• Không có kết quả nào được tìm thấy

Câu hỏi ôn tập Cô bé bán diêm | Kết nối tri thức

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Câu hỏi ôn tập Cô bé bán diêm | Kết nối tri thức"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Văn bản 1: Cô bé bán diêm

Câu 1: Giới thiệu ngắn gọn một truyện kể hoặc một bộ phim có nhân vật trẻ em gây ấn tượng với em.

Trả lời:

- Giới thiệu ngắn gọn về chuyện Cô bé quàng khăn đỏ:

Ngày xưa có cô bé quàng khăn đỏ có bản tính ham chơi. Có lần, bà ngoại cô bị ốm nên mẹ bảo cô mang bánh sang biếu bà và nhớ phải đi đường thẳng, không được đi đường vòng nếu không sẽ nguy hiểm. Cô bé quàng khăn đỏ lên đường nhưng vì quá ham chơi nên quên mất lời mẹ dặn nên đi theo đường rừng, cô bé đã gặp sói.

Sói lừa cho cô bé đi hái hoa còn mình thì đến nhà bà ngoại cô bé và ăn thịt bà cô bé.

Sau khi ăn thịt bà cô bé xong, sói mặc đồ của bà và nằm lên giường chờ sẵn cô bé quàng khăn đỏ đến để ăn thịt. Khi cô bé đến, sói đã nuốt chửng luôn cả cô bé vào bụng. Sau khi được bữa no nê, sói lăn ra ngủ. Đúng lúc đó có bác thợ săn tốt bụng đi ngang qua thấy sói nằm ngủ trên giường thì đã giết sói, cứu bà cháu cô bé quàng khăn đỏ. Hai bà cháu hạnh phúc, đoàn tụ bên nhau.

Câu 2: Chia sẻ một vài cảm nhận của em về nhân vật đó.

Trả lời:

- Em rất yêu quý bạn Khăn Đỏ, em mong rằng sau này Khăn Đỏ sẽ luôn nghe lời người lớn để không bị kẻ xấu lợi dụng.

Câu 3: “Cô bé bán diêm” thuộc thể loại nào?

Trả lời:

- Truyện cổ tích

Câu 4: Tác giả của văn bản “Cô bé bán diêm” là ai?

Trả lời:

- An- đéc- xen (1805- 1875) tên đầy đủ là Christian Andersen

Câu 5: Nêu khái quát về tác giả An-đéc-xen.

(2)

Trả lời:

- An- đéc- xen (1805- 1875) tên đầy đủ là Christian Andersen - Quê quán: nhà văn người Đan Mạch

- Ông là nhà văn nổi tiếng với thể loại truyện dành cho trẻ em, nhiều truyện ông biên soạn lại từ truyện cổ tích nhưng có nhiều truyện là của ông.

- Năm 1835, ông bắt đầu sáng tác truyện kể nhan đề Chuyện kể cho trẻ em tại Ý - Từ đó ông thường xuyên cho ra đời các câu truyện như Nàng tiên cá, Bộ quần áo mới của Hoàng đế, Chú vịt con xấu xí…

- Phong cách giản dị đan xen giữa mộng tưởng và hiện thực, những câu truyện ông viết hầu hết dành cho trẻ em.

Câu 6: Phương thức biểu đạt chính trong văn bản “Cô bé bán diêm” là gì?

Trả lời:

- Tự sự

Câu 7: Truyện Cô bé bán diêm được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy?

Trả lời:

- Truyện Cô bé bán diêm được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba

Câu 8: Cô bé bán diêm phải ở ngoài đường phố trong một đêm như thế nào? Vì sao cô bé không dám trở về nhà?

Trả lời:

- Cô bé bán diêm phải ở ngoài đường phố trong một đêm giao thừa lạnh giá. Trong khi mọi người đều được quây quần cùng gia đình và lò sưởi ấm áp thì cô bé phải khổ sở đầu trần chân đất lạnh giá dưới làn tuyết để bán những bao diêm. Cô bé không dám trở về nhà vì cô bé vẫn chưa bán được bao diêm nào và nếu như cô về nhà thì cô sẽ bị người bố nát rượu của mình đánh mắng.

(3)

Câu 9: Nêu các chi tiết miêu tả ngoại hình của cô bé bán diêm. Những chi tiết đó giúp em hình dung như thế nào về cuộc sống của nhân vật?

Trả lời:

Những chi tiết miêu tả ngoại hình cô bé bán diêm:

- Chân trần không có giày, chân đỏ ửng lên và tím bầm vì rét

- Chiếc tạp dề cũ kỹ đựng đầy diêm và tay của em bé thì cầm một bao - Bụng đói rét và lang thang trên đường

- Bông tuyết bám đầy trên mái tóc dài xõa thành từng búp trên lưng em

- Em ngồi nép trong một góc tường, thu đôi chân vào người nhưng mỗi lúc em càng thấy rét hơn. Đôi bàn tay cứng đờ ra

Những chi tiết ấy cho em thấy cuộc sống của cô bé bán diêm vô cùng khổ sở và đáng thương.

Câu 10: Những hình ảnh xuất hiện sau mỗi lần quẹt diêm thể hiện những ước mong nào của cô bé bán diêm? Theo em, có thể thay đổi trình tự xuất hiện của các hình ảnh đó không?

Trả lời:

Những hình ảnh xuất hiện sau mỗi lần quẹt diêm thể hiện ước mơ được sưởi ấm, được ăn no và được gặp bà của cô bé bán diêm. Theo em, không thể thay đổi trình tự xuất hiện của các hình ảnh này được bởi vì thứ tự của những hình ảnh này thể hiện được mức độ tăng dần của nỗi khao khát của cô bé bán diêm với những sự vật ấy. Nỗi khát khao lớn nhất của cô bé trong đêm giao thừa đó là được gặp người bà mà luôn yêu thương cô hết mức. Nếu như thay đổi thứ tự xuất hiện của những hình ảnh đó thì truyện sẽ mất đi ý nghĩa của nó.

Câu 11: Nêu cảm nhận của em về thái độ của người kể chuyện đối với cô bé bán diêm. Phân tích một vài chi tiết làm cơ sở cho cảm nhận đó.

Trả lời:

Thái độ của người kể chuyện với cô bé bán diêm: Câu chuyện thể hiện tình yêu thương sâu sắc của nhà văn đối với số phận bất hạnh của cô bé. Qua câu chuyện, nhà văn muốn truyền tải đến người đọc thông điệp giàu ý nghĩa, thấm đẫm giá trị nhân đạo: hãy yêu thương trẻ thơ và để cho chúng được sống một cuộc sống đủ đầy,

(4)

hạnh phúc, xây dựng cuộc sống ấm no cho tất cả mọi người, nhất là cho những em bé đáng thương trên đời.

Câu 12: Đọc lại một số câu văn miêu tả cách ứng xử của người đi đường trước tình cảnh của cô bé bán diêm. Em nghĩ gì về cách ứng xử của họ?

Trả lời:

Cách ứng xử của người đi đường trước tình cảnh của em bé bán diêm: "Khách qua đường đều rảo bước rất nhanh, chẳng ai đoái hoài đến lời chào hàng của em, chẳng ai bố thí cho em chút đỉnh", "khách qua đường vội vã mặc quần áo ấm đến những nơi hẹn hò, hoàn toàn lãnh đạm với hoàn cảnh nghèo khổ của em bé bán diêm", "Mọi người bảo nhau: chắc nó muốn sưởi ấm". Đây là thái độ và sự ứng xử thờ ơ, thiếu sự đồng cảm và tình yêu thương giữa con người đối với con người.

Câu 13*: Trong truyện, tác giả đã sử dụng nhiều chi tiết, hình ảnh tương phản như:

cảnh đoàn tụ của các gia đình đêm giao thừa với tình cảnh đói rét, đơn độc ngoài đường phố của cô bé bán diêm; không khí tươi vui của ngày đầu năm mới với cảnh tượng em bé chết rét nơi xó tường;… Em hãy chỉ ra ý nghĩa, tác dụng của một vài chi tiết, hình ảnh đó.

Trả lời:

Nhờ có những hình ảnh, chi tiết tương phản đó : người đọc có thể dễ dàng hình dung được tình cảnh đáng thương của cô bé bán diêm, không được đoàn tụ với gia đình trong đêm giao thừa mà cô độc lẻ loi một mình. Không nhận được tình yêu thương mà chỉ nhận được sự kì thị, cô đã ra đi mãi mãi trong đêm rét mướt vào ngày đầu tiên của năm mới.

Câu 14: Những câu chuyện cổ tích thường kết thúc có hậu: nhân vật chính được hưởng cuộc sống bình yên, hạnh phúc. Theo em, truyện Cô bé bán diêm có kết thúc giống như vậy không? Vì sao?

Trả lời:

Những câu chuyện cổ tích thường kết thúc có hậu: nhân vật chính được hưởng cuộc sống bình yên, hạnh phúc. Theo em, truyện cổ tích Cô bé bán diêm cũng đã có một kết thúc có hậu (khi nói về phương diện giải phóng số phận con người). Cái chết của cô bé bán diêm khốn khổ là một cảnh tượng thương tâm, nhưng đây là một cái chết đẹp, hình hài thể xác chết mà linh hồn, khát vọng của em bé vẫn sống, sống trên

(5)

đôi má hồng, đôi môi đang mỉm cười, sống trong cảnh tượng huy hoàng cùng bà bay lên đón năm mới. Nói về cái chết, người ta hay nghĩ tới bi kịch. Viết về cái chết của cô bé bán diêm như thế, nhưng tác phẩm của An-đéc-xen là một bi kịch lạc quan.

Câu 15: Nội dung, nghệ thuật của truyện “Cô bé bán diêm”?

Trả lời:

- Nội dung: Truyện kể về hình ảnh một cô bé bán diêm nghèo khổ, cô đơn, bất hạnh trong đêm giao thừa. Qua đó tác giả muốn gửi gắm một thông điệp giàu tính nhân đạo: hãy yêu thương và để trẻ thơ được sống hạnh phúc.

- Nghệ thuật:

+ Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa yếu tố thật và huyền ảo với các tình tiết diễn biến hợp lí

+ Kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm.

+ Kết cấu truyện theo lối tương phản, đối lập

Câu 16: Tóm tắt ngắn gọn truyện “Cô bé bán diêm”.

Trả lời:

Trong đêm Noel giá rét tuyết phủ đầy trời, có một em bé bán diêm đầu trần, chân đất đi giữa màn đêm, mong bán được diêm. Nhưng không ai đoái hoài đến cô bé tội nghiệp. Em liền tìm một góc khuất, có hai bức tường để ngồi nghỉ. Vì quá giá lạnh, em đã đốt các que diêm và ảo ảnh dần hiện ra trước mắt em: Lò sưởi, bàn ăn, cây thông Noel và cả bà em. Thấy bà em đã đốt cả bao diêm và đi với bà lên với thượng đế.

Câu 17: Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) với nhan đề: Gửi tác giả truyện “Cô bé bán diêm”.

Trả lời:

Gửi tác giả An-đéc-xen, cháu là một độc giả trung thành của ông. Cháu đã đọc được khá nhiều các tác phẩm của ông. Nhưng có lẽ, Cô bé bán diêm là truyện mà cháu cảm thấy yêu thích nhất. Với tác phẩm này, nhà văn đã khiến cho mỗi độc giả

(6)

khi đọc đều cảm thấy xót xa, đồng cảm với số phận bất hạnh của cô bé bán diêm.

Không chỉ vậy, cháu còn cảm thấy căm ghét một xã hội vô cảm, những con người thờ ơ đã gián tiếp gây ra cái chết của cô bé. Kết thúc của truyện đã để lại ấn tượng mạnh mẽ. Hình ảnh cô bé bán diêm khi chết nhưng không hề đem đến cảm giác sợ hãi. Mà ngược lại giúp người đọc có thêm niềm tin về hạnh phúc của cô bé ở một thế giới khác cùng với người bà nhân hậu của mình. Cảm ơn tác giả đã đóng góp một tác phẩm hay vào nền văn học thế giới.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- KNS : Kĩ năng giao tiếp: thể hiện sự đồng cảm, xót thương đối với những kiếp sống nghèo khổ (cô bé bán diêm mẹ mất sớm, bà mất, ba lại không quan tâm , hay đánh,

Bài thơ nói về cuộc sống trên trái đất khi mới có loài người và sự thay đổi của trái đất từ khi có loài người ngày một tiến bộ, ngày một văn minh hơn.. Câu 8:

- Nhà văn đã đưa người đọc đến với: thiên nhiên đảo Cô Tô trong cơn bão cho đến sau cơn bão (từ bình minh đến hoàng hôn) và gặp gỡ những người dân sống ở đảo.. Câu 9:

- Theo em, không thể thay đổi trình tự xuất hiện của các hình ảnh này được bởi vì thứ tự của những hình ảnh này thể hiện được mức độ tăng dần của nỗi khao khát của cô

Và với tôi câu chuyện để lại cho tôi bài học về tình yêu thương sự đồng cảm sẻ chia sự thờ ơ, vô cảm của mọi người đó là câu chuyện Cô bé bán diêm.. Vô cảm chính là thái

- Vì: Cái chết của cô bé bán diêm khốn khổ là một cảnh tượng thương tâm, nhưng đây là một cái chết đẹp, hình hài thể xác chết mà linh hồn, khát vọng của em bé vẫn

Câu 3 (trang 17 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Tham khảo ý kiến sau của nhà văn Nguyễn Tuân về truyện An-đéc-xen: “Một em nhỏ nào đã đọc qua truyện ngắn An-đéc-xen thì trọn đời

- Thông thường, cái chết là một nỗi đau thương nhưng đối với em bé, cái chết là một niềm hạnh phúc vì em thoát khỏi được những nỗi khổ nơi trần gian và trở về đoàn