• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lý thuyết Địa lí 9 Bài 9 (mới 2022 + Bài Tập): Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp và thủy sản

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Lý thuyết Địa lí 9 Bài 9 (mới 2022 + Bài Tập): Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp và thủy sản"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 9: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN

1. Lâm nghiệp a) Tài nguyên rừng

- Hiện nay, rừng bị cạn kiệt: Tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng chiếm tỉ lệ thấp chỉ

còn 11,6 triệu ha (2000) và 13,9 triệu ha (2013).

- Độ che phủ: 41% (2013).

- Tài nguyên rừng nước ta gồm có:

+ Rừng sản xuất: Tập trung ở miền núi thấp và trung du, cung cấp gỗ chế biến và cho

xuất khẩu.

+ Rừng phòng hộ: phân bố ở đầu nguồn các con sông hoặc các vùng ven biển. Chủ yếu

là rừng đầu nguồn, rừng chắn cát, có tác dụng hạn chế thiên tai, lũ lụt, chắn cát, chắn sóng,…

+ Rừng đặc dụng: các vườn quốc gia, các khu dự trữ thiên nhiên (Vườn quốc gia: Cúc Phương, Cát Bà, Ba Bể, Cát Tiên,…).

Vườn quốc gia Cát Bà, Hải Phòng

(2)

b) Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp

- Cơ cấu ngành nông nghiệp: công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản.

- Phân bố: gắn liền với các vùng nguyên liệu (Tây Nguyên, TDMNPB).

- Hướng phát triển: Trồng rừng; mô hình nông - lâm kết hợp.

- Để bảo vệ tài nguyên rừng cần khai thác hợp lý kết hợp với trồng mới và bảo vệ rừng.

DIỆN TÍCH RỪNG NƯỚC TA QUA MỘT SỐ NĂM (Đơn vị: nghìn ha)

2. Ngành thủy sản

Có ý nghĩa to lớn về kinh tế - xã hội và góp phần bảo vệ chủ quyền vùng biển của nước ta.

a) Nguồn lợi thủy sản - Thuận lợi:

+ Nước ta có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên khá thuận lợi để phát triển ngành khai thác thủy sản với 4 ngư trường lớn: Cà Mau – Kiên Giang; Ninh Thuận – Bình Thuận;

Hải Phòng – Quảng Ninh; Trường Sa – Hoàng Sa.

+ Vùng biển rộng, nhiều sông suối, vũng vịnh, bãi triều đầm phá là điều kiện để nước ta phát triển hoạt động nuôi trồng thủy sản.

+ Nước ta còn có nhiều sông, hồ,… có thể nuôi cá, tôm nước ngọt.

- Khó khăn:

+ Ảnh hưởng của thiên tai như bão, gió mùa đông bắc.

+ Nhiều vùng biển bị suy thoái, nguồn lợi thủy sản suy giảm.

(3)

+ Quy mô ngành thủy sản còn nhỏ, thiếu vốn đầu tư.

Phương tiện và ngư cụ đánh bắt hải sản gần bờ của ngư dân b) Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản

SẢN LƯỢNG THỦY SẢN (Đơn vị: nghìn tấn)

- Khai thác thủy sản:

+ Sản lượng tăng khá nhanh, chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu ngành thủy sản. Nguyên nhân do tăng số lượng tàu thuyền và công suất tàu.

+ Phát triển nhất ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Các tỉnh dẫn đầu là Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận.

- Nuôi trồng thủy sản:

(4)

+ Sản lượng tăng nhanh, tỉ trọng nhỏ hơn khai thác trong cơ cấu ngành thủy sản.

+ Phát triển nhanh, đặc biệt là nuôi tôm, cá; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Các tỉnh dẫn đầu là Cà Mau, An Giang, Bến Tre.

- Nuôi trồng thủy sản có tốc độ tăng nhanh hơn khai thác.

- Hiện nay, sản xuất thủy sản phát triển mạnh mẽ, xuất khẩu thủy sản tăng vượt bậc, thị trường mở rộng.

Nuôi trồng thủy, hải sản ở nước ta đang phát triển rất mạnh và nhanh

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Ưu tiên phát triển khai thác xa bờ, đẩy mạnh nuôi trồng hải sản trên. biển, ven biển, đảo, phát triển đồng

+ Đất feralit: trên 6 triệu ha, tập trung chủ yếu ở miền núi, cao nguyên thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, cây ăn quả) và một số cây ngắn

+ Phát triển vững chắc, cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt có sự thay đổi (Tỉ trọng cây lương thực giảm; Tỉ trọng cây công nghiệp tăng). - Nguyên nhân: Sản

- Dân số đông -> thị trường tiêu thụ lớn; thu nhập tăng và chất luợng cuộc sống được nâng cao nên -> sức mua đang tăng lên. - Nguồn lao động dồi dào, có

+ Sản lượng khai thác: Đã khai thác hàng trăm triệu tấn và hàng tỉ m 3 khí. + Mục đích: Nhiệt điện, hóa lọc dầu, là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. b) Công

Đảo Bạch Long Vĩ - Một trong những đảo xa bờ nhất ở nước ta.. + Hệ thống đảo ven bờ của nước ta phân bố tập trung nhất ở vùng biển các tỉnh Quảng Ninh, Hải

+ Dầu khí được khai thác ở thềm lục địa Đông Nam Bộ. + Công nghiệp hóa dầu đang dần được hình thành, trước mắt là xây dựng các nhà máy lọc dầu, các cơ sở hóa dầu để

=> Cây cối có điều kiện sinh trưởng và phát triển xanh tươi quanh năm; nhiều loại cây công nghiệp và cây ăn quả phát triển tốt; áp dụng các phương thức thâm canh,