• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lý thuyết Địa lí 9 Bài 8 (mới 2022 + Bài Tập): Sự phát triển và phân bố nông nghiệp

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Lý thuyết Địa lí 9 Bài 8 (mới 2022 + Bài Tập): Sự phát triển và phân bố nông nghiệp"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 8: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP

1. Ngành trồng trọt - Đặc điểm:

+ Trồng trọt chiếm ưu thế với cây lương thực là chủ yếu.

+ Phát triển vững chắc, cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt có sự thay đổi (Tỉ trọng cây lương thực giảm; Tỉ trọng cây công nghiệp tăng).

- Nguyên nhân: Sản xuất nông nghiệp hàng hóa, phục vụ cho xuất khẩu, nhất là sản phẩm cây công nghiệp.

- Ý nghĩa: phát huy thế mạnh nền nông nghiệp nhiệt đới, là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.

Một số cây công nghiệp lâu năm ở nước ta a) Cây lương thực

- Gồm cây lúa và các cây hoa màu như ngô, khoai, sắn.

- Lúa là cây trồng chính ở nước ta: diện tích, năng suất, sản lượng lúa và bình quân lúa đầu người không ngừng tăng lên.

- Hai vùng trọng điểm lúa lớn nhất là: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long.

MỘT SỐ TIÊU CHÍ VỀ SẢN XUẤT LÚA CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM

(2)

b) Cây công nghiệp - Vai trò:

+ Là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị, thu ngoại tệ.

+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

+ Phá thế độc canh trong nông nghiệp.

+ Bảo vệ môi trường.

- Cơ cấu:

+ Cây công nghiệp hằng năm gồm: lạc, mía, đậu tương, bông, dâu tằm, thuốc lá.

+ Cây công nghiệp lâu năm gồm: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, dừa, chè.

- Phân bố: Tập trung nhiều nhất ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, trên các vùng núi, cao nguyên và bán bình nguyên.

SẢN LƯỢNG MỘT SỐ CÂY LÂU NĂM CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM

c) Cây ăn quả

- Phát triển mạnh với nhiều loại cây có giá trị như: xoài, chôm chôm, măng cụt, sầu riêng,…

(3)

- Các vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta là: đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.

SẢN LƯỢNG MỘT SỐ CÂY ĂN QUẢ CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM

Một số loại cây ăn quả ở nước ta 2. Ngành chăn nuôi

Chiếm tỉ trọng còn nhỏ trong cơ cấu nông nghiệp, chăn nuôi theo hình thức công nghiệp đang được mở rộng.

SẢN LƯỢNG MỘT SỐ SẢN PHẨM CHĂN NUÔI CHỦ YẾU CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM

(4)

a) Chăn nuôi trâu, bò - Đàn trâu:

+ Khoảng 2,4 triệu con (2019); chủ yếu lấy sức kéo.

+ Phân bố nhiều nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

Trâu được nuôi nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ - Đàn bò:

+ Có trên 6 triệu con (2019); chủ yếu để lấy thịt, sữa, một phần sức kéo.

+ Phân bố nhiều nhất ở duyên hải Nam Trung Bộ, chăn nuôi bò sữa đang phát triển ở ven thành phố lớn.

(5)

b) Chăn nuôi lợn

- Đàn lợn tăng khá nhanh (19,6 triệu con - năm 2019).

- Tập trung ở vùng có nhiều hoa màu lương thực hoặc đông dân: đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

c) Chăn nuôi gia cầm

- Đàn gia cầm tăng nhanh (hơn 481,1 triệu con - năm 2019).

- Chăn nuôi gia cầm phát triển nhanh ở đồng bằng.

Đàn gia cầm được nuôi nhiều ở vùng đồng bằng và ven các đô thị lớn

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Bắc Mỹ đang áp dụng các phương thức khai thác tài nguyên đất bền vững trong sản xuất nông nghiệp: đa canh, luân canh bảo vệ tài nguyên đất, kết hợp chăn nuôi

+ Đất feralit: trên 6 triệu ha, tập trung chủ yếu ở miền núi, cao nguyên thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, cây ăn quả) và một số cây ngắn

- Phân bố: gắn liền với các vùng nguyên liệu (Tây Nguyên, TDMNPB). - Hướng phát triển: Trồng rừng; mô hình nông - lâm kết hợp. - Để bảo vệ tài nguyên rừng cần khai

Bài 2 trang 41 sgk Địa lí lớp 9: Hãy phân tích ý nghĩa của việc phát triển nông, ngư nghiệp đối với ngành công nghiệp chế biến lương thực thực

☐ Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở vùng núi và cao nguyên. ☐ Ở nước ta, lúa gạo là loại cây được trồng nhiều nhất. ☐ Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong

Tiêu chí phát triển nông nghiệp +Tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp Giá trị sản xuất nông nghiệp GO là toàn bộ giá trị của hàng hóa và dịch vụ do các tổ chức, doanh nghiệp và

Phát triển bền vững nông nghiệp về kinh tế Phát triển bền vững nông nghiệp về kinh tế là sự tăng trưởng quy mô của nền sản xuất nông nghiệp trên cơ sở sử dụng có hiệu quả các nguồn

Tăng cƣờng liên kết sản xuất trong nông nghiệp Liên kết kinh tế là sự hợp tác của các đối tác trên chuỗi giá trị để đưa nông sản từ sản xuất đến nơi tiêu thụ; liên kết ngang là mối