• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lý thuyết Địa lí 9 Bài 11 (mới 2022 + Bài Tập): Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của công nghiệp

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Lý thuyết Địa lí 9 Bài 11 (mới 2022 + Bài Tập): Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của công nghiệp"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 11: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP

1. Các nhân tố tự nhiên

Sơ đồ vai trò của các nguồn tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta

Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng quan trọng đến phát triển và phân bố sản xuất công nghiệp:

- Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, tạo cơ sở để phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành.

- Các nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.

+ Khoáng sản phong phú: nhiên liệu (than, dầu khí), kim loại (sắt, thiếc,...), phi kim loại (apatit, pirit), vật liệu xây dựng (sét, đá vôi) thuận lợi phát triển công nghiệp năng lượng, luyện kim, hóa chất, vật liệu xây dựng.

+ Nguồn thủy năng có trữ lượng lớn -> phát triển thủy điện.

+ Tài nguyên đất, nước, khí hậu, sinh vật thuận lợi cho sự phát triển nông – lâm – ngư nghiệp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

(2)

-> Sự phân bố tài nguyên trên lãnh thổ tạo các thế mạnh khác nhau của các vùng.

Nhà máy thủy điện Thác Bà – Nhà máy thủy điện đầu tiên ở nước ta 2. Các nhân tố kinh tế - xã hội

a) Dân cư và lao động

- Dân số đông -> thị trường tiêu thụ lớn; thu nhập tăng và chất luợng cuộc sống được nâng cao nên -> sức mua đang tăng lên.

- Nguồn lao động dồi dào, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật -> Điều kiện để phát triển các ngành công nghiệp cần nhiều lao động và công nghệ cao, thu hút đầu tư nước ngoài.

b) Cơ sở vật chất - kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng - Trình độ công nghệ còn thấp.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật chưa đồng bộ và chỉ phân bố tập trung ở một số vùng.

- Cơ sở hạ tầng, giao thông, bưu chính, điện năng đang từng bước được cải thiện.

(3)

Khu kinh tế ven biển Nhơn Hội – Các khu kinh tế ven biển và đặc khu kinh tế đang là điểm mạnh của nước ta thu hút vốn đầu tư nước ngoài

c) Chính sách phát triển công nghiệp

- Thay đổi qua các thời kì lịch sử, ảnh hưởng lâu dài tới sự phát triển và phân bố công nghiệp.

- Hiện nay, gắn liền với kinh tế nhiều thành phần, thu hút đầu tư trong và ngoài nước;

khuyến khích đầu tư nước ngoài; đổi mới cơ chế quản lí kinh tế và chính sách kinh tế đối ngoại.

d) Thị trường

- Thị trường trong nước khá rộng lớn, nhưng đang bị cạnh tranh quyết liệt bởi hàng ngoại nhập.

- Nước ta có những lợi thế nhất định trong xuất khẩu sang thị trường các nước phát triển, nhưng còn hạn chế về mẫu mã, chất lượng.

- Sức ép của thị trường đã và đang làm cho cơ cấu công nghiệp trở nên đa dạng, linh hoạt hơn.

(4)

Các mặt hàng xuất khẩu của nước ta ngày càng đa dạng và chất lượng tốt

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Gia tăng tự nhiên có sự khác biệt giữa các vùng trong nước: Thành thị, đồng bằng: gia tăng tự nhiên thấp; Nông thôn, miền núi: gia tăng tự nhiên cao.. TỈ LỆ GIA

+ Biện pháp: Để nâng cao chất lượng lao động và sử dụng hiệu quả nguồn lao động cần thực hiện việc phân bố lại lao động, nâng cao mặt bằng dân trí, chú trọng công

+ Đất feralit: trên 6 triệu ha, tập trung chủ yếu ở miền núi, cao nguyên thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, cây ăn quả) và một số cây ngắn

+ Phát triển vững chắc, cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt có sự thay đổi (Tỉ trọng cây lương thực giảm; Tỉ trọng cây công nghiệp tăng). - Nguyên nhân: Sản

- Phân bố: gắn liền với các vùng nguyên liệu (Tây Nguyên, TDMNPB). - Hướng phát triển: Trồng rừng; mô hình nông - lâm kết hợp. - Để bảo vệ tài nguyên rừng cần khai

+ Sản lượng khai thác: Đã khai thác hàng trăm triệu tấn và hàng tỉ m 3 khí. + Mục đích: Nhiệt điện, hóa lọc dầu, là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. b) Công

=> Cây cối có điều kiện sinh trưởng và phát triển xanh tươi quanh năm; nhiều loại cây công nghiệp và cây ăn quả phát triển tốt; áp dụng các phương thức thâm canh,

Bài 2 trang 41 sgk Địa lí lớp 9: Hãy phân tích ý nghĩa của việc phát triển nông, ngư nghiệp đối với ngành công nghiệp chế biến lương thực thực