• Không có kết quả nào được tìm thấy

Địa lí 9 Bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế biển và bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo | Giải bài tập Địa lí 9

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Địa lí 9 Bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế biển và bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo | Giải bài tập Địa lí 9"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế biển và bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo

Câu hỏi giữa bài (các câu hỏi trong bài học)

Câu hỏi trang 135 sgk Địa lí lớp 9: Quan sát hình 38.1, hãy nêu giới hạn từng bộ phận của vùng biển nước ta.

Lời giải:

Vùng biển của nước ta bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

- Nội thủy: vùng nước tiếp giáp với đất liền và ở phía trong đường cơ sở.

Nội thủy được coi là một bộ phận của đất liền

(2)

- Lãnh hải: vùng biển có chiều rộng 12 hải lí, tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới phía ngoài của lãnh hải được coi là đường biên giới quốc gia trên biển.

- Vùng tiếp giáp lãnh hải: vùng biển có chiều rộng 12 hải lí, tính từ ranh giới phía ngoài của lãnh hải ra phía biển.

- Vùng đặc quyền kinh tế: vùng biển phía ngoài lãnh hải, hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí, tính từ đường cơ sở.

- Vùng thềm lục địa: gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của vùng đặc quyền kinh tế, có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa, thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam.

Bờ biển nước ta có nhiều cảnh quan đẹp

Câu hỏi trang 137 sgk Địa lí lớp 9: Tìm trên hình 38.2 các đảo và quần đảo lớn ở vùng biển nước ta.

Lời giải:

Các đảo và quần đảo lớn ở vùng biển nước ta:

- Các đảo: Cái Bầu, Cát Bà, Lý Sơn, Phú Quý, Phú Quốc, Bạch Long Vĩ…

- Các quần đảo: Hoàng Sa, Trường Sa, quần đảo Thổ Chu, quần đảo Nam Du...

(3)

Đảo Cát Bà, Cát Hải - Hải Phòng

Câu hỏi trang 137 sgk Địa lí lớp 9: Dựa vào hình 38.3 và kiến thức đã học, hãy nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển ở nước ta.

Lời giải:

* Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản

- Vùng biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trong đó khoảng 110 loài có giá trị kinh tế như cá nục, cá trích, cá thu, cá ngừ, cá hồng,... Trong biển có trên 100 loài tôm, một số loài có giá trị xuất khẩu cao như tôm he, tôm hùm, tôm rồng. Ngoài ra còn có nhiều loài đặc sản như hải sâm, bào ngư, sò huyết,...

- Tổng trữ lượng hải sản khoảng bốn triệu tấn (trong đó 95,5% là cá biển), cho phép khai thác hàng năm khoảng 1,9 triệu tấn.

(4)

- Cả nước có 4 ngư trường trọng điểm: Hải Phòng - Quảng Ninh, Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa -Vũng Tàu, quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa, Cà Mau - Kiên Giang.

- Ven biển có nhiều vũng vịnh, đầm phá, cửa sông, rừng ngập mặn...thuận lợi để nuôi trồng thủy sản.

Tôm rồng có giá trị kinh tế cao

* Du lịch biển - đảo

- Dọc bờ biển nước ta, suốt từ Bắc vào Nam có trên 120 bãi cát rộng, dài, phong cảnh đẹp, thuận lợi cho việc xây dựng các khu du lịch và nghỉ dưỡng.

- Nhiều đảo ven bờ có phong cảnh kì thú, hấp dẫn khách du lịch. Đặc biệt, vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh - Di sản thiên nhiên thế giới

* Khai thác và chế biến khoáng sản biển

(5)

- Biển nước ta là nguồn muối vô tận, dọc bờ biển nhiều vùng có điều kiện thuận lợi để sản xuất muôi. Hằng năm các cánh đồng muối cung cấp hơn 900 nghìn tấn muối, các cánh đồng muối nổi tiếng là Cà Ná, Sa Huỳnh.

- Dầu khí là tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất ở thềm lục địa phía Nam. Nước ta có 8 bể trầm tích: sông Hồng, Hoàng Sa, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Tư Chinh - Vũng Mây, Trường Sa, Thổ Chu - Mã Lai; trong đó hai bể trầm tích lớn nhất là Nam Côn Sơn và Cửu Long.

- Vùng biển nước ta nhiều sa khoáng với trữ lượng công nghiệp: titan, cát thủy tinh (Quảng Ninh, Khánh Hòa).

Cánh đồng muối Sa Huỳnh, Đức Phổ - Quảng Ngãi

* Giao thông vận tải biển

- Nước ta nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên biển Đông.

- Dọc bờ biển có nhiều cửa sông, vũng vịnh kín gió, thuận lợi xây dựng các cảng nước sâu (cảng Hải Phòng, Cái Lân, TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu,...).

Câu hỏi trang 138 sgk Địa lí lớp 9: Tại sao cần ưu tiên phát triên khai thác hải sản xa bờ?

Lời giải:

Cần ưu tiên phát triên khai thác hải sản xa bờ vì:

(6)

- Hiện nay, nguồn hải sản ven bờ nước ta đang dần cạn kiệt do tình trạng khai thác quá mức và trái phép.

- Khuyến khích đánh bắt xa bờ nhằm khai thác hợp lí và bảo vệ nguồn lợi thủy sản nước ta. Đồng thời còn giúp bảo vệ chủ quyền biển đảo nước ta.

Đảo Phú Lâm, Hoàng Sa - Đà Nẵng

Câu hỏi trang 139 sgk Địa lí lớp 9: Ngoài hoạt động tắm biển, chúng ta còn có khả năng phát triển các hoạt động du lịch biển nào khác?

Lời giải:

Ngoài hoạt động tắm biển, chúng ta còn có khả năng phát triển các hoạt động du lịch biển khác như: lặn, thể thao trên biển (lướt sóng).

Du lịch lướt sóng trên biển ngày càng được chú trọng

Bài tập cuối bài

Bài 1 trang 139 sgk Địa lí lớp 9: Tại sao phải phát triển tổng hợp kinh tế biển.

Lời giải:

(7)

- Phát triển tổng hợp là phát triển có sự quan hệ chặt chẽ giữa nhiều ngành, sự phát triển của một ngành không gây tổn hại hoặc kìm hãm sự phát triển của ngành khác.

- Môi trường biển không bị chia cắt, môi trường đảo dễ bị suy thoái. Vì vậy, nếu đẩy mạnh phát triển một ngành không trên quan điểm khai thác tổng hợp, sẽ làm hạn chế sự phát triển của các ngành còn lại.

- Vùng biển nước ta giàu tiềm năng, có điều kiện phát triển nhiều ngành kinh tế biển:

nuôi trồng và khai thác thủy sản, khai thác khoáng sản, du lịch biển - đảo, dịch vụ giao thông vận tải biển. Phải phát triển tổng hợp kinh tế biển mới khai thác hợp lí các nguồn lợi biển theo hướng bền vững, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Đảo Ngọc, Phú Quốc - Kiên Giang, du lịch biển đảo ngày càng phát triển

Bài 2 trang 139 sgk Địa lí lớp 9: Công nghiệp chế biến thủy sản phát triển sẽ có tác động như thế nào tới ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản?

Lời giải:

Công nghiệp chế biến thủy sản phát triển sẽ tác động mạnh đến các khía cạnh sau:

- Ngành đánh bắt thủy sản: tăng công suất và số lượng tàu thuyền, đặc biệt là các tàu đánh bắt xa bờ, hiện đại hóa ngư cụ và các trang thiết bị khác để tăng sản lượng thủy sản đánh bắt

(8)

- Ngành nuôi trồng thủy sản: phát triển theo hướng công nghiệp và đa dạng hơn, mở rộng và ổn định diện tích nuôi trồng, tăng sản lượng và chất lượng thủy sản nuôi trồng.

- Ngư dân: tạo việc làm và tăng thu nhập, thúc đẩy ngư nghiệp. phát triển theo hướng bền vững.

Công nghiệp chế biển thủy, hải sản ngày càng phát triển

Bài 3 trang 139 sgk Địa lí lớp 9: Nêu tên một số bãi tắm và khu du lịch biển ở nước ta theo tứ tự từ Bắc vào Nam.

Lời giải:

Một số bãi tắm và khu du lịch biển ở nước ta theo tứ tự từ Bắc vào Nam: Vịnh Hạ Long, Cát Bà, Sầm Sơn, Lăng Cô, Mỹ Khê, Nha Trang, Phan Thiết, Vũng Tàu, Phú Quốc…

Bãi biển Nha Trang, Khánh Hòa về đêm

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đảo Bạch Long Vĩ - Một trong những đảo xa bờ nhất ở nước ta.. + Hệ thống đảo ven bờ của nước ta phân bố tập trung nhất ở vùng biển các tỉnh Quảng Ninh, Hải

+ Dầu khí được khai thác ở thềm lục địa Đông Nam Bộ. + Công nghiệp hóa dầu đang dần được hình thành, trước mắt là xây dựng các nhà máy lọc dầu, các cơ sở hóa dầu để

Câu hỏi trang 22 sgk Địa lí lớp 9: Dựa vào hình 6.2, hãy xác định các vùng kinh tế của nước ta, phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm.. Kể tên các vùng kinh

=> Cây cối có điều kiện sinh trưởng và phát triển xanh tươi quanh năm; nhiều loại cây công nghiệp và cây ăn quả phát triển tốt; áp dụng các phương thức thâm canh,

- Hồ tiêu: Nhiều nhất ở Đông Nam Bộ, sau đó là Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ.. Hồ tiêu được trồng nhiều ở vùng Đông

- Nước ta có ¾ diện tích là đồi núi, chế độ mưa theo mùa, nếu khai thác không đi đôi với trồng rừng sẽ làm cho tài nguyên rừng bị giảm sút, gây mất cân bằng sinh thái,

Bài 2 trang 41 sgk Địa lí lớp 9: Hãy phân tích ý nghĩa của việc phát triển nông, ngư nghiệp đối với ngành công nghiệp chế biến lương thực thực

- Theo ngành công nghiệp: Nước ta có các ngành công nghiệp khai thác nhiên liệu, công nghiệp điện, công nghiệp luyện kim, công nghiệp cơ khí - điện tử, công nghiệp