• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Địa lí 8 Bài 22: Việt Nam - đất nước, con người | Giải bài tập Địa lí 8

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Địa lí 8 Bài 22: Việt Nam - đất nước, con người | Giải bài tập Địa lí 8"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 22: VIỆT NAM ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI Câu hỏi trang 78 SGK Địa lí 8: Quan sát hình 17.1 hãy cho biết:

- Việt Nam gắn liền với châu lục nào, đại dương nào?

- Việt Nam có biên giới chung trên đất liền, trên biển với những quốc gia nào?

Trả lời:

- Việt Nam gắn liền với Châu Á, Thái Bình Dương.

- Việ Nam có chung đường biên giới với:

+ Trên đất liền với Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia

+ Trên biển với Trung Quốc, Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi- lip-pin, In-đô-nê-si-a và Bru-nây.

(2)

Câu hỏi trang 78 SGK Địa lí 8: Qua các bài học về Đông Nam Á (bài 14, 15, 16, 17) em hãy tìm ví dụ để chứng minh cho nhận xét trên.

Trả lời:

- Về thiên nhiên: Nước Việt Nam có đầy đủ các đặc điểm tự nhiên đặc trưng của Đông Nam Á: địa hình đồi núi là chủ yếu, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm.

- Về văn hóa: Người Việt Nam thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-ít có chung nền văn hóa lúa nước với hầu hết các nước Đông Nam Á.

- Về lịch sử: nước ta trải qua các thời kì chiến tranh do Pháp, Nhật, Mĩ xâm lược, cũng giống như một số quốc gia Đông Nam Á khác, giành được độc lập tự chủ.

Câu hỏi trang 78 SGK Địa lí 8: Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm nào?

Trả lời:

(3)

Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm 1995.

Câu hỏi trang 79 SGK Địa lí 8: Nhận xét về sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nước ta qua bảng 22.1.

Trả lời:

Nhìn chung, cơ cấu kinh tế nước ta giai đoạn 1990 – 2000 có sự chuyển dịch theo hướng: giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ:

(4)

- Nông nghiệp giảm khá nhanh từ 38,74% xuống còn 24,3%, giảm 14,44%.

- Công nghiệp tăng khá nhanh từ 22,67% lên 36,61%, tăng 13,94%.

- Dịch vụ tăng nhẹ từ 38,59% lên 39,09%,tăng 0,5%.

=> Xu hướng chuyển dịch tích cực, phù hợp với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Câu hỏi trang 80 SGK Địa lí 8:Em hãy cho biết một số thành tựu nổi bật của nền kinh tế - xã hội nước ta trong thời gian qua.

Quê hương em đã có những đổi mới, tiến bộ như thế nào?

Trả lời:

Công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội nước ta được triển khai từ 1986, đến nay đã đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện.

- Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Nền kinh tế phát triển ổn định với gia tăng GDP hơn 7% một năm. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.

- Sản xuất nông nghiệp phát triển: Sản lượng lương thực tăng cao, bảo đảm vấn đề an ninh lương thực. Trở thành nước xuất khẩu lúa gạo thứ 2 thế giới, xuất khâỉ nhiều mặt hnagf nông sản khác như: Cà phê, hồ tiêu, điều, cá tra cá basa, tôm càng xanh, vải thiều,…

- Nền công nghiệp phát triển nhanh, từng bước thích nghi với nền kinh tế thị trường, tu hút đầu tư nước ngoài.

- Dịch vụ phát triển nhanh, ngày càng đa dạng phục vụ đời sống và sản xuất trên cả nước: thương mại, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông.

- Nền kinh tế nhiều thành phần được cho phép sử dụng tốt hơn các nguồn lực trong và ngoài nước.

Liên hệ thực tế địa phương: về đời sống nông dân, kết cấu hạ tầng nông thôn (giao thông, điện, cấp nước sạch...), các ngành nghề sản xuất..

Câu hỏi trang 80 SGK Địa lí 8: Để học tốt môn Địa lí Việt Nam, các em cần làm gì?

Trả lời:

Để học tốt môn Địa lí Việt Nam, các em cần:

- Đọc kĩ, hiểu và làm tốt các bài tập trong sách giáo khoa.

- Trao đổi, thảo luận với các bạn khác trong lớp về những vẫn đề chưa hiểu.

(5)

- Làm giàu thêm vốn hiểu biết của mình bằng việc sưu tầm tư liệu, khảo sát thực tế, sinh hoạt tập thể ngoài trời, du lịch...

- Khai thác tốt các lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu... trong sách giáo khoa.

Hình: Một buổi học ngoại khóa kiến thức các môn

Câu 1 trang 80 SGK Địa lí 8: Mục tiêu tổng quát của chiến lược 20 năm 2001- 2020 của nước ta là gì?

Trả lời:

Mục tiêu tổng quát của chiến lược 20 năm 2001 - 2020 của nước ta là: Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật văn hóa, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

(6)

Tranh cổ động thực hiện thăm lợi sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Câu 2 trang 80 SGK Địa lí 8: Dựa vào bảng 22.1, hãy vẽ biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của hai năm 1990 và 2000 và rút ra nhận xét?

Trả lời:

Vẽ biểu đồ:

Biểu đồ thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước cảu nước ta năm 1990 và năm 2000.

(7)

Nhận xét:

Cơ cấu kinh tế nước ta giai đoạn 1990 – 2000 có sự chuyển dịch theo hướng: giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ.

- Nông nghiệp giảm khá nhanh từ 38,74% xuống còn 24,3%.

- Công nghiệp tăng khá nhanh từ 22,67% lên 36,61%.

- Dịch vụ tăng nhẹ từ 38,59% lên 39,09%.

=> Xu hướng chuyển dịch tích cực, phù hợp với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

A. Cố đô Huế B. Lăng Cô C. Hồ Ba Bể D. Hoa Lư II... Trắc nghiệm:(

+ Công nghiệp khai khoáng đứng đầu thế giới. - Cơ cấu có sự chuyển dịch: giảm tỉ trọng thuần nông và tăng tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp. - Phân bố: đa dạng hóa nông

- Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp: cơ cấu giá trị sản lượng giữa các ngành có thay đổi: giảm tỉ trọng của các ngành công nghiệp luyện kim, dệt, gia

+ Đông Nam Bộ: phát triển CN mạnh nhất... + Đồng bằng sông Cửu Long: trọng điểm SX LT-TP. - Cả nước đã hình thành 4 vùng kinh tế trọng điểm + Vùng KT trọng điểm phía

- Sự phân hóa của điều kiện địa hình, đất trồng cho phép và đồng thời đòi hỏi áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng : trung du miền núi Bắc Bộ trồng cây

c) Nhận xét về mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Sự thay đổi trên phản ánh điều gì trong sản xuất lương

- Một số ngành công nghiệp trọng điểm: công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm, công nghiệp dệt - may, công nghiệp hoá chất - phân bón

+ Thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển mạnh mẽ hình thành vùng trọng điểm sản xuất lương thực-thực phẩm, các vùng chuyên canh cây công nghiệp, chăn nuôi gia