• Không có kết quả nào được tìm thấy

Địa lí 9 Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư | Giải bài tập Địa lí 9

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Địa lí 9 Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư | Giải bài tập Địa lí 9"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư Câu hỏi giữa bài (các câu hỏi trong bài học)

Câu hỏi trang 10 sgk Địa lí lớp 9: Quan sát hình 3.1, hãy cho biết dân cư tập trung đông đúc ở những vùng nào. Thưa thớt ở những vùng nào? Vì sao?

Lời giải:

- Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và đô thị. Ví dụ: Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.

- Dân cư tập trung thưa thớt ở trung du, miền núi và hải đảo. Ví dụ: Tây Bắc, Tây Nguyên, Trường Sơn Bắc,…

- Nguyên nhân

(2)

+ Đồng bằng, ven biển và đô thị có điều kiện thuận lợi, kinh tế phát triển, đi lại dễ dàng, đời sống văn hóa cao, nơi cư trú lâu đời,...

+ Vùng núi, trung du và hải đảo đi lại khó khăn, đời sống khó khăn, kinh tế kém phát triển, tự nhiên khắc nghiệt,…

Miền núi hiểm trở dân cư thưa thớt

Câu hỏi trang 12 sgk Địa lí lớp 9: Hãy nêu những thay đổi của quần cư nông thôn mà em biết?

Lời giải:

Quần cư nông thôn đang có nhiều thay đổi, đó là:

- Đường liên xã, thôn được bê tông hóa, rộng rãi.

- Nhiều nhà cao tầng đã và đang mọc lên.

- Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp ngày càng tăng.

- Xuất hiện nhiều cửa hàng tạp hóa, chợ lớn,…

(3)

Đường xá được bê tông hóa, nhiều nhà cao tầng xuất hiện

Câu hỏi trang 12 sgk Địa lí lớp 9: Quan sát hình 3.1, hãy nêu nhận xét về sự phân bố các đô thị của nước ta? Giải thích?

Lời giải:

* Nhận xét:

- Đô thị ở nước ta phân bố không đều giữa các vùng.

- Trung du miền núi Bắc Bộ có nhiều đô thị nhiều nhất nhưng chủ yếu là các đô thị vừa và nhỏ.

- Vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long có khá nhiều đô thị nhưng có nhiều đô thị lớn.

- Vùng Đông Nam Bộ là có ít đô thị nhưng quy mô đô thị lớn nhất nước ta.

- Các vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên có mật độ đô thị thưa thớt.

(4)

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong hai đô thị có quy mô lớn nhất nước ta

* Giải thích:

- Dân cư phân bố không đồng đều, những vùng có nhiều đô thị và quy mô đô thị lớn là những vùng đông dân và mật độ dân số cao.

- Diện tích và sự phát triển kinh tế - xã hội khác nhau giữa các vùng nên số lượng, quy mô đô thị cũng khác nhau.

(5)

Đà Nẵng - Một trong những đô thị đáng sống nhất ở Việt Nam Câu hỏi trang 13 sgk Địa lí lớp 9: Dựa vào bảng 3.1 hãy:

- Nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta?

- Cho biết sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hoá ở nước ta như thế nào?

Lời giải:

* Nhận xét

(6)

- Số dân thành thị của nước ta tăng lên liên tục qua các năm và tăng gấp 1,8 lần.

- Tỉ lệ dân thành thị tăng lên liên tục, từ 18,97% (1985) lên 25,80% (2003).

* Dân số đô thị tăng phản ánh quá trình đô thị hoá của nước ta đang diễn ra nhanh, quy mô các đô thị ngày càng được mở rộng.

Hà Nội là một trong hai đô thị đặc biệt ở Việt Nam

Câu hỏi trang 13 sgk Địa lí lớp 9: Hãy lấy ví dụ minh họa về việc mở rộng quy mô các thành phố.

Lời giải:

Ví dụ:

- Vào ngày 1 tháng 8 năm 2008, toàn bộ diện tích và dân số của tỉnh Hà Tây được sáp nhập Hà Nội.

- Ngày 9/12/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết 1111 lập TP Thủ Đức, trực thuộc TP HCM trên cơ sở sáp nhập quận 2, 9 và Thủ Đức với diện tích hơn 211 km và một triệu người.

(7)

Tỉnh Hà Tây cũ, trước năm 2008 Bài tập cuối bài

Bài 1 trang 14 sgk Địa lí lớp 9: Dựa vào hình 3.1, hãy trình bày đặc điểm phân bố dân cư của nước ta?

Lời giải:

- Dân cư nước ta phân bố không đồng đều

+ Dân cư tập trung đông ở vùng đồng bằng, ven biển và các đô thị. Đồng bằng sông Hồng là nơi có mật độ dân số cao nhất cả nước.

+ Dân cư thưa thớt ở trung du và miền núi. Tây Nguyên và Tây Bắc là các vùng có mật độ thấp nhất cả nước.

- Trong cùng một vùng, phân bố dân cư cũng chênh lệch giữa các địa phương và nội tỉnh. Ví dụ: ở Đồng bằng Sông Hồng, vùng trung tâm của đồng bằng dân cư tập trung đông hơn các vùng rìa hay TP. Hà Nội dân cư tập trung đông ở nội thành, thưa dân hơn ở vùng ngoại thành.

- Các đô thị của nước ta phân bố tập trung ở vùng đồng bằng và ven biển. Đồng bằng sông Hồng có mạng lưới đô thị dày đặc và quy mô đô thị lớn,…

(8)

Hà Nội là một trong hai đô thị đặc biệt ở Việt Nam

Bài 2 trang 14 sgk Địa lí lớp 9: Nêu đặc điểm của các loại hình quần cư ở nước ta?

Lời giải:

Đặc điểm của các loại hình quần cư ở nước ta.

Đặc điểm Quần cư nông thôn Quần cư thành thị

Mật độ dân số

Thấp. Cao.

Tên gọi Làng, ấp (người Kinh). Bản (người Tày, Thái,...); Buôn, plây (Tây Nguyên); Phum, sóc (Khơ-me).

Phường, quận, khu đô thị, chung cư,…

Hình thái nhà cửa

Nhà cửa thấp, phân bố thưa thớt. Nhà ống, cao tầng nằm san sát nhau hoặc biệt thự; các chung cư, khu đô thị mới,…

Hoạt động kinh tế

Nông - lâm - ngư nghiệp. Công nghiệp, dịch vụ.

Chức năng Hành chính và văn hóa - xã hội. Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kĩ thuật,…

(9)

Quần cư nông thôn

Quần cư đô thị

Bài 3 trang 14 sgk Địa lí lớp 9: Quan sát bảng 3.2 nêu nhận xét về sự phân bố dân cư và sự thay đổi mật độ dân số ở các vùng của nước ta?

(10)

Lời giải:

* Về sự phân bố dân cư: Dân cư nước ta phân bố không đều giữa các vùng - Giữa đồng bằng, trung du và miền núi

+ Dân cư tập trung đông đúc nhất ở các vùng đồng bằng, ven biển: Đồng bằng sông Hồng (mật độ cao nhất 1192 người/km2), tiếp đến là Đồng bằng sông Cửu Long (359 người/km2) và Đông Nam Bộ (333 người/km2),…

+ Dân cư thưa thớt ở khu vực đồi núi, cao nguyên: Trung du và miền núi Bắc Bộ (103người/km2), Tây Nguyên với 45 người/km2,…

- Giữa các vùng đồng bằng: Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất (784 người/km2), cao gấp 1,5 lần Đồng bằng sông Cửu Long (359 người/km2).

- Giữa các vùng miền núi: Trung du và miền núi Bắc Bộ (103người/km2) cao gấp hơn 2 lần Tây Nguyên (45 người/km2); Đông Bắc có mật độ dân số gấp 2 lần Tây Bắc.

* Về sự thay đổi mật độ dân số ở các vùng

(11)

- Mật độ dân số của các vùng đều tăng lên, đặc biệt ở các vùng Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Đông Bắc.

- Đồng bằng sông Hồng tăng nhanh từ 784 người/km2 lên 1192 người/km2.

- Đông Nam Bộ tăng nhanh, từ vị trí thứ 3 lên vị trí thứ 2 cả nước (476 người/km2).

Tây Bắc có địa hình hiểm trở, dân cư tập trung thưa thớt nhất nước ta

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Nguyên nhân: các thành phố lớn ở châu Á thường tập trung ở vùng ven biển, đồng bằng châu thổ vì ở đây có điều kiện thuận lợi cho sản xuất và đời sống như đất đai

Bài 3 Trang 24 Tập Bản Đồ Địa Lí: Trình bày những thuận lợi và khó khăn về dân cư, xã hội đối với phát triển kinh tế - xã hội của vùng. + Đây là địa bàn cư trú của các

- Xu hướng: Số dân và tỉ lệ dân thành thị có xu hướng tăng -> Quá trình đô thị hóa đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao.. - Nguyên nhân của

=> Cây cối có điều kiện sinh trưởng và phát triển xanh tươi quanh năm; nhiều loại cây công nghiệp và cây ăn quả phát triển tốt; áp dụng các phương thức thâm canh,

- Hồ tiêu: Nhiều nhất ở Đông Nam Bộ, sau đó là Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ.. Hồ tiêu được trồng nhiều ở vùng Đông

- Nước ta có ¾ diện tích là đồi núi, chế độ mưa theo mùa, nếu khai thác không đi đôi với trồng rừng sẽ làm cho tài nguyên rừng bị giảm sút, gây mất cân bằng sinh thái,

Bài 2 trang 41 sgk Địa lí lớp 9: Hãy phân tích ý nghĩa của việc phát triển nông, ngư nghiệp đối với ngành công nghiệp chế biến lương thực thực

Các thành phố lớn trên thế giới Câu hỏi trang 184 sgk Địa Lí 6: Do dân số phát triển quá nhanh, để phục vụ cho cuộc sống của mình, con người đã không