• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Địa lí 8 Bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta | Giải bài tập Địa lí 8

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Địa lí 8 Bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta | Giải bài tập Địa lí 8"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 32: CÁC MÙA KHÍ HẬU VÀ THỜI TIẾT Ở NƯỚC TA

Câu hỏi trang 114 SGK Địa Lí 8: So sánh số liệu khí hậu ba trạm Hà Nội, Huế, Tp. Hồ Chí Minh (bảng 31.1) đại diện cho ba miền Bắc, Trung, Nam, em hãy cho biết:

- Nhiệt độ tháng thấp nhất của ba trạm.

- Lượng mưa trung bình tháng ít nhất của ba trạm.

- Nêu nhận xét chung về khí hậu nước ta trong mùa đông.

Trả lời:

- Nhiệt độ tháng thấp nhất của ba trạm:

+ Trạm Hà Nội (tháng 1): 16,4 độ C.

+ Huế (tháng 1): 19,7 độ C

+ Tp. Hồ Chí Minh (tháng 12): 25,7 độ C

- Lượng mưa trung bình tháng ít nhất của ba trạm:

(2)

+ Trạm Hà Nội (tháng 1): 18,6 mm.

+ Trạm Huế (tháng 3): 47,1mm.

+ Trạm TP.Hồ Chí Minh (tháng 2): 4,1 mm.

=> Nhận xét chung về khí hậu nước ta trong mùa đông: mùa gió đông bắc tạo nên mùa đông lạnh, mưa phùn ở miền Bắc. Còn ở Tây Nguyên và Nam Bộ thời tiết khô nóng, ổn định suốt mùa. Riêng duyên hải Trung Bộ có mưa rất lớn vào các tháng cuối năm.

Câu hỏi trang 115 SGK Địa Lí 8: Em hãy nêu nhiệt độ tháng cao nhất của ba trạm khí tượng Hà Nội, Huế, Tp. Hồ Chí Minh (bảng 31.1 trang 110) và nguyên nhân của những khác biệt đó.

Trả lời:

Vị trí 3 trạm khí hậu

(3)

- Nhiệt độ tháng cao nhất của 3 trạm khí tượng:

+ Trạm Hà Nội(tháng 7): 28,90C + Trạm Huế (tháng 7) : 29,40C

+ Trạm Tp. Hồ Chí Minh(tháng 4): 28,9 0C.

- Nguyên nhân:

+ Huế, Hà Nội nằm gần chí tuyến, nên thời gian hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh gần nhau nên tháng 7 là tháng nong nhất. Tháng 7 ở Huế, Hà Nội có nhiệt độ cao nhất vì lúc này có góc chiếu sáng của Mặt Trời lớn hơn.

+ Tp.Hồ Chí Minh nằm gần Xích đạo, trong năm có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh với thời gian cách xa nhau. Tháng 4 ở Tp. Hồ Chí Minh có nhiệt độ cao nhất vì lúc đó có Mặt Trời qua thiên đỉnh, góc chiếu sáng của Mặt Trời lớn kết hợp với đây là cuối mùa khô nên nhiệt độ rất cao.

Câu hỏi trang 115 SGK Địa Lí 8: Dựa vào bảng 32.1, em hãy cho biết mùa bão nước ta diễn biến như thế nào?

Trả lời:

- Mùa bão nước ta bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 11.

- Mùa bão ở nước ta chậm dần từ Bắc vào Nam.

(4)

Câu hỏi trang 115 SGK Địa Lí 8: Những nông sản nhiệt đới nào ở nước ta có giá trị xuất khẩu với số lượng ngày càng lớn trên thị trường?

Trả lời:

Những nông sản nhiệt đới ở nước ta có giá trị xuất khẩu với số lượng ngày càng lớn trên thị trường Lúa gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều …

Một số sản phẩm nông sản mà nước ta xuất khẩu

Câu hỏi trang 116 SGK Địa Lí 8: Em hãy nêu một số câu ca dao, tục ngữ phản ánh khí hậu- thời tiết nước ta?

Trả lời:

+ Tháng ba mưa đám, tháng tám mưa cơn.

+ Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa.

+ Mau sao thì nắng, váng sao thì mưa.

+ Đầu năm sương muối, cuối năm gió nồm.

(5)

+ Chớp đằng đông vừa trông vừa chạy.

+ Rét tháng ba, bà già chết cóng.

+ Kiến cánh vỡ tổ bay ra, bão táp mưa sa tới gần.

+ Ba ngày gió nam mùa màng mất trắng

Câu 1 trang 116 SGK Địa Lí 8: Nước ta có mấy mùa khí hậu? Nêu đặc trưng khí hậu từng mùa ở nước ta.

Trả lời:

Nước ta có 2 mùa khí hậu:

+ Mùa gió đông bắc (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau).

+ Mùa gió tây nam ( từ tháng 5 đến tháng 10).

Tuyết phủ trắng đỉnh Ô Quy Hồ

(6)

* Đặc trưng khí hậu từng mùa:

- Mùa gió đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4:

+ Miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc mang lại một mùa đông không thuần nhất: đầu mùa đông khí hậu lạnh khô, cuối đông có mưa phùn ẩm ướt. Nhiệt độ trung bình tháng nhiều nơi xuống dưới 15 độ C, miền núi cao có thể xuất hiện sương muối, sương giá.

+ Tây Nguyên và Nam Bộ thời tiết nóng khô, ổn định suốt mùa.

+ Riêng Duyên hải Trung Bộ có mưa rất lớn vào các tháng cuối năm.

- Mùa gió tây nam từ tháng 5 đến tháng 10:

+ Diễn ra phổ biến trên cả nước.

+ Nhiệt độ cao đều trên cả nước (>250C). Lượng mưa lớn chiếm trên 80% lượng mưa cả năm (trừ Duyên hải Trung Bộ).

+ Thời tiết phổ biến là nhiều mây,có mưa rào và mưa dông.

+Các kiểu thời tiết đặc biệt làgió tây, mưa gâu và bão: mưa ngâu kéo dài giữa tháng 8, gây ngập úng cho đồng bằng Bắc Bộ; Bão gây ảnh hưởng đến các tỉnh duyên hải; gió Tây khô nóng gây hạn hán cho miền Trung và Tây Bắc.

Câu 2 trang 116 SGK Địa Lí 8: Trong mùa gió đông bắc, thời tiết và khí hậu Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ có giống nhau không? Vì sao?

Trả lời:

- Mùa gió đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4. Trong thời gian này thời tiết, khí hậu trên các miền của nước ta khác nhau rất rõ rệt:

+ Miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc mang lại một mùa đông không thuần nhất: đầu mùa đông khí hậu lạnh khô, cuối đông có mưa phùn ẩm ướt. Nhiệt độ trung bình tháng nhiều nơi xuống dưới 15 độ C, miền núi cao có thể xuất hiện sương muối, sương giá.

(7)

+ Tây Nguyên và Nam Bộ thời tiết nóng khô, ổn định suốt mùa.

+ Riêng Duyên hải Trung Bộ có mưa rất lớn vào các tháng cuối năm.

Giải thích:

+ Miền Bắc chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc tạo nên mùa đông lạnh, có mưa phùn.

+ Từ Đà Nẵng trở vào, Tín phong bán cầu Bắc thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế, gây mưa lớn cho vùng duyên hải Trung Bộ và là nguyên nhân chính tạo nên mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên.

Gió và bão ở Việt Nam

Câu 3 trang 116 SGK Địa Lí 8: Vẽ biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở Hà Nội, Huế và Tp. Hồ Chí Minh (theo số liệu bảng 31.1). Nhận xét về sự khác nhau của các trạm khí tượng đó?

Trả lời:

Vẽ biểu đồ:

(8)
(9)

Nhận xét:

- Trạm Hà Nội:

+ Nhiệt độ trung bình năm là 23,5°C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,9°C (tháng 7); nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 16,4°C (tháng 1). Biên độ nhiệt là 12,5°C.

+ Tổng lượng mưa của trạm là 1676,2mm. Lượng mưa trung bình tháng cao nhất là 318mm (tháng 8); lượng mưa trung bình tháng thấp nhất là 18,6mm (tháng 1). Các tháng mùa mưa: 5, 6, 7, 8, 9, 10.

- Trạm Huế:

+ Nhiệt độ trung bình năm là 25,2°C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 29,4°C (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 20°C. Biên độ nhiệt là 9,4°C.

+ Tổng lượng mưa của trạm là 2867,7mm. Lượng mưa trung bình tháng cao nhất là 795,6mm (tháng 10); lượng mưa trung bình tháng thấp nhất là 47,1mm (tháng 3). Các tháng mùa mưa : 8, 9, 10, 11, 12.

- Trạm Tp. Hồ Chí Minh:

+ Nhiệt độ trung bình năm là 27,1°C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,9°C (tháng 4); nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 25,7°C (tháng 12). Biên độ nhiệt là 3,2°C.

(10)

+ Tổng lượng mưa của trạm là 1931 mm. Lượng mưa trung bình tháng cao nhất là 327mm (tháng 9); lượng mưa trung bình tháng thấp nhất là 4,1mm (tháng 2). Các tháng mùa mưa: 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11.

-> Kết luận:

- Nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào Nam. Nhiệt độ tháng 7 cao nhất ở Huế và nhiệt độ tháng 1 thấp nhất ở Hà Nội.

- Mưa nhiều nhất ở Huế. Mùa mưa ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào mùa hạ còn Huế vào thu - đông.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Ven biển phía Tây có khí hậu cận nhiệt địa Trung Hải mùa hè nóng khô, mùa đông ấm lượng mưa khá ít.. Ven biển phía Đông có khí hậu cận nhiệt ẩm mùa hè nóng ẩm, mùa

A. đới cận nhiệt. đới ôn hòa. Nguyên nhân khí hậu miền Bắc nước ta có một mùa đông lạnh là do A. nước ta nằm ở vĩ độ cao trong đới khí hậu ôn hòa. chịu ảnh hưởng của

- Nguyên nhân: đây là thời kì gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh mẽ ở miền Bắc với tính chất lạnh, khô vào nửa đầu mùa đông và lạnh ẩm vào nửa cuối mùa đông đã làm hạ thấp

Câu hỏi trang 141 SGK Địa Lí 8: Quan sát lát cắt địa hình dưới đây và nhận xét về hướng nghiêng của địa hình Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.. Lát cắt địa hình hướng tây bắc

- Khí hậu gió mùa bị biến tính do độ cao và hướng núi: Tính chất nhiệt tăng dần, gió mùa Đông Bắc bị suy yếu và biến tính, chịu hiệu ứng phơn Tây Nam khô nóng, bão lũ,

- Mùa đông đến muộn và kết thúc sớm, nhiệt độ mùa đông cao hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ... - Khí hậu thay đổi từ nhiệt đới chân núi tới ôn đới núi cao

+ Giữa và cuối mùa hạ: gió mùa Tây Nam (xuất phát từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Nam) hoạt động. Vượt qua biển vùng xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm thường gây

Câu hỏi trang 155 sgk Địa Lí 6: Nhiệt độ, độ ẩm và mưa là những yếu tố thời tiết có ảnh hưởng lớn và thường xuyên đến sản xuất, đời sống của con người.. Hằng ngày,