• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Soạn:………...…..

Giảng:………..

Tiết 3

Bài 3: TÔNG TRỌNG NGƯỜI KHÁC

I. Mục tiêu 1. Về kiến thức

- Hs hiểu thế nào là tôn trọng người khác, biểu hiện của tôn trọng người khác trong cuộc sống hằng ngày ,ư nghĩa của việc tôn trọng người khác

2. Về kỹ năng

- Biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng người khác và không tôn trọngngười khác trong cuộc sống.

- Hs biết tôn trọng bạn bè và mọi người ở mọi nơi mọi lúc .

* Giáo dục kỹ năng sống: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, KN trình bày suy nghĩ, KN tư duy phê phán, KN ra quyết định, kĩ năng giải quyết vấn đề

3. Về thái độ

- Có thái độ đồng tình ủng hộ và học tập những nét ứng xử đẹp trong hành vi của những người biết tông trọng người khác , đồng thời phê phán những hành vi thiếu tôn trọng mọi người.

- Giáo dục đạo đức: TÔN TRỌNG, TRUNG THỰC, TRÁCH NHIỆM + Đồng tình, ủng hộ những hành vi biết tôn trọng người khác.

+ Phản đối những hành vi thiếu tôn trọng người khác.

- Giáo dục bảo vệ môi trường: Các hành vi, việc làm bảo vệ môi trường là coi trọng cuộc sống của mình và mọi người, là thể hiện sự tôn trọng người khác.

4. Phát triển năng lực

- Năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản lý, năng lực tự học.

- Năng lực tự nhận thức, năng lực tự chịu trách nhiệm, năng lực tự điều chỉnh hành vi II. Chuẩn bị

- Gv: Phiếu học tập, bài soạn, sgk, máy chiếu

- Hs: sgk, vở soạn, một số câu ca dao, tục ngữ, mẩu chuyện nói về sự tôn trọng lẫn nhau trong cuộc sống

III. Phương pháp

- Phương pháp: Nghiên cứu trường hợp điển hình, giải quyết vấn đề, dạy học nhóm, nêu gương.

- Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, trình bày một phút, đặt câu hỏi.

IV. Tiến trình

1. Ổn định tổ chức: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 3’

? Thế nào là liêm khiết? Nêu những biểu hiện?

? Trường hợp nào thể hiện tính không liêm khiết?

a. Không nhận hối lộ.

b. Nhặt được của rơi trả lại người đành mất.

c. Không chấp nhận sự thật.

d. Lấy của chung làm của riêng.

3. Bài mới

(2)

* Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG (1’)

- Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái cho hs khi vào bài - Phương pháp: Trực quan, vấn đáp

- Cách thực hiện: GV giới thiệu

GV dẫn câu ca dao: “Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

? Em hãy cho biết, câu ca dao trên nói về phẩm chất nào của con người?

- Hs suy nghĩ, trả lời

GV dẫn dắt vào bài: Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta phải giải quyết rất nhiều mối quan hệ xã hội. Trong tất cả các mối quan hệ ấy, đòi hỏi con người phải có cách cư xử sao cho phù hợp để xã hội trở nên lành mạnh và tốt đẹp hơn. Một trong những cách cư xử ấy là tôn trọng lẫn nhau. Vậy tôn trọng lẫn nhau được biểu hiện cụ thể như thế nào, chúng cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay.

* Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động của thầy-trò Nội dung

* Hoạt động 2.1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần đặt vấn đề

- Mục đích: HS hiểu ý nghĩa của phần đặt vấn đề.

- Phương pháp: Đọc tích cực, vấn đáp, thuyết trình, nghiên cứu trường hợp điển hình, thảo luận nhóm..

- Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, trình bày một phút...

- Thời gian: 10 phút

- Cách thức tiến hành:hoạt động cá nhân, nhóm - Gọi hs đọc phần đặt vấn đề .

- Hs: đọc tình huống-sgk.

Gv: chia hs thành 3 nhóm

+ N1: Nhận xét về cách cư xử, thái độ và việc làm của Mai?

H: Mai chan hòa, cởi mở, giúp đỡ bạn nhiệt tình

? Hành vi của Mai sẽ được mọi người đối xử như thế nào?

H: được mọi người yêu quý.

+ N2: Nhận xét về cách cư xử, thái độ của một số bạn đối với Hải? Suy nghĩ của Hải như thế nào?

Thái độ của Hải thể hiện đức tính gì?

H: Hải không sợ da đen mà còn tự hào về màu da của cha  em tôn trọng cha mình.

+ N3: Nhận xét việc làm của Quân và Hùng? Việc làm đó thể hiện tính gì?

H: - Quân và Hùng mải đọc chuyện không nghe giảng  thiếu tôn trọng mọi khác.

I. Đặt vấn đề

1. Tình huống 2. Nhận xét

(3)

GV: Gọi đại diện các nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung nếu có.

Gv: Chốt lại các ý chính

- Luôn biết lắng nghe ý kiến người khác, kính trọng người trên, nhường nhịn trẻ nhỏ, không công kích chê bai người khác khi họ có sở thích không giống mình là biểu hiện hành vi của những người biết cư xử có văn hoá, đàng hoàng đúng mực khiến người khác cảm thấy hài lòng dễ chịu và vì thế sẽ nhận được sự quý trọng của mọi người .

- Trong cuộc sống tôn trọng lẫn nhau là điều kiện, là cơ sở để xác lập và củng cố mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh giữa mọi người với nhau. Vì vậy tôn trọng người khác là cách cư xử cần thiết đối với tất cả mọi người ở mọi nơi, mọi lúc, trong hành động, cử chỉ và lời nói.

* Hoạt động 2.2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học

Mục đích: HS hiểu được thế nào là Tôn trọng người khác, ý nghĩa của Tôn trọng người khác, cách rèn luyện Tôn trọng người khác.

- Phương pháp: Đàm thoại, giải quyết vấn đề - Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, trình bày một phút...

- Thời gian: 10 phút - Cách thức tiến hành:

? Yêu cầu hs tìm một số hành vi thể hiện sự tôn trọng người khác .

Hs : lấy ví dụ .

? Thế nào là tôn trọng người khác ?

- Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mực, coi trọng danh dự phẩm giá và lợi ích của người khác, thể hiện lối sống có văn hóa của mỗi người . - Yêu cầu hs tìm một số hành vi thể hiện sự thiếu tôn trọng người khác.

Hs: lấy ví dụ.

Gv: tôn trọng người khác không có nghĩa là đồng tình ủng hộ, lắng nghe mà không có sự phê phán đấu tranh với những việc làm không đúng. Tôn trọng người khác phải được thể hiện bằng hành vi có văn hoá.

- Thái độ của Mai và Hải là thể hiện tôn trọng người khác.

- Hành động của Quân và Hùng không tôn trọng người khác.

II. Nội dung bài học

1. Khái niệm

- Tôn trọng người khác: là đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá lợi ích người khác, thể hiện lối sống có văn hóa của mọi người.

* Biểu hiện

- Thái độ ứng xử ở những nơi công cộng;

+ Ở trường: biết nghe lời thầy cô, không trêu chọc bạn....

+ Ở bệnh viện: đi nhẹ, nói khẽ, không hút thuốc…

+ Trong đám tang; không cười nói teo toét, không mặc quần áo lòe loẹt - Thái độ với mọi người xung quanh:

(4)

? Khi ta tôn trọng người khác ta sẽ được gì?

- Có tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình. Tôn trọng lẫn nhau để xã hội trở nên lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp hơn.

- Cần phải tôn trọng mọi người ở mọi nơi mọi lúc, cả trong cử chỉ hành động và lời nói ..

? Là người hs em đã và sẽ làm gì để thể hiện sự tôn trọng người khác?

- Học tập những tấm gương biết tôn trọng người khác.

- Lên án những hành vi thiếu tôn trọng người khác.

- Sống hòa đồng, chan hòa với mọi người...

* Hoạt động 3: Luyện tập

- Mục đích: Hướng dẫn HS luyện tập

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm...

- Kĩ thuật: trình bày một phút...

- Thời gian: 13 phút - Cách thức tiến hành:

Bài 1:

Gv: treo bảng phụ trên bảng.

Hs: quan sát làm bài tập Hs: nhận xét , bổ sung Yêu cầu hs đọc bt2-sgk-

? Em tán thành với ý kiến nào, vì sao?

- hs:

+ a, Không tán thành vì muốn người khác tôn trọng mình thì mình phải tự tôn trọng mình

+ b, Tán thành + c, Tán thành.

+ Với người già: luôn kính trọng, lễ phép, thưa gửi đầy đủ, k nói trống không

+ Với người khuyết tật: giúp đỡ khi họ gặp khó khăn….

2. Ý nghĩa

- Tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình.

- Mọi người tôn trọng nhau thì xã hội mới trở nên lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp hơn.

3. Rèn luyện

- Tôn trọng người khác mọi lúc mọi nơi.

- Thể hiện cử chỉ hành động và lời nói tôn trọng người khác

III. Bài tập

1. Bài 1: Hành vi a, g, i thể hiện sự tôn trọng người khác.

2. Bài 2: Tán thành với ý kiến b,c

* Hoạt động 4: VẬN DỤNG

- Mục tiêu: Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Thời gian (3’)

(5)

TH1: An không tôn trọng chú Hoàng vì chú Hoàng lười lao động, lại hay uống rượu đánh đập vợ con thì đúng hay sai?

Dự kiến: Việc làm của An là đúng.

TH2: Trong giờ học Thắng có ý kiến sai nhưng không nhận cứ tranh cãi với cô giáo và cho rằng mình đúng. Cô giáo yêu cầu Thắng không trao đổi trong lớp để giờ ra chơi giải quyết tiếp. Ý kiến của em về cô giáo và bạn Thắng?

Dự kiến: Thắng không biết tôn trọng lớp và cô giáo. Cô giáo tôn trọng ý kiến của Thắng và có cách xử lí phù hợp.

TH3: Giải thích câu tục ngữ: “ Khó mà biết lẽ biết lời

Biết ăn, biết ở hơn người giàu sang”

- Dự kiến sản phẩm: hs trình bày ra giấy, trao đổi với bạn trong bàn, nhận xét, đánh giá

* Hoạt động 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG

- Mục tiêu: Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những câu chuyện nói về tính liêm khiết - Thời gian (3’)

? Dãy sưu tầm thêm một số câu tục ngữ, ca dao hoặc mẩu chuyện nói về sự tôn trọng lẫn nhau trong cuộc sống?

- Dự kiến: 1. Kính trên, nhường dưới 2. Kính lão đắc thọ

3. Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho.

4. Nói lời, thì giữ lấy lời

Đừng như con bướm đậu rồi lại bay 5. Kim vàng, ai nỡ uốn câu

Người không ai nỡ nói nhau nặng lời 4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới: 1’

- Thuộc nd bài học, làm các bài tập sgk.

- Chuẩn bị bài “giữ chữ tín”: đọc và trả lời các câu hỏi, xem trước các bài tập.

V. Rút kinh nghiệm

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 14: Ý kiến nào sau đây đúng về tôn trọng và học hỏi các dân tộc khácC. Chỉ những nước kinh tế phát triển mới đáng

 Tình trạng môi trường tuy nghiêm trọng nhưng vẫn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường, tránh gây ô nhiễm môi trường.

children rights, as well, has gone beyond the national border, becoming an international

Đảo Bạch Long Vĩ - Một trong những đảo xa bờ nhất ở nước ta.. + Hệ thống đảo ven bờ của nước ta phân bố tập trung nhất ở vùng biển các tỉnh Quảng Ninh, Hải

Bài 2 trang 139 sgk Địa lí lớp 9: Công nghiệp chế biến thủy sản phát triển sẽ có tác động như thế nào tới ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy

Nhưng tất cả đều đang sống trong một ngôi nhà chung là trái đất và có chung những việc phải làm. Đó là bảo vệ hòa bình, bảo vệ môi trường sống, đấu tranh

Việc làm của chúng em tuy không lớn nhưng đứa nào đứa nấy đều cảm thấy vui, vì mình đã làm được một việc tốt, góp phần bảo vệ môi trường..

Ruộng bậc thang vừa giúp giữ đất, vừa giúp giữ nước để