• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề Thi Thử THPT Quốc Gia Môn Địa Lí 2020 Sở Giáo Dục Hưng Yên Lần 1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề Thi Thử THPT Quốc Gia Môn Địa Lí 2020 Sở Giáo Dục Hưng Yên Lần 1"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

SỞ GD & ĐT HƯNG YÊN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2019-2020 LẦN 1

Môn ĐỊA LÍ Thời gian: 50 phút Câu 1 (VD): Cho biểu đồ sau:

NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH THÁNG Ở HÀ NỘI

Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về chế độ nhiệt và chế độ mưa ở Hà Nội ? A. Có 3 tháng nhiệt độ dưới 20°C. B. Nhiệt độ cao nhất vào tháng V.

C. Chế độ mưa phân mùa rõ rệt. D. Lượng mưa lớn nhất vào tháng VIII.

Câu 2 (VD): Vị trí địa lí không phải là yếu tố tác động tới đặc điểm kinh tế - xã hội nào sau đây của nước ta ?

A. Phát triển đa dạng các ngành kinh tế biển như: GTVT, du lịch, khai khoáng, đánh bắt và nuôi trồng hải sản.

B. Cho phép nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới với nhiều sản phẩm đa dạng.

C. Thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa

D. Mở rộng giao lưu kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Câu 3 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết ở trạm khí tượng nào sau đây có nhiệt độ trung bình các tháng đều dưới 20°C ?

A. Sa Pa B. Hà Nội. C. Lạng Sơn. D. Thanh Hóa

Câu 4 (VD): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về chế độ nhiệt ở nước ta ?

(2)

A. Nhiệt độ trung bình năm trên 20°C (trừ vùng núi cao).

B. Nhiệt độ trung bình tháng 7 ở miền Bắc cao hơn miền Nam.

C. Biên độ nhiệt độ ở miền Nam cao hơn miền Bắc

D. Nhiệt độ trung bình tháng 1 ở miền Bắc thấp hơn miền Nam.

Câu 5 (VD): Cho bảng số liệu:

LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI VÀ CÂN BẰNG ẢM CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM

Địa điểm Lượng mưa (mm) Lượng bốc hơi (mm) Cân bằng âm (mm)

Hà Nội 1667 989 +678

Huế 2868 1000 +1868

TP. Hồ Chí Minh 1931 1686 +245

Để thể hiện lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của một số địa điểm trên ở nước ta, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất ?

A. Biểu đồ hình tròn. B. Biểu đồ cột chồng. C. Biểu đồ miền. D. Biểu đồ đường Câu 6 (NB): Nét nổi bật của địa hình vùng núi Tây Bắc là

A. Có nhiều dãy núi cao và đồ sộ nhất nước ta B. Có 4 cánh cung lớn chụm lại ở dãy Tam Đảo.

C. Địa hình thấp và hẹp ngang.

D. Gồm các khối núi và cao nguyên xếp tầng.

Câu 7 (TH): Tài nguyên sinh vật nước ta vô cùng phong phú là do nước ta nằm A. liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương.

B. liền kề với vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải.

C. vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương.

D. trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật.

Câu 8 (NB): Lãnh thổ Việt Nam nằm trong khu vực gió mùa châu Á là nơi A. các khối khí hoạt động tuần hoàn, nhịp nhàng.

B. gió mùa mùa hạ hoạt động quanh năm.

C. giao tranh của các khối khí hoạt động theo mùa D. gió mùa mùa đông hoạt động quanh năm.

Câu 9 (TH): Đặc điểm nào sau đây không đúng với cấu trúc địa hình Việt Nam ? A. Địa hình núi cao chiếm diện tích lớn.

B. Thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và phân hóa đa dạng.

C. Cấu trúc cổ được vận động Tấn kiến tạo làm trẻ lại.

D. Tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao.

Câu 10 (TH): Hướng vòng cung là hướng chính của địa hình các vùng núi nào sau đây ? A. Tây Bắc và Trường Sơn Nam. B. Đông Bắc và Trường Sơn Bắc C. Đông Bắc và Trường Sơn Nam. D. Tây Bắc và Trường Sơn Bắc Câu 11 (TH): Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là

(3)

A. nghiêng theo hướng tây bắc - đông nam. B. đồi núi thấp chiếm ưu thế.

C. có nhiều khối núi cao đồ sộ. D. có nhiều sơn nguyên và cao nguyên Câu 12 (NB): Quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình Việt Nam hiện tại là

A. Bồi tụ - xói mòn B. Xói mòn – xâm thực C. Bồi tụ - vận chuyển D. Xâm thực – bồi tụ

Câu 13 (NB): Các quốc gia có chung đường biên giới với Việt Nam cả trên biển và trên đất liền là A. Campuchia và Trung Quốc B. Thái Lan và Campuchia

C. Lào và Campuchia D. Trung Quốc và Lào.

Câu 14 (VDC): Yếu tố nào sau đây quyết định tính chất mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp của nước ta?

A. lao động theo mùa vụ ở các vùng nông thôn.

B. nhu cầu đa dạng của thị trường trong và ngoài nước C. thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm.

D. sự phân hóa theo mùa của khí hậu.

Câu 15 (VD): Điểm giống nhau giữa đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là

A. đều có 2/3 diện tích đất phèn và đất mặn. B. đều có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.

C. đều là đồng bằng phù sa châu thổ sông. D. đều có hệ thống đê ven sông ngăn lũ.

Câu 16 (NB): Đặc điểm nổi bật của phần lãnh thổ phía Bắc nước ta là

A. chia thành hai mùa mưa, khô rõ rệt. B. biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ.

C. quanh năm nóng. D. có mùa đông lạnh.

Câu 17 (NB): Ở nước ta, quá trình feralit diễn ra mạnh nhất ở vùng

A. ven biển. B. núi cao. C. đồng bằng. D. đồi núi thấp.

Câu 18 (TH): Phát biểu nào không đúng khi nói về ảnh hưởng của Biển Đông đối với khí hậu nước ta?

A. Nguồn dự trữ và cung cấp ẩm cho không khí.

B. Làm tăng độ lạnh của gió mùa Đông Bắc C. Mang lại lượng mưa lớn cho nước ta hàng năm.

D. Làm giảm tính chất lục địa vùng phía tây đất nước

Câu 19 (NB): Ở nước ta, địa hình bán bình nguyên thể hiện rõ nhất ở

A. Tây Nguyên. B. Bắc Trung Bộ. C. Đông Nam Bộ. D. Duyên hải Nam Trung Bộ Câu 20 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 10, cho biết hệ thống sông nào sau đây có lưu vực lớn nhất ở nước ta ?

A. Sông Đồng Nai B. Sông Mê Công.

C. Sông Ki Cùng - Bằng Giang. D. Sông Hồng.

Câu 21 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 4-5 cho biết nước ta có bao nhiêu tỉnh tiếp giáp với Lào?

A. 7 B. 25 C. 10 D. 28

Câu 22 (NB): Nguyên nhân chính khiến đất feralit có màu đỏ vàng là do

(4)

A. có sự tích tụ oxit sắt và oxit nhôm. B. phát triển trên đá me axit và đá vôi.

C. các chất bazơ dễ tan bị rửa trôi mạnh. D. nhiệt ẩm cao, phong hóa diễn ra mạnh.

Câu 23 (VD): Điều kiện tự nhiên cho phép khai thác các hoạt động du lịch biển quanh năm ở các vùng A. Bắc Bộ và Nam Bộ. B. Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ.

C. Nam Trung Bộ và Nam Bộ. D. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Câu 24 (NB): Vùng biển được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền của nước ta là

A. Lãnh hải. B. Vùng đặc quyền kinh tế.

C. Nội thủy. D. Vùng tiếp giáp lãnh hải.

Câu 25 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 10, cho biết sông nào sau đây thuộc hệ thống sông Hồng ?

A. Sông Bé. B. Sông Chảy. C. Sông Cả. D. Sông Cầu.

Câu 26 (TH): Phát biểu nào sau đây không đúng với Đồng bằng sông Cửu Long ? A. Về mùa cạn có gần 2/3 diện tích là đất phèn, mặn

B. Có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.

C. Có nhiều khu ruộng cao bạc màu, ô trũng ngập nước D. Về mùa lũ nước ngập trên diện rộng, kéo dài.

Câu 27 (NB): Tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất trên vùng biển nước ta hiện nay là A. cát trắng. B. muối. C. dầu khí. D. titan.

Câu 28 (VD): Nguyên nhân chủ yếu tạo điều kiện cho gió mùa Đông Bắc có thể lấn sâu vào miền Bắc nước ta là do

A. địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.

B. vị trí địa lí nằm gần trung tâm của gió mùa mùa đông.

C. vị trí địa lí nằm trong vành đai nội chí tuyến bán cầu Bắc

D. hướng các dãy núi ở Đông Bắc có dạng hình cánh cung đón gió.

Câu 29 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 9, cho biết miền khí hậu phía Bắc được chia thành bao nhiêu vùng khí hậu ? .

A. 3 B. 4 C. 2 D. 7

Câu 30 (VD): Cho bảng số liệu sau:

Giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo khu vực kinh tế ở nước ta giai đoạn 1995 - 2014

(Đơn vị: triệu USD).

Khu vực 1995 2000 2005 2010 2014

Kinh tế trong nước 7672,4 13893,4 33084,3 42277,2 49047,3

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 6810,3 18553,7 39152,4 72252,0 101179,8

Tổng số 14482,7 32447,1 72236,7 114529,2 150217,1

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2014, NXB Thống kê, 2015).

Từ số liệu ở bảng trên, nhận xét nào sau đây không đúng về giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo khu kinh tế ở nước ta trong giai đoạn 1995 - 2014?

(5)

A. Giá trị xuất khẩu hàng hóa của cả hai khu vực trong nước và có vốn đầu tư nước ngoài đều tăng.

B. Giá trị xuất khẩu hàng hóa của khu vực trong nước tăng nhanh hơn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

C. Giá trị xuất khẩu hàng hóa của nước ta tăng nhanh trong giai đoạn 1995 - 2014

D. Giá trị xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng ngày càng chiếm ưu thế hơn so với khu vực kinh tế trong nước

Câu 31 (VD): Nếu trên đỉnh núi Phanxipăng (3143m) có nhiệt độ là 2°C thì theo quy luật đai cao, nhiệt độ ở chân núi sườn đón gió sẽ là

A. 2,0°C. B. 15,9°C. C. 20,9°C. D. 25,9°C.

Câu 32 (TH): Nguyên nhân chính nào sau đây quyết định nước ta có lượng mưa và độ ẩm lớn?

A. Nằm trong vùng nội chí tuyển bán cầu bắc.

B. Các khối khi di chuyển từ biển vào.

C. Lãnh thổ nước ta chủ yếu là đồi núi chắn gió.

D. Gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

Câu 33 (NB): Tính chất của gió mùa Đông Bắc ở nước ta vào nửa sau mùa đông là A. khô hanh. B. lạnh khô. C. ấm áp. D. lạnh ẩm.

Câu 34 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây ở nước ta nằm ở

"Ngã ba Đông Dương” ?

A. Lai Châu. B. Kon Tum. C. Gia Lai. D. Điện Biên.

Câu 35 (TH): Địa hình Việt Nam không có đặc điểm nào sau đây?

A. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa B. Phần lớn là núi cao trên 1000m.

C. Cấu trúc địa hình khá đa dạng. D. Chịu tác động mạnh mẽ của con người.

Câu 36 (NB): Tỉnh Hưng Yên thuộc vùng khí hậu nào sau đây ?

A. Bắc Trung Bộ. B. Đông Bắc Bộ.

C. Trung và Nam Bắc Bộ. D. Tây Bắc Bộ.

Câu 37 (NB): Dãy núi nào sau đây được coi là ranh giới giữa hai miền khí hậu Bắc - Nam ở nước ta ? A. Trường Sơn Bắc B. Bạch Mã. C. Hoành Sơn. D. Hoàng Liên Sơn.

Câu 38 (TH): Đặc điểm nào sau đây không đúng với vị trí địa lí nước ta ? A. Việt Nam nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc

B. Việt Nam nằm ở trung tâm các vành đai động đất và sóng thần trên thế giới.

C. Việt Nam nằm trong khu vực phát triển kinh tế sôi động của thế giới.

D. Vừa gắn liền với lục địa, vừa tiếp giáp Biển Đông với đường bờ biển kéo dài.

Câu 39 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 - 7, cho biết thềm lục địa khu vực Nam Trung Bộ nước ta có đặc điểm nào sau đây ?

A. Hẹp và nông. B. Rộng và sâu. C. Hẹp và sâu. D. Rộng và nông.

Câu 40 (TH): Phát biểu nào sau đây không đúng với Đồng bằng sông Hồng ?

(6)

A. Gần 2/3 diện tích là đất phèn, mặn. B. Được con người khai phá từ lâu đời.

C. Bề mặt bị chia cắt thành nhiều ô. D. Địa hình có hướng thấp dần ra biển.

ĐÁP ÁN

1-B 2-C 3-A 4-C 5-B 6-A 7-D 8-C 9-A 10-C

11-A 12-D 13-A 14-D 15-C 16-D 17-D 18-B 19-C 20-D

21-C 22-A 23-C 24-C 25-B 26-C 27-C 28-D 29-B 30-B

31-C 32-B 33-D 34-B 35-B 36-B 37-B 38-B 39-C 40-A

LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án B

Quan sát biểu đồ ta thấy:

- Hà Nội có 3 tháng nhiệt độ dưới 200C (tháng 12, 1, 2) => A đúng

- Nhiệt độ cao nhất vào tháng 6 => nhận xét nhiệt độ cao nhất vào tháng 5 là sai => B sai - Chế độ mưa phân mùa rõ rệt (mưa tập trung từ tháng 5 – 10) => C đúng

- Lượng mưa lớn nhất vào tháng 8 => D đúng Câu 2: Đáp án C

Ảnh hưởng của vị trí địa lí đến sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta là:

- Vị trí giáp biển => phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển => nhận định A đúng

- Vị trí địa lí quy định tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu với nhiệt độ độ ẩm cao, lượng mưa lớn

=> cho phép nước ta phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa sản phẩm => nhận định B đúng - Vị trí giáp biển, gần đường hàng hải hàng không quốc tế => thúc đẩy mở rộng giao lưu với các nước và khu vực => nhận định D đúng

=> Loại A, B, D

- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở nước ta là kết quả của chính sách đổi mới nền kinh tế ở nước ta

=> Trong trường hợp này vị trí địa lí chỉ đóng vai trò là nguồn lực phát triển, không phải là Câu 3: Đáp án A

Căn cứ vào Atlat Địa lí trang 9, trạm khí tượng Sa Pa có nhiệt độ trung bình các tháng đều dưới 20°C. Do Sa Pa nằm ở độ cao lớn, khí hậu mang tính chất ôn đới núi cao.

Câu 4: Đáp án C

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9 ta thấy miền Bắc có biên độ nhiệt năm cao (khoảng 9 - 100C), trong khi miền Nam nhiệt độ cao quanh năm và biên độ nhiệt năm nhỏ (chỉ khoảng 2 – 30C).

=> Nhận xét không đúng về chế độ nhiệt ở nước ta là: biên độ nhiệt ở miền Nam cao hơn miền Bắc.

Câu 5: Đáp án B

- Bảng số liệu có đơn vị mm

(7)

- Đề bài yêu cầu thể hiện giá trị tuyệt đối của các đối tượng: lượng mưa, lượng bốc hơi, cân bằng ẩm (mm) => loại bỏ biểu đồ tròn, miền, đường (đơn vị %)

=> Để thể hiện lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của một số địa điểm trên ở nước ta, biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ biểu đồ cột chồng.

Câu 6: Đáp án A

- Có 4 cánh cung lớn => đặc điểm vùng núi Đông Bắc => loại B - Địa hình thấp, hẹp ngang => vùng núi Bắc Trung Bộ => loại C

- Gồm các khối núi cao nguyên xếp tầng => vùng Tây Nguyên => loại D

- Nét nổi bật của địa hình vùng núi Tây Bắc là có nhiều dãy núi cao và đồ sộ nhất nước ta, điển hình là dãy Hoàng Liên Sơn cao nhất cả nước. (SGK/30 Địa 12)

Câu 7: Đáp án D

Tài nguyên sinh vật nước ta vô cùng phong phú là do nước ta nằm trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật. (SGK/16 Địa 12)

Câu 8: Đáp án C

Lãnh thổ Việt Nam nằm trong khu vực gió mùa châu Á là nơi giao tranh của các khối khí hoạt động theo mùa: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.(SGK/40 Địa 12)

Câu 9: Đáp án A

Đặc điểm cấu trúc địa hình Việt Nam: thấp dần từ tây bắc xuống đông nam và phân hóa đa dạng, được Tân kiến tạo làm trẻ lại tạo nên ự phân bậc rõ rệt theo độ cao. (SGK/29 Địa 12)

=> Loại đáp án B, C, D

- Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp (khoảng 60% diện tích) => nhận xét A sai Câu 10: Đáp án C

Hướng vòng cung là hướng chính của địa hình các vùng núi Đông Bắc và Trường Sơn Nam:

- Vùng núi Đông Bắc gồm 4 cánh cung lớn chụm lại ở Tam Đảo

- Vùng núi Trường Sơn Nam gồm các khối núi cao, hướng vòng cung lương lồi ra biển Đông.

Câu 11: Đáp án A

Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là nghiêng hướng tây bắc – đông nam.

Câu 12: Đáp án D

Quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình Việt Nam hiện tại là xâm thực – bồi tụ: xâm thực vùng đồi núi và bồ tụ vật liệu ở đồng bằng hạ lưu sông hình thành những đồng bằng châu thổ rộng lớn (SGK/45 Địa 12)

Câu 13: Đáp án A

Các quốc gia có chung đường biên giới với Việt Nam cả trên biển và đất liền là Campuchia và Trung Quốc.

Câu 14: Đáp án D

(8)

Yếu tố quyết định tính chất mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp của nước ta là: sự phân hóa theo mùa của khí hậu. Mùa nào thức nấy:

- Miền Bắc mùa đông có thể phát triển các loại rau quả ôn đới (cà chua, khoai tây, cải, đào, táo lê…) - Trong khi miền Nam không có mùa đông, khí hậu nắng nóng quanh năm, chỉ thích hợp phát triển các loại cây trồng nhiệt đới. (cà phê, cao sư, chôm chôm, sầu riêng…).

Câu 15: Đáp án C

Điểm giống nhau giữa đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là đều là đồng bằng phù sa châu thổ sông.

- Đồng bằng sông Hồng do hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp.

- Đồng bằng sông Cửu Long do hệ thống sông Tiền và sông Chảy bồi đắp.

Câu 16: Đáp án D

Phần lãnh thổ phía Bắc nước ta có đặc điểm: khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa đông lạnh..

Câu 17: Đáp án D

Ở nước ta, quá trình feralit diễn ra mạnh nhất ở vùng đồi núi thấp. (SGK/46 Địa 12) Câu 18: Đáp án B

Ảnh hưởng của Biển Đông đối với khí hậu nước ta:

- Là nguồn dự trữ ẩm dồi dào.=> A đúng

- Mang lại lượng mưa lớn cho nước ta. => C đúng

- Biển Đông ảnh hưởng sâu sắc đến lãnh thổ nước ta, làm giảm tính chất lục địa cho vùng phía tây đất liền

=> D đúng

=> loại A, C, D

- Biển Đông tăng độ ẩm cho các khối khí qua biển, làm giảm tính chất lạnh khô của gió mùa Đông Bắc.

=> nhận định biển Đông làm tăng độ lạnh gió mùa Đông Bắc là sai Câu 19: Đáp án C

Ở nước ta, địa hình bán bình nguyên thể hiện rõ nhất ở Đông Nam Bộ với các bậc thềm phù sa cổ cao khoảng 200m (SGK/32 Địa 12).

Câu 20: Đáp án D

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hệ thống sông có lưu vực lớn nhất nước ta là sông Hồng (21,91%)

Câu 21: Đáp án C

Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 4-5, xác định được nước ta có 10 tỉnh tiếp giáp với Lào: Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, KonTum.

Câu 22: Đáp án A

(9)

Nguyên nhân chính khiến đất feralit có màu đỏ vàng là do có sự tích tụ oxit sắt và oxit nhôm.(SGK/46 Địa 12)

Câu 23: Đáp án C

Vùng Nam Trung Bộ không có mùa đông, khí hậu nhiệt đới cận xích đạo nắng nóng quanh năm, nhiệt độ cao thuận lợi cho khai thác các hoạt động du lịch biển quanh năm.

Câu 24: Đáp án C

Vùng biển được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền của nước ta là nội thủy. (SGK/15 Địa 12) Câu 25: Đáp án B

Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 10, con sông thuộc hệ thống sông Hồng là sông Chảy.

Câu 26: Đáp án C

Đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm: địa hình thấp phẳng, mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt, mùa cạn có 2/3 diện tích là đất phèn, mùa lũ nước ngập trên diện rộng, kéo dài.

=> Loại A, B, D

- Nhiều khu ruộng bậc cao bạc màu, ô trũng ngập nước là đặc điểm đồng bằng sông Hồng Câu 27: Đáp án C

Tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất trên vùng biển nước ta hiện nay là: dầu khí ở thềm lục địa phía Nam.

Câu 28: Đáp án D

Nguyên nhân chủ yếu tạo điều kiện cho gió mùa Đông Bắc có thể lấn sâu vào miền Bắc nước ta là do hướng các dãy núi ở Đông Bắc có dạng hình cánh cung mở rộng về phía Bắc tạo hành lang đón gió mùa Đông Bắc thâm nhập sâu rộng vào lãnh thổ.

Câu 29: Đáp án B

Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 9, miền khí hậu phía Bắc được chia thành 4 vùng khí hậu là:

vùng khí hậu Tây Bắc Bộ, vùng khí hậu Đông Bắc Bộ, vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ, vùng khí hậu Bắc Trung Bộ.

Câu 30: Đáp án B Bảng số liệu cho thấy:

- Tổng giá trị xuất khẩu và giá trị xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đều tăng lên => nhận xét A, C đúng

- Năm 2010: tỉ trọng giá trị xuất khẩu khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 67,4%, khu vực kinh tế trong nước chiếm 32,6%

=> Giá trị xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng chiếm ưu thế hơn so với khu vực trong nước. => nhận xét D đúng

Giá trị xuất khẩu khu vực trong nước tăng gấp: 49047,3 / 7672,4 = 6,4 lần

Giá trị xuất khẩu khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng: gấp: 101179,8 / 6810,3 = 14,9 lần

=> Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh hơn khu vực kinh tế trong nước => nhận xét B sai

(10)

Câu 31: Đáp án C

Theo quy luật đai cao, tại sườn đón gió cứ lên cao 100m nhiệt độ không khí giảm xuống 0,60C

=> Từ chân núi 0m lên đỉnh núi cao 3143m nhiệt độ giảm đi: (3143 / 100) x 0,6 = 18,9 (0C)

=> Nhiệt độ không khí tại chân núi là: 2 + 18,9 = 20,9 (0C) Câu 32: Đáp án B

Nước ta có lượng mưa và độ ẩm lớn, nguyên nhân chủ yếu do nước ta tiếp giáp biển Đông rộng lớn với nguồn dự trữ nhiệt ẩm dồi dào, các khối khí di chuyển từ biển vào mang theo hơi ẩm lớn đem lại lương mưa và độ ẩm lớn cho lãnh thổ nước ta.

Câu 33: Đáp án D

Tính chất của gió mùa Đông Bắc ở nước ta vào nửa sau mùa đông là: lạnh, ẩm do gió này đi qua biển.

Câu 34: Đáp án B

Dựa vào Atlat Địa lí trang 4 – 5, tỉnh Kon Tum có vị trí nằm ở “ngã ba Đông Dương”, đường biên giới chung với Lào và Campuchia.

Câu 35: Đáp án B

Địa hình Việt Nam đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Đồi núi thấp dưới 1000m chiếm khoảng 60%.

=> Nhận định địa hình nước ta phần lớn là núi cao trên 1000m là không đúng Câu 36: Đáp án B

Tỉnh Hưng Yên thuộc thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng => nằm trong vùng khí hậu Đông Bắc Bộ.

Câu 37: Đáp án B

Dãy núi Bạch Mã (160B) được xem là ranh giới giữa hai miền khí hậu Bắc – Nam nước ta.

Câu 38: Đáp án B

Nước ta có vị trí nằm ở vùng rìa của các vành đai động đất và sóng thần trên thế giới.

=> nhận định Việt Nam nằm ở trung tâm các vành đai động đất và sóng thần trên thế giới là sai Câu 39: Đáp án C

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 - 7, thềm lục địa khu vực Nam Trung Bộ nước ta có đặc điểm hẹp và sâu, quan sát thấy đường đẳng sâu 1000 – 1500m nằm gần sát với vùng đất liền bên trong của vùng.

Câu 40: Đáp án A

Đồng bằng sông Hồng chủ yếu là đất phù sa ngọt, nhận định vùng có 2/3 diện tích đất phèn đất mặn là sai.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Vào mùa hạ: gió mùa xuất phát từ vùng áp cao của nửa cầu Nam thổi theo hướng đông nam, vượt qua Xích đạo và đổi hướng thành gió tây nam nóng ẩm mang lại nhiều mưa

+ Miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc mang lại một mùa đông không thuần nhất: đầu mùa đông khí hậu lạnh khô, cuối đông có mưa phùn ẩm ướt.. Nhiệt độ trung

Ngày nay, khái niệm “biến đổi khoảng trống” (“cửa sổ” rừng) đã được thừa nhận trong cơ sở khoa học cơ bản sự tái sinh tự nhiên của rừng. Thông qua một số

Câu hỏi 3: Người mẹ đã làm gì để con ngủ ngon giấc?... Lời ru có gió

Phân bố theo không gian của lượng mưa và hoàn lưu gió mực 850 hPa trong tương lai so với thời kỳ cơ sở theo các kịch bản cũng phản ánh hình thế biến đổi tương tự nhau

+ Giữa và cuối mùa hạ: gió mùa Tây Nam (xuất phát từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Nam) hoạt động. Vượt qua biển vùng xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm thường gây

Câu 10: Chỉ ra các câu văn miêu tả ý nghĩ của Sơn khi nghe mẹ và vú già trò chuyện về chiếc áo bông cũ của em Duyên; khi Sơn nhớ ra cuộc sống nghèo khổ của mẹ con

Em dự đoán sự việc xảy ra ở cuôi câu chuyện là: Khi biết được việc hai chị em Sơn cho Hiên chiếc áo bông cũ, mẹ đã không mắng hai chị em mà còn thầm tự hào, ủng hộ