• Không có kết quả nào được tìm thấy

Câu hỏi ôn tập Thực hành tiếng Việt trang 92 | Kết nối tri thức

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Câu hỏi ôn tập Thực hành tiếng Việt trang 92 | Kết nối tri thức"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Thực hành tiếng Việt trang 92

Câu 1: Từ đồng âm là gì? Nêu ví dụ.

Trả lời:

- Đồng âm từ vựng là các từ giống nhau về cách phát âm, cách đọc, cùng thuộc một loại từ, tuy nhiên lại mang nghĩa khác nhau hoàn toàn.

- Ví dụ về từ đồng âm từ vựng như sau: Má tôi đi chợ mua rau má.

Câu 2: Thế nào là từ đa nghĩa? Nêu ví dụ.

Trả lời:

- Từ nhiều nghĩa hay từ đa nghĩa là những từ có một số nghĩa biểu thị những đặc điểm, thuộc tính khác nhau của một đối tượng.

- VD: “Bạc”: Từ “bạc” mang nghĩa mỏng manh, ít ỏi, ngoài ra còn chỉ sự sơ sài hoặc không giữ được tình nghĩa trọn vẹn.

Câu 3: Phân biệt từ đồng âm và từ đa nghĩa.

Trả lời:

- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.

- Từ đa nghĩa là từ mang nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển, các nghĩa của từ nhiều nghĩa luôn có mối liên hệ với nhau

Câu 4: Trong ba trường hợp sau, ta có một từ bóng đa nghĩa hay có các từ bóng đồng âm với nhau? Giải thích nghĩa của từ đó trong từng trường hợp.

a. Lờ đờ bóng ngả trăng chênh

Tiếng hò xa vọng, nặng tình nước non.

b. Bóng đã lăn ra khỏi đường biên dọc.

c. Mặt bàn được đánh véc-ni thật bóng.

Trả lời:

Giải thích các từ "bóng" trong ba câu được cho:

(2)

a. Bóng (bóng ngả trăng nghênh): hình ảnh, "gương'" phản chiếu của sự vật (bóng ánh trăng).

b. Bóng (bóng lăn): vật thể có dạng tròn, hình cầu được dùng trong thể thao, với mục đích hoạt động để con người tung hứng, đá,...

c. Bóng (đánh véc-ni thật bóng): sự bóng bẩy, hào nhoáng, trau chuốt, sáng bóng.

Câu 5: Phân biệt nghĩa của các từ in đậm trong những trường hợp sau. Theo em, đó có phải là những từ đồng âm hay không? Vì sao?

a. – Đường lên xứ Lạng bao xa?

– Những cây mía óng ả này chính là nguyên liệu để làm đường.

b. – Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát.

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông. (Ca dao) – Tôi mua cái bút này với giá hai mươi nghìn đồng.

Trả lời:

Phân biệt nghĩa của các từ in đậm trong các câu được cho:

a. Đường (đường lên xứ Lạng): chỉ con đường, địa danh, địa điểm.

Đường (nguyên liệu để làm đường): là lhợp chất hóa học, dùng để chế biến hoặc thêm vào thực phẩm.

b. Đồng (đứng bên tê đồng, ngó bên tê đồng): cách đồng quê hương bát ngát, mênh mông.

Đồng (hai mươi nghìn đồng): đơn vị tiền tệ chính thức của nước Việt Nam

Câu 6. Nghĩa của từ trái trong những trường hợp dưới đây có liên quan với nhau không? Vì sao?

a. Cây xoài trước sân nhà em có rất nhiều trái.

b. Bố vừa mua cho em một trái bóng.

c. Cách một trái núi với ba quãng đồng.

Trả lời:

Chúng không liên quan đến nhau, vì :

(3)

a. trái : chỉ số lượng

b. trái : ở đây chỉ quả bóng c. trái : ở đây chỉ ngọn núi

Câu 7 : Xác định từ cổ đa nghĩa và từ cổ đồng âm với từ đa nghĩa đó trong ba câu sau:

a. Con cò có cái cổ cao.

b. Con quạ tìm cách uống nước trong một chiếc bình cao cổ.

c. Phố cổ tạo nên vẻ đẹp riêng của Hà Nội.

Trả lời:

a. Cổ: bộ phận của cơ thể, nối đầu với thân.

b. Cổ: chỗ eo lại ở gần phần đầu của một số đồ vật, giống hình cái cổ, thường là bộ phận nối liền thân với miệng ở một số đồ đựng.

c. Cổ: thuộc về thời xa xưa, trong quan hệ với thời nay.

→ Cổ (a, c) đồng âm, cổ (a, b) đa nghĩa.

Câu 8: Hãy giải thích nghĩa của từ nặng trong câu ca dao: Tiếng hò xa vọng, nặng tình nước non.

Tìm thêm một số ví dụ có từ nặng được dùng với nghĩa khác.

Trả lời:

Nghĩa của từ nặng trong câu ca dao: Tiếng hò xa vọng, nặng tình nước non: tình cảm yêu thương đong đầy, sâu nặng, chất chứa từ lâu.

Một số từ ngữ có từ nặng được dùng với nghĩa khác: nặng nhọc, nặng chịch, nặng trĩu.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu hỏi “Để làm gì?” thường được dùng để hỏi mục đích diễn ra hoạt động, sự việc. VD: Tôi phải chăm chỉ học tập để bố mẹ yên lòng. Soạn bài Luyện từ và câu: Nhân

Em dựa vào hướng dẫn phía trên để hoàn thành bài tập.. Thanh đi lao động. Ngân chăm chỉ. Giang phấn đấu học giỏi. Em biết bạn em có hai bút. Hãy nói với bạn một câu để

42. Choose A, B, C or D which has the same meaning as the given one. I think we should put different kinds of waste in different baskets. I suggest to put different kinds of waste

- Hòn đá: Khoáng vật có thể đặc, rắn, thường kết thành tảng lớn, hợp phần của vỏ trái đất, dùng lát đường, vật liệu xây dựng nhà cửa, công trình kiến trúc. - Đá bóng:

- Đồng (trong cánh đồng): là một khoảng đất rộng, bằng phẳng dùng để trồng trọt lúa, ngô, khoai….. - Đồng (trong tượng đồng): là kim loại có màu đỏ thường dùng để kéo

Câu 12: Trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” có một số từ ngữ được dùng theo nghĩa khác với nghĩa thông thường, như từ “nghèo” trong “nghèo sức”; “mưa dầm

Trong văn bản Nếu cậu muốn có một người bạn…, nhiều lời thoại của nhân vật được lặp lại, chẳng hạn: “Cảm hoá” nghĩa là gì?, cảm hoá mình đi,… Hãy tìm thêm những lời

Hãy tưởng tượng và viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về cảnh cô bé bán diêm gặp lại người bà của mình, trong đoạn văn có ít nhất một cụm danh từ làm thành phần chủ