• Không có kết quả nào được tìm thấy

Địa lí 9 Bài 6: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam | Giải bài tập Địa lí 9

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Địa lí 9 Bài 6: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam | Giải bài tập Địa lí 9"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 6: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam Câu hỏi giữa bài (các câu hỏi trong bài học)

Câu hỏi trang 20 sgk Địa lí lớp 9: Dựa vào hình 6.1 hãy phân tích xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Xu hướng này thể hiện rõ ở những khu vực nào?

Lời giải:

- Nhận xét

+ Cơ cấu ngành kinh tế nước ta đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

+ Ngành nông-lâm-ngư nghiệp giảm (giảm 15,7%); ngành công nghiệp-xây dựng tăng nhanh (tăng 15,8%); ngành dịch vụ luôn đạt tỉ trọng cao nhất nhưng biến động.

- Xu hướng thay đổi tỉ trọng thành phần thể hiện rõ nhất ở khu vực công nghiệp-xây dựng.

(2)

Công nghiệp nước ta ngày càng phát triển, đa dạng hóa ngành dịch vụ

Câu hỏi trang 22 sgk Địa lí lớp 9: Dựa vào hình 6.2, hãy xác định các vùng kinh tế của nước ta, phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm. Kể tên các vùng kinh tế giáp biển, vùng kinh tế không giáp biển.

(3)

Lời giải:

- Các vùng kinh tế của nước ta + Trung du và miền núi Bắc Bộ.

+ Đồng bằng sông Hồng.

+ Bắc Trung Bộ.

+ Duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Tây Nguyên.

+ Đông Nam Bộ.

+ Đồng bằng sông Cửu Long.

(4)

- Phạm vi lãnh thổ các vùng kinh tế trọng điểm

+ Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc: Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và Quảng Ninh.

+ Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định.

+ Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang.

Đặc khu kinh tế biển Bắc Vân Phong, Khánh Hòa - Các vùng kinh tế giáp biển

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ.

+ Đồng bằng sông Hồng.

+ Bắc Trung Bộ.

+ Duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Đông Nam Bộ.

+ Đồng bằng sông Cửu Long.

- Vùng kinh tế không giáp biển là: Tây Nguyên.

(5)

Hình thành các ngành kinh tế trọng điểm, các đặc khu kinh tế ven biển Bài tập cuối bài

Bài 1 trang 23 sgk Địa lí lớp 9: Dựa trên hình 6.2, hãy xác định các vùng kinh tế trọng điểm?

Lời giải:

- Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc: Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và Quảng Ninh.

- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định.

- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang.

-> Các vùng kinh tế trọng điểm tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế - xã hội và các vùng kinh tế lân cận.

Cảng biển quốc tế Hải Phòng, một trong những cảng trung chuyển lớn nhất nước ta

(6)

Bài 2 trang 23 sgk Địa lí lớp 9: Vẽ biểu đồ hình tròn dựa vào bảng số liệu dưới đây:

Nhận xét về thành phần cơ cấu kinh tế.

Lời giải:

* Vẽ biểu đồ

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU GDP PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ, NĂM 2002

* Nhận xét

- Nước ta có thành phần cơ cấu kinh tế đa dạng.

(7)

- Tỉ trọng GDP của kinh tế Nhà nước (38,4%) và kinh tế ngoài Nhà nước (47,9%) chiếm tỉ trọng cao.

- Tỉ trọng GDP của kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ lê thấp 13,7%.

- Trong thành phần kinh tế ngoài Nhà nước, kinh tế cá thể chiếm tỉ trọng lớn nhất (31,6%), tiếp đến là Kinh tế tư nhân (8,3%), kinh tế tập thể (8%).

Bài 3 trang 23 sgk Địa lí lớp 9: Hãy nêu một số thành tựu và thách thức trong phát triển kinh tế của nước ta.

Lời giải:

* Thành tựu

- Kinh tế tăng trưởng khá cao và tương đối vững chắc.

- Nền sản xuất hàng hóa hướng ra xuất khẩu phát triển, thúc đẩy hoạt động ngoại thương và thu hút đầu tư nước ngoài.

- Nước ta đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa. Hình thành một số ngành trọng điểm, vùng kinh tế động lực,…

* Thách thức

- Sự chênh lệch trong trình độ phát triển kinh tế giữa các vùng, địa phương.

- Nhiều loại tài nguyên đang bị khai thác quá mức và ô nhiễm môi trường.

- Vấn đề phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo còn hạn chế.

- Sức ép của thị trường trong khu vực, thế giới và các tổ chức thương mại.

- Hội nhập kinh tế khu vực và thế giới có sự cạnh tranh, biến động của thị trường,…

=> Đòi hỏi nước ta phải nỗ lực đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất, tận dụng cơ hội và vượt qua thử thách.

(8)

Giáo dục ở nước ta ngày càng được nâng cao và hợp tác quốc tế sâu rộng

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

bảy vùng kinh tế trọng điểm Bài 3 Trang 10 Tập Bản Đồ Địa Lí: Dựa vào hiểu biết của bản thân, hãy kể ra các thành tựu và thách thức của công cuộc Đổi mới trong

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nét đặc trưng của quá trình đổi mới, thể hiện ở ba mặt chủ yếu: chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh

Bài 2 trang 139 sgk Địa lí lớp 9: Công nghiệp chế biến thủy sản phát triển sẽ có tác động như thế nào tới ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy

Cảng Hải Phòng, Hải Phòng - Một trong những cảng trung chuyển lớn nhất nước ta Câu hỏi trang 142 sgk Địa lí lớp 9: Việc phát triển giao thông vận tải biển có ý nghĩa

Bài 2 Trang 4 Tập Bản Đồ Địa Lí: Để phân chia các nước trên thế giới thành 2 nhóm nước: phát triển và đang phát triển, người ta thường dựa vào các tiêu chí chính nào

Bài 2 Trang 39 Tập Bản Đồ Địa Lí: Phân tích những thuận lợi và khó khăn của Nhật Bản để phát triển kinh tế theo dàn ý trong bảng sau:.. Đặc

(2) Với ưu thế là quốc đảo, Nhật Bản đã phát triển rất mạnh các ngành đánh bắt hải sản, sản lượng khai thác cá hàng năm lớn và ổn định, nên được xem là ngành kinh tế

Nhật Bản là một trong những trung tâm tài chính hàng đầu thế giới 3.. * Cây công nghiệp: chè, thuốc lá,