• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Địa lí 8 Bài 17: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) | Giải bài tập Địa lí 8

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Địa lí 8 Bài 17: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) | Giải bài tập Địa lí 8"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 17: HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (ASEAN) Câu hỏi trang 58 SGK Địa Lí 8: Quan sát hình 17.1, cho biết 5 nước đầu tiên tham gia vào hiệp hội các nước Đông Nam Á, những nước nào tham gia sau Việt Nam?

Trả lời:

- 5 nước đầu tiên tham gia hiệp hội các nước Đông Nam Á: Thái Lan, Xin-go- po, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a vào năm 1967.

- Những nước tham gia sau Việt Nam: Mi-an-ma (năm1997), Lào (năm 1997), Cam-pu-chia (năm 1999).

Câu hỏi trang 59 SGK Địa Lí 8: Em hãy cho biết các nước Đông Nam Á có những điều kiện thuận lợi gì để hợp tác phát triển kinh tế?

(2)

Trả lời:

Các nước Đông Nam Á có những điều kiện thuận lợi để hợp tác phát triển kinh tế:

- Vị trí gần nhau, hầu hết các nước Đông Nam đều tiếp giáp với biển, rất thuận lợi cho giao lưu, liên kết với nhau bằng giao thông đường biển.

- Phát triển đi lên từ nông nghiệp với nền văn minh lúa nước, truyền thống văn hóa, sản xuất có nhiều nét tương đồng ⟹ giao lưu hợp tác về văn hóa.

- Lịch sử đấu tranh, xây dựng đất nước có những điểm giống nhau, con người dễ hợp tác với nhau.

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

Câu hỏi trang 60 SGK Địa Lí 8: Từ đoạn văn trên em hãy cho biết những lợi ích của Việt Nam trong quan hệ mậu dịch và hợp tác với các ASEAN là gì? Hãy liên hệ với thực tế đất nước, nêu thêm một vài ví dụ về sự hợp tác này.

Trả lời:

(3)

- Lợi ích của Việt Nam:

+Tăng tốc độ mậu dịch =>Thúc đẩy kinh tế phát triển

+Đẩy mạnh xuất khẩu lúa gạo và nhập khẩu nhiều mặt hàng nguyên liệu sản xuất phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế trong nước

+ Phát triển hành lang Đông-Tây xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước trong khu vực.

+ Khai thác được các lợi thế kinh tế của các vùng miền trong nước.

- Liên hệ thực tế:

+ Thúc đẩy hợp tác quan hệ giữa các nước ASEAN, thường xuyên giúp đỡ nước bạn khi gặp khó khăn.

+ Cùng với các quốc gia tham gia hợp tác với các quốc gia khác như Trung Quốc, Nhật Bản,…

+ Hợp tác các quốc gia trong tiểu vùng sông Mê Công để khai thác và bảo vệ sông Mê Công

+ Quan hệ với các nước ASEAN trong thông tin, văn hóa, y tế, giáo dục…

+ Thu hút nguồn vốn đầu tư kinh tế, các quỹ khuyến học, phát triển con người,…

(4)

Năm 2020 Việt Nam là chủ tịch của ASEAN

Câu 1 trang 61 SGK Địa Lí 8:Mục tiêu hợp tác của Hiệp hội các nước Đông Nam Á đã thay đổi qua thời gian như thế nào?

Trả lời:

Mục tiêu hợp tác của Hiệp hội các nước Đông Nam Á đã thay đổi qua thời gian như như sau:

- Trong 25 năm đầu, Hiệp hội được tổ chức như một khối hợp tác về quân sự.

- Cuối thập niên 70, đầu 80 xu thế hợp tác kinh tế xuất hiện và ngày càng trở thành xu hướng chính.

- Đến năm 1998 đặt ra mục tiêu: “Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định và phát triển đồng đều”.

- Các nước hợp tác với nhau trên nguyên tắc tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia thành viên và ngày càng hợp tác toàn diện, cùng khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế.

(5)

Hiện nay các nước ASEAN hợp tác về nhiều mặt trong đó có thể thao thông qua việc tổ chức SEA Games.

Câu 2 trang 61 SGK Địa Lí 8:Phân tích những lợi thế và khó khăn của Việt Nam khi trở thành viên của ASEAN?

Trả lời:

(6)

Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang các nước ASEAN

*Lợi thế:

- Tăng cường buôn bán trao đổi giữa Việt Nam với các nước trong khu vực, mở rộng thị trường xuất khẩu.

+ Tỉ trọng giá trị hàng hóa buôn bán với các nước này chiếm tới 1/3 (32,4%) tổng buôn bán quốc tế của Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng trong buôn bán với các nước ASEAN đạt khá cao: từ năm 1990 đến năm 2000 tăng trung bình 26,8%/năm.

+ Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang các nước ASEAN là gạo, với bạn hàng chính là In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a.

(7)

+ Mặt hàng nhập khẩu chính là nguyên liệu sản xuất như xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, hạt nhựa, hàng điện tử.

- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước.

- Tăng cường hợp tác toàn diện với các nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, an ninh quốc phòng....

- Dự án phát triển hành lang Đông – Tây góp phần khai thác hiệu quả các thế mạnh ở miền Trung nước ta, đổi mới cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân.

* Khó khăn:

- Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội.

- Sự khác biệt về thể chế chính trị, bất đồng ngôn ngữ...

- Sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước.

Câu 3 trang 61 SGK Địa Lí 8:Vẽ biểu đồ hình cột và nhận xét GDP/người của các nước ASEAN theo số liệu dưới đây:

Bảng 17.1: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đầu người của một số nước Đông Nam Á năm 2001 (đơn vị: USD).

(Nguồn: Niên giám thống kê 2002, NXB Thống kê, Hà Nội, 2003) Trả lời:

(8)

Biểu đồ tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đầu người của một số nước Đông Nam Á năm 2001 (USD)

Nhận xét: GDP/người chênh lệch lớn giữa các quốc gia.

+ Nước có GDP/người lớn nhất là Xin-ga-po (2 0740 USD/người), gấp nước có bình quân GDP/người thấp nhất là Cam-pu-chia (280 USD/người) tới 74 lần.

+ Sau Xin-ga-po là Bru-nây (12 300 GDP/người), Ma-lai-xi-a (3 680 USD/người), Thái Lan (1 870 USD/người)

+ Các nước còn lại có GDP/người < 1 000 USD là: Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Lào, Phi-lip-pin, Việt Nam.

Câu 4 trang 61 SGK Địa Lí 8: Thu thập thông tin về sự hợp tác của Việt Nam với các nước Đông Nam Á.

Trả lời:

Sự hợp tác của Việt Nam với các nước Đông Nam Á:

+ Khi tham gia gia tăng tốc độ mậu dịch.

+ Xuất khẩu gạo ra các nước ASEAN.

+ Thúc đẩy hợp tác quan hệ giữa các nước ASEAN, thường xuyên giúp đỡ nước bạn khi gặp khó khăn.

+ Tham gia dự án hành lang đông - tây xóa đói giảm nghèo.

12300

280 680 317

3680

930 1870 415

20740

0 5000 10000 15000 20000 25000

GDP/người (USD)

nước

(9)

+ Quan hệ với các nước ASEAN trong thông tin, văn hóa,…

Việt Nam tham dự thể thao trong khu vực SEA Games

Việt Nam ngày càng hợp tác với các nước ASEAN về nhiều mặt

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Giải thích: Khu vực này có thể sản xuất được những nông sản là vì các nước Đông Nam Á có điều kiện sinh thái phù hợp để trồng cây lúa nước và cây cà phê. + Các nước

- Có chí tuyến đi qua nên quanh năm thống trị bởi áp cao cận chí tuyến, thời tiết rất ổn, không có mưa. - Phía bắc của Bắc Phi là lục địa Á- Âu, gió mùa Đông Bắc đi qua lục

Nhìn chung, cơ cấu kinh tế nước ta giai đoạn 1990 – 2000 có sự chuyển dịch theo hướng: giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ:...

+ Dầu khí: là khoáng sản quan trọng nhất, phân bố ở thềm lục địa phía Nam, thuận lợi phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí (lọc hóa dầu).. Hình: Hoạt

Giai đoạn Tân kiến tạo (Tạo nên diện mạo lãnh thổ và vẫn còn đang tiếp diễn) - Là giai đoạn tương đối ngắn, điễn ra trong đại Tân sinh và là một giai đoạn rất quan

b) Xác định vị trí, toạ độ các điểm cực Bắc, cực Nam, cực Đông, cực Tây của lãnh thổ phần đất liền nước ta. c) Lập bảng thống kê các tỉnh theo mẫu sau. Cho biết có

+ Giai đoạn Tân kiến tạo, vận động tạo núi Hi-ma-lay-a đã làm địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau: đồi núi, đồng bằng và thềm lục địa; địa

Muốn hạn chế hiện tượng đất bị xói mòn và đá ong hóa chúng ta cần phải bảo vệ rừng và trồng rừng để phủ xanh đất trống đồi trọc... Lược đồ phân bố các loại đất