• Không có kết quả nào được tìm thấy

II. Thế mạnh về khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện (Atlat trang 8, 22, 26)

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "II. Thế mạnh về khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện (Atlat trang 8, 22, 26)"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 32: VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

I. Khái quát chung:

Gồm4 tỉnh Tây Bắc(Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình) và 11 tỉnh Đông Bắc ( Cao Bằng, Bắc Giang, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Giang, Tuyên Quang,TháiNguyên, Phú Thọ, Lào Cai, Quảng Ninh, Yên Bái) ( Atlat trang 26)

- Diện tích lớn nhất nước: trên 101 nghìn km2(30,5% DT cả nước). Dân số: hơn 12 triệu người (14,2% dân số cả nước - 2006)

Đánh giá vị trí địa lí: Vị trí đặc biệt giáp Lào, Trung Quốc, giáp một vùng biển giàu tiềm năng, giáp ĐBSH, giáp Bắc Trung Bộ.

- Mạng lưới GTVT đang được đầu tư, nâng cấp, thuận lợi giao lưu vàxây dựng nền kinh tế mở.

- Phát huy thế mạnh của vùng sẽ có ý nghĩa to lớn về kinh tế, chính trị sâu sắc…

II. Thế mạnh về khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện (Atlat trang 8, 22, 26)

1. Khai thác và chế biến khoáng sản:giàu tài nguyên khoáng sản nhất nước ta

*Tây Bắc: đồng, niken (Sơn La), đất hiếm (Lai Châu).

*Đông Bắc: than Quảng Ninh(lớn bậc nhất), trữ lượng 3 tỉ tấn, dùng đểxuất khẩuvà là nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện; sắt (Yên Bái); thiếc và bô xít (Cao Bằng); kẽm - chì (Bắc Cạn); đồng - vàng, apatit (Lào Cai), khai thác apatit dùng để sản xuất phân lân.

* Khó khăn: các mỏ phân bố ở nơi có cơ sở hạ tầng, GTVT kém phát triển, các vỉa quặng thường nằm sâu trong đất  đòi hỏi phương tiện hiện đại và chi phí cao, thiếu lao động lành nghề.

2. Thủy điện: trữ năng lớn nhất nước ta chủ yếu trên hệ thống sông Hồng(11 triệu kW chiếm 1/3 cả nước), riêngsông Đà 6 triệu kW.

-Các nhà máy đã xây dựng: Hòa Bình, Sơn La, Thác Bà, Tuyên Quang và một số nhà máy nhỏ trên các phụ lưu sông…

 Việc phát triển thủy điện tạo động lực mới cho sự phát triển kinh tế (khai thác và chế biến khoáng sản với giá điện rẻ). Cần chú ý những thay đổi của môi trườngkhi phát triển thủy điện.

III. Thế mạnh về cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới (Atlat trang 18, 26)

1. Điều kiện phát triển (Atlat trang 9, 11)

- Thuận lợi : đất feralit trên đá phiến, đá vôi và đá mẹ khác, đất phù sa cổ ở dọc thung lũng sông và cánh đồng miền núi. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh (Đông Bắc lạnh nhất nước) và chịu ảnh hưởng sâu sắc của địa hình núi cao nên phát triển cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới. Người dân có kinh nghiệm trồng và chế biến các cây công nghiệp.

- Khó khăn: rét đậm rét hại, sương muối, thiếu nước vào mùa đông; mạng lưới cơ sở công nghiệp chế biến chưa tương xứngvới thế mạnh của vùng;nạn du canh, du cư . 2. Tình hình sản xuất

- Cây chè: là vùngtrồng chè lớn nhất nước (Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái…)

- Cây dược liệu quý (tam thất, đương quy, đỗ trọng, hồi…), cây ăn quả (mận, đào, lê...) được trồng ở Cao Bằng, Lạng Sơn, vùng núi cao Hoàng Liên Sơn…

- Sa Pa trồng rau ôn đới và sản xuất hạt giống rau, trồng hoa xuất khẩu.

- Khả năngmở rộng diện tích và nâng cao năng suấtcây CN, cây ăn quả của vùngcòn rất lớn.

3. Ý nghĩa: phát triển nông nghiệp hàng hóa hạn chế nạn du canh du cư.

(2)

IV. Thế mạnh về chăn nuôi gia súc ( Atlat trang 18, 26)

1. Thuận lợi

-Nhiều đồng cỏ trên các cao nguyên 600 -700mthuận lợi chăn nuôi trâu, bò, ngựa, dê.

+ Đàn trâu 1,7 triệu con (chiếm hơn 1/2 cả nước), bò 900.000 con (chiếm 16% cả nước - 2005).Bò sữanuôi tập trung ởcao nguyên Mộc Châu (Sơn La).

+Đàn lợn tăng nhanh với hơn 5,8 triệu con chiếm 21% cả nước (2005) do lương thực được đảm bảo nênthức ăn hoa màu (ngô, khoai, sắn) nhiều hơn.

2. Khó khăn: đồng cỏ không lớn, cần cải tạo để nâng cao năng suất, khó vận chuyển sản phẩmchăn nuôi tới vùng tiêu thụ (đồng bằng và đô thị)

V. Kinh tế biển

- Vùng biển Quảng Ninh giàu tiềm năng, phát triển năng động.

- Phát triển đánh bắt, nhất là đánh bắt xa bờ và nuôi trồng thủy sản(Atlat trang 20)

- Phát triển du lịch biển - đảo, gồm quần thể du lịch Hạ Long đóng góp đáng kể vào cơ cấu kinh tế (Atlat trang 25)

- Đang xây dựng và nâng cấp cảng nước sâu Cái Lân, tạo đà cho sự hình thànhkhu công nghiệp Cái Lân(Atlat trang 23)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

2. Tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ, mùa đông lạnh nhất cả nước.. Dựa vào hình kênh chữ sgk, cho biết đặc điểm khí hậu của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ vào

Phần lớn khu vực này thuộc đới ôn hòa, ở phía Nam có khí hậu cận nhiệt đới, phía đông phần lục địa và phần hải đảo chịu ảnh hưởng gió mùa.. - Phần đất liền: gồm

Các đới khí hậu còn phân hóa thành các kiểu: nhiệt đới khô và cận nhiệt lục địa chiếm diện tích lớn nhất, phía nam có kiểu ôn đới hải dương, đông và đông nam có

+ Đất: đất phù sa có giá trị cao và diện tích lớn nhất thích hợp thâm canh lúa nước.. + Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có mùa đông lạnh tạo điều kiện thâm canh tăng

Câu 22: Nguyên nhân nào gây ra hiệu ứng phơn khô nóng cho đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam khu vực Tây Bắc nước ta vào đầu mùa hạ.. Ảnh hưởng của Bão ở Biển Đông

Khớ hậu: Trên nền nhiệt đới ẩm gió mùa, có một mùa đông lạnh là cơ sở quan trọng để tiến hành sản xuất nông nghiệp với hệ cây trồng vật nuôi đa dạng của ĐBSH. Kinh tế -

Keywords: art conception of world and humanbeing, character type, Flowing wind, Le Minh Khue style of short story, Tropical monsoon. Năm 2009, bà tốt nghiệp cử nhân ngành

Khí hậu Có mùa đông lạnh cộng với độ cao địa hình nên có điều kiện phát triển cây cận nhiệt (chè). Cận xích đạo với mùa khô