• Không có kết quả nào được tìm thấy

B.Dân số là tổng số người

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "B.Dân số là tổng số người"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TÊN : LỚP 73 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP-ĐỊA 7

Các em xem kỹ các bài: 1.2.3.5.6.7.10.13.17.19 trong SGK và các hình, bảng số liệu.. Hoàn thành bài trắc nghiệm khoanh tròn vào phương án đúng nhất trong

các câu sau đây.

Câu 1: Khái niệm dân số nào sau đây là hoàn chỉnh?

A.Dân số là số người.

B.Dân số là tổng số người.

C.Dân số là nguồn lao động.

D.Dân số là tổng số dân ở một địa phương trong một thời điểm nhất định.

Câu 2: Người ta thường biểu thị dân số bằng : A.Một tháp tuổi.

B. Một hình vuông

C. Một đường thẳng D. Một vòng tròn

Câu 3: Hình dạng tháp tuổi đáy rộng thân hẹp cho thấy:

A. Số người trong độ tuổi lao động ít

B. Số người trong độ tuổi lao động trung bình C. Số người trong độ tuổi lao động nhiều

D.Số người trong độ tuổi lao động đang tăng dần

Câu 4: Dân số tăng nhanh vượt quá khả năng giải quyết các vấn đề gì?

A. Ăn, mặc

B. Thiếu nhà ở, thất nghiệp

C. Y tế, giáo dục chậm phát triển D. Tất cả đều đúng

Câu 5. Dân cư đông đúc ở những nơi nào?

A. Nông thôn B. Đồi núi

C. Nội địa D. Đồng bằng, ven biển

(2)

Câu 6: Tình hình phân bố dân cư của một địa phương, một nước được thể hiện qua:

A. mật độ dân số.

B. tổng số dân.

C. gia tăng dân số tự nhiên.

D. tháp dân số.

Câu 7: Hai khu vực có mật độ dân số cao nhất là:

A. Đông Bắc Hoa Kì, Nam Á.

B. Nam Á, Đông Á.

C. Đông Nam Á, Đông Á.

Câu 8: Dân cư thế giới thường tập trung đông đúc ở khu vực địa hình đồng bằng vì:

A. tập trung nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có.

B. thuận lợi cho cư trú, giao lưu phát triển kinh tế.

C. khí hậu mát mẻ, ổn định.

D. ít chịu ảnh hưởng của thiên tai.

Câu 9: Quần cư nông thôn là hình thức tổ chức sinh sống chủ yếu:

A. Thôn xóm, làng mạc

B. Hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp C. Dân cư không tập trung với mật độ cao như thành thị D. Các phương án trên đều đúng

Câu 10: Dân cư thế giới có mấy loại hình quần cư chính?

A. Hai loại hình B. Ba loại hình C. Bốn loại hình D. Năm loại hình.

Câu 11: Hoạt động kinh tế nào không đúng của quần cư đô thị:

A. Sản xuất công nghiệp B. Phát triển dịch vụ

(3)

C. Sản xuất nôngnghiệp, tiểu thủ công nghiệp D. Thương mai, du lịch

Câu 12. Quần cư thành thị phổ biến hoạt động kinh tế nào sau đây?

A.Công nghiệp và dịch vụ.

B.Nông – lâm – ngư – nghiệp.

C.Công nghiệp và nông –lâm – ngư - nghiệp.

D.Dịch vụ và nông – lâm – ngư nghiệp.

Câu 13 : Đới nóng có vị trí trong khoảng từ đâu đến đâu?

A. Xích đạo đến Chí tuyến Bắc B. Xích đạo đến Chí tuyến Nam.

C. Chí tuyến Bắc đến Chí tuyến Nam D. Chí tuyến Bắc đến Vòng cực Bắc.

Câu 14: Môi trường có lượng mưa nhiều nhất ở đới nóng là:

A. Xích đạo ẩm B. Nhiệt đới

C. Nhiệt đới gió mùa D. Hoang mạc.

Câu 15: Tại sao rừng rậm xanh quanh năm có nhiều tầng cây?

A. Do nhiều loài cây sinh trưởng mạnh, chiếm hết diện tích của các loài còn lại.

B. Do trong rừng không đủ nhiệt độ và độ ẩm cho cây cối sinh trưởng.

C. Do mỗi loài cây thích hợp với điều kiện ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm khác nhau.

D. Do đất trong rừng nghèo dinh dưỡng, thường xuyên bị rửa trôi.

Câu 16: Quan sát hình 5.1 (SGK) Việt Nam nằm ở môi trường:

(4)

A. Xích đạo ẩm B. Nhiệt đới gió mùa

C. Nhiệt đới D. Hoang mạc

Câu 17: Loại gió thổi quanh năm ở đới nóng là:

A. Gió Tây ôn đới.

B. Gió Tín phong.

C. Gió mùa.

D. Gió Đông cực.

Câu 18: Từ 50B đến 50N là phạm vi phân bố của:

A. Môi trường nhiệt đới.

B. Môi trường xích đạo ẩm.

C. Môi trường nhiệt đới gió mùa.

D. Môi trường hoang mạc.

Câu 19: Loại rừng nào thường phân bố ở vùng cửa sông, ven biển?

A. Rừng rậm nhiệt đới

B. Rừng rậm xanh quanh năm

(5)

C. Rừng thưa và xa van D. Rừng ngập mặn

Câu 20: Đới nóng có giới sinh vật hết sức phong phú và đa dạng, nguyên nhân chủ yếu do:

A. khí hậu phân hóa đa dạng với nhiều kiểu khác nhau, dẫn đến sự phong phú về sinh vật.

B. là nơi gặp gỡ của các luồng sinh vật di cư và di lưu đến từ nhiều vùng miền.

C. do con người mang nhiều loài sinh vật từ nơi khác đến và nhân giống, lai tạo mới.

D. khí hậu nóng quanh năm, lượng mưa dồi dào và độ ẩm lớn.

Câu 21: Môi trường nhiệt đới nằm trong khoảng:

A. giữa 2 chí tuyến Bắc và Nam.

B. vĩ tuyến 50 đến chí tuyến Bắc (Nam).

C. vĩ tuyến 50B đến vòng cực Bắc.

D. chí tuyến Nam đến vĩ tuyến 400N.

Câu 22: Đặc trưng của khí hậu nhiệt đới là:

A. nhiệt độ trung bình năm không quá 200C, khí hậu mát mẻ quanh năm.

B. nhiệt độ cao, khô hạn quanh năm.

C. nhiệt độ cao quanh năm, trong năm có một thời kì khô hạn (tháng 3 – 9).

D. nóng ẩm quanh năm, lượng mưa và độ ẩm lớn.

Câu 23: Chế độ nước của sông ngòi khí hậu nhiệt đới là:

A. phân hóa theo mùa, mùa lũ trùng mùa mưa, mùa cạn trùng mùa khô.

B. sông ngòi nhiều nước quanh năm.

C. sông ngòi ít nước quanh năm, do lượng mưa rất thấp.

D. chế độ nước sông thất thường.

Câu 24: Môi trường nhiệt đới rất thích hợp cho loại cây trồng nào?

A. Rau quả ôn đới.

B. Cây lương thực và cây công nghiệp nhiệt đới.

C. Cây dược liệu.

D. Cây công nghiệp có nguồn gốc ôn đới.

(6)

Câu 25: Nguyên nhân hình thành đất feralit có màu đỏ vàng ở môi trường nhiệt đới là do:

A. Sự rửa trôi của các bazơ dễ tan như Ca+, K, M+.

B. Sự tích tụ ôxit sắt.

C. Sự tích tụ ôxit nhôm.

D. Sự tích tụ ôxit sắt và ôxit nhôm.

Câu 26. Hai đặc điểm tiêu biểu của sinh vật môi trường nhiệt đới là:

A. Thưa thớt và giảm dần về hai chí tuyến

B. Thay đổi theo mùa và giảm dần về hai chí tuyến C. Thay đổi theo mùa và tăng dần về hai chí tuyến D. Sinh trưởng nhanh và tăng dần về hai chí tuyến.

Câu 27: Hai khu vực điển hình cho môi trường nhiệt đới gió mùa là:

A. Bắc Á – Đông Á

B. Đông Á – Đông Nam Á C. Đông Nam Á – Nam Á D. Nam Á – Tây Nam Á.

Câu 28. “Nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa gió và thời tiết diễn biến thất thường”. Đặc điểm trên nói về môi trường tự nhiên nào?

A. Môi trường xích đạo ẩm.

B. Môi trường nhiệt đới gió mùa.

C. Môi trường nhiệt đới.

D. Môi trường ôn đới.

Câu 29: Sự thất thường trong chế độ mưa ở môi trường nhiệt đới gió mùa đã gây ra thiên tai nào sau đây?

A. động đất, sóng thần.

B. bão, lốc.

C. hạn hán, lũ lụt.

D. núi lửa.

Câu 30. Đặc điểm khí hậu miền Bắc nước ta có một mùa đông lạnh là do:

A. Nước ta nằm ở vĩ độ cao trong đới khí hậu ôn hòa.

(7)

B. Do ảnh hưởng của dòng biển lạnh.

C. Chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc có tính chất lạnh, khô.

D. Địa hình núi cao nên khí hậu có sự phân hóa theo đai cao

Câu 31: Đới nóng tập trung khoảng bao nhiêu phần trăm dân số thế giới?

A. 50%

B. 60%

C. 70%

D. 80%

Câu 32: Tài nguyên khoáng sản ở đới nóng nhanh chóng bị cạn kiệt. Nguyên nhân chủ yếu là do:

A. công nghệ khai thác lạc hậu.

B. cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp trong ngước.

C. tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu.

D. khai thác quá mức nguyên liệu thô để xuất khẩu.

Câu 33: Bùng nổ dân số ở đới nóng đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng về mặt xã hội là:

A. Tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt.

B. Đời sống người dân chậm cải thiện.

C. Ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.

D. Nền kinh tế chậm phát triển.

Câu 34: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bình quân lương thực theo đầu người ở châu Phi rất thấp và ngày càng giảm là:

A. Sử dụng giống cây trồng có năng suất, chất lượng thấp.

B. Điều kiện tự nhiên cho sản xuất hạn chế.

C. Dân số đông và tăng nhanh.

D. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai bão, lũ lụt

Câu 35: Khí hậu đới ôn hòa mang tính chất trung gian, biểu hiện là:

A. Nhiệt độ trung bình năm trên 200C, lượng mưa trung bình từ 1000 – 1500mm.

B. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 100C, lượng mưa trung bình từ 600 - 800mm.

C. Nhiệt độ trung bình năm khoảng -10C, lượng mưa trung bình khoảng 500mm.

(8)

D. Nhiệt độ trung bình năm trên 250C, lượng mưa trung bình từ 1500 – 2500mm.

Câu 36: Những nguyên nhân nào gây ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa?

A. Khí thải công nghiệp B. Khí thải sinh hoạt

C. Sử dụng năng lương nguyên tử D. Tất cả các ý trên.

Câu 37. Ô nhiễm môi trường nước gây những hâu quả gì?

A. Gây “ Thủy triều đen”

B. Gây “ Thủy triều đỏ”

C. Gây bệnh đường tiêu hóa, da liễu D. Tất cả các ý trên.

Câu 38: Trước tình trạng báo động của ô nhiễm không khí các nước đã:

A. Kí hiệp định thương mại tự do.

B. Thành lập các hiệp hội khu vực.

C. Kí nghị định thư Ki-ô-tô.

D. Hạn chế phát triển công nghiệp.

Câu 39: Các chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy, từ thuốc trừ sâu và phân hóa học trong nông nghiệp,… đổ ra biển gây ra hiện tượng:

A. Thủy triều đen.

B. Thủy triều đỏ.

C. Triều cường.

D. Triều kém

Câu 40: Hoang mạc có ở hầu hết các châu lục và chiếm:

A. Gần 1/3 diện tích đất nổi của Trái Đất.

B. Gần 1/2 diện tích đất nổi của Trái Đất.

C. Gần 1/4 diện tích đất nổi của Trái Đất.

D. Gần 1/5 diện tích đất nổi của Trái Đất.

Câu 41. Các dòng hải lưu lạnh chảy gần bờ:

A. Ảnh hưởng lớn đến việc hình thành các hoang mạc.

B. Ảnh hưởng rất ít đến việc hình thành các hoang mạc.

(9)

C. Hầu như không ảnh hưởng đến việc hình thành các hoang mạc.

D. Không có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành các hoang mạc.

Câu 42. Thực vật sống ở hoang mạc có đặc điểm thích nghi : A. Lá biến thành gai

B. Thân mọng nước C. Rễ dài

D. Tất cả đều đúng

Câu 43: Quan sát hình 23.2 (SGK) cho biết sự phân tầng thực vật theo độ cao ở hai sườn núi:

A. Sườn núi đón ánh nắng, thực vật, cây cối phát triển như sườn khuất nắng B. Sườn núi khuất nắng, thực vật phát triển nhanh hơn sườn đón nắng

C. Sườn núi đón nắng, cây cối phát triển lên tới độ cao hơn sườn khuất nắng D. Hai sườn đều có sự phát triển như nhau

Câu 44 Dựa vào số liệu sau:( Nguồn SGK nhà xuất bản giáo dục năm 2021) và kiến thức đã học em hãy: Tính mật độ dân số Việt Nam ( chú ý lấy số nguyên đã làm tròn)

Tên nước Dân số( người) Diện tích (Km2)

Việt Nam 78 700 000 330 991

(10)

A. 238 người/km2. B. 237 người/km2. C. 239 người/km2. D. 236 người/km2.

Câu 45 Dựa vào số liệu sau:( Nguồn SGK nhà xuất bản giáo dục năm 2021) và kiến thức đã học em hãy: Tính mật độ dân số Việt Nam ( chú ý lấy số nguyên đã làm tròn)

Tên nước Dân số( người) Diện tích (Km2)

Trung Quốc 1 395300 000 9 564 000

A. 147 người/km2. B. 146 người/km2. C. 145 người/km2. D. 148 người/km2.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Ven biển phía Tây có khí hậu cận nhiệt địa Trung Hải mùa hè nóng khô, mùa đông ấm lượng mưa khá ít.. Ven biển phía Đông có khí hậu cận nhiệt ẩm mùa hè nóng ẩm, mùa

So sánh đặc điểm thời tiết - khí hậu 3 trạm đại diện cho 3 miền khí hậu nước ta vào mùa gió Đông Bắc.. Miền khí

- Nguyên nhân: đây là thời kì gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh mẽ ở miền Bắc với tính chất lạnh, khô vào nửa đầu mùa đông và lạnh ẩm vào nửa cuối mùa đông đã làm hạ thấp

+ Sườn phía nam đón gió mùa tây nam nên có mưa nhiều, sườn bắc mưa ít, độ cao trên 4500m là đới băng tuyết vĩnh cửu.. + Sườn phía bắc chắn gió mùa đông bắc

Câu 2: Ở nước ta, đai cao cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở miền Bắc hạ thấp hơn so với miền Nam vì miền Bắc có nền nhiệt độ thấp hơn (do ảnh hưởng của gió mùa mùa

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, mùa mưa do gió tây nam thổi từ vịnh Ben-gan qua vịnh Thái Lan đem hơi nước đến. Mùa khô có gió đông bắc thổi từ lục địa

Hướng đông nam- tây bắc và vòng cung Câu 5: Đặc điểm thời tiết vào mùa đông của miền khí hậu miền Bắc?. Nóng ẩm,

Phạm vi hoạt động Miền Bắc 16°B trở ra Cả nước Hướng gió chủ yếu Đông Bắc Tây Nam Miền Bắc: Đông Nam Thời gian hoạt động Tháng 11 - 4 Tháng 5 - 10 Tính chất Đầu mùa: lạnh khô Cuối