• Không có kết quả nào được tìm thấy

Câu hỏi ôn tập Ngữ văn 6 Thực hành tiếng việt trang 20 | Kết nối tri thức

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Câu hỏi ôn tập Ngữ văn 6 Thực hành tiếng việt trang 20 | Kết nối tri thức"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Thực hành tiếng việt trang 20

Câu 1: Từ đơn là gì? Nêu ví dụ.

Trả lời:

- Từ đơn là từ chỉ có một tiếng.

VD: Hoa, cây, nhà, cửa,…

Câu 2: Từ phức là gì? Nêu ví dụ.

Trả lời:

- Từ phức là từ có hai tiếng trở lên.

+ Từ ghép: Giữa các tiếng có quan hệ về nghĩa.

+ Từ láy: Giữa các tiếng có quan hệ về âm (lặp lại âm đầu, vần hoặc cả hai).

VD: chong chóng, rầm rì, vèo vèo,…

Câu 3: Từ phức được chia làm mấy loại? Đó là những loại nào?

Trả lời:

- Từ phức được chia thành 2 loại đó là từ ghép và từ láy

Câu 4: Từ ghép là gì? Nêu ví dụ.

Trả lời:

- Từ ghép là bộ phận con của từ phức gồm 2 tiếng trở lên kết hợp với nhau.

- Ví dụ: nhà ở, xe cộ, ruộng vườn, giao thông…

Câu 5: Từ láy là gì? Nêu ví dụ.

Trả lời:

- Từ láy cũng là một bộ phận của từ phức. Đồng thời cấu tạo từ 2 tiếng có mối quan hệ về âm thanh tạo thành.

- VD: Rầm rầm, khanh khách, lung linh…

(2)

Câu 6: Kẻ bảng dưới đây vào vở và điền các từ ngữ in đậm trong đoạn văn sau vào ô trống phù hợp.

Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch, giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn.

Từ đơn Từ phức

Từ ghép Từ láy

Trả lời:

Từ đơn

Từ phức

Từ ghép Từ láy

Tôi, nghe, người Bóng mỡ, ưu nhìn Hủn hoẳn, phành phạch, giòn giã

Câu 7: Hãy liệt kê những từ láy mô phỏng âm thanh trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”.

Ví dụ: véo von, hừ hừ Trả lời:

- Những từ láy mô phỏng âm thanh trong văn bản: thỉnh thoảng, phanh phách, giòn giã, rung rinh, ngoàm ngoạp, hủn hoẳn.

Câu 8: Tìm và nêu tác dụng của các từ láy trong các câu sau:

- Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ.

- Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.

- Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu.

Trả lời:

(3)

a. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ.

Tác dụng:

- Giúp câu văn thêm sinh động, hấp dẫn hơn..

- Giúp người đọc, người nghe cảm nhận rõ được sự lợi hại của những chiếc vuốt của Dế Mèn,, cho thấy đôi vuốt của Dế Choắt rất "khủng" từ thể hiện "phanh phách"..

b. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc..

 Tác dụng:

- Giúp câu văn thêm sinh động, hấp dẫn hơn..

- Giúp người đọc, người nghe hình dung được hai chiếc răng to, chắc khỏe, đen nhánh của Dế Mèn từ thể hiện "ngoàm ngoạp"

c. Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu.

Tác dụng:

- Giúp câu văn thêm sinh động, hấp dẫn hơn..

- Thể hiện Dế Mèn là một chú dế điệu đà,, yêu chuộng cái đẹp, thích khoe khoang.. từ thể hiện "dún dẩy"

Câu 9: Tìm một câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong đoạn trích và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Trả lời:

Như đã hả cơn tức, chị Cốc đứng rỉa lông cánh một lát nữa rồi lại bay là xuống đầm nước, không chút để ý cănh đau khổ vừa gây ra

→ Tác dụng của biện pháp so sánh: Nhân vật hiện lên sinh động, cử chỉ sống động, gần gũi như con người.

Câu 10: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (5-7 câu) trong đó có sử dụng ít nhất 5 từ đơn, 3 từ láy

Trả lời:

(4)

Khi mặt trời vừa rút sau những đỉnh núi phía tây, hoàng hôn bắt đầu buông xuống.

Nắng ngày hè chỉ còn nhạt nhòa. Thành phố đượm một màu vàng óng. Lúc này đã quá giờ tan tầm, dòng người và xe cộ vẫn ngược xuôi nhưng đã thưa dần. Đường phố bớt ồn ào, nhộn nhịp. Con đường trở nên rộng lớn và thênh thang hơn. Giữa đường, ngăn cách dòng xe xuôi ngược là một bờ tường rào khoảng năm mười phân.

Phía trên là hàng rào lan can sắt màu xanh biếc chạy dọc theo con đường. Hai bên vỉa hè, hàng cây si già cỗi, cành sum suê đang trầm tư ngắm chiều tà. Những cây xà cừ đang rung rinh những lá non xanh mượt. Các em nhỏ ríu rít rủ nhau đi chơi sau một ngày học tập. Các bà mẹ chuẩn bị đi chợ nấu cơm chiều.

- Từ đơn :xinh,đẹp,...

- Từ láy là: nhạt nhòa, ồn ào, nhộn nhịp, sum suê,..

- Từ ghép: đỉnh núi, dòng người, xe cộ, đường phố,..

Câu 11: Thế nào là nghĩa của từ? Nêu ví dụ Trả lời:

- Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, hoạt động, tính chất, quan hệ, …) mà từ biểu thị.

- Ví dụ:

+ Tổ tiên: Các thế hệ đi trước (cụ kị, cha ông...).

+ Sính lễ: Lễ vật nhà trai đem đến nhà gái để xin cưới.

Câu 12: Trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” có một số từ ngữ được dùng theo nghĩa khác với nghĩa thông thường, như từ “nghèo” trong “nghèo sức”; “mưa dầm sùi sụi” trong “điệu hát mưa dần sùi sụi”. Hãy giải thích nghĩa thông thường và nghĩa trong văn bản của các từ đó.

Nghèo, mưa dầm sùi sụi, Trả lời:

- Từ ngữ trong bài Bài học đường đời đầu tiên được dùng rất sáng tạo. Một số từ ngữ được dùng theo nghĩa khác với nghĩa thông thường. Chẳng hạn nghèo trong nghèo sức, mưa dầm sùi sụt trong điệu hát mưa dầm sùi sụt. Giải thích nghĩa thông thường của nghèo, mưa dầm sùi sụt và nghĩa trong văn bản của những từ này:

(5)

- Nghĩa của từ nghèo: có rất ít tiền của, không đủ để đáp ứng những yêu cầu tối thiểu của đời sống vật chất. Trong văn bản, nghèo sức được hiểu là sức khỏe yếu kém, yếu đuối, nhút nhát.

- Nghĩa của từ mưa dầm sùi sụt: tiếng mưa nhỏ những kéo dài, rả rích. Trong văn bản này, điệu hát mưa dầm sùi sụt được hiểu là điệu hát kéo dài xen lẫn chút buồn bã.

Câu 13: Đặt câu với mỗi thành ngữ sau: ăn xổi ở thì, tắt lửa tối đèn, hôi như cú mèo.

Trả lời:

- Ăn xổi ở thì: Nó không được học hành, lại không nhà không cửa, giờ chỉ tính chuyện tạm bợ trước mắt, ăn xổi ở thì cho qua tháng này.

- Tắt lửa tối đèn: Chúng ta phải yêu thương nhau phòng khi tối lửa tắt đèn có nhau.

- Hôi như cú mèo: Chú mày hôi như cú mèo, ta nào chịu được.

Câu 14: Biện pháp tu từ là gì?

Trả lời:

- Biện pháp tu từ là phép tu từ được dùng để làm cho câu văn, từ ngữ trở nên bóng bẩy dùng hình ảnh để người đọc dễ hiểu không nhàm chán.

Câu 15: Hãy kể tên các biện pháp tu từ mà em đã được học.

Trả lời:

- Một số biện pháp tu từ em đã được học như:

+ So sánh + Nhân hóa

Câu 16: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ.

Trả lời:

– Biện pháp tu từ so sánh

(6)

So sánh là biện pháp đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để tăng sức gợi hình, gợi cảm cho biểu đạt.

– Biện pháp tu từ nhân hóa

Nhân hóa là biện pháp tu từ trong đó miêu tả đồ vật, cây cối, các hiện tượng thiên nhiên bằng những từ ngữ thường được sử dụng cho con người. Làm cho những vật vô tri vô giác trở nên có hồn và suy nghĩ sống động hơn.

Câu 17: So sánh là gì? Tác dụng của biện pháp so sánh. Nêu ví dụ.

Trả lời:

- So sánh được hiểu là biện pháp đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng này với các sự vật, sự việc, hiện tượng khác có nét tương đồng để tăng thêm sự lôi cuốn, gợi cảm, gợi hình cho biểu đạt.

- VD: Bàn tay bé như bông hoa đầu cành

Câu 18: Chỉ ra và nêu tác dụng các biện pháp tu từ mà tác giả đã sử dụng trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”.

Trả lời:

- Trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, liệt lê để xây dựng hình tượng nhân vật Dế Mèn

- Biện pháp nhân hóa được thể hiện ở chỗ: Dế Mèn xưng tôi, có những hành động như người như: ăn uống điều độ, siêng tập thể dục, trịnh trọng, khoan thai, đi đứng oai vệ, cà khịa với tất cả bà con lối xóm

- Biện pháp so sánh: Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.

- Biện pháp liệt kê: đôi càng mẫm bóng, đôi vuốt ở chân cứng dần và nhọn hoắt, đôi cánh thành áo dài kín tận chấm đuôi, thân hình bóng mỡ ưa nhìn, râu rung rinh,...

Tác dụng: xây dựng nhân vật Dế Mèn trở nên sinh động, chân thực như người thật có hành động, có cảm xúc.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Khi chưa chó sẵn từ điển trong tay, ta có thể suy đoán nghĩa của các yếu tố đó và nghĩa của từ chứa đựng chúng bằng cách đoán nghĩa của các từ ngữ chứa từng yếu

Những từ ngữ đó có nghĩa tương đương với những từ ngữ nào được dùng ở địa phương em hoặc trong từ ngữ toàn dân?.

Hãy tưởng tượng và viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về cảnh cô bé bán diêm gặp lại người bà của mình, trong đoạn văn có ít nhất một cụm danh từ làm thành phần chủ

- Đồng âm từ vựng là các từ giống nhau về cách phát âm, cách đọc, cùng thuộc một loại từ, tuy nhiên lại mang nghĩa khác nhau hoàn toàn..

Câu 4: Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về một cảnh đẹp thiên nhiên trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh hoặc ẩn dụ..

Câu 9: Tìm thêm những câu văn có sử dụng dấu ngoặc kép trong các văn bản Cô Tô, Hang Én và giải thích công dụng của dấu ngoặc kép trong từng trường hợp.. Có khi mười

Thực hành tiếng Việt trang 74 A. + Bạn sẽ không thể thấy những con khủng long như thế ngoài đời. Cụm động từ: thấy đất khô trắng. → Ý nghĩa của động từ được bổ sung:

Nghĩa của từ được hình thành do các yếu tố khác nhau tác động trong đó có có yếu tố ngoài ngôn ngữ: sự vật, hiện tượng, tư duy.. Nhân tố trong ngôn ngữ đó là cấu