• Không có kết quả nào được tìm thấy

Địa lí 9 Bài 9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản | Giải bài tập Địa lí 9

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Địa lí 9 Bài 9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản | Giải bài tập Địa lí 9"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản Câu hỏi giữa bài (các câu hỏi trong bài học)

Câu hỏi trang 34 sgk Địa lí lớp 9: Dựa vào bảng số liệu 9.1, hãy cho biết cơ cấu các loại rừng ở nước ta? Nêu ý nghĩa của tài nguyên rừng.

Lời giải:

- Nước ta gồm có 3 loại rừng: Rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.

- Cơ cấu các loại rừng ở nước ta:

+ Rừng sản xuất chiếm 40,8%.

+ Rừng phòng hộ chiếm 46,6%.

+ Rừng đặc dụng chiếm 13,6%.

- Ý nghĩa

+ Rừng sản xuất cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu, tạo việc làm và thu nhập cho người dân.

+ Rừng phòng hộ phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường.

+ Rừng đặc dụng bảo vệ hệ sinh thái, các loài giống quý hiếm.

Rừng đặc dụng, vườn quốc gia Bạch Mã - Thừa Thiên Huế

(2)

Câu hỏi trang 36 sgk Địa lí lớp 9: Việc đầu tư trồng rừng đem lại lợi ích gì? Tại sao chúng ta phải vừa khai thác vừa bảo vệ rừng?

Lời giải:

- Lợi ích của trồng rừng

+ Cung cấp gỗ, củi; cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp; cho dược liệu...

+ Góp phần điều hoà môi trường sinh thái, khí hậu toàn cầu.

+ Phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường (chống lũ, xói mòn, chống cát bay...).

+ Bảo tồn các nguồn gen, các hệ sinh thái tự nhiên...

- Nước ta có ¾ diện tích là đồi núi, chế độ mưa theo mùa, nếu khai thác không đi đôi với trồng rừng sẽ làm cho tài nguyên rừng bị giảm sút, gây mất cân bằng sinh thái, làm cho môi trường suy thoái, ảnh hưởng đến các ngành kinh tế khác và dân sinh.

Khai thác đi đôi với bảo vệ rừng để tránh cạn kiệt rừng, đảm bảo lợi ích cho cả thế hệ hiện tại và cho các thế hệ mai sau.

Nước ta tăng cường trồng và bảo vệ rừng

Câu hỏi trang 36 sgk Địa lí lớp 9: Hãy xác định trên hình 9.2 các ngư trường này?

Lời giải:

Nước ta có 4 ngư trường trọng điểm, đó là:

- Ngư trường Cà Mau - Kiên Giang.

(3)

- Ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Ngư trường Hải Phòng - Quảng Ninh.

- Ngư trường quần đảo Hoàng sa, quần đảo Trường Sa.

Lược đồ thủy sản nước ta

Câu hỏi trang 36 sgk Địa lí lớp 9: Hãy cho biết những khó khăn do thiên nhiên gây ra cho nghề khai thác nuôi trồng thủy sản?

Lời giải:

- Bão, gió lớn ảnh hưởng đến hoạt động đánh bắt thủy sản, đặc biệt là đánh bắt xa bờ.

- Thời tiết thất thường, rét buốt dễ phát sinh dịch bệnh (nhất là trong nuôi tôm).

- Môi trường bị suy thoái, ô nhiễm và nguồn lợi thuỷ sản bị suy giảm khá mạnh.

- Lũ lụt, mưa lớn kéo dài ảnh hưởng đến các ao hồ, các vùng khoanh nuôi thủy sản, làm cho thủy sản có thể bị chết hoặc vỡ ao, hồ…

(4)

Nhiều đoạn bờ biển nước ta bị ô nhiễm nghiêm trọng

Câu hỏi trang 37 sgk Địa lí lớp 9: Hãy so sánh số liệu trong bảng, rút ra nhận xét về sự phát triển của ngành thủy sản.

Lời giải:

Nhìn chung, giai đoạn 1990 - 2002, sản lượng thủy sản và cơ cấu sản lượng thủy sản đã có sự thay đổi:

- Tổng sản lượng thủy sản tăng nhanh và liên tục, gấp 3 lần

+ Sản lượng khai thác tăng khá nhanh (chủ yếu do tăng số lượng tàu thuyền và công suất tàu), tăng gấp 1,49 lần (từ 728,5 nghìn tấn lên 1802,6 nghìn tấn).

+ Sản lượng nuôi trồng tăng nhanh hơn đánh bắt, gấp 5,2 lần (từ 162,1 nghì tấn lên 844,8 nghìn tấn).

- Trong cơ cấu giá trị sản lượng thủy sản

(5)

+ Tỉ trọng sản lượng thủy sản khai thác giảm và tăng tỉ trọng thủy sản nuôi trồng.

+ Năm 2002, tỉ trọng sản lượng khai thác chiếm 68%, nuôi trồng chiếm 32%.

Nước ta ngày càng chú trọng việc nuôi trồng thủy sản Bài tập cuối bài

Bài 1 trang 37 sgk Địa lí lớp 9: Hãy xác định trên hình 9.2 những vùng phân bố rừng chủ yếu.

Lời giải:

Các vùng phân bố rừng chủ yếu:

- Tây Nguyên (có độ che phủ rừng lớn nhất).

- Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- Phía Tây của Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.

(6)

Tây Nguyên từng được mệnh danh là “kho vàng xanh” ở Việt Nam

Bài 2 trang 37 sgk Địa lí lớp 9: Hãy xác định trên hình 9.2, các tỉnh trọng điểm nghề cá.

Lời giải:

Các tỉnh trọng điểm nghề cá: Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Bà Rịa- Vũng Tàu, Bình Thuận, Khánh Hòa, Bình Định, Quảng Ngãi, Nghệ An, Thanh Hóa, Nam Định, Hải Phòng, Quảng Ninh.

Ngư dân ở Cà Mau khai thác cá trên biển trở về sau nhiều ngày

(7)

Bài 3 trang 37 sgk Địa lí lớp 9: Căn cứ vào bảng 9.2, hãy vẽ biểu đồ ba đường biểu diễn thể hiện sản lượng thủy sản, thời kì 1990 - 2002.

Lời giải:

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SẢN LƯỢNG THỦY SẢN, GIAI ĐOẠN 1990 - 2002

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Sản lượng khai thác: Đã khai thác hàng trăm triệu tấn và hàng tỉ m 3 khí. + Mục đích: Nhiệt điện, hóa lọc dầu, là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. b) Công

- Dân cư phân bố không đồng đều, những vùng có nhiều đô thị và quy mô đô thị lớn là những vùng đông dân và mật độ dân số cao.. - Diện tích và sự phát triển kinh tế -

Câu hỏi trang 22 sgk Địa lí lớp 9: Dựa vào hình 6.2, hãy xác định các vùng kinh tế của nước ta, phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm.. Kể tên các vùng kinh

=> Cây cối có điều kiện sinh trưởng và phát triển xanh tươi quanh năm; nhiều loại cây công nghiệp và cây ăn quả phát triển tốt; áp dụng các phương thức thâm canh,

- Hồ tiêu: Nhiều nhất ở Đông Nam Bộ, sau đó là Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ.. Hồ tiêu được trồng nhiều ở vùng Đông

Bài 2 trang 41 sgk Địa lí lớp 9: Hãy phân tích ý nghĩa của việc phát triển nông, ngư nghiệp đối với ngành công nghiệp chế biến lương thực thực

- Theo ngành công nghiệp: Nước ta có các ngành công nghiệp khai thác nhiên liệu, công nghiệp điện, công nghiệp luyện kim, công nghiệp cơ khí - điện tử, công nghiệp

Hồ Chí Minh là 2 đầu mối giao thông vận tải, viễn thông lớn nhất cả nước, tập trung nhiều trường đại học, bệnh viện hàng đầu; các dịch vụ bảo hiểm, tư vấn, quảng