• Không có kết quả nào được tìm thấy

HUỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "HUỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC "

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG THPT BÀ ĐIỂM Tổ VĂN

Tài liệu học tập Ngữ văn 11

HUỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC

(Tuần từ 20/9/2021 đến 25/9/2021)

Tiếng Việt: THỰC HÀNH VỀ THÀNH NGỮ, ĐIỂN CỐ

I. Hướng dẫn học tập

NỘI DUNG GHI CHÚ

* Hoạt động 1: Đọc tài liệu và thực hiện các yêu cầu.

- Học sinh nghiên cứu Sách giáo khoa Ngữ văn 11- Tập một, bài “Thực hành về thành ngữ, điển cố” trang 66 đến 67.

- Học sinh trả lời các câu hỏi:

1. Tìm thành ngữ ở bài tập 1.

2. Phân tích giá trị nghệ thuật của các thành ngữ ở bài tập 2 3. Phân tích tính hàm súc của các điển cố ở bài tập 3,4.

4. Thay thế thành ngữ và đặt câu với thành ngữ ở bài tập 5, 6

* Hoạt động 2:

Kiểm tra, đánh giá quá trình tự học

- Học sinh cần nắm được kiến thức trọng tâm của bài học.

- Hoàn thành bài tập củng cố.

- Gửi lại thông tin phản hồi nếu gặp khó khăn trong quá trình tự học.

II. Nội dung chính của bài học * Nội dung 1:

Thực hành về thành ngữ.

I. Thực hành về thành ngữ 1. Bài tập 1

- Một duyên hai nợ: một mình phải đảm đang công việc gia đình để nuôi cả chồng và con.

- Năm nắng mười mưa: dãi dầu mưa nắng, chịu đựng nhiều nỗi vất vả , nhọc nhằn.

 khắc họa rõ nét hình ảnh bà Tú tần tảo đảm đang vất vả .

- So sánh với cách nói thông thường  các thành ngữ ngắn gọn, cô đọng, có cấu tạo ổn định, sử dụng hình ảnh cụ thể , sinh động để thể hiện nội dung khái quát, có tính biểu cảm cao hơn.

2. Bài tập 2

(2)

- Đầu trâu mặt ngựa: Tính chất hung bạo, thú vật, phi nhân tính của bọn quan lại khi đến nhà Kiều để vu oan  Bộc lộ thái độ lên án, căm ghét.

- Cá chậu chim lồng: Cảnh sống tù túng, chật hẹp, mất tự do  Bộc lộ thái độ chán ghét đối với lối sống gò bó, mất tự do.

- Đội trời đạp đất: Lối sống và hành động nganh tàng, tự do, không chịu bó buộc không chịu khuất phục trước thế lực nào - khí phách hảo hán, ngang tàng của Từ Hải  Bộc lộ thái độ ca ngợi, ngưỡng mộ khí phách anh hùng của Từ Hải.

3. Bài tập 5

- Ma cũ bắt nạt ma mới: (ỷ thế thông thuộc địa bàn, quan hệ rộng…

bắt nạt người mới đến lần đầu): bắt nạt người mới đến.

- Chân ướt chân ráo: vừa mới đến, còn lạ lẫm.

- Cưỡi ngựa xem hoa: xem hoặc làm một cách qua loa.

- Nhận xét: Nếu thay các thành ngữ bằng các từ ngữ thông thường tương đương thì có thể biểu hiện đựơc phần nghĩa, nhưng mất đi phần sắc thái biểu cảm, mất đi tính hình tượng mà sự diễn đạt lại dài dòng.

4. Củng cố kiến thức về thành ngữ

- Thành ngữ là những cụm từ quen dùng, được lặp đi lặp lại trong giao tiếp và được cố định hóa về ngữ âm, ngữ nghĩa để trở thành một đơn vị tương đương với từ.

- Nghĩa của thành ngữ thường là nghĩa khái quát, trừu tượng và có tính hình tượng cao.

- Sử dụng có hiệu quả thành ngữ trong giao tiếp sẽ giúp cho lời nói sâu sắc hơn, tinh tế hơn và nghệ thuật hơn.

* Nội dung 2: Thực hành về điển cố

II. Thực hành về điển cố 1. Bài tập 3

- “Giường kia”: Trần Phồn đời Hậu Hán có người bạn thân là Tử Trĩ.

Phồn dành riêng cho bạn một cái giường, khi bạn đến chơi thì mời ngồi, lúc bạn về lại treo lên.

- “Đàn kia”: Bá Nha và Chung Tử Kì là hai người bạn. Bá Nha là người chơi đàn giỏi, Chung Tử Kì có tài nghe tiếng đàn mà hiểu được Bá nha đang nghĩ gì. Sau khi Tử Kì mất, Bá Nha đã treo đàn không gảy nữa.

 Cả hai điển cố này đều thể hiện tình bạn thắm thiết keo sơn.

2. Bài tập 4

(3)

* Câu 1

“Sầu đong càng lắc càng đầy, Ba thu dọn lại một ngày dài ghê”

(Nguyễn Du – Truyện Kiều) - “Ba thu”: Nguyễn Du lấy ý từ Kinh Thi:

“Nhất nhật bách kiến như tam thu”

(Một ngày không thấy mặt nhau lâu như ba thu)

Dùng điển cố này, Nguyễn Du muốn nói: khi Kim Trọng tương tư Thúy Kiều thì một ngày không gặp có cảm giác lâu ba năm.

* Câu 2

“Nhớ ơn chín chữ cao sâu, Một ngày một ngả bóng dâu tà tà”

(Nguyễn Du – Truyện Kiều) - “Chín chữ”: Kinh Thi kể chín chữ nói về công lao của cha mẹ đối với con cái là:

+ Sinh (sinh đẻ) + Cúc (nâng đỡ) + Phủ (vỗ về)

+ Súc (cho bú, cho ăn)

+ Trưởng (nuôi cho lớn, trưởng thành) + Dục (dạy dỗ)

+ Cố (trông nom, quan tâm) + Phục (theo dõi, uốn nắn) + Phúc (che chở, bảo vệ)

 Dẫn các điển cố này, Nguyễn Du muốn nói: Kiều nghĩ đến công to lớn của cha mẹ đối với mình mà chưa báo đáp được.

* Câu 3

“Khi về hỏi liễu Chương Đài Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay”

(Nguyễn Du – Truyện Kiều) - “Liễu Chương đài”: Lấy từ chuyện xưa: Một người đi làm quan ở xa viết thư về thăm vợ có câu: “Cây liễu ở Chương Đài xưa xanh xanh nay có còn không, hay là tay khác đã vịn bẻ mất rồi?”

(4)

 Dẫn điển cố này, Nguyễn Du cho ta cảm nhận được : Kiều đang hình dung ngày Kim trọng trở lại thì Kiều đã thuộc về người khác mất rồi.

* Câu 4

“Bấy lâu nghe tiếng má đào Mắt xanh chẳng để ai vào đó không”

(Nguyễn Du – Truyện Kiều) - “Mắt xanh”: Nguyễn Tịch đời Tấn, quý ai thì nhìn thẳng để lộ tròng mắt xanh (lòng đen của mắt).

Dùng điển cố này, Nguyễn Du muốn nói: Từ Hải biết rằng dù phải tiếp khách ở lầu xanh nhưng Thúy Kiều chưa bằng lòng, vừa ý với ai. Câu nói thể sự quý trọng, đề cao phẩm giá của Thúy Kiều.

3. Củng cố kiến thức về điển cố

- Về ngữ liệu: điển cố là những câu chuyện, những sự việc đã có trong các văn bản quá khứ hoặc đã xảy ra trong cuộc sống quá khứ - Về cấu trúc: Điển cố không có tính cố định như thành ngữ mà có thể là những từ, cụm từ, một tên gọi được nhắc đến để thay cho một cụm từ miêu tả dài dòng không cần thiết.

- Về chức năng: điển cố có ý nghĩa hàm súc, mang tính khái quát cao.

III. Bài tập củng cố

1. Bài tập 1. Sửa lỗi một số thành ngữ thường dễ nhầm lẫn hoặc dùng sai

Ví dụ Sửa đúng Lí do

Anh nên thành khẩn, đừng để trộm nhảy qua rào rồi có hối cũng không kịp đâu.

Anh nên thành khẩn, đừng để hai năm rõ mười rồi có hối cũng không kịp đâu.

- Trộm nhảy qua rào: việc đã rồi, không nên bàn đến nữa

- Hai năm rõ mười: chứng cớ đã hiển nhiên.

Xưa nay nghịch cảnh khố rách áo ôm thì đời nào chẳng có, nó bóc trần cái bản chất của bọn nhà giàu bất lương...

Xưa nay nghịch cảnh khố son bòn khố nâu thì đời nào chẳng có, nó bóc trần cái bản chất của bọn nhà giàu bất lương ...

- Khố rách áo ôm: chỉ những người nghèo khổ – cách gọi miệt thị.

- Khố son bòn khố nâu: cách bòn rút tàn nhẫn của nhà giàu bất lương.

Vợ chồng ăn ở với nhau đến đầu gối tay ấp cũng không thay lòng đổi dạ.

Vợ chồng ăn ở với nhau đến đầu bạc răng long cũng không thay lòng đổi dạ.

- Đầu gối tay ấp: âu yếm gắn bó.

- Đầu bạc răng long: chung thủy với nhau suốt đời.

(5)

Nó lấy được cô con gái nhà giàu, đúng là chuột chạy cùng sào.

Nó lấy được cô con gái nhà giàu, đúng là chuột sa chĩnh gạo.

- Chuột chạy cùng sào: tình cảnh tuyệt vọng.

- Chuột sa chĩnh gạo: may mắn một cách tình cờ, ngẫu nhiên.

Cha mẹ đã mất cả thì anh em cũng kiến giả nhất phận (nhất giả kiến phận).

Cha mẹ đã mất cả thì anh em cũng kiến giải nhất phận.

Kiến: tạo lập, xây dựng Giải: chia, tách ra

Nhất: mỗi, một

Phận: số phận riêng, gia đình riêng

 Mỗi người một gia đình riêng, hoàn cảnh riêng.

2. Bài tập 2

- Sưu tầm và tìm hiểu nghĩa của các thành ngữ nói về sự nói năng và lời nói của con người : Nói thánh nói tướng, Nghe hơi nồi chõ, Ngoa ngôn lộng ngữ, Ngọt như mía lùi, Nhả ngọc phun châu...

- Sưu tầm và tìm hiểu nghĩa của điển cố trong Truyện Kiều: liễu Chương Đài, Hồ Điệp, Trang Sinh...

IV. Phản hồi thông tin

(Những thắc mắc của học sinh khi thực hiện các nhiệm vụ học tập) Lớp: …

Họ tên học sinh: … Môn

học Nội dung học tập Câu hỏi của học sinh

Ngữ

văn Thực hành về thành ngữ, điển cố

1. ………

……….……

2. ………

……….……

3. ……….……

……….……

HẾT

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Ta chỉ mong sao có một ngôi nhà rộng muôn ngàn gian, để cho tất cả những kẻ nghèo, dân chúng lầm than trong thiên hạ đều có chỗ nương thân, sung

Câu 38: Một loài thực vật, xét 3 cặp gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể; mỗi gcn quy định một tính trạng, mỗi gen đều có 2 alen và các alen trội là trội hoàn toànA. Cho

b, Niềm vui, nỗi buồn là của riêng mỗi người, không nên chia sẻ với ai b, Niềm vui, nỗi buồn là của riêng mỗi người, không nên chia sẻ với ai c, Niềm vui sẽ được nhân

Như vậy, các bệnh nhân nghiên cứu có kháng thể kháng synthetase có bệnh tiến triển nặng hơn rất rõ rệt và bị tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt

- TĐN không hoàn toàn (đồng nghĩa tương đối , đồng nghĩa khác sắc thái): Là các từ tuy cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm (biểu thị cảm xúc,

1) Caùc caâu trong ñoaïn vaên sau noùi veà ai ? Nhöõng töø ngöõ naøo cho bieát ñieàu ñoù ?.. Ñaõ maáy naêm vaøo Vöông phuû Vaïn Kieáp, soáng gaàn Höng

Chất làm mất màu thuốc tím ở nhiệt độ thường phải có liên kết đôi tự do không... nằm trong vòng benzen → stiren, etilen, axetilen làm mất màu

Ñaõ maáy naêm vaøo Vöông phuû Vaïn Kieáp, soáng gaàn Höng Ñaïo Vöông, chaøng thö sinh hoï Tröông thaáy Höng Ñaïo Vöông luoân ñieàm tónh. Khoâng ñieàu gì