hỏi trang 49 SGK Địa lí 8: Nhận xét biểu đồ, lượng mưa của hai địa điểm tại hình 14.2, cho biết chúng thuộc đới, kiểu khí hậu nào? Tìm vị trí các điểm đó trên hình 14.1?

Trả lời:

Nhận xét:

* Trạm Pa- đăng (P)

- Nhiệt độ: cao quanh năm (trên 240C).

- Lượng mưa: lượng mưa lớn, mưa đều quanh năm (không có tháng nào lượng mưa dưới 250mm)

⟹ Pa-đăng thuộc kiểu khí hậu xích đạo (nóng ẩm, mưa nhiều); vị trí ở trên dãy núi Ba-ri-xan thuộc Đ. Xu-ma-tơ-ra, In-đô-nê-xi-a.

* Trạm Y-an-gun (Y)

- Nhiệt độ: cao quanh năm (trên 230C), tuy nhiên biên độ nhiệt năm lớn.

+ Cao nhất là: tháng 5 (310C).

+ Thấp nhất là tháng 1 (240C).

+ Biên độ nhiệt độ giữa các mùa trong năm là: 6-70C.

(6)

- Lượng mưa: lượng mưa lớn và có sự phân mùa + Các tháng mưa nhiều nhất là: tháng 5 – 9.

+ Các tháng mưa ít nhất là: tháng 11-4 năm sau.

⟹ Y-a-gun thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, vị trí ở Mi-an-ma.

Câu hỏi trang 49 SGK Địa lí 8: Xác định vị trí năm sông lớn trên hình 14.1:

nơi bắt nguồn; hướng chảy của sông; các biển, vịnh nơi nước sông đổ vào?

Trả lời:

Năm sông lớn: sông Mê Công, Hồng, Mê Nam, Xa –lu-en, I-ra-oa-đi.

- Sông Mê Công: bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng Quý (Trung Quốc), chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, đổ ra biển Đông.

- Sông Hồng: bắt nguồn từ cao nguyên Vân Quý (Trung Quốc), chảy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam, đổ ra biển Đông.

- Sông Mê- Nam: có hai nhánh bắt nguồn dãy núi Tan và Luông Pha Băng, chảy hướng Bắc – Nam, đổ ra vịnh Thái Lan.

- Sông Xa-lu-en: bắt nguồn từ cao nguyên San, chảy hướng Bắc –Nam, đổ ra biển An-đa-man.

(7)

- Sông I-ra-oa-đi: bắt nguồn từ vùng núi cao rìa phía Bắc (phía nam núi Cacabo Radi), chảy hướng Bắc – Nam, đổ ra biển An-đa-man.

Câu 1 trang 50 SGK Địa lí 8: Quan sát hình 14.1, trình bày đặc điểm địa hình Đông Nam Á và ý nghĩa của các đồng bằng châu thổ thuộc khu vực này?

Trả lời:

*Đặc điểm địa hình Đông Nam Á:

- Địa hình Đông Nam Á chủ yếu là núi và cao nguyên.

- Phần đất liền:

+ Các dải núi nối tiếp dãy Hi-ma-lay-a cao chạy hướng bắc – nam và tây bắc – đông nam, bao quanh những khối núi cao nguyên thấp.

+ Các dãy núi chính: A-ra-can, Tan, Luông Pha Băng, Các- đa-môn, Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn, Đăng-rếch. Các cao nguyên lớn: San, Hứa Phan, Cò Rạt, Bô – lô – ven, Lâm Viên.

+ Thung lũng sông cắt xẻ sâu làm cho địa hình khu vực bị chia cắt mạnh.

+ Đồng bằng phù sa tập trung ven biển và hạ lưu các con sông. Các đồng bằng lớn: đồng bằng I-ra-oa-đi, đồng bằng sông Mê-Nam, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng.

(8)

- Phần hải đảo:

+ Địa hình đồi núi chiêm phần lớn diện tích và các dải đồng bằng ven biển.

+ Nằm trong khu vực bất ổn định của vỏ Trái Đất, thường xảy ra động đất, núi lửa (đặc biệt quần đảo In-đô-nê-xi-a).

* Ý nghĩa của các đồng bằng châu thổ:

- Đồng bằng châu thổ màu mỡ, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp phát triển nhatá là trồng lúa nước.

- Địa hình bằng phẳng thuận lợi cho phân bố dân cư, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, các nhà máy, xí nghiệp, phát triển kinh tế của các nước, dễ dàng cho giao thông qua lại, thúc đẩy giao lưu kinh tế.

Câu 2 trang 50 SGK Địa lí 8: Nêu đặc điểm gió mùa hạ, mùa đông. Vì sao chúng ta lại có đặc điểm khác như vậy?

Trả lời:

- Đặc điểm của 2 loại gió:

+ Vào mùa hạ: gió mùa xuất phát từ vùng áp cao của nửa cầu Nam thổi theo hướng đông nam, vượt qua Xích đạo và đổi hướng thành gió tây nam nóng ẩm mang lại nhiều mưa cho khu vực.

+ Vào mùa đông: gió mùa xuất phát từ vùng áp cao Xi-bia thổi về vùng áp thấp Xích đạo, với tính chất khô và lạnh.

- Tính chất trái ngược nhau như vậy là do hai loại gió có nguồn gốc hình thành và bề mặt đệm nơi chúng đi qua khác nhau.

+ Gió mùa mùa hạ: xuất phát từ vùng áp cao của nửa cầu Nam thổi theo hướng đông nam, vượt qua xích đạo đổi hướng Tây Nam, gió này đi qua vùng biển nóng ẩm thuộc khu vực xích đạo nên mang theo nguồn nhiệt ẩm dồi dào.

+ Gió mùa mùa đông xuất phát từ khu khí áp cao Xi-bia thổi về áp thấp Xích đạo theo hướng Đông Bắc, gió này di chuyển qua vùng nội địa rộng lớn của Liên Bang Nga và Trung Quốc nên có tính chất khô, lạnh giá.

(9)

Gió mùa ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á

Câu 3 trang 50 SGK Địa lí 8: Quan sát hình 14.1 và hình 15.1. Cho biết tên các quốc gia có sông Mê Công chảy qua. Cửa sông thuộc địa phận nước nào, đổ vào biển nào? Vì sao chế độ nước sông Mê Công thay đổi theo mùa?

(10)

Trả lời:

- Sông Mê Công chảy từ Trung Quốc qua Mi-an-ma, Thái Lan, Lào, Cam-pu- chia và Việt Nam, đổ ra Biển Đông;

- Cửa sông thuộc địa phận Việt Nam.

- Chế độ nước sông thay đổi theo mùa do

+ Nguồn nước chính cung cấp cho sông là nước mưa nên chế độ nước sông chịu ảnh hưởng của chế độ mưa;

+ Phần lớn chiều dài của sông chảy trong khu vực nhiệt đới gió mùa với 2 mùa mưa - khô rõ rệt làm cho chế độ nước sông thay đổi theo mùa.

Câu 4 trang 50 SGK Địa lí 8: Vì sao cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm chiếm diện tích lớn ở Đông Nam Á?

Trả lời:

Vì sự phát triển của rừng liên quan mật thiết với khí hậu.

Khu vực Đông Nam Á có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và xích đạo với nguồn nhiệt ẩm dồi dào nhiệt độ TB >240C, độ ẩm >80%), lượng mưa lớn (1500 – 2000 mm) tạo điều kiện để rừng nhiệt đới ẩm phát triển phần lớn diện tích của Đông Nam Á.

(11)

Rừng nhiệt đới ẩm ở Malaixia

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 1 trang 43 SGK Địa lí 8: Em hãy nêu những đặc điểm khác nhau về địa hình giữa phần đất liền và phần hải đảo của khu vực Đông Á?.

- Giải thích: Khu vực này có thể sản xuất được những nông sản là vì các nước Đông Nam Á có điều kiện sinh thái phù hợp để trồng cây lúa nước và cây cà phê. + Các nước

Câu hỏi trang 60 SGK Địa Lí 8: Từ đoạn văn trên em hãy cho biết những lợi ích của Việt Nam trong quan hệ mậu dịch và hợp tác với các ASEAN là gì.. Hãy liên hệ với

+ Dầu khí: là khoáng sản quan trọng nhất, phân bố ở thềm lục địa phía Nam, thuận lợi phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí (lọc hóa dầu).. Hình: Hoạt

Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ bao gồm toàn bộ lãnh thổ phía nam nước ta: từ Đà Nẵng tới Cà Mau, chiếm 1/2 diện tích của cả nước, gồm các khu vực Tây Nguyên, Duyên hải

+ Phía đông bắc: có các dãy núi cao chạy từ bờ Địa Trung Hải nối hệ thống An-pơ với hệ thống Hi-ma-lay-a, sơn nguyên Thổ Nhĩ Kì, sơn nguyên I-ran.. + Phía tây

Thành phố Hồ Chí Minh - Trung tâm công nghiệp phát triển năng động nhất cả nước Bài 2 trang 120 sgk Địa lí lớp 9: Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà Đông Nam Bộ

- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển tương đối đồng bộ, có Thành phố Hồ Chí Minh: đầu mối giao thông lớn hàng đầu của cả nước, có thể đi đến nhiều thành