• Không có kết quả nào được tìm thấy

Câu hỏi ôn tập Cô Tô | Kết nối tri thức

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Câu hỏi ôn tập Cô Tô | Kết nối tri thức"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Văn bản 1: Cô Tô

Câu 1: Kể tên những nơi em đã từng được đến tham quan. Chia sẻ một số điều em quan sát được từ những chuyến đi đó.

Trả lời:

- Những nơi em đã từng đến tham quan là: Lăng Hồ Chủ tịch, Văn Miếu - Quốc Tử giám, nhà tù Hỏa Lò, Bảo tàng,...

- Một trong những nơi ấn tượng nhất với em đó là Viện Bảo tàng chứng tích chiến tranh. Bảo tàng là một sự diễn đạt lịch sử trực quan về chặng đường tiến tới nền độc lập của Việt Nam - một con đường đẫm máu đầy những xác chết và bom mìn choán gần hết cả thế kỷ 20 và được bắt đầu với cuộc chiến chống lại người Pháp. Hình ảnh khủng khiếp về hành động tra tấn, tàn sát, ném bom rải thảm, thuốc diệt cỏ, chất làm rụng lá cây, nỗi khiếp sợ, chất dioxin được phun từ phi cơ, các binh lính Việt cộng bị đẩy ra khỏi trực thăng hoặc bị kéo lê trên đường cho tới chết, những cuộc giết chóc dân thường, và những chiếc xe bồn chở chất napalm được những lính Mỹ điều khiển miệng cười nhăn nhở và được khắc dòng chữ The Purple People Eater - gian triển lãm tranh ảnh tố cáo tội ác khủng khiếp này, gồm mười căn phòng, là tất cả những gì gây cảm giác sửng sốt hơn về những hành động của hầu hết là người Mỹ nếu không phải là bởi các nhiếp ảnh gia người nước ngoài”.

Câu 2. Tìm quần đảo Cô Tô trên bản đồ Việt Nam và nói về vị trí của quần đảo này.

Trả lời:

- Cô Tô là một quần đảo trong vịnh Bắc Bộ thuộc tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam. Về hành chính quần đảo thuộc huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh, có diện tích 47,3 km², dân số hơn 4.985 người.

(2)

Câu 3: Văn bản “Cô Tô” được viết thể loại nào?

Trả lời:

- Văn bản “Cô Tô” được viết thể loại kí

Câu 4: “Cô Tô” được viết theo phương thức biểu đạt nào?

Trả lời:

(3)

- “Cô Tô” được viết theo phương thức biểu đạt miêu tả Câu 5: Tác giả của văn bản “Cô Tô” là ai?

Trả lời:

- Nguyễn Tuân

Câu 6: Nêu bố cục của văn bản “Cô Tô”.

Trả lời:

- Phần 1 (từ đầu đến “lớn lên theo mùa sóng ở đây”): Cảnh Cô Tô sau cơn bão - Phần 2 (tiếp đó đến “là là nhịp cánh…”): Cảnh mặt trời lên trên đảo Cô Tô - Phần 3 (còn lại): Cảnh sinh hoạt buổi sáng của con người trên đảo Cô Tô Câu 7: Tóm tắt văn bản “Cô Tô”.

Trả lời:

Sau trận bão, quần đảo Cô Tô trở lên trong sáng, đẹp đẽ hơn, cây cối xanh thêm, nước biển đậm đà hơn. Cảnh mặt trời mọc trên biển quan sát từ đảo Cô Tô thật tráng lệ, hùng vĩ và tuyệt đẹp. Bên giếng nước ngọt, người dân tấp nập múc nước, gánh nước, chuẩn bị cho chuyến ra khơi.

Câu 8: Qua bài kí Cô Tô, nhà văn đã đưa người đọc đến những nơi nào và gặp gỡ những ai?

Trả lời:

- Nhà văn đã đưa người đọc đến với: thiên nhiên đảo Cô Tô trong cơn bão cho đến sau cơn bão (từ bình minh đến hoàng hôn) và gặp gỡ những người dân sống ở đảo.

Câu 9: Tìm những từ ngữ miêu tả sự dữ dội của trận bão. Những từ ngữ nào cho thấy rõ nhất việc tác giả có chủ ý miêu tả trận bão giống như một trận chiến?

Trả lời:

- Từ ngữ miêu tả sự dữ dội của trận bão: nhiều khuôn cửa kính bị gió vây và dồn bung hết, kính bị thứ gió cấp 11 ép vỡ tung, tiếng gió càng ghê rợn mỗi khi nó thốc vào…, nó rít lên rú lên như cái kiểu người ta vẫn thường gọi là quỷ khốc thần linh.

- Những từ ngữ cho thấy rõ việc tác giả chủ ý miêu tả trận bão như một trận chiến:

trận địa, viên đạn mũi kim, hỏa lực, liên thanh.

Câu 10: Biển sau bão hiện lên như thế nào (qua hình ảnh bầu trời, cây, nước biển,

(4)

Trả lời:

- Một ngày trong trẻo, sáng sủa.

- Cây thêm xanh mượt.

- Nước biển lam biếc đặm đà hơn..

- Cát lại vàng giòn hơn.

- Lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi.

Câu 11: Theo em, để nhận ra vẻ đẹp của Cô Tô, nhà văn đã quan sát cảnh thiên nhiên và hoạt động của con người trên đảo ở những thời điểm nào và từ những vị trí nào?

Trả lời:

- Từ trên cao nhìn xuống: Từ nóc đồn trên đảo, Nguyễn Tuân nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm cả toàn cảnh đảo Cô Tô.

Câu 12: Chỉ ra một câu văn thể hiện sự yêu mến đặc biệt của tác giả đối với Cô Tô trong đoạn văn từ Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô đến theo mùa sóng ở đây.

Trả lời:

- Câu văn: Nhìn rõ cả Tô Bắc, Tô Trung, Tô Nam, mà càng thấy yêu hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây.

Câu 13: Em hình dung khung cảnh Cô Tô sẽ như thế nào nếu thiếu chi tiết miêu tả giếng nước ngọt và hoạt động của con người quanh giếng?

Trả lời:

- Khung cảnh Cô Tô sẽ chỉ có thiên nhiên đẹp đẽ nhưng trở nên mênh mông, vô tận vì mất đi nhịp sống tấp nập, vui vẻ của con người qua chi tiết giếng nước ngọt và hoạt động của con người quanh giếng.

Câu 14: Kết thúc bài kí Cô Tô là suy nghĩ của tác giả về hình ảnh chị Châu Hoà Mãn: “Trông chị Châu Hoà Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành”. Cách kết thúc này cho thấy tình cảm của tác giả với biển và những con người bình dị trên đảo như thế nào?

Trả lời:

(5)

Hình ảnh về chị Châu Hòa Mãn: “Trông chị Châu Hòa Mãn địu con thấy nó yên tâm như hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành” đã thể hiện tình yêu sâu sắc của tác giả dành cho biển cả và những người dân ở đây.

Câu 15: Nêu nội dung, nghệ thuật của văn bản “Cô Tô”

Trả lời:

- Nội dung:

+ Bức tranh thiên nhiên Cô Tô sau cơn bão trong trẻo, sáng sủa và cảnh mặt trời mọc vô cùng ấn tượng qua cách miêu tả đầy tinh tế của nhà văn Nguyễn Tuân.

+ Bức tranh sinh hoạt của con người trên đảo nhộn nhịp, đông vui, thanh bình, tươi vui.

+ Vốn hiểu biết sâu sắc và tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước của nhà văn Nguyễn Tuân.

- Nghệ thuật:

+ Ngòi bút miêu tả chính xác, tinh tế, độc đáo, giúp hình ảnh thiên nhiên hiện lên đầy ấn tượng.

+ Các biện pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, nhân hóa được kết hợp nhuần nhuyễn tạo nên các hình ảnh đặc sắc.

+ Hệ thống ngôn từ được chọn lọc tinh tế, điêu luyện, các từ láy giàu sức gợi hình gợi cảm.

Câu 16: Trong “Cô Tô” mặt trời lúc bình minh được ví như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Viết đoạn văn 5 – 7 câu chỉ ra ý nghĩa của hình ảnh so sánh đó.

Trả lời:

Trong văn bản “Cô Tô”, hình ảnh mặt trời thiên nhiên đã được tác giả miêu tả vô cùng chân thực, sinh động và là hình ảnh đặc sắc nhất trong văn bản. Tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh đặc sắc để so sánh mặt trời trên đảo sau cơn bão với lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn tròn trĩnh, phúc hậu. Hình ảnh mặt trời huy hoàng rực rỡ ấy hiện lên trên làn mây màu bạc và nước biểu màu hồng tựa như một mâm lễ phẩm. Nhờ có hình ảnh so sánh đặc sắc và cách so sánh tài hoa của nhà văn Nguyễn Tuân ấy, hình ảnh mặt trời hiện lên thực sự chân thực, biểu cảm, gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc. Người đọc có thể hình dung được hình ảnh của một vầng thái dương không chỉ huy hoàng rực rỡ mà còn tượng trưng cho cuộc sống ấm no, bình dị trên đảo Cô Tô thân thương. Trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”, hình ảnh mặt trời trên biển “Mặt trời đội biển nhô màu mới” cũng thể hiện được sự huy hoàng của bình minh trên biển. Tóm lại, nhờ có hình ảnh so sánh mà hình ảnh mặt trời lúc bình minh trên đảo Cô Tô hiện lên thực sự sinh động, gấy ấn tượng với bạn

(6)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 16: Sự kiện nào chứng tỏ Nguyễn Ái Quốc đã bước đầu thiết lập mối quan hệ của cách mạng Việt Nam với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.. phá vỡ thế

Sử dụng phương pháp VI PHÂN để tìm nguyên hàm Dạng 2.1 Tìm nguyên hàm không có điều kiện.. Câu

Bài thơ nói về cuộc sống trên trái đất khi mới có loài người và sự thay đổi của trái đất từ khi có loài người ngày một tiến bộ, ngày một văn minh hơn.. Câu 8:

Nhờ có những hình ảnh, chi tiết tương phản đó : người đọc có thể dễ dàng hình dung được tình cảnh đáng thương của cô bé bán diêm, không được đoàn tụ với gia đình

Nhà văn đã sử dụng hình ảnh so sánh “mặt trời tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn; quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên

+ Mặt trời sau khi lên tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn… hồng hào, còn mặt bể là một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái

Khi viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc, em cần lưu ý: triển khai cụ thể các ý đã nêu trong dàn ý; phân biệt các

- Lựa chọn vấn đề: Trong các vấn đề đời sống mà cuốn sách đã gợi lên, em hãy chọn một vấn đề mà mình có nhiều ý kiến muốn chia sẻ nhất để chuẩn bị bài nói. - Tìm ý: Để