• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ " CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Văn bản:

Cô bé bán diêm

( An- Đéc –Xen) I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả:

- An – đéc – xen ( 1805- 1875)

- Là nhà văn Đan Mạch nổi tiếng với loại truyện kể cho trẻ em.

- Phong cách: nhân văn, hư ảo, thơ mộng, thông minh, vui vẻ, đáng yêu 2. Tác phẩm:

- Thể loại: Truyện ngắn

- PTBĐ: Tự sự + miêu tả + biểu cảm - Ngôi kể: Thứ 3

- Tóm tắt truyện:

Truyện kể về một em bé mồ côi mẹ phải đi bán diêm trong đêm giao thừa rét buốt, không bán được diêm em chẳng dám về nhà vì sợ bố đánh, đành ngồi nép vào góc tường, liên tục quẹt diêm để sưởi ấm. Hết một bao diêm thì em bé đã chết cóng trong giấc mơ cùng bà nội lên trời. Sáng hôm sau – ngày đầu năm, mọi người qua đường vẫn thản nhiên nhìn cảnh tượng thương tâm ấy.

II.Đọc hiểu văn bản

1/ Hình tượng cô bé bán diêm:

Cảnh ngộ của em bé bán diêm

 Mồ côi mẹ, gia sản tiêu tán sau khi bà mất/ Bố nghiện rượu, hay đánh đập, chửi rủa em

 Em cô đơn, đói rét, phải tự đi kiếm sống

Đáng thương, thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần Tình huống đặc biệt:

 Bán diêm, cô đơn giữa đêm giao thừa

 Thời tiết khắc nghiệt – em đầu trần, bụng đói

 Không bán được diêm, em không dám về vì sợ bố đánh

(2)

Hình ảnh đối lập

- Trời đông giá rét tuyết rơi Cô bé đầu trần, chân đất

- Trời tối đen Cửa sổ mọi nhà đều rực sáng ánh đèn - Cô bé bụng đói cật rét Phố sực nức mùi ngỗng quay

- Ngôi nhà đẹp đẽ xinh xắn, Một xó tối tăm lạnh lẽo nơi em sống đầm ấm xưa kia

 Làm nổi bật tình cảnh hết sức tội nghiệp của cô bé, tác động đến lòng trắc ẩn của người đọc.

2. Ước muốn của em – Thực và mộng

Mộng tưởng (Quẹt diêm) Thực tại (Diêm tắt)

1. Lò sưởi ấm áp 1. Bần thần trở về nỗi lo bán diêm.

2. Bàn ăn thịnh soạn, ngỗng quay 2. Cô đơn, lạnh lẽo

3. Cây thông Nôen lộng lẫy 3. Tất cả bay lên trời, nghĩ đến bà 4. Bà nội hiện về, mỉm cười hiền hậu 4. Bà biến mất

5. Hai bà cháu bay lên 5. Em bé chết

Luôn khao khát cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đầy tình thương yêu

 Các mộng tưởng của em bé diễn ra lần lượt theo thứ tự hợp lí (phù hợp với tâm lí tuổi thơ và hoàn cảnh thực tế của em)

+ Lần 1: Vì trời rét + Lần 2: Vì bụng đói

+ Lần 3: Đó là đêm giao thừa

+ Lần 4: Bà hiện về đem đến cho em tình yêu thương + Lần 5: Em muốn níu bà lại, muốn đi với bà...

Kể chuyện đan xen, đối lập giữa thực tế và mộng tưởng

Nổi bật khát khao cháy bỏng và tình cảnh đáng thương của cô bé bán diêm/ của những người cùng khổ trong xã hội

Thông điệp:

Phải biết trân trọng tình cảm gia đình và hạn phúc bình dị bên người thân + Sống phải biết ước mơ, biết giữ tâm hồn trong sáng.

Andersen đã thấu hiểu và nâng niu ước mơ tuổi thơ.

3. Ý nghĩa hình ảnh ngọn lửa diêm

Là ngôi sao chắp cánh cho em bé bay lên với bà nội.

Là ngọn lửa của ước mơ tuổi thơ về mái ấm gia đình.

Vẻ đẹp nhân văn của câu chuyện

(3)

4. Cái chết của em bé và tấm lòng nhà văn Em bé bán diêm đã chết.

Số phận bất hạnh của những con người đau khổ

Nguyên nhân: Đói, rét, sự tàn nhẫn của bố, sự vô cảm của mọi người

Nghệ thuật tương phản: mọi người hạnh phúc >< em bé bất hạnh

Bút pháp tả thực kết hợp bút pháp trữ tình, lãng mạn

III. TỔNG KẾT 1/ NỘI DUNG

- Tình cảnh đáng thương của cô bé bán diêm nghèo khổ

- Niềm xót thương, đồng cảm của tác giả với những con người bất hạnh.

2/ NGHỆ THUẬT

Đan xen yếu tố thật và mộng tưởng.

Kết cấu tương phản, đối lập.

Trí tưởng tượng bay bổng

(4)

CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG

O Hen-ri I. Tìm hiểu chung:

1.Tác giả :

- O.Hen-ri (1862-1910) nhà văn Mỹ, nổi tiếng về truyện ngắn

-Truyện của ông thường nhẹ nhàng và tràn đầy tinh thần nhân đạo cao cả 2.Tác phẩm:

- Trích truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” - Đó là một truyện ngắn hay, tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Henry.

- Tóm tắt

- PTBĐ: tự sự + miêu tả + biểu cảm

- Nhan đề: chi tiết cảm động, 1 biểu tượng nghệ thuật bất ngờ, độc đáo mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc

II. Đọc hiểu văn bản:

a. Nhân vật Giôn-xi:

- Là hoạ sĩ trẻ, nghèo túng.

- Bị bệnh nặng, rất tuyệt vọng:

+ Dáng vẻ: cặp mắt mở to, thẫn thờ nhìn tấm mành + Giọng nói: thều thào

+ Ra lệnh kéo tấm mành để xem chiếc lá cuối cùng đã rụng chưa. Và cô tin ngày mai nó sẽ rụng, lúc đó cô sẽ chết.

-> Giôn-xi yếu đuối, chán nản, tuyệt vọng, chờ đợi giây phút chia tay với cuộc đời.

- Khi thấy“ Chiếc lá thương xuân vẫn còn đó’’

+ Thấy mình tệ; Xin tí cháo và chút sữa pha rượu vang.; Ngồi dậy xem chị nấu nướng.

+ Muốn vẽ vịnh Na- plơ

-> Cô đã khỏe lại, lạc quan, yêu đời, muốn thực hiện ước mơ.

=> Sức sống dẻo dai, bền bỉ của chiếc lá đã kích thích tình yêu sự sống của cô.

b. Nhân vật Xiu:

Nhân vật Xiu:

- Là họa sĩ nghèo, có chung sở thích với Giôn -xi

- Yêu thương, hết lòng chăm sóc Giôn-xi: Làm theo lời Giôn-xi một cách chán nản; Lo lắng khi thấy những chiếc lá rụng dần; Quấy cháo, pha sữa.

- Động viên Giôn-xi: “Em hãy nghĩ đến chị, nếu em không muốn nghĩ đến mình nữa. Chị sẽ làm gì đây.”

(5)

 Xiu là một người bạn tốt, yêu thương chăm lo chu đáo Giôn-xi, mong muốn đem lại hạnh phúc cho bạn.

c. Cụ Bơ-men và “Chiếc lá cuối cùng”

- Họa sĩ nghèo, đã ngoài 60 tuổi

- Vẽ tranh quảng cáo và ngồi làm mẫu vẽ cho các họa sĩ trẻ.

- Mơ ước vẽ một kiệt tác nhưng 40 năm nay vẫn chưa thực hiện được.

- Nhìn lá rụng, sợ sệt vì lo lắng cho tính mạng của Giôn- xi.

- Bí mật vẽ chiếc lá trong đêm mưa tuyết; Bị sưng phổi rồi qua đời sau 2 ngày

* Hình ảnh “Chiếc lá cuối cùng”

+ Chiếc lá: Giống như thật, cuống lá màu xanh sẫm, rìa lá hình răng cưa nhuốm màu vàng úa.

+ Hoàn cảnh vẽ chiếc lá: Cụ Bơ-men vẽ trong đêm, mưa tuyết.

=> Họa sĩ nghèo chưa đạt được thành công trong nghệ thuật. Là người có lòng nhân ái bao la, sẵn sàng hi sinh thân mình để giúp đỡ người khác.

III. Tổng kết a. Nghệ thuật:

- Kể xen tả và biểu cảm

- Sắp xếp các tình tiết hấp dẫn, chặt chẽ khéo léo

- Đảo ngược tình huống 2 lần -> Kết thúc độc đáo, bất ngờ.- Bộc lộ tâm trạng, phẩm chất nhân vật

b. Nội dung:

- Tình yêu thương cao cả giữa những người nghèo khổ.

- Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật của tình yêu thương, vì sự sống của con người.

* Ghi nhớ (SGK- 90)

ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ

XÉC - VAN - TÉT I/ Tìm hiểu chung :

1/ Tác giả :

- Xéc-van-tét ( 1547 – 1616 ), là nhà văn người Tây Ban Nha.

- Cuộc đời có nhiều vất vả, cực nhọc.

2/ Tác phẩm :

Tiểu thuyết “Đôn-ki-hô-tê” gồm 126 chương, chia làm 2 phần, viết từ năm 1605 -1615.

(6)

Văn bản này trích chương 8, phần I của tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê.

II/ Đọc - hiểu văn bản : 1/ Nhân vật đôn Ki-hô-tê :

- Đôn Ki-hô-tê tuổi khoảng 50, người gầy gò, cao lênh khênh. Vì quá mê sách kiếm hiệp nên lú lẫn, bắt chước các hiệp sĩ đi lang thang trừ kẻ gian ác, cứu giúp người lương thiện.

Nàng Đuyn-xi-nê-a

- Do đầu óc mê muội, lão tưởng những chiếc cối xay gió là những tên khổng lồ gian ác nên xông vào đánh. Lão bị thương nhưng không hề rên rỉ, tối đến cũng không ngủ, sáng cũng không ăn vì bắt chước các hiệp sĩ trong sách.

=> Đầu óc mê muội nên có những hành động nực cười, điên rồ.

2/ Nhân vật Xan-chô Pan-xa :

- Xan-chô Pan-xa là bác nông dân béo, lùn, nhận làm giám mã cho Đôn Ki-hô-tê với hy vọng sau này chủ bác công thành danh toại, bác sẽ là thống đốc cai trị vài hòn đảo.

- Bác cưỡi lừa theo chủ, lúc nào cũng mang theo rượu và thức ăn ngon.

- Đầu óc bác tỉnh táo nên đã can ngăn chủ đừng đánh cối xay gió. Bác rất nhút nhát, sợ đau và rất quan tâm đến nhu cầu của bản thân.

=>Người thực dụng, tham danh vọng.

Lập bảng so sánh đối chiếu giữa Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa HS tự lập bang3 so sánh

3/ Sự tương phản giữa hai nhân vật : III/ Tổng kết :

Nghệ thuật :

Kể chuyện, tương phản giữa hai hình tượng nhân vật.

- Giọng điệu phê phán, hài hước.

Nội dung:

Chế giễu lí tưởng hiệp sĩ phiêu lưu, hão huyền, phê phán thói thực dụng thiển cận của con người trong đời sống xã hội.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Từ mục đích học tập đúng đắn này, mỗi người học thấy rõ những sai lầm nhận thức về việc học: học không có mục đích; coi việc học là thực hiện nghĩa vụ với người

Dựa vào bảng số liệu trên, biểu đồ nào thích hợp nhất để thể hiện GDP và nợ nước ngoài của các quốc gia.. Câu 10: Cho bảng

- Người ta có thể tìm thấy những nhân vật làm các nghề mà chính tác giả đã trải qua: chủ cửa hiệu, nhân viên bán hàng, ký giả, họa sĩ, bác sĩ, diễn viên sân khấu,

Các câu trong hổi kí của Nguyên Hồng là bằng chứng cho sự đồng cảm, xót thương với những người nghèo khồ hay cũng chính là tiếng lòng, khát khao của chính tác giả. Câu

Câu 3 (trang 17 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Tham khảo ý kiến sau của nhà văn Nguyễn Tuân về truyện An-đéc-xen: “Một em nhỏ nào đã đọc qua truyện ngắn An-đéc-xen thì trọn đời

Qua đoạn trích trong lòng mẹ của tác giả nguyên hồng, tác giả đã cho ta thấy những cảm nhận vô cùng cảm động, tinh tế về tình yêu mẹ khát khao và cháy bỏng về tình

Ở văn bản này, người viết thuyết phục người đọc về luận điểm nhà văn Nguyên Hồng là nhà văn của những người cùng khổ?. Câu 3: Để thuyết phục người viết đã nêu ra những

- Thông thường, cái chết là một nỗi đau thương nhưng đối với em bé, cái chết là một niềm hạnh phúc vì em thoát khỏi được những nỗi khổ nơi trần gian và trở về đoàn