• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Địa lí 8 Bài 10: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á | Giải bài tập Địa lí 8

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Địa lí 8 Bài 10: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á | Giải bài tập Địa lí 8"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 10: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NAM Á Câu hỏi trang 34 SGK Địa Lí 8: Dựa vào hình 10.1, em hãy:

- Nêu đặc điểm vị trí địa lí của khu vực Nam Á - Kể tên các miền địa hình từ bắc xuống nam

Trả lời:

- Đặc điểm vị trí địa lí:

+ Nằm ở rìa phía Nam của lục địa Á- Âu.

+ Giới hạn: Nằm trong khoảng vĩ độ 70B đến 380B và 600Đ đến 980Đ.

(2)

+ Tiếp giáp: Phía tây giáp biển A-rap, phía đông giáp vịnh Ben-gan, phía nam giáp Ấn Độ Dương, phía Bắc là hệ thống núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ giáp Trung Quốc và Ca-dăc-xtan.

- Các miền địa hình chính từ bắc xuống nam:

+ Phía bắc: hệ thống núi Hi-ma-Iay-a hùng vĩ chạy theo hướng tây bắc - đông nam dài gần 2600 km. bề rộng trung hình từ 320 - 400km.

+ Ở giữa: đồng Hằng Ấn - Hằng rộng và bằng phẳng, chạy từ bờ biển A- rập đến bờ vịnh Ben-gan dài hơn 3000km, bề rộng từ 250km đến 350km.

+ Phía nam: sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng. Hai rìa phía tây và phía đông của sơn nguyên là các dãy Gát Tây và Gát Đông.

Câu hỏi trang 34 SGK Địa Lí 8: Quan sát hình 10.2 kết hợp với kiến thức đã học, em hãy cho biết khu vực Nam Á chủ yếu nằm trong đới khí hậu nào?

(3)

Trả lời:

Khu vực Nam Á chủ yếu trong đới khí hậu nhiệt đới khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Câu hỏi trang 34 SGK Địa Lí 8: Dựa vào hình 10.2, Em có nhận xét gì về sự phân bố mưa ở khu vực Nam Á?

Trả lời:

Sự phân bố mưa ở khu vực Nam Á không đều giữa các vùng:

- Vung có lượng mưa lớn nhất:sườn đông nam Hi-ma-lay-a, vùng châu thổ sông Hằng và ven biển phía tây của bán đảo Ấn Độ, đặc biệt ở Se-ra-pun-di vùng đông Bắc Ấn Độ có lượng mưa từ 11000-12000mm/năm.

(4)

- Những vùng mưa ít: vùng nội địa thuộc sơn nguyên Đê-can, vùng Tây Bắc bán đảo Ấn Độ, vùng hạ lưu sông Ấn với lượng mưa chỉ <250mm.

Câu 1 trang 36 SGK Địa Lí 8: Nam Á có mấy miền địa hình? Nêu rõ đặc điểm của mỗi miền.

Trả lời:

Nam Á có 3 miền địa hình khác nhau:

- Phía bắc: hệ thống núi Hi-ma-Iay-a hùng vĩ chạy theo hướng tây bắc - đông nam dài gần 2600 km. bề rộng trung hình từ 320 - 400km.

- Phía nam: sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng. Hai rìa phía tây và phía đông của sơn nguyên là các dãy Gát Tây và Gát Đông.

(5)

- Ở giữa: đồng Hằng Ấn - Hằng rộng và bằng phẳng, chạy từ bờ biển A- rập đến bờ vịnh Ben-gan dài hơn 3000km, bề rộng từ 250km đến 350km.

Câu 2 trang 36 SGK Địa Lí 8: Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phân bố mưa không đều ở khu vực Nam Á?

(6)

Trả lời:

Nguyên nhân dẫn đến sự phân bố mưa không đều ở khu vực Nam Á là do sự kết hợp giữa gió mùa và địa hình:

- Dãy núi Hi-ma-lay-a đồ sộ kéo dài chạy theo hướng tây bắc-đông nam, vào mùa hạ đón gió mùa Tây Nam nóng và ẩm thổi từ Ấn Độ Dương vào gây mưa lớn cho khu vực này (lượng mưa > 1000mm). Trong khi phía bên kia, trên sơn nguyên Tây Tạng khí hậu rất khô hạn, lượng mưa trung bình năm dưới 100mm/năm.

- Vùng đồng bằng Ấn – Hằng nằm giữa khu vực núi Hi-mai-lay-a và sơn nguyên Đe-can, tạo thành như một hành lang hút gió mùa chuyển theo hướng tây nam, mưa tiếp tục đổ xuống vùng đồng bằng ven chân núi (>1000mm)

- Đồng bằng ven biển phía Tây dãy Gát Tây cũng đón gió mùa tây nam nóng ẩm từ biển vào mang lại lượng mưa ớn. (>1000mm).

- Khu vực Tây Bắc và sơn nguyên Đê- can nằm ở vị trí khuất gió nên khí hậu khô hạn, ít mưa (dưới 250 mm và 251– 750 mm).

(7)

Câu 3 trang 36 SGK Địa Lí 8: Các sông và cảnh quan chính cảnh quan chính ở Nam Á

Trả lời:

- Các sông chính của Nam Á: sông Ấn, sông Hằng, Bra-ma-pút.

- Cảnh quan tự nhiên chính: rừng nhiệt đới ẩm, xavan, hoang mạc và cảnh quan núi cao.

Sông Ấn

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Phía Bắc giáp biển Ca-xpi và biển Đen; phía Tây giáp biển Địa Trung Hải và biển Đỏ; phía Tây Nam giáp vịnh Pec-xích và biển A-rap.. + Phía Bắc giáp khu vực Trung

+ Đồng bằng Ấn - Hằng, dải đồng bằng ven biển có địa hình tương đối bằng phẳng, đất tốt, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều thuận lợi cho sản xuất nên dân cư tập trung đông

Câu 1 trang 43 SGK Địa lí 8: Em hãy nêu những đặc điểm khác nhau về địa hình giữa phần đất liền và phần hải đảo của khu vực Đông Á?.

- Vào mùa hạ: gió mùa xuất phát từ vùng áp cao của nửa cầu Nam thổi theo hướng đông nam, vượt qua Xích đạo và đổi hướng thành gió tây nam nóng ẩm mang lại nhiều mưa

Gần 2/3 diện tích đồng bằng là đất mặn, đất phèn; đất phù sa ngọt nằm dọc theo sông Tiền và sông Hậu.. Câu hỏi trang 107 SGK Địa Lí 8: Vì sao các đồng bằng Duyên

- Khí hậu gió mùa bị biến tính do độ cao và hướng núi: Tính chất nhiệt tăng dần, gió mùa Đông Bắc bị suy yếu và biến tính, chịu hiệu ứng phơn Tây Nam khô nóng, bão lũ,

+ Phía đông bắc: có các dãy núi cao chạy từ bờ Địa Trung Hải nối hệ thống An-pơ với hệ thống Hi-ma-lay-a, sơn nguyên Thổ Nhĩ Kì, sơn nguyên I-ran.. + Phía tây

(2) Khoanh tròn vào số thứ tự trong bảng và đánh dấu vào lược đồ để xác định những quốc gia theo hiểu biết của em là thường hay xảy ra xung đột, chiến tranh hoặc nạn