• Không có kết quả nào được tìm thấy

Câu hỏi ôn tập Gió lạnh đầu mùa | Kết nối tri thức

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Câu hỏi ôn tập Gió lạnh đầu mùa | Kết nối tri thức"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Văn bản 2: Gió lạnh đầu mùa

Câu 1. Kể về một sự giúp đỡ, chia sẻ mà em đã từng dành cho ai đó hoặc từng được đón nhận.

Trả lời:

- Trường em mỗi năm đều vận động phong trào nuôi heo đất để cuối năm góp lại chút tiền mua đồ dùng học tập tặng cho những bạn có hoàn cảnh khó khăn ở miền núi, nơi ấy, các bạn còn nhiều thiếu thốn cần sự giúp đỡ từ mọi người.

Câu 2: Đọc nhan đề “Gió lạnh đầu mùa”, em dự đoán nhà văn sẽ kể câu chuyện gì?

Trả lời:

- Đọc nhan đề Gió lạnh đầu mùa, em dự đoán nhà văn sẽ kể câu chuyện đơn giản nhưng ý nghĩa có bối cảnh mùa đông, trời lạnh giá. Truyện tuy đến gió lạnh nhưng có lẽ sẽ là câu chuyện ấm áp về tình đời, tình người.

Câu 3: “Gió lạnh đầu mùa” thuộc thể loại gì?

Trả lời:

- Truyện ngắn

Câu 4: Tác giả của văn bản “Gió lạnh đầu mùa” là ai?

Trả lời:

- Thạch Lam

Câu 5: Nêu khái quát về tác giả Thạch Lam.

Trả lời:

1. Tiểu sử

- Thạch Lam (1910 – 1942) sinh ra và học tập tại Hà Nội nhưng thuở nhỏ sống ở phố huyện Cẩm Giàng - Hải Dương.

- Sau khi đỗ Tú tài, ông thôi học về làm báo với anh và gia nhập Tự lực văn đoàn.

(2)

2. Sự nghiệp văn học a. Quan điểm sáng tác

Theo Thạch Lam văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực, nó tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm của con người. Ông quan niệm: “Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn".

b. Tác phẩm chính

- Ông để lại các tác phẩm tiêu biểu như: Gió đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938), Sợi tóc (1942), Ngày mới (1939), Theo dòng (1941), Hà Nội băm sáu phố phường (1943), ...

c. Phong cách nghệ thuật

- Sáng tác thường hướng vào cuộc sống cơ cực của những người dân thành thị nghèo và vẻ đẹp nên thơ của cuộc sống thường nhật.

- Cốt truyện đơn giản thuộc hoặc không có cốt truyện.

- Thạch Lam đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật.

- Có sự hòa quyện tuyệt vời giữa hai yếu tố hiện thực và lãng mạn, tự sự và trữ tình.

Câu 6: “Gió lạnh đầu mùa” được kể theo ngôi thứ mấy?

Trả lời:

- Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện theo ngôi thứ ba.

Câu 7: Phương thức biểu đạt chính trong văn bản “Gió lạnh đầu mùa” là?

Trả lời:

- Tự sự

Câu 8: Nêu bố cục văn bản “Gió lạnh đầu mùa”.

Trả lời:

(3)

Gồm 3 phần:

- Phần 1. Từ đầu đến “rơm rớm nước mắt”: Cảnh sinh hoạt trong gia đình Sơn ngày gió đầu mùa.

- Phần 2. Tiếp đến “ấm áp vui vui”: Cảnh hai chị em Sơn cùng vui chơi và chia sẻ áo ấm cho Hiên.

- Phần 3. Còn lại: Sự lo lắng của Sơn và cảnh mẹ Hiên trả lại áo.

Câu 9: Liệt kê một số chi tiết, hình ảnh miêu tả thái độ của chị em Sơn với các bạn nhỏ.

Trả lời:

- Sơn và chị Sơn vẫn thân mật chơi đùa, chứ không kiêu kì và khinh khỉnh như các em họ của Sơn.

- Chị Lan bỗng giơ tay vẫy một con bé, từ nãy vẫn đứng dựa vào cột quán, gọi:

“Sao không lại đây, Hiên? Lại đây chơi với tôi”.

- Sơn thấy chị gọi nó không lại, bước đến gần…

- Chị Lan cũng đến hỏi: “Sao áo mày rách thế…”

- Sơn nghĩ đến chiếc áo bông cũ, nói với chị Lan mang đến cho Hiên. Chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo.

Câu 10: Chỉ ra các câu văn miêu tả ý nghĩ của Sơn khi nghe mẹ và vú già trò chuyện về chiếc áo bông cũ của em Duyên; khi Sơn nhớ ra cuộc sống nghèo khổ của mẹ con Hiên. Những suy nghĩ, cảm xúc ấy giúp em cảm nhận được gì về nhân vật này?

Trả lời:

- Các câu văn miêu tả ý nghĩ của Sơn:

+ Mẹ Sơn nhắc đến làm Sơn nhớ em, cảm động và thương em quá. Sơn thấy mẹ rơm rớm nước mắt.

+ Một ý nghĩ thoáng qua, Sơn lại gần chị thì thầm: Hãy là chúng ta mang cho nó cái áo bông cũ chị ạ.

(4)

- Những suy nghĩ, cảm xúc ấy cho thấy Sơn là một cậu bé nhạy cảm, giàu lòng thương người.

Câu 11: Khi cùng chị Lan mang chiếc áo bông cũ cho Hiên, Sơn cảm thấy như thế nào? Cảm xúc áy giúp em hiểu gì về ý nghĩa của sự chia sẻ?

Trả lời:

- Sơn cảm thấy vui vẻ, ấm áp: “Sơn đứng lặng yên chờ đợi, trong lòng tự nhiên ấm áp vui vui”.

- Cảm xúc ấy cho thấy ý nghĩa của sự chia sẻ: đêm đến sự hạnh phúc cho cả người nhận và người cho.

Câu 12: Hành động vội vã đi tìm Hiên để đòi lại chiếc áo bông cũ có làm em giảm bớt thiện cảm với nhân vật Sơn không? Vì sao?

Trả lời:

- Hành động vội vã đi tìm Hiên để đòi lại chiếc áo bông cũ không làm giảm bớt thiện cảm với nhân vật Sơn.

- Nguyên nhân: Bởi đó là phản ứng bình thường của một đứa trẻ trước tâm lý sợ bị mẹ mắng.

Câu 13: Hãy nhận xét về cách ứng xử của mẹ Hiên và mẹ Sơn trong đoạn kết của truyện.

Trả lời:

- Cách ứng xử của mẹ Sơn: cho mẹ Hiên mượn năm hào về may áo cho con, điều đó thể hiện lòng nhân ái giữa con người.

- Cách ứng xử của mẹ Hiên: đem trả lại chiếc áo, điều đó thể hiện mẹ Hiên là một con người có lòng tự trọng.

Câu 14: Đọc lại một số đoạn văn tác giả miêu tả những đổi thay của đất trời khi mùa đông đến. Em có thích những đoạn văn này không? Vì sao?

Trả lời:

(5)

- Học sinh tự bày tỏ ý kiến (Thích/Không thích)

- Nguyên nhân: Những đoạn văn miêu tả lại những đổi thay của đất trời khi mùa đông hiện lên rất chân thực. Nó góp phần thể hiện ngòi bút miêu tả tinh tế của Thạch Lam.

Câu 15: Hãy chỉ ra một vài điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật cô bé bán diêm (Cô bé bán diêm) và bé Hiên (Gió lạnh đầu mùa).

Trả lời:

- Giống: đều là những cô bé có hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn.

- Khác nhau:

+ Cô bé bán diêm: Không có sự yêu thương của gia đình, mọi người xung quanh.

Kết thúc truyện phải chết trong đêm giao thừa giá rét.

+ Hiên: nhận được yêu thương của người mẹ, của chị em Sơn và sự giúp đỡ của mẹ con Sơn.

Câu 16: Nội dung, nghệ thuật của truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” là gì?

Trả lời:

- Giá trị nội dung:

+ Gió lạnh đầu mùa thể hiện tình thương giữa con người với nhau trong hoàn cảnh khổ cực, khắc nghiệt.

- Giá trị nghệ thuật:

+ Nghệ thuật tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm tinh tế cùng các thủ pháp đối lập, miêu tả tâm lí xuất sắc.

Câu 17: Tóm tắt truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa”.

Trả lời:

Sơn và Lan là hai chị em sinh ra trong một gia đình khá giả. Không giống như những đứa trẻ có điều kiện khác, hai chị em Sơn, Lan luôn hòa đồng, gần gũi với những đứa trẻ nghèo cùng phố huyện. Vào một ngày trời chuyển lạnh, hai chị em

(6)

manh áo mong manh, rách tả tơi. Thấy vậy, hai chị em bèn đem tặng Hiên chiếc áo bông cũ. Chính chiếc áo bông ấy đã thắp sáng tình yêu thương, sưởi ấm cho Hiên cũng như những đứa trẻ nghèo nơi đây qua mùa đông giá rét. Câu chuyện đã để lại dư âm trong lòng độc giả, khiến độc giả vừa thấm thía nỗi khổ đau, bất hạnh, hoàn cảnh éo le của những con người nghèo khổ, vừa cảm nhận sâu sắc tình người ấm nồng, cao quý, thiêng liêng; từ đó thêm trân trọng cuộc sống này hơn.

Câu 18: Có nhiều nhân vật trẻ em xuất hiện trong truyện “Gió lạnh đầu mùa”. Hãy viết đoạn văn khoảng 5 – 7 câu trình bày cảm nhận về một nhân vật mà em thấy thú vị.

Trả lời:

Trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa, nhân vật Sơn đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc. Sơn là một cậu bé thân thiện, tốt bụng và giàu tình cảm. Điều đó được nhà văn khắc họa qua nhiều chi tiết. Khi mẹ và người vú nhắc đến đứa em gái đã mất, Sơn cảm thấy thương em và nhớ em. Nếu mấy đứa em họ của Sơn đều

“kiêu kì và khinh khỉnh” với bọn trẻ con ở khu chợ thì Sơn vẫn tỏ ra dễ gần, thân thiện với chúng. Đặc biệt nhất, khi thấy Hiên - một cô bạn có gia cảnh nghèo khó làm cậu nhớ đến em gái. Sơn đã động lòng thương, nghĩ đến việc sẽ đem chiếc áo bông cũ của em cho Hiên. Điều đó thể hiện Sơn là một cậu bé biết quan tâm, chia sẻ với bạn bè. Nhân vật Sơn tuy chỉ là một đứa trẻ nhưng đã đem đến một bài học về tấm lòng nhân ái.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nhờ có những hình ảnh, chi tiết tương phản đó : người đọc có thể dễ dàng hình dung được tình cảnh đáng thương của cô bé bán diêm, không được đoàn tụ với gia đình

Câu 7: Trong truyện Gió lạnh đầu mùa, Thạch Lam thường sử dụng kiểu câu có vị ngữ là một chuỗi cụm động từ, chẳng hạn: “Mẹ Sơn nghe thấy, đặt chén nước chè xuống,

Đó là sự thương nhớ, vấn vương quê hương mỗi khi đi xa xứ, là vẻ đẹp của người lao động cần cù, niềm tự hào non sống đất nước với những nét đẹp cổ kính ngàn

- Nhà văn đã đưa người đọc đến với: thiên nhiên đảo Cô Tô trong cơn bão cho đến sau cơn bão (từ bình minh đến hoàng hôn) và gặp gỡ những người dân sống ở đảo.. Câu 9:

Tác giả miêu tả chân thực, sắc nét cuộc sống nguyên thủy, hoang dã cho thấy vẻ đẹp hùng vĩ, vừa hoang sơ, vừa bí ẩn của thiên nhiên, khiến người đọc càng muốn khám

Câu 9: Tìm thêm những câu văn có sử dụng dấu ngoặc kép trong các văn bản Cô Tô, Hang Én và giải thích công dụng của dấu ngoặc kép trong từng trường hợp.. Có khi mười

Em dự đoán sự việc xảy ra ở cuôi câu chuyện là: Khi biết được việc hai chị em Sơn cho Hiên chiếc áo bông cũ, mẹ đã không mắng hai chị em mà còn thầm tự hào, ủng hộ

Em dự đoán sự việc xảy ra ở cuôi câu chuyện là: Khi biết được việc hai chị em Sơn cho Hiên chiếc áo bông cũ, mẹ đã không mắng hai chị em mà còn thầm tự hào, ủng hộ